Tổ Hợp Cộng Sinh Khoáng Vật Và Giai Đoạn Tạo Quặng


Một số vị trí khoáng hóa phát triển cả trong đá phiến ở vách và trụ thân quặng, tuy nhiên hàm lượng Au thấp, không đạt chỉ tiêu công nghiệp.

b. Các nguyên tố đi kèm

- Thân quặng BĐMQ hàm lượng Ag: 0,1 ÷ 147g/T, trung bình 21,1g/T; Pb: 0,0003 ÷ 10%, trung bình 1,41%; Zn: 0,0001 ÷ 10%, trung bình 1,35%.

- Thân quặng QTZ3 hàm lượng Ag: 0,11 ÷ 99g/T, trung bình: 14,06g/T; Pb: 0,0006 ÷ 8%, trung bình: 1,12%; Zn: 0,0004 ÷ 0,84%, trung bình: 0,068%.

1.2.3.3. Cấu tạo, kiến trúc quặng

Vùng Phước Sơn, quặng vàng có cấu tạo phổ biến: dạng đặc sít (ảnh 1.17), dạng nấp đầy các khe nứt (ảnh 1.18), dạng mạng mạch (ảnh 1.19). Khoáng vật quặng từ tha hình đến dạng hạt lớn, hạt kéo dài, đôi khi hạt tương đối đẳng thước, góc cạnh.

Ảnh 1 17 Quặng thạch anh sulfua vàng cấu tạo dạng đặc xít TQ BĐMQ Nguồn 1Ảnh 1 17 Quặng thạch anh sulfua vàng cấu tạo dạng đặc xít TQ BĐMQ Nguồn 2


Ảnh 1.17. Quặng thạch anh sulfua vàng cấu tạo dạng đặc xít, TQ BĐMQ “Nguồn: Dr Brett Davies 2006” [32]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Ảnh 1 19 Quặng thạch anh sulfua vàng dạng mạng mạch TQ BĐMQ Nguồn Dr Brett 3

Ảnh 1.19. Quặng thạch anh sulfua vàng dạng mạng mạch TQ BĐMQ “Nguồn: Dr Brett Davies 2006” [32]

Ảnh 1.18. Quặngthạchanhsulfuavàngcấutạo dạnglấpđầykhenứt TQBĐMQ “Nguồn:

Dr Brett Davies 2006” [32]

Ảnh 1 20 Thỏi vàng tại nhà máy tuyển vàng Phước Sơn Nguồn Lê Văn Hải và 4

Ảnh 1.20. Thỏi vàng tại nhà máy tuyển vàng Phước Sơn “Nguồn: Lê Văn Hải và nnk 2010” [5]


1.2.3.4. Tính chất công nghệ

Mẫu công nghệ được thí nghiệm tại nhà máy tuyển vàng Bồng Miêu và ở Australia. Các mẫu thí nghiệm được nghiền mịn trên 80% cỡ hạt 75m; tuyển trọng lực để thu hồi vàng có kích thước hạt lớn; đuôi quặng sau tuyển tiếp tục được tuyển nổi. Phần tinh quặng tuyển nổi và tuyển trọng lực tiến hành ngâm chiết toàn bộ bằng xyanua.

Kết quả cho thấy tuyển theo quy trình ngâm chiết xyanua trực tiếp có hiệu quả thu hồi vàng cao, đại đa số vàng ở dạng tự sinh, không chứa các nguyên tố có hại. Vàng chiếm hơn 90% tổng giá trị các kim loại có trong quặng. Thực tế kết quả tuyển, luyện hệ số thu hồi có thể đạt trên 90%.

Tóm lại, khoáng vật quặng khu Đăk Sa tương đối đơn giản song phân bố phức tạp, hàm lượng Au biến đổi đặc biệt không đồng đều; trong vùng có 2 thế hệ quặng vàng; hoàn toàn có thể sản xuất ra vàng thương phẩm ở quy mô công nghiệp với các quy trình công nghệ và kỹ thuật đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới (ảnh 1.20).

1.2.3.5. Tổ hợp cộng sinh khoáng vật và giai đoạn tạo quặng

Trên cơ sở nguyên tắc phân chia các giai đoạn tạo quặng của Bechechin

A. G và kết quả nghiên cứu mẫu khoáng tướng, có thể chia quá trình tạo khoáng trong vùng nghiên cứu thành 3 giai đoạn chính với tổ hợp cộng sinh khoáng vật đặc trưng sau:

+ Giai đoạn 1: thạch anh, pyrotin I, pyrit I;

+ Giai đoạn 2: thạch anh, pyrit II, vàng I;

+ Giai đoạn 3: thạch anh, pyrotin II, vàng II, galenit, sphalerit (có thể có electrum).

1.2.3.6. Biến đổi đá vây quanh

Các thân quặng thạch anh - sulfua đa kim - vàng có ranh giới tương đối rõ ràng với đá vây quanh (ảnh 1.1). Đới biến đổi xung quanh thân quặng có chiều


dày 0,1 ÷ 0,3m (ảnh 1.21), xâm tán vàng với hàm lượng thấp, không đạt chỉ tiêu công nghiệp.

Ảnh 1 21 Đới biến đổi đá vây quanh thân quặng BĐMQ Nguồn Dr Brett Davies 5

Ảnh 1.21. Đới biến đổi đá vây quanh thân quặng BĐMQ “Nguồn: Dr Brett

Davies 2006” [32]

Biến đổi cạnh mạch có hiện tượng thạch anh hoá chứa quặng (ảnh 1.22, 1.28, 1.29), thạch anh, dolomit hoá, (chlorit hoá yếu) chứa quặng (ảnh 1.23), đá dolomit bị talc hoá, magnesit hoá xâm tán quặng (ảnh 1.24, 1.25), đá hoa bị thạch anh hoá xâm tán quặng (ảnh 1.26). Ngoài ra còn có đá phiến thạch anh - actinolit bị calcit hoá, chlorit hoá (ảnh 1.31). Quặng chủ yếu đi cùng hiện tượng thạch anh hoá, ít hơn là dolomit hoá và calcit hoá. Đá phiến thạch anh - biotit bị thạch anh hoá chứa khoáng vật quặng lên đến 10% (Bãi Đất, Bãi Gõ), dolomit hoá, calcit hoá chứa khoáng vật quặng từ ít đến 2%, (K7, Trà Long - Suối Cây), chlorit hoá (Trà Long - Suối Cây, Bãi Bớm), hiện tượng sericit hoá rất hạn chế.

Ảnh 1 22 DSDH213 8 đá phiến thạch anh biotit bị thạch anh hoá chứa quặng 6Ảnh 1 22 DSDH213 8 đá phiến thạch anh biotit bị thạch anh hoá chứa quặng 7

Ảnh 1.22. DSDH213.8, đá phiến thạch anh - biotit bị thạch anh hoá chứa quặng (Nikon +, độ phóng đại 200x1.7)

Ảnh 1.23. LV4-3, đá phiến thạch anh - biotit bị thạch anh hoá, dolomit hoá, (chlorit hoá yếu) chứa quặng (Nikon +, độ phóng đại 50x1.7)



Ảnh 1 24 DSDH251 1 đá dolomit bị talc hoá magnesit hoá xâm tán quặng Nikon độ 8Ảnh 1 24 DSDH251 1 đá dolomit bị talc hoá magnesit hoá xâm tán quặng Nikon độ 9

Ảnh 1.24. DSDH251.1, đá dolomit bị talc hoá, magnesit hoá xâm tán quặng (Nikon +, độ phóng đại 50x1.7)

Ảnh 1 26 LV1 Đá hoa bị thạch anh hoá xâm tán quặng Nikon độ phóng đại 10

Ảnh 1.26. LV1. Đá hoa bị thạch anh hoá xâm tán quặng (Nikon +, độ phóng đại 50x1.7)

Ảnh 1 28 LV1 3 Đá phiến thạch anh biotit bị thạch anh hoá chứa quặng Nikon 11

Ảnh 1.28. LV1-3. Đá phiến thạch anh - biotit bị thạch anh hoá chứa quặng ) (Nikon -, độ phóng đại 50x1.7)

Ảnh 1 30 DSDH252 Đá phiến thạch anh actinolit bị calcit hoá chlorit hoá Nikon 12

Ảnh 1.30. DSDH252. Đá phiến thạch anh - actinolit bị calcit hoá, chlorit hoá (Nikon +, độ phóng đại 50x1.7)

Ảnh 1.25. DSDH251.2, đá dolomit bị talc hoá, magnesit hoá xâm tán quặng (Nikon +, độ phóng đại 50x1.7)

Ảnh 1 27 DSDH213 8 Đá hoa bị thạch anh hoá Nikon độ phóng đại 50x1 7 Ảnh 13

Ảnh 1.27. DSDH213-8. Đá hoa bị thạch anh hoá (Nikon +, độ phóng đại 50x1.7)

Ảnh 1 29 LV4 3 Đá phiến thạch anh biotit bị thạch anh hoá chứa quặng Nikon 14

Ảnh 1.29. LV4-3. Đá phiến thạch anh-biotit bị thạch anh hoá chứa quặng (Nikon -, độ phóng đại 50x1.7)

Ảnh 1 31 DSDH241 10 Đá phiến thạch anh actinolit bị calcit hoá chlorit hoá Nikon 15

Ảnh 1.31. DSDH241-10. Đá phiến thạch anh - actinolit bị calcit hoá, chlorit hoá (Nikon +, độ phóng đại 50x1.7)

(Mẫu lát mỏng do PGS.TS Lê Thanh Mẽ, TS Đỗ Văn Nhuận, Trường Đại học Mỏ - Địa chất phân tích)


Tóm lại, quặng vàng chủ yếu đi cùng với hiện tượng thạch anh hoá, ít hơn là dolomit hoá và calcit hoá, (sericit hoá và chlorit hoá yếu). Trong các đới biến đổi đều chứa quặng vàng song với hàm lượng thấp, không đạt chỉ tiêu công nghiệp.

1.2.3.7. Nhận định nguồn gốc quặng vàng gốc vùng Phước Sơn

Vùng Phước Sơn nói chung, khu Đăk Sa nói riêng đã có các công trình nghiên cứu về địa chất cũng như những nghiên cứu ban đầu về nguồn gốc quặng vàng. Trong đó đáng kể nhất là các công trình nghiên cứu của các tác giả:

- Trần Trọng Hòa và nnk năm 2005 [7], cho rằng các thân quặng vàng gốc vùng Phước Sơn hình thành trong điều kiện nhiệt độ từ trung bình đến trung bình thấp (300 - 230oC và 245 - 185oC) được khẳng định bằng kết quả nghiên cứu về tổng độ muối của dung dịch khá biến động: 1,7 - 6,4‰ NaCl đương lượng.

- Lê Văn Hải và nnk, trong báo cáo kết quả thăm dò vàng gốc khu Đăk Sa (năm 2008, 2010), cho rằng quặng vàng gốc ở đây có nguồn gốc nhiệt dịch liên quan đến xâm nhập acid phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn [5].

- Kết quả đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ A Hội, năm 2011, Bùi Thế Vinh và nnk cũng đồng quan điểm cho rằng vàng gốc vùng Phước Sơn có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình - thấp, liên quan xâm nhập acid phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn [25].

Kết quả nghiên cứu bổ sung do NCS thực hiện, kết hợp với tài liệu nghiên cứu trước (của Trần Trọng Hoà, Lê Văn Hải, Bùi Thế Vinh và nnk) cho phép rút ra nhận định sau: vàng gốc khu Đăk Sa thuộc kiểu thạch anh- sulfua đa kim - vàng; thể hiện ở tổ hợp cộng sinh khoáng vật điển hình là thạch anh - pyrit II - vàng I và thạch anh - pyrotin II - vàng II - galenit - sphalerit (có thể có electrum) được hình thành trong điều kiện nhiệt độ trung bình, trung bình thấp.


1.3. PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG

1.3.1. Cơ sở phân vùng triển vọng

Để định hướng cho công tác thăm dò, đánh giá tài nguyên, trữ lượng vàng gốc. Trên cơ sở các tiền đề, dấu hiệu tìm kiếm đã xác lập, NCS đã chồng xếp các lớp thông tin trong GIS để phân vùng triển vọng.

1.3.1.1. Tiền đề

- Thạch địa tầng thuận lợi là trầm tích biến chất hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên cụ thể là tập đá phiến thạch anh - biotit, phiến sét vôi bị bong lớp, dập vỡ, độ nứt nẻ lớn như là tầng chứa. Tập đá vôi, đá vôi bị hoa hoá có độ lỗ hổng nhỏ, độ nứt nẻ thấp không thuận lợi cho dung dịch tạo quặng di chuyển vào thường phân bố ở vách thân quặng, như là màn chắn.

- Magma phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn, đặc biệt là pha 2 có chứa các nguyên tố vi lượng V, Ti, Co, Ni, Cu, Ag, Pb xuyên cắt đá biến chất hệ tầng Núi Vú, phân hệ tầng trên gây biến chất tiếp xúc, dung dịch nhiệt dịch chứa vàng từ khối xâm nhập đi vào và tích tụ lại trong các mặt tách lớp của tập đá phiến thạch anh - biotit, phiến sét vôi.

- Cấu trúc là các đới dăm kết trong các khe nứt mở liên quan đến đứt gãy K7 phương đông bắc - tây nam, á kinh tuyến; ít hơn là phương tây bắc - đông nam. Các đứt gãy đóng vai trò là các kênh dẫn dung dịch quặng đi vào trong các mặt tách lớp (đóng vai trò chứa) phát triển trong các tập đá phiến thạch anh - biotit, đá phiến sét vôi. Trên cánh thoải của nếp lồi Sông Giang, nơi các tập đá bị uốn tạo ra các khe nứt tách dạng bong lớp, đây là điều kiện thuận lợi để dung dịch tạo quặng đi vào và trú ngụ lại.

1.3.1.2. Dấu hiệu tìm kiếm

- Các vết lộ quặng, các công trình khai thác thủ công, các đới biến đổi thạch anh hoá, dolomit hoá và calcit hoá (ít hơn là sericit, chlorit hoá) cũng có thể có chứa vàng.

- Vành phân tán địa hoá nguyên sinh của các nguyên tố đi cùng với Au (Cu, Pb, Zn và Ag), các đới tảng lăn có chứa khoáng vật sulfua.


- Dị thường từ, xạ, điện trường thiên nhiên có thể do các thân quặng thạch anh - sulfua - vàng gây ra.

- Dấu hiệu vành phân tán trọng sa của khoáng vật vàng tự sinh.

1.3.1.3. Nguyên tắc phân vùng triển vọng

Để phân vùng triển vọng, ngoài các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm trực tiếp nêu trên. NCS còn chú trọng đến tài liệu phân tích ảnh viễn thám. Với sự trợ giúp của hệ thông tin địa lý (GIS), cho phép khoanh định các khu có mức độ triển vọng vàng gốc khác nhau. Mỗi khu có các đặc điểm riêng và được tóm lược như sau:

- Khu rất triển vọng (A): có tiền đề địa chất thuận lợi, dấu hiệu trực tiếp là các vết lộ quặng, công trình khai thác thủ công, đã có công trình hào và khoan khống chế các thân quặng, đới quặng, lấy mẫu phân tích. Kết quả đã khoanh định được một số thân quặng có giá trị công nghiệp hoặc sơ bộ đã khoanh định được vị trí thân quặng.

- Khu triển vọng (B): là phần diện tích nằm kề cận diện tích (A), hoặc là phần diện tích có tiền đề địa chất thuận lợi, các vết lộ quặng, công trình khai thác thủ công, đã kiểm tra hào trên mặt, khoan một vài lỗ khoan, lấy mẫu phân tích kiểm tra. Kết quả đã khoanh định được các đới quặng có chứa vàng gốc.

- Khu vực chưa rõ triển vọng (C): có tiền đề địa chất tương đối thuận lợi, kết quả đo địa vật lý cho thấy dị thường từ, xạ, điện liên quan đến khoáng hoá sulfua có thể chứa quặng vàng gốc; các vành phân tán địa hoá vàng và các nguyên tố đi kèm, các đới biến đổi có biểu hiện vàng gốc.

1.3.2. Kết quả phân vùng triển vọng

Kết quả phân vùng triển vọng đã chia ra 4 khu rất có triển vọng, cấp (A); 3 khu có triển vọng, cấp (B) và 01 khu chưa rõ triển vọng, cấp (C) (hình 1.6). Cụ thể như sau:

- Diện tích rất triển vọng (A) bao gồm: khu Đăk Sa, với diện tích khoảng 0,5km2; Bãi Chuối là 0,112km2; Trà Long - Suối Cây là 0,59km2; Bãi Gió là 0,13km2.


- Diện tích triển vọng (B) bao gồm: khu K7, diện tích 0,173km2; Bãi Bướm 0,28km2; Vàng Nhẹ 0,185km2.

- Diện tích chưa rõ triển vọng (C): khu Núi Vàng, diện tích 0,16km2.

Hình 1 6 Sơ đồ phân vùng triển vọng quặng vàng gốc vùng Phước Sơn tỷ lệ 16

Hình 1.6. Sơ đồ phân vùng triển vọng quặng vàng gốc vùng Phước Sơn, tỷ lệ in 1 : 50.000 “Nguồn: Lê Văn Hải và nnk 2010, có chỉnh lý” [5]

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí