Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong ngành hàng không thông qua phân tích mô hình ứng dụng thương mại điện tử của Pacific Airlines - 2


2.3. TMĐT có tốc độ nhanh.

Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại. tất cả các bước của quá trình giao dịch đều được tiến hành thông qua mạng máy tính, nhờ ứng dụng CNTT đã cho phép rút ngắn độ dài của các văn bản giao dịch. Các dịch vụ phần mềm ngày càng đa dạng, hoàn hảo, tốc độ đường truyền nhanh cho phép rút ngắn thời gian trao đổi, giao tiếp, ký kết các văn bản giao dịch điện tử. Tất cả những điều này làm cho TMĐT đạt tốc độ nhanh nhất trong các phương thức giao dịch thương mại.


3. Điều kiện tiền đề để ứng dụng TMĐT.

3.1. Nhận thức xã hội.

3.1.1. Sự nhận thức của Chính phủ nhằm để ra Chính sách và chiến lược quốc gia.

Đường lối chính trị của một nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của TMĐT. Nếu một nước có chủ trương bảo hộ, không có chính sách mở cửa thì TMĐT khó có cơ hội phát triển, bởi TMĐT đồng nghĩa với sự phát triển của Internet và đi kèm với nó là sự tự do thông tin. Chính phủ từng nước phải quyết định xem xã hội thông tin nói chung và Internet nói riêng là một hiểm họa hay là một cơ hội. Quyết định đó không phải dễ dàng, ngay một nước hiện đại như Pháp cũng phải tới năm 1997-1998 mới quyết định được và tuyên bố “đây là cơ hội” (sau một thời gian dài chống lại Internet vì nó chiếm mất vị trí của mạng Minitel vốn rất phổ biến trong nội bộ nước Pháp ). Từ khẳng định mang tính nhận thức chiến lược ấy mới có thể quyết định thiết lập môi trường kinh tế xã hội và pháp lý cho nền kinh tế số nói chung và cho TMĐT nói riêng, cụ thể như quyết định đưa vào mạng các dịch vụ hành chính, dịch vụ thu trả thuế, thư tín, dự báo thời tiết, thông báo giờ tàu xe .. và đưa các nội dùng của nền kinh tế số vào văn hóa giáo dục.


Tuy vậy cần nhấn mạnh rằng, tri thức và công nghệ ngày nay đang phát triển như vũ bão và những gì đúng cho một vài năm trước ko nhất thiết đúng cho thời điểm hiện tại. Sự lan tỏa và thâm nhập mạnh mẽ của CNTT vào mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội trên toàn thế giới mang tính quy luật tất yếu, khiến cho những ai nói “Không” với nó sẽ vĩnh viễn tự cô lập mình và bị loại khỏi tiến trình văn minh nhân loại. Vào những năm đầu thế kỷ 21 này, câu hỏi đặt ra cho các Chính phủ và doanh nghiệp không còn là “có chấp nhận TMĐT hay không”, “triển khai TMĐT được gì, mất gì?” mà phải là “chấp nhận và triển khai TMĐT như thế nào”. Một khi mọi đối tượng đều ý thức được tính tất yếu của TMĐT, việc triển khai sẽ được tiến hành nhanh chóng và nhất quán với quyết tâm cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

3.1.2. Nhận thức về tác động văn hóa xã hội của Internet.

Tác động văn hóa xã hội của Internet đang là mối quan tâm quốc tế, vì hàng loạt tác động tiêu cực của nó đã và đang xuất hiện: Internet trở thành môi trường lý tưởng cho giao dịch mua bán ma túy, buôn lậu, các tuyên truyền văn hóa phẩm độc hại, bom thư, tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo. Ở một số nơi như Trung Quốc, Việt Nam, Trung Đông … Internet đã trở thành một phương tiện thuận lợi cho các lực lượng chống đối sử dụng nhằm kích động lật đổ Chính phủ và gây rối loạn trật tự an toàn xã hội. Kiểm soát và trấn áp các loại tội phạm trên mạng là vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các lực lượng, các quốc gia.

Giải pháp ứng dụng thương mại điện tử trong ngành hàng không thông qua phân tích mô hình ứng dụng thương mại điện tử của Pacific Airlines - 2

Ngoài ra phải tính tới tác động cuốn hút thanh niên theo các lối sống ko phù hợp với bản sắc dân tộc, đặc biệt ở các nước Châu Á. Đây là thách thức quan trọng đối với nhiệm vụ phát triển của các xã hội hiện nay, vì toàn cầu hóa cũng như sự bùng nổ của Internet là một thực tế buộc phải thích ứng. Một khi các nền văn hóa khác nhau là thành viên của hệ thống Internet thì nhu cầu về sự lành mạnh , trong sáng của thông tin là rất lớn, sao cho con người có thể hành động theo xu thế toàn cầu hóa nhưng vẫn duy trì được giá trị văn hóa quốc gia.


3.2. Hạ tầng cơ sở công nghệ.

TMĐT là kết quả của sự phát triển CNTT và kỹ thuật số hóa. Vì vậy, để phát triển TMĐT, cơ sở hạ tầng công nghệ phải bảo đảm có một hệ thống các chuẩn của doanh nghiệp, của quốc gia và chuẩn này phải phủ hợp với quốc tế. Các chuẩn này gắn với hệ thống các cơ sở kỹ thuật và thiết bị ứng dụng của quốc gia như một phân hệ của hệ thống mạng toàn cầu.

Hạ tầng cơ sở công nghệ của TMĐT còn phải bảo đảm tính kinh tế, nghĩa là chi phí của hệ thống thiết bị kỹ thuật và chi phí dịch vụ phải hợp lý để các tổ chức và cá nhân có khả năng chi trả và bảo đảm giá cả hàng hóa, dịch vụ thực hiện qua giao dịch TMĐT không cao hơn so với thương mại truyền thống.

Cụ thể, hạ tầng cơ sở công nghệ để thành công trong TMĐT phải ở mức độ phát triển nhất định bao gồm:

- Hạ tầng an toàn bảo mật

- Hạ tầng về mạng

- Công cụ quản lý dữ liệu

- Hệ thống điều khiển và phần cứng

- Môi trường ứng dụng server

- Công cụ phát triển ứng dụng

- Cơ sở quản lý hệ thống.

Mức độ phát triển nhất định đó của hạ tầng công nghệ thông tin phải luôn đáp ứng được nhu cầu ngày một nâng cao của việc kinh doanh TMĐT, tức là nó phải đảm bảo các yêu cầu linh hoạt, tính quy mô và tính an toàn tin cậy. Tính linh hoạt của hạ tầng công nghệ cho phép TMĐT có thể dễ dàng được tiếp cận hay nhanh chóng thích ứng với những ứng dụng mới. Chẳng hạn, nó phải bảo đảm tính kết nối toàn cầu qua các chuẩn mở khác nhau như TCP/IP hay HTML/JavaTM. Hay như trước một xu hướng: hiện nay, người tiêu dùng truy cập internet không chỉ qua các máy tính cá nhân mà còn qua nhiều phương tiện như điện thoại di động, các thiết bị số cá nhân như PDA… thì công nghệ kinh


doanh cho kinh doanh trực tuyến cũng phải thích nghi với những phương thức tiếp cận mới này. Đảm bảo tính quy mô của công nghệ tức là đảm bảo khả năng xử lý khối lượng công việc ngày càng tăng. Thực tế là, với sự phát triển hàng ngày của công nghệ thông tin, để tăng tính quy mô thì công nghệ cũng phải thường xuyên nâng cấp, và chi phí cho việc nâng cấp liên tục này rất tốn kém. Tính an toàn tin cậy của hạ tầng công nghệ thông tin ko thể đạt được nếu chỉ có những ứng dụng mật mã (password) thông thường. Để bảo mật thông tin, các doanh nghiệp cần áp dụng các chứng chỉ số an toàn (như chữ ký điện tử hiện nay đang được sử dụng rộng rãi) và có các chính sách quản lý thông tin cụ thể.


3.3. Hạ tầng cơ sở nhân lực.

Phát triển TMĐT đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trước hết là đội ngũ các chuyên gia CNTT, đó là những người có kiến thức cao về CNTT được đào tạo ở nước ngoài, những cán bộ đào tạo chuyên ngành Tin ở các trường Đại học, hay những người đã qua đào tạo tin học từ các trung tâm tin học trên toàn quốc. Đây là lực lượng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam, bởi họ là những người thường xuyên cập nhật những kiến thức về CNTT, nhanh chóng nắm bắt tình hình phát triển của công nghệ trên thế giới và có khả năng đưa vào ứng dụng trong môi trường và điều kiện kinh doanh cụ thể.

Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trực tuyến, nhu cầu tuyển dụng nhân công của họ mặc dù ko nhiều nhưng yêu cầu đối với lực lượng này khá cao. Nhân viên làm việc trong môi trường kinh doanh điện tử ko những phải có năng lực chuyên môn về kinh doanh nói chung và về TMĐT nói riêng mà còn phải thông thạo ngoại ngữ, các kỹ năng cơ bản về mạng. Rất nhiều công ty khi tham gia TMĐT đã lập ra phòng Công nghệ thông tin với nhiệm vụ đưa doanh nghiệp tiếp cận được những mô hình công nghệ và thị trường mới.

Yếu tố cuối cùng là dân chúng. Họ là những người trực tiếp tham gia vào các giao dịch, mua bán. Vì vậy sự hiểu biết của mọi người về máy tính, Internet


và TMĐT cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy TMĐT phát triển. Hiện nay do sự phổ biến của Internet qua những chiến dịch “đưa net về làng” mà dân chúng không còn mấy xa lạ với tin học, tuy nhiên không phải ai cũng có những kiến thức chuyên sâu về mạng và hiểu biết cặn kẽ những ứng dụng của Internet, đa số mới dừng lại ở mức độ biết đến máy tính điện tử. Do đó, cần phổ biến Internet một cách rộng rãi hơn nữa để mọi người hiểu về những lợi ích của TMĐT, có như vậy mọi người mới tích cực tham gia giao dịch TMĐT.

3.4. Hạ tầng cơ sở kinh tế.

Hạ tầng cơ sỏ kinh tế góp phần tạo môi trường cho TMĐT phát triển. Nền kinh tế của đất nước càng vững mạnh thì TMĐT càng có điều kiện phát triển. Những yếu tố của nền kinh tế như: năng lực kinh tế, mức sống người dân, năng suất lao động, sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng v.v.. đều là nền tảng cho TMĐT. Bởi rõ ràng, nếu nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển cộng thêm hệ thống thông tin quốc gia yếu kém không phù hợp và không thích ứng được với các tiêu chuẩn quốc tế thì nó sẽ cản trở bước tiến của TMĐT. TMĐT sẽ không thể phát triển ở một nước mà mức sống của người dân thấp, vì vậy mọi người không thể chi trả cho những chi phí khi tham gia TMĐT.


3.5. Hạ tầng cơ sở pháp lý.

Bên cạnh các yếu tố trên, môi trường pháp lý cũng là nhân tố không thể thiếu cho sự hình thành của TMĐT, bởi có sự bảo đảm về luật pháp mọi người mới yên tâm giao dịch.

Cơ sở pháp lý của TMĐT bao gồm các vấn đề như đạo luật và chính sách về TMĐT. Để TMĐT phát triển, hệ thống pháp luật của các quốc gia phải từng bước hoàn chỉnh để bảo đảm tính pháp lý của các giao dịch TMĐT, của các hợp đồng và các chứng từ điện tử, của sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bảo đảm các bí mật cá nhân của người tham gia giao dịch TMĐT. Hạ tầng cơ sở pháp lý của TMĐT cũng bao gồm các vấn đề xử lý hành vi vi phạm, phá hoại,


cản trở, gây thiệt hại cho hoạt động TMĐT trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Do TMĐT mang tính chất toàn cầu nên những văn bản pháp luật về TMĐT cũng cần có sự thống nhất cơ bản để hoạt động kinh doanh được đơn giản và hiệu quả.


3.6. An toàn bảo mật trong TMĐT.

Đây là vấn đề tối quan trọng đối với sự phát triển của TMĐT, hay cụ thể là với các doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh trên mạng cũng như các cá nhân, tổ chức khác. Ai cũng mong muốn các thông tin, giao dịch của họ được bảo mật trong bối cảnh các vụ tấn công trên mạng gây không ít tổn thất cho TMĐT đang ngày càng gia tăng nhanh chóng. Hơn nữa các loại hình tấn công, phá hoại này ngày càng đa dạng, TMĐT có thể bị phá hoại do các tin tặc (hacker) đột nhập từ bên ngoài hệ thống để ăn cắp dữ liệu, phá hỏng hệ thống thanh toán, lấy cắp thông tin tài khoản cá nhân, chiếm dụng tiền bất hợp pháp, giả mạo website, email của một cá nhân hay tổ chức nào đó nhằm đánh lừa người nhận tiết lộ thông tin cá nhân và tài khoản tín dụng (phishing) v.v…Do những vấn đề này, nhu cầu về bảo mật và an toàn ngày càng cao, nghĩa là cần gắn kết TMĐT với các kỹ thuật bảo mật như : mã hóa, công nghệ bảo mật (SSL – Secure Sockets Layer), chữ ký điện tử (Electronic Signature).


Hình 1. Phishing email

Trên đây là một email giả mạo y hệt mẫu email thật của ngân hàng nhằm đánh lừa người nhận khai báo thông tin cá nhân khi nhấp chuột vào địa chỉ trang web trong email này.

Bên cạnh vấn đề bảo mật thì việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng rất quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ nội dùng trên trang web. Các hiểm họa đối với sở hữu trí tuệ là một vấn đề lớn bởi internet vốn được coi là một kho thông tin khổng lồ, các tài liệu có sẵn trên internet có thể được sử dụng và sao chép mà không cần hỏi ý kiến chủ nhân là một việc rất dễ dàng. Việc không có ý thức hoặc cố tình xâm phạm bản quyền xảy ra hàng ngày trên internet. Trong một vài năm gần đây, các tòa án phải giải quyết khá nhiều vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ và xung quanh hoạt động đăng ký tên miền (cybersquatting). Bởi vậy, bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng rất cần lưu tâm trong quá trình phát triển của TMĐT.


4. Đánh giá lợi ích và hạn chế của TMĐT.

4.1. Lợi ích của TMĐT.

4.1.1. Lợi ích đối với doanh nghiệp.

- Giảm chi phí và tăng lợi nhuận: Kinh doanh trên mạng giúp các công ty giảm nhiều loại chi phí như chi phí giấy tờ, chi phí chia sẻ thông tin yêu cầu cung cấp giá cả, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. Chi phí hoạt động của các cửa hàng điện tử thấp hơn nhiều so với cửa hàng truyền thống. Công ty Cisco Systems đã dự tính rằng mỗi tháng họ có thể bớt 500.000 cuộc gọi mỗi tháng và mỗi năm có thể tiết kiệm được hơn 500 triệu đô la khi kinh doanh qua mạng.

- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và các đối tác trên thế giới, điều đó cũng cho phép


doanh nghiệp có thể mua nguyên liệu đầu vào với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.

- Nhiều sự lựa chọn hơn: doanh nghiệp có thể đồng thời biết được nhiều loại sản phẩm và các dịch vụ từ nhiều người bán khác nhau, họ có thể cập nhật hàng ngày, hàng giờ. Thay vì nhiều người gửi thư từ, mang theo một quyền catalogue hoặc nhanh hơn là giao dịch qua fax, thì doanh nghiệp có thể truy cập ngay vào các trang web với nguồn thông tin phong phú và đa dạng hơn.

- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp, nhà cung cấp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng.

- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ giữa doanh nghiệp với trung gian và khách hàng cũng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.

- Tăng cơ hội bán và mua: Trong TMĐT, thỏa thuận về giá cả và chuyển giao các mặt hàng dễ dàng hơn bởi vì Web có thế cung cấp thông tin cạnh tranh về giá cả rất hiệu quả. TMĐT đẩy mạnh tốc độ và tính chính xác để các doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin và giảm chi phí cho cả hai bên trong giao dịch.

- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm, ebay.com đấu giá trực tuyến đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.

4.1.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng.

- Nhận được dịch vụ khách hàng tốt hơn: TMĐT dường như đồng nghĩa với việc dịch vụ khách hàng nhanh hơn và chất lượng cao hơn. Thay vì phải gọi

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí