Đồ Thị P – P Bình Thường Của Hồi Quy Chuẩn Hoá

Dựa vào hệ số Beta chuẩn hóa với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình và ảnh hưởng mức độ ra sao. Từ đó, làm căn cứ để kết luận chính xác hơn và đưa ra giải pháp mang tính thuyết phục cao.

2.2.5.3 Phân tích hồi quy

Bảng 2.14 Hệ số phân tích hồi quy



Hệ số chưa chuẩn

hóa

Hệ số

chuẩn hóa


T


Sig.


VIF

B

Độ lệch

chuẩn

Beta

Hằng số

0,503

0,277


1,816

0,071


CTDT

0,159

0,047

0,218

3,376

0,001

1,294

GV

0,200

0,047

0,254

4,273

0,000

1,091

NLPV

0,122

0,042

0,181

2,900

0,004

1,209

HP

0,194

0,051

0,245

3,778

0,000

1,303

CSVC

0,208

0,048

0,274

4,298

0,000

1,254

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

( Nguồn: Kết quả xử lý sô liệu SPSS 20 của tác giả)


Hệ số phóng đại phương sai của các biến (VIF) đều nhỏ hơn 2, do vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình.

Giá trị Sig. tại các phép kiểm định của các biến độc lập được đưa vào mô hình nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ các biến độc lập này có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Như vậy phương trình hồi quy được xác định như sau:


THKH = 0,218CTDT + 0,254GV + 0,181NLPV + 0,245HP + 0,274CSVC


Nhìn vào mô hình hồi quy, ta có thể xác định rằng có 5 nhân tố là “Chương trình đào tạo, “Đội ngũ giảng viên“Năng lực phục vụ”, “Chính sách học phí”, “ Cơ sở vật chất” ảnh hưởng đến “Khả năng thu hút khách hàng” từ đó gia tăng số lượng học viên đến theo học tại trung tâm đào tạo và tư vấn Hồng Đức.

Chương trình đào tạo ( CTDT) có hệ số hồi quy là 0,218 với mức ý nghĩa < 0,05 cho thấy điều kiện các nhân tố khác của mô hình không thay đổi, nếu điểm số của nhân tố này tăng lên 1% thì khả năng thu hút khách hàng tăng lên 21,8% và ngược lại.

Đội ngũ giảng viên (GV) có hệ số hồi quy là 0,254 với mức ý nghĩa < 0,05 cho thấy điều kiện các nhân tố khác của mô hình không thay đổi, nếu điểm số của nhân tố này tăng lên 1% thì khả năng thu hút khách hàng tăng lên 25,4% và ngược lại.

Năng lực phục vụ (NLPV) có hệ số hồi quy là 0,181 với mức ý nghĩa < 0,05 cho thấy điều kiện các nhân tố khác của mô hình không thay đổi, nếu điểm số của nhân tố này tăng lên 1% thì khả năng thu hút khách hàng tăng lên 18,1% và ngược lại.

Chính sách học phí (HP) có hệ số hồi quy là 0,245 với mức ý nghĩa < 0,05 cho thấy điều kiện các nhân tố khác của mô hình không thay đổi, nếu điểm số của nhân tố này tăng lên 1% khả năng thu hút khách hàng tăng lên 24,5% và ngược lại.

Cơ sở vật chất (CSVC) có hệ số hồi quy là 0,274với mức ý nghĩa < 0,05 cho thấy điều kiện các nhân tố khác của mô hình không thay đổi, nếu điểm số của nhân tố này tăng lên 1% thì khả năng thu hút khách hàng tăng lên 27,4% và ngược lại.

2.2.5.4 Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Bảng 2.15 Đánh giá độ phù hợp của mô hình


Mô hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Ước lượng độ

lệch chuẩn

Durbin - Watson

1

0,731a

0,534

0,518

0,36410

1,764

( Nguồn: Kết quả xử lý sô liệu SPSS 20 của tác giả)

Dựa vào bảng kết quả phân tích, mô hình các biến độc lập có giá trị R2 hiệu chỉnh là 0,518 tức là độ phù hợp của mô hình là 51,8%. Đồng thời ta nhận thấy giá trị R2 hiệu chỉnh là 0,518 khá cao (> 50%), nghĩa là mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc được coi là gần chặt chẽ.

Giả định về hiện tượng tự tương quan trong mô hình, ta dùng đại lượng thống kê Durbin Watson để kiểm định, 4 có giá trị từ 0 đến 4, giá trị d của mô hình hồi qui trên là 1,764 < 4. Giá trị này nằm trong khoảng cho phép. Như vậy có thể khẳng định không có hiện tượng tự tương quan xảy ra. Do đó có thể nói mô hình hồi quy xây dựng được là phù hợp, đảm bảo ý nghĩa thống kê, các biến độc lập giải thích tốt cho biến phụ thuộc

2.2.5.5 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Bảng 2.16 Phân tích phương sai ANOVA


Mô hình

Tổng bình

phương

df

Trung bình

phương

F

Sig.


1

Hồi quy

21,908

5

4,382

33,051

0,000b

Số dư

19,090

144

0,133



Tổng

40,998

149




( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS20 của tác giả)


Từ kết quả hồi quy thì ta thấy kiểm định F cho giá trị Sig. < 0,05 đủ điều kiện chấp nhận. Chứng tỏ mô hình phù hợp với thực tế, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.

Biểu đồ 2 1 Hồi quy thặng dư chuẩn hoá Nguồn Kết quả xử lý số liệu SPSS 1

Biểu đồ 2.1 Hồi quy thặng dư chuẩn hoá

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 của tác giả)

Sử dụng công cụ biểu đồ Histogram ta quan sát được phân phối của phần dư.

Biểu đồ của tần số phần dư chuẩn hoá cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được

đặt chồng lên biểu đồ tần số. Phân phối dư có Mean = 2,38E-15 và độ lệch chuẩn Std.Dev.=0,983 tức gần bằng 1 nên ta có thể khẳng định phần dư có phân phối chuẩn.


Biểu đồ 2 2 Đồ thị P – P bình thường của hồi quy chuẩn hoá Nguồn Kết 2

Biểu đồ 2.2 Đồ thị P – P bình thường của hồi quy chuẩn hoá

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 của tác giả)

Xem biểu đồ Normal P-P Plot trên, các trị số quan sát và các trị số mong đợi đều nằm gần trên đường chéo chứng tỏ phân dư chuẩn hoá có phân phối chuẩn.

2.2.6 Đánh giá của học viên đối với các nhóm yêu tố ảnh hưởng đến khả năng tăng số lượng học viên tại trung tâm

- Kiểm định One – SampleT - Test dùng để phân tích đánh giá của học viên về yêu tố ảnh hưởng đến khả năng tăng số lượng học viên tại trung tâm qua đánh giá của học viên

- Ý nghĩa giá trị trung bình trong thang đo khoảng để giúp cho việc phân tích số liệu hợp lí và hiệu quả hơn.

Thang đo đang dùng là thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát: Khi đó giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5 – 1)/5 = 0,8 Ý nghĩa các mức như sau:

+ 1,00 – 1,08 : Rất không đồng ý


+ 1,81 – 2,60 : Không đồng ý

+ 2,61 – 3,40 : Trung lập


+ 3,41 – 4,20: Đồng ý


+ 4,21 – 5,00: Rất đồng ý

2.2.6.1 Đánh giá của học viên về nhân tố chương trình đào tạo (CTDT) Giả thuyết:

H0: Đánh giá của học viên về nhóm nhân tố CTĐT = 3


H1: Đánh giá của học viên về nhóm nhân tố CTĐT # 3

Bảng 2.17 Kết quả kiểm định One Sample T – test về chương trình đào tạo


Tiêu chí

Mean

Sig. ( 2-tailed)

Khung chương trình giảng dạy của khoá học được thông báo chi tiết cho học viên

3,9600

0,000

Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng

3,9200

0.000

Chương trình đào tạo đổi mới để phù hợp qua từng

năm

3,9000

0.000

Giáo trình giảng dạy phù hợp với từng khoá học, bám sát , cụ thể và dễ hiểu.

3,9933

0,015

Chương trình đào taọ được cập nhật thường xuyên .

4,0733

0,000

( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20 của tác giả)


Tác giả sử dụng kiểm định One Sample T – test, với mức ý nghĩa 95%, kiểm định cho kết quả chỉ tiêu có Sig. < 0,05 có nghĩa là có đủ bằng chứng bác bỏ H0 và chấp nhận H1. Bên cạnh đó giá trị trung bình của kết quả khảo sát lớn hơn 3. Như vậy giá trị trung bình của tổng thể của kết quả khảo sát lớn hơn, các học viên đồng ý với chương trình đào tạo của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức.

Đối với nhận định “Chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên” có giá trị trung bình bằng 4,0733. Mỗi năm chương trình học sẽ có thay đổi tuy nhiên mức độ sẽ không nhiều hoặc qua các năm thì chương trình học vẫn giữ nguyên không thay đổi.

Cũng vì tính chất môn học của trung tâm đào tạo đa phần là các lớp kế toán, các kiến thức không thay đổi nhiều chỉ về kỹ năng và phần mềm kế toán sẽ có thay đổi giúp người học có thể hiểu và nắm rõ xu hướng đổi mới.

Về tiêu chí “Giáo trình giảng dạy phù hợp với từng khoá học, bám sát , cụ thể và dễ hiểu.” (Mean=3,9933), qua mỗi năm học giáo trình sẽ được biên soạn, chỉnh sửa bổ sung để phù hợp hơn với xu hướng mới.

Đối với ba nhận định “Khung chương trình giảng dạy của khoá học được thông báo chi tiết cho học viên”,” Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng”,” Chương trình đào tạo đổi mới để phù hợp qua từng năm” có Mean lần lượt bằng 3,96; 3,92; 3,9. Thông thường ngay khi học viên đến đăng kí khoá học tại trung tâm sẽ được nhân viên tư vấn giới thiệu về khung chương trình và lộ trình học bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào. Tiếp theo đó nhân viên tư vấn sẽ lấy thông tin của học viên để thường xuyên liên hệ và giải đáp thắc mắc về khung chương trình, điều này giúp học viên nắm rõ hơn về chương trình đào tạo. Các học viên đến với trung tâm đều mong muốn học thêm các kĩ năng để phục vụ tốt cho công việc sau này. Vì vậy khi các học viên tìm đến thì trung tâm luôn cam kết chương trình đào tạo sẽ giúp các học viên nắm rõ các kiến thức được học đồng thời có thể áp dụng vào thực tế công việc sau này.

2.2.6.2 Đánh giá của học viên về nhân tố đội ngũ giảng viên (GV) Giả thuyết:

H0: Đánh giá của học viên về nhóm nhân tố GV = 3


H1: Đánh giá của học viên về nhóm nhân tố GV # 3

Bảng 2.18 Kết quả kiểm định One Samphle T – Test về đội ngũ giảng viên


Tiêu chí

Mean

Sig.( 2-tailed)

Giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm, có chuyên môn

4,0267

0,000

Giảng viên truyền đạt nội dung dễ hiểu phù hợp

3,9800

0,000

Giảng viên luôn giải đáp các thắc mắc cho học viên

4,0000

0,000

Giảng viên có thái độ gần gũi, luôn chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức thực tế cho học viên

3,9333

0,000

( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20 của tác giả)


Tác giả sử dụng kiểm định One Sample T – test, với mức ý nghĩa 95%, kiểm định cho kết quả chỉ tiêu có Sig. < 0,05 có nghĩa là có đủ bằng chứng bác bỏ H0 và chấp nhận H1. Bên cạnh đó giá trị trung bình của kết quả khảo sát lớn hơn 3. Như vậy giá trị trung bình của tổng thể của kết quả khảo sát lớn hơn, các học viên khá đồng ý với đội ngũ giảng viên của trung tâm.

Nhận định “Giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm, có chuyên môn” và “Giảng viên luôn giải đáp các thắc mắc cho học viên” có Mean lần lượt là 4,0267, 4,000 . Từ những đánh giá khách quan của học viên cho thấy trung tâm luôn chú trọng đến đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm để có thể truyền đạt tốt nhất đến với học viên và giảng viên sẽ luôn giải đáp các thắc mắc trong quá trình học tập của học viên.

Nhận định “Giảng viên truyền đạt nội dung dễ hiểu phù hợp” được đánh giá 3,98. Nhìn chung, chất lượng đào tạo của trung tâm đã được khẳng định bởi vì lẽ đó mà doanh nghiệp đã tồn tại và phát triển suốt 12 năm qua. Nhận định “Giảng viên có thái độ gần gũi, luôn chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức thực tế cho học viên” được đánh giá là 3,9333 là nhận định thấp nhất trong nhóm chất lượng giảng dạy. Theo cảm nhận của học viên thì giảng viên luôn chia sẻ kinh ngiệm và kiến thức để giúp học viên

có thể hình dung được công việc thực tế, nhưng bên cạnh đó vì là giảng viên họ cần giữ thái độ nghiêm nghị để học viên có thể học tập tốt.

2.2.6.3 Đánh giá của học viên về nhân tố năng lực phục vụ (NLPV) Giả thuyết:

H0: Đánh giá của học viên về nhóm năng lực phục vụ NLPV = 3


H1: Đánh giá của học viên về nhóm năng lực phục vụ NLPV# 3

Bảng 2.19 Kết quả kiểm định One Sample T – test về chăm sóc khách hàng


Tiêu chí

Mean

Sig.( 2-tailed)

Nhân viên giải đáp thắc mắc của Anh/ Chị

4,2867

0,000

Thời gian từ khi tiếp nhận đến khi giải quyết được vấn

đề nhanh chóng, tiết kiêm thời gian.

3,8933

0,000

Nhân viên có thái độ nhiệt tình khi giải quyết các vấn

đề hay thắc mắc của Anh/ Chị.

3,5533

0,000

Các vấn đề học vụ của học viên được giải quyết kịp thời.

3,8800

0,000

Học viên nhận kịp thời các thông báo từ trung tâm.

4,1533

0,000

( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20 của tác giả)


Nhân viên là người phục vụ trực tiếp cho học viên, là bộ mặt của doanh nghiệp trước học viên. Chính trong cách làm việc của nhân viên sẽ tạo ra ấn tượng tốt trong tâm trí học viên. Nhân viên giao dịch tốt với học viên sẽ vừa mang lại lợi ích cho học viên, vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín hình ảnh của mình, duy trì sự trung thành của học viên.

Từ kết quả của bảng trên cho ta thấy năm nhận định có mức ý nghĩa Sig.< 0,05 điều này chứng tỏ chúng ta sẽ bác bỏ giả thiết H0. Nhận định “Nhân viên giải đáp thắc mắc của Anh/ Chị” được đánh giá 4,2867 là mức đánh giá cao nhất trong năng lực phục vụ. Thật vậy, khi học viên đăng kí học tại trung tâm sẽ được nhân viên tư vấn về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2022