Bảo Tồn Và Phát Triển Nét Đẹp Văn Hóa Đặc Trưng Của Sapa


- Ban hành các quy định bảo vệ môi trường: Hoạt động du lịch ngày một phát triển tại SaPa đi cùng với đó là các hoạt động xây dựng, sửa chữa của nhiều đơn vi đầu tư kinh doanh. Tuy tạo điều kiện đầu tư và phát triển, cơ quan chính quyền vẫn phải đưa ra các quy định về lượng chất và khí thải tối đa, quy trình và thời gian xây dựng để tránh gây ô nhiễm môi trường, cản trợ hoạt động kinh doanh và du lịch thường ngày.

- Trùng tu, giữ gìn và mở rộng các địa điểm tham quan tự nhiên: Kịp thời tiến hành trùng tu các địa điểm tham quan có dấu hiệu xói mòn, các cơ sở vật chất có nguy cơ xuống cấp do tự nhiên và các yếu tố do con người tác động. Đề xuất mở rộng diện tích của các khu tham quan tuy nhiên cần xem xét kỹ để đảm bảo tối đa tính tự nhiên. Đồng thời, cần giữ gìn các địa điểm khỏi các tác động có chủ đích biến những nơi này thành nhân tạo.

3.3.2.2. Bảo tồn và phát triển nét đẹp văn hóa đặc trưng của SaPa


Việc phát huy những giá trị văn hóa lịch sử của các địa điểm tự nhiên vốn có hay những hoạt động, sự kiện văn hóa truyền thống rất cần sự hợp tác của nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính sự khác biệt văn hóa mới khiến người dân của nền văn hóa này nhận thức được rõ những nét độc đáo của nền văn hóa khác mà đôi khi những người bản địa chưa thể cảm nhận hết được. Tuy nhiên, việc gìn giữ và quảng bá cảnh đẹp thiên nhiên và nét đẹp văn hóa SaPa cũng cần tạo một khoảng cách nhất định và thận trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng nước ngoài.

- Quảng bá nét đẹp văn hóa xã hội SaPa: Cũng như phong cảnh thiên nhiên, văn hóa xã hội cùng là khía cạnh cần được quảng bá tới bạn bè quốc tế với một chiến lược cụ thể với những nội dung cơ bản như: Đa dạng hóa các hình thức quảng bá du lịch thông qua truyền hình, kênh thông tin du lịch; thông qua việc tổ chức các sự kiện mang tính văn hóa quy mô lớn; thông qua nghệ thuật tạo hình; thông qua công nghệ hiện đại.

- Đẩy mạnh công tác giữ gìn an ninh trật tự: SaPa với đặc trưng là nơi sinh sống của sáu dân tộc dẫn đến quan điểm, lối sống, hành vi có đôi phần khác biệt, tình hình chính trị khá phức tạp, đồng thời có mật độ khách tham quan cả nội địa và nước ngoài đông đúc. Cơ quan quản lý huyện SaPa hay tỉnh ủy tỉnh Lào Cai cần các


biện pháp bao gồm những quy định và chế tài mạnh mẽ hơn nữa để đảm bảo tình hình trật tự, an ninh tại khu du lịch. Ngoài việc ban hành các chính sách, cần hành động bằng cách tăng cường cả về chất lượng và số lượng các trụ sở, lực lượng tuần tra, bảo vệ sự an toàn; giải quyết và hỗ trợ các tình huống tranh chấp, mất trật tự. Không chỉ nâng cao tính an toàn, chú trọng công tác an ninh còn nâng cao hình ảnh SaPa là một trong những điểm đến du lịch hòa bình và an toàn trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch: Với lợi thế về sự đa dạng văn hóa từ sáu dân tộc, khu du lịch SaPa nên đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch để thu hút thêm nhiều du khách đến và trải nghiệm. Bên cạnh những sản phẩm du lịch đang khai thác như du lịch văn hóa, du lịch mua sắm, du lịch ẩm thực… khu Phố cổ có thể đa dạng hóa các sản phẩm du lịch lễ hội – trải nghiệm nét văn hóa độc đáo tại các phiên chợ, Tết nguyên đán để đem lại những trải nghiệm đa dạng hơn tới du khách.

3.3.2.3. Các kiến nghị khác

Giải pháp thu hút khách du lịch nước ngoài quay trở lại Việt Nam trường hợp nghiên cứu khu du lịch SaPa - 13

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khai khác các khu du lịchmới: Cơ quan chính quyền cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xây dựng, phát triển các điểm du lịch theo mô hình quy mô lớn, hiện đại, đa dạng loại hình và dịch vụ trải nghiệm du lịch (điển hình như khu du lịch Fansipan Legend đã được đầu tư đã thu hút trung bình mỗi ngày đạt 7 – 8 nghìn lượt khách và đón trên 77.000 lượt khách tới tham quan trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019). Nhờ các điểm du lịch hấp dẫn đó cũng góp phần không nhỏ vào hoạt động quảng bá hình ảnh SaPa. Những khách du lịch đã từng đến SaPa sẽ mong muốn quay lại nếu họ thực sự bị thu hút bởi các điểm du lịch được đầu tư hiện đại và quy mô.

- Chú trọng vấn đề vệ sinh: Vấn đề vệ sinh cũng là vấn đề cần được cải thiện tại khu du lịch. Cần có nhiều hơn những chương trình giúp người dân địa phương nhận thức và chấp hành tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường, xả rác đúng thời gian và địa điểm quy định. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần thắt chặt việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu du lịch, tránh để tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm ôi thiu được chế biến và bày bán, gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như hình ảnh chung về chất lượng thực phẩm tại khu du lịch.


- Cung cấp thông tin hướng dẫn đầy đủ tại khu du lịch:

Khu du lịch cần có hệ thống thông tin hướng dẫn du lịch đầy đủ và hoàn thiện hơn, giúp khách du lịch có thể nắm bắt được những chỉ dẫn cần thiết một cách dễ dàng và nhanh chóng. Mô hình kiosk như đã và đang sử dụng hầu như không đem lại hiệu quả do số lượng các kiosk còn quá ít, ở những vị trí rất khó tìm, không được chú trọng quan tâm và nội dung thông tin thường đã cũ và không được cập nhật. Thay vào đó, thông tin du lịch có thể được truyền tải thông qua các ứng dụng trên di động, máy tính bảng,… Điều này sẽ giúp các du khách tiếp cận được thông tin một cách chủ động, nhanh chóng và dễ dàng; đồng thời cũng giúp việc cập nhật thông tin trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

Ngoài ra, thông tin du lịch liên quan đến các địa điểm tham quan đến trải nghiệm, dịch vụ bổ sung… cũng cần được khảo sát, điều tra tổng quát và cập nhật thường xuyên trên các kênh chỉ dẫn khác nhau. Đó có thể là các đơn vị được xếp hạng theo tiêu chuẩn công nhận của Sở Du lịch hay các trang web tư vấn du lịch nước ngoài như Tripadvisor hay Lonely Planet.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua việc chỉ dẫn thông tin trên ấn phẩm như bản đồ, tờ rơi, tờ gấp, tuy nhiên cần tích hợp với các hình thức tiện dụng như vé tham quan phố cổ bằng xe điện, vé hay thông tin giới thiệu các điểm tham quan tiêu biểu trong nội thành. Đối với hình thức này, điều cốt yếu là các thông tin phải được chọn lọc cũng như trình bày một cách khoa học và hữu ích cho du khách. Đó có thể là thông tin về các mặt hàng lưu niệm đặc thù, các cửa hàng đạt tiêu chuẩn khuyên dùng, các nhà hàng, quán ăn,...


KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu đã bước đầu hệ thống hóa lý thuyết và đo lường dự định quay trở lại SaPa của khách du lịch nước ngoài dựa vào thang đo gồm tám nhân tố trên cơ sở tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về đánh giá sự hài lòng của khách du lịch trong hoạt động dịch vụ du lịch và sự nổi tiếng của điểm đến. Từ đó, đo lường sự hài lòng của du khách du lịch nước ngoài về chất lượng hoạt động du lịch và hình ảnh độc đáo, tự nhiên tại Khu du lịch SaPa.

Trên cơ sở phân tích số liệu, nghiên cứu đã đánh giá, nêu bật thực trạng chất lượng các hoạt động du lịch ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài từng đến SaPa và hình ảnh về phong cảnh, văn hóa SaPa trong nhận thức của họ. Nhìn chung, vẫn tồn tại nhiều “hạt sạn” trong việc cung ứng các dịch vụ du lịch và liên quan đến hình ảnh SaPa nên mức độ thu hút và hấp dẫn để khách du lịch nước ngoài quay trở lại vẫn chưa phát huy được tối đa so với tiềm năng.

Qua 377 phiếu điều tra khách du lịch nước ngoài đã từng đến SaPa được thực hiện tại Khu du lịch Phố cổ Hà Nội cho thấy mẫu điều tra có tính đại diện cho tổng thể và dữ liệu thu thập được có độ tin cậy cao. Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS, thực hiện qua các bước: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khẳng định EFA, phân tích tương quan giữa các biến, phân tích hồi quy bội để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có bốn nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng gồm: Phương tiện di chuyển, Lưu trú, Ẩm thực địa phương, Sự kiện giải trí; hai nhân tố ảnh hưởng tới hình ảnh điểm đến: Phong cảnh thiên nhiên, Văn hóa xã hội. Và cuối cùng, Dự định quay trở lại SaPa bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố sự hài lòng và hình ảnh điểm đến.

Từ cơ sở lý luận về hành vi mua lặp lại, khách du lịch và dự định quay trở của du khách, luận văn đã đề xuất các giải pháp cơ bản, tập trung nâng cao và thúc đẩy các nhân tố trong mô hình và các hạn chế còn tồn tại. Đối với mỗi giải pháp, tác giả đã đưa ra những gợi ý cụ thể, có tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tế.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Trần Thị Ái Cầm (2011), Explaning tourist satisfaction and intention to revisit Nha Trang, Viet Nam, Master thesis, The Norwegian College of Fishery Science University of Tromso, Norway - Nha Trang University, Vietnam.

2. Lê Thùy Hương (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của cư dân đô thị - Lấy ví dụ tại thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân.

3. Phan Thị Kim Liên (2010), Tourist motivation and activities: A case study of Nha Trang, Vietnam, Master thesis, The Norwegian College of Fishery Science University of Tromso, Norway - Nha Trang University, Vietnam.

4. Trần Thị Ngọc Liên (2015), Destination image, tourist satisfaction and destination loyalty: A case study of Hue, Viet Nam, Master thesis, Ernst-Moritz- Arndt-University Greifswald.

5. Hoàng Trọng (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.

6. Dương Quế Nhu và cộng sự (2013), Tác động của hình ảnh điểm đến Việt Nam đến dự định quay trở lại của du khách quốc tế, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.

7. Tổng quan về du lịch Việt Nam danh lam thắng cảnh (2014), Phân loại khách du lịch, truy cập tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/phan-loai- khach-du-lich.html, truy cập ngày: 24/04/2019.

8. Báo Lào Cai online (2018), SaPa: Những điểm đến ấn tượng cho du khách dịp 30/4 – 1/5, truy cập tại: http://baolaocai.vn/goc-anh/sa-pa-nhung-diem-den-an-tuong-cho-du-khach-dip-304-15-z53n20180424101620585.htm, truy cập ngày: 20/05/2019.

9. VnExpress (2016), Các điểm du lịch nổi tiếng Việt Nam thập niên 80 trông thế nào?, truy cập tại: http://tin365.vn/cac-diem-du-lich-noi-tieng-viet-nam-thap-nien-80-trong-the-nao.html, truy cập ngày: 20/05/2019.


10. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch: Tổng cục du lịch (2014), Tuần Văn hóa - Du lịch SaPa năm 2014: Náo nức “Đêm chợ tình SaPa”, truy cập tại: http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/14274, truy cập ngày: 20/05/2019.

11. Vietnambiz (2017), Công nhận SaPa là Khu du lịch Quốc gia, truy cập tại: https://vietnambiz.vn/cong-nhan-sa-pa-la-khu-du-lich-quoc-gia-39222.htm, truy cập ngày: 20/05/2019.

12. Nguyễn Lê Hà Phương (2018), Khái niệm và cách phân loại khách du lịch, truy cập tại: https://trithuccongdong.net/khai-niem-va-cach-phan-loai-khach-du-lich.html, truy cập ngày: 24/04/2019.

13. Diễn đàn doanh nghiệp (2018), Du lịch đang góp phần giải quyết việc làm tại Đà Nẵng, truy cập tại: http://enternews.vn/du-lich-tao-ra-1-4-co-cau-viec-lam-tai-da-nang-122852.html, truy cập ngày: 28/04/2019.

14. Tuổi trẻ tour (2017), Khái quát về du lịch SaPa, truy cập tại:

http://tuoitretour.com/khai-quat-ve-du-lich-sapa.html, truy cập ngày: 12/05/2019.

15. Nhân dân điện tử (2018), Sa Pa được xếp hạng vào Top điểm đến năm 2019, truy cập tại: http://www.nhandan.org.vn/vanhoa/item/38613502-sa-pa-duoc-xep-hang-vao-top- diem-den-nam-2019.html, truy cập ngày: 13/05/2019.

16. Cồng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai (2018), Đón bằng công nhận động Tả Phìn là Di sản văn hóa cấp quốc gia, truy cập tại: https://sapa.laocai.gov.vn/tp-sapa/1227/27461/41030/295146/Tin-tuc---su-kien/Don-bang-cong-nhan-dong-Ta-Phin-la-Di-san- van-hoa-cap-quoc-gia.aspx, truy cập ngày: 13/05/2019.

17. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Nhiều tín hiệu tích cực từ Đề án “Phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020”, truy cập tại: http://www.dangcongsan.vn/kinh-te/nhieu-tin-hieu-tich-cuc-tu-de-an-phat-trien-du-lich-lao-cai-giai-doan-2016-2020-510188.html, truy cập ngày: 16/05/2019.

18. Công thương – Cơ quan ngôn luận của Bộ công thương (2016), Phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch SaPa, truy cập tại: https://congthuong.vn/phe-duyet-quy-hoach-phat-trien-du-lich-sapa-75739.html, truy cập ngày: 16/05/2019.

19. BI News (2019), Sapa đón trên 77 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán 2019, truy cập tại: https://bnews.vn/hang-chuc-be-ca-bat-ngo-chet-trang-tren-song-la-nga/122534.html, truy cập ngày: 18/05/2019.

93


20. VOV Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam (2016), Khoảng 8.000 lượt du khách chinh phục đỉnh Fansipan mỗi ngày, truy cập tại: https://vov.vn/du-lich/khoang-8000-luot-du-khach-chinh-phuc-dinh-fansipan-moi-ngay-506778.vov, truy cập ngày: 18/05/2019.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

21. Xiaoli Zhang (2012), The factors effecting Chinese tourist revisit Thailand destination, Master thesis, University of the Thai Chamber of Commerce.

22. Ana - Galyna (2016) , Tourist's perceptions and intention to revisit Norway,

Master thesis, Norwegian university of science and technology.

23. Tan Hui Joo - Teoh Yit Sean - Yap Pei Hong (2017), Intention to revisit Penang: A study of Push and Pull factors, Bachelor thesis, University Tunku Abdul Rahman.

24. Hilde Kristin Steen (2016), Determinants of revisit intentions: The main determinants of revisit intentions to Norwegian skiing resorts, Master thesis, University of agder.

25. Kangli Qu (2017), The impact of experience on satisfaction and revisit intention in theme parks: An application of the experience economy, Master thesis, Iowa State University.

26. Surya Poudel (2003), The influence of the accomodation sector on tourism development and its sustainability: Case Study: Strand Camping, Larsmo, Master thesis, Centria university of applied sciences.

27. Paulien Becker (2014), The different types of tourists and their motives when visiting Alaska during the Iditarod, Master thesis, University of Alaska Anchorage.

28. Le Na (2010), Service quality and customer satisfaction in the hotel industry, Master thesis, Master of Science in Management - Economics and Industrial Engineering.

29. Tamilla Curtis (2009), Customer Satisfaction, Loyalty, and Repurchase: Meta- Analytical Review, and Theoretical and Empirical Evidence of Loyalty and Repurchase Differences, Master thesis, Nova Southeastern University.

30. Andrew Ong Lek Perng - Chong Fo Thing - Tham Yin Fong (2014), Factors influencing consumers' repurchase intention of groupon, Bachelor thesis, University Tunku Abdul Rahman.

94


31. Alberto Reza (2014), The role of local food in the tourist experience: A focus on visit Tampere all bright, Bachelor thesis, Tampere University of Applied Sciences.

32. Chompunoot Morachat (2003), A Study Of Destination Attractiveness Through Tourists' Perspectives : A Focus On Chiang Mai, Thailand, Master thesis, Edith Cowan University.

33. Brandy Lee Kinkade (2016), A tourist performance: Redefining the tourist attraction, Master thesis, University of South Florida.

34. Joey GHANEM (2017), Conceptualizing “The tourist": A critical review of UNWTO definition, Master thesis, University of Girona.

35. T.Ramayah và cộng sự (2018), “The Impact of Accessibility Quality and Accommodation Quality on Tourists’ Satisfaction and Revisit Intention to Rural Tourism Destination in Sarawak: The Moderating Role of Local Communities’ Attitude”, Global Business and Management Research: An International Journal, Vol.10, No.2.

36. Savas Artuger - Burcin Cevdet Cetinsoz (2017), “The Impact of Destination Image and the Intention to Revisit: A Study Regarding Arab Tourists”, European Scientific Journal, Vol.13, No.5.

37. Asunción Beerli - Josefa D. Martín (2004), “Tourists’ characteristics and the perceived image of tourist destinations: a quantitative analysis: A case study of Lanzarote, Spain”, Journal of Tourism Management, Vol 25, No.623-636.

38. Seoho Um và cộng sự (2006), “Antecedents of re-visit intention”, Annals of Tourism Research, Vol.33.

39. Ching-Fu Chen - DungChun Tsai (2007), “How destination image and evaluative factors affect behavioral intentions?”, Journal of Tourism Management, Vol.28.

40. Hailin Qu và cộng sự (2011), “A model of destination branding: Integrating the concepts of the branding and destination image”, Journal of Tourism Management, Vol.32.

41. Bagozzi, R.P. (1992), “The self-regulation of attitudes, intentions, and behavior”, Social Psychology Quarterly, Vol. 55, No. 2.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí