Đo Lường Hệ Số Cronbach’S Alpha Của Các Biến Phụ Thuộc

Kết quả ở bảng trên cho thấy tất cả các thành phần đều có giá trị Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và giá trị tương quan biến tổng của các biến quan sát cùng lớn hơn 0,3. Vậy nên không có biến nào bị loại và có thể sử dụng cho các kiểm định tiếp theo.

2.2.3.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbac’s alpha cho các biến phụ thuộc

Bảng 2.8 Đo lường hệ số Cronbach’s alpha của các biến phụ thuộc



Biến

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng

Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến

Khả năng thu hút khách hàng: 0,855

THKH1

11,9933

2,544

0,710

0,810

THKH2

12,0000

2,685

0,610

0,850

THKH3

11,9333

2,734

0,660

0,831

THKH4

12,0333

2,422

0,813

0,766

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giải pháp thu hút học viên theo học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức - 8

(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 của tác giả)


Thang đo hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,855 và tương quan biến tổng của các biến thành phần đều lớn hơn 0,3. Do đó, các biến đo lường trong thang đo khả năng thu hút khách hàng sau khi được đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

2.2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA


Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha đã đánh giá được mối quan hệ giữa quan hệ các biến trong cùng một nhóm chứ chưa đánh giá mối quan hệ giữa các biến quan sát với nhau. Nên cần phải tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để rút trích các nhân tố ảnh hưởng đến gia tăng số lượng học viên tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức và kiểm tra các biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát phân sai nhân tố.

Phân tích nhân tố khám phá để sử dụng rút gọn và tòm tắt các nghiên cứu thành khái niệm. Về mặt lý thuyết các biến đo lường thực hiện bới câu hỏi trong bảng hỏi phỏng vấn tương quan với nhau và do đó chúng để rút gọn để dễ dàng quản lý. Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát.

Phân tích nhân tố khám phá dựa vào tiêu chuẩn và tin cậy.


Theo Nguyễn Khánh Duy (2007), khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm tới một số tiêu chuẩn sau:

- Hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) ≥ 0,5; mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0,05

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0,5


- Tổng phương sai rút trích ( Cumulative % Extraction Sum of Squared

loading) ≥ 50%


- Hệ số Eigenvalue ≥ 1


- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

- Kiểm định KMO & Bartlett’s test được Kaiser đề xuất năm 2001 dùng để đánh giá tính hợp lý của cơ sở dữ liệu, dùng cho phân tích nhân tố (factor analysis). Kiểm định cho phép biết được cơ sở dữ liệu có phù hợp với phân tích nhân tố hay không. Kaiser (2001) cho rằng giá trị của kiểm định KMO nên nằm trong khoảng 0,5 - 1 là thích hợp.

2.2.4.1 Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập

Bảng 2.9 Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s của biến độc lập KMO and Barlett’s Test

Chỉ số KMO

0,822

Kiểm đinh Bartlett’s Test

Thống kê Chi bình phương

2346,443

Bậc tự do (Df)

253

Mức ý nghĩa (Sig.)

0,000

( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 của tác giả)


Kết quả kiểm định KMO và Bartlett với KMO = 0,822 nên phân tích nhân tố phù hợp. Giá trị Sig. của kiểm định của kiểm định Bartlett’s = 0,000 < 0,05 chứng tỏ các biên quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy, dữ liệu phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 2.10 Kết quả sau khi xoay nhân tố



Nhân tố

1

2

3

4

5

NLPV4

0,916





NLPV2

0,904





NLPV5

0,895





NLPV1

0,883





NLPV3

0,817





CTDT2


0,824




CTDT1


0,822




CTDT3


0,814




CTDT4


0,801




CTDT5


0,730




CSVC3



0,839



CSVC5



0,811



CSVC1



0,766



CSVC4



0,746



CSVC2



0,727



GV3




0,888


GV4




0,847


GV2




0,827


GV1




0,786


HP3





0,820

HP4





0,820

HP2





0,783

HP1





0,743

( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSSS 20 của tác giả)

Thực hiện phân tích nhân tố lần đầu tiên, đưa 23 biến quan sát trong 5 biến độc lập ảnh hưởng đến sự gia tăng số lượng học viên của trung tâm vào phân tích nhân tố theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 đã có 5 nhân tố được tạo ra.

Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, số biến quan sát vẫn là 23, được rút lại còn 5 nhân tố. Không có biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) bé hơn 0,5 nên không loại bỏ biến, đề tài nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích tiếp theo.

Kết quả thu được tổng phương sai trích = 72,341% ≥ 50% cho biết 4 nhóm nhân tố này giải thích được 72,341% biến thiên của dữ liệu, giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 cho thấy mô hình EFA là phù hợp.

Nhóm nhân tố thứ nhất


Năng lực phục vụ (NLPV) có giá trị Eigenvalue = 6,526 > 1, đây là các nhân tố liên quan đến năng lực và khả năng đáp ứng của nhân viên tư vấn, ...

Bao gồm: NLPV4 (Các vấn đề học vụ của học viên được giải quyết kịp thời), NLPV2 (Thời gian từ khi tiếp nhận đến khi giải quyết được vấn đề nhanh chóng, tiết kiêm thời gian), NLPV5(Học viên nhận kịp thời các thông báo từ trung tâm) , NLPV1 (Nhân viên giải đáp thắc mắc của Anh/ Chị), NLPV3(Nhân viên có thái độ nhiệt tình khi giải quyết các vấn đề hay thắc mắc của Anh/ Chị).

Nhân tố năng lực phục vụ giải thích 28,373% biến thiên của dữ liệu điều tra. Trong các biến về “NLPV” thì biến quan sát: “Các vấn đề học vụ của học viên được giải quyết kịp thời” được nhiều học viên đánh giá tốt nhất có hệ số tải 0,916

Nhóm nhân tố thứ hai


Chương trình đào tạo (CTDT) có giá trị Eigenvalue = 3,529> 1, đây là nhóm nhân tố liên quan đến mục tiêu đào tạo, đầu ra của chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, ...

Bao gồm: CTDT2 (Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng), CTDT1 (Khung chương trình giảng dạy của khoá học được thông báo chi tiết cho học

viên),CTDT3 (Chương trình đào tạo đổi mới để phù hợp qua từng năm),CTDT4 (Giáo trình giảng dạy phù hợp với từng khoá học, bám sát, cụ thể và dễ hiểu),CTDT5 (Chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên)

Nhân tố chương trình đào tạo giải thích được 15,346% biến thiên của dữ liệu điều tra. Trong các biến về “CTDT” thì biến quan sát: “Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng” được nhiều học viên đánh giá tốt nhất với hệ số tải nhân tố là 0,824.

Nhóm nhân tố thứ ba


Cơ sở vật chất (CSVC), có giá trị Eigenvalue = 2,727> 1, nhóm nhân tố này là những yếu tố liên quan đến phòng học, trang thiết bị giảng dạy, tài liệu học tập, ...

Bao gồm: CSVC3 (Giáo trình giảng dạỵ, tài liệu học tập trang bị đầy đủ kịp thời), CSVC5(Trung tâm có chỗ để xe rộng rãi, an ninh), CSVC1(Nơi tiếp nhận và tư vấn khách hàng thuận tiện, dễ dàng tìm kiếm), CSVC4(Phòng học được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ giảng dạy và học tập), CSVC2(Phòng học thoải mái, sạch sẽ, số lượng học viên tham gia phù hợp)

Nhân tố cơ sở vật chất giải thích được 11,857% biến thiên của dữ liệu điều tra. Trong các biến về “CSVC” thì biến quan sát: “Giáo trình giảng dạỵ, tài liệu học tập trang bị đầy đủ kịp thời” có hệ số tải nhân tố lớn nhất là 0,839.

Nhóm nhân tố thứ tư


Đội ngũ giảng viên (GV) có giá trị Eigenvalue = 2,199> 1, đây là các nhân tố liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm, sự giảng dạy của giảng viên đối với các học viên.

Bao gồm: GV3 (Giảng viên luôn giải đáp các thắc mắc cho học viên), GV4 (Giảng viên có thái độ gần gũi, luôn chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức thực tế cho học viên), GV2 (Giảng viên truyền đạt nội dung dễ hiểu phù hợp), GV1 (Giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm, có chuyên môn.)

Nhân tố đội ngũ giảng viên được 9,563% biến thiên của dữ liệu điều tra. Trong các biến về “GV” thì biến quan sát “Giảng viên luôn giải đáp các thắc mắc cho học viên” có hệ số tải lớn nhất là 0,888

Nhóm nhân tố thứ năm


Chính sách học phí (HP) cógiá trị Eigenvalue = 1,657> 1, đây là các nhân tố

liên quan đến học phí, học bổng, khuyễn mãi.


Bao gồm: HP3 (Chính sách giảm giá, ưu đãi dành cho học viên khi học liên tục tại trung tâm), HP4 (Tặng thưởng trao học bổng đối với các học viên đạt kết quả kì thi cao), HP2 (Phương thức tính giá hợp lý), HP1 (Mức giá phù hợp với từng khoá học)

Nhân tố chính sách học phí được 7,203% biến thiên của dữ liệu điều tra. Trong các biến về “HP” thì biến quan sát “Chính sách giảm giá, ưu đãi dành cho học viên khi học liên tục tại trung tâm” có hệ số tải lớn nhất là 0,820

2.2.4.2 Phân tích nhân tố EFA cho các biến phụ thuộc

Bảng 2.11 Giá trị KMO của biến quan sát KMO and Barlett’s Test


Chỉ số KMO

0,662


Kiểm đinh Bartlett’s Test

Thống kê Chi bình phương

325,319

Bậc tự do (Df)

6

Mức ý nghĩa (Sig.)

0,000

( Nguồn: Kết quả xử lý sô liệu SPSS20 của tác giả)


Kết quả kiểm định cho ta hệ số KMO = 0,662 và kết quả kiểm định Barlett’s Test cũng cho thấy Sig. = 0,000 đã bác bỏ giả thuyết các biến không tương quan với nhau nên việc phân tích nhân tố là phù hợp.

Bảng 2.12 Kết quả phân tich khả năng thu hút khách hàng


Biến quan sát

Hệ số tải

Nhìn chung Anh/ chị thấy khả năng thu hút khách hàng ở Trung tâm

Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức là tốt (THKH4)

0,912

Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức là nơi đáng tin cậy để theo học(TKH1)

0,849

Anh/ chị có sẵn sàng giới thiệu cho người quen theo học khi họ có nhu cầu. (THKH3)

0,809

Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức luôn thực hiện đúng

những gì đã cam kết. (THK2)

0,771

Eigenvalues = 2,8

Phương sai trích: 70,004

( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS20 của tác giả)


Nghiên cứu thu được kết quả Eigenvalues = 2,8 > 1 và tổng phương sai trích = 70,004% cho thấy các điều kiện của phân tích nhân tố là phù hợp.

Nhận xét:


Quá trình phân tích nhân tố khám phá EFA xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng tại Trung tâm đào tạo và tư vấn Hồng Đức, đó là “Chương trình đào tạo”, “Đội ngũ giảng viên”, “Năng lực phục vụ”,”Chính sách học phí”,”Cơ sở vật chất”. Như vậy, sau khi nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy không có gì thay đổi so với ban đầu và không có biến quan sát nào bị loại ra khỏi mô hình trong quá trình kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá.

2.2.5 Phân tích hồi quy

2.2.5.1 Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Bảng 2.13 Phân tích tương quan Pearson


THKH

CTDT

GV

NLPV

HP

CSVC

Tương quan Pearson

1

0,474xx

0,405xx

0,376xx

0,510xx

0,492xx

Sig.(2-tailed)


0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

N

150

150

150

150

150

150

( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20 của tác giả)

Dựa vào kết quả phân tích trên, ta thấy:


- Giá trị Sig.(2-tailed) của các nhân tố mới đều nhỏ hơn với mức ý nghĩa α = 0,05 cho thấy được giữa biến độc lập và biến phụ thuộc có môi liên hệ tuyến tính với nhau. Giữa THKH và HP có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0,510

- Hệ số tương quan Pearson cũng khá cao (có 5 nhân tố lớn hơn 0) NLPV, CTDT, CSVC, GV, HP nên ta có thể giải thích rằng các biến độc lập có thể giải thích cho biến phụ thuộc “thu hút khách hàng”.

2.2.5.2 Xây dựng mô hình hồi quy


Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để khám phá các nhân tố mới có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc “Khả năng thu hút khách hàng”, nghiên cứu tiến hành hồi quy tuyến tính để xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mới đến sự hài lòng về chất lượng đào tạo của học viên.

Mô hình hồi quy được xây dựng gồm biến phụ thuộc là “khả năng thu hút khách hàng” THKH và các biến độc lập được rút trích từ nhân tố EFA gồm 5 biến: “Chương trình đào tạo” CTDT, “Đội ngũ giảng viên” GV “Năng lực phục vụ” NLPV, “Chính sách học phí” HP, “Cơ sở vật chất” CSVC với các hệ số β tương ứng β1, β2, β3, β4, β5.

THKH= α + β1CTDT + β2GV + β3NLPV + β4HP + β5CSVC + ei

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2022