Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch, Khách Sạn Ở Thừa Thiên Huế



199.137 ngày, tương ứng tăng 11,23% so với năm 2010. Điều này cho thấy, các chính sách quảng bá thu hút khách du lịch của Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 đã có những hiệu quả với cả hai đối tượng khách. Tuy nhiên, qua năm 2012, tổng ngày khách chỉ đạt 3.486.620 ngày bao gồm 1.467.740 ngày khách quốc tế và 2.018.880 ngày khách nội địa. Tổng ngày khách năm 2012 chỉ tăng 181.659 so với năm 2011, tương ứng tăng 5,5%, lượng khách quốc tế và khách nội địa tăng lần lượt là 9,5% và 2,77% so với năm 2011. Mặc dù nhìn chung tổng lượt khách đến Huế năm 2012 đều tăng đáng kể, nhưng số ngày khách đến lưu trú tại Huế lại không cao, do vậy có thể thấy các chính sách kích cầu của tỉnh nhà chưa thật sự hiệu quả, đặc biệt chưa thu hút được một lượng lớn khách nội địa đến với Thừa Thiên Huế.

Thời gian lưu trú bình quân: Năm 2010, tổng lượt khách và ngày khách đều tăng nhưng so với tổng lượt khách, tổng ngày khách tăng không quá lớn nên thời gian lưu trú bình quân đạt 2,02 ngày đối với khách quốc tế lẫn nội địa. Năm 2011, tổng ngày khách tăng mạnh hơn so với tổng lượt khách nên thời gian lưu trú bình quân chung đạt 2,06 ngày; trong đó khách quốc tế đạt 2,05 ngày và khách nội địa đạt 2,07 ngày. Sang năm 2012, tổng ngày khách ko có sự tăng mạnh ở cả khách quốc tế lẫn khách nội địa làm cho thời gian lưu trú bình quân giảm nhẹ, cụ thể là 2,01 ngày đối với khách quốc tế và 2,04 ngày đối với khách nội địa. Nhìn chung qua 3 năm, thời gian lưu trú bình quân của khách có sự biến động, tăng không mạnh và vẫn ở mức thấp.

Về doanh thu: Doanh thu của du lịch Huế tăng qua các năm. Năm 2010 doanh thu đạt 1.338,53 tỷ, tăng 11,22% so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu tăng mạnh đạt 1.657,496 tỷ, tăng 23,83% so với năm 2010; và năm 2012, doanh thu đạt 2.209.795, tăng 33,32% so với năm 2011, đây là tốc độ tăng khá cao so với các năm trước.

Như vậy, qua 3 năm tình hình du lịch Thừa Thiên Huế có nhiều thay đổi. Lượng khách, tổng ngày khách, doanh thu qua các năm đều tăng tuy nhiên thời gian lưu trú bình quân của khách như vậy là còn quá thấp. Điều này cho thấy rằng khách chỉ tới tham quan rồi lại đi đến nơi khác chứ không ở lại Huế thời gian dài. Chính vì vây, Sở Du lịch Huế nên đưa ra những biện pháp, chính sách phát triển du lịch hợp lý để thu hút khách và kéo dài thời gian lưu trú của khách.


2. Hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn ở Thừa Thiên Huế

Với những tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn, với quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại, Thừa Thiên Huế đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và cần tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ. Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên Huế phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan. Trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thừa Huế đã có những đầu tư đáng kể cho việc phát triển du lịch tỉnh nhà. Bằng nhiều chương trình quảng bá du lịch như Festival Huế, Lăng Cô huyền thoại biển, nhiều khu du lịch đã được du khách biết đến như du lịch biển Lăng Cô, du lịch rừng nguyên sinh Bạch Mã hay du lịch nghỉ dưỡng nước nóng Mỹ An, Thanh Tân,… đã làm tăng khả năng thu hút khách du lịch đến Huế.

Từ đó, hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng cũng phát triển theo. Tính đến cuối năm 2012, tổng số cơ sở kinh doanh lưu trú của Thừa Thiên Huế đã đạt 536 cơ sở, với tổng số phòng và số giường tương ứng là 9.709 phòng và 16.720 giường. Hiện tại, tỉnh Thừa Thiên Huế có 8 khách sạn đạt chuẩn 5 sao và 10 khách sạn đạt chuẩn 4 sao. Trong thời gian tới, trên địa phương sẽ đưa vào khai thác thêm một khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao nữa đó là khách sạn Five Star U Hotel và khách sạn 4 sao Thuận Hoá. Trong tương lai, Huế sẽ có nhiều dự án phát triển kinh doanh du lịch có quy mô lớn. Việc xuất hiện những tập đoàn kinh doanh khách sạn quốc tế lớn như Accor đầu tư vào thị trường Huế sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh lưu trú, mở ra triển vọng phát triển trong một giai đoạn mới, hứa hẹn khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch phong phú của địa phương.


Bảng 2: Tình hình cơ sơ lưu trú của Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2010 - 2012)


STT

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

+/–

%

+/–

%

1

Tổng cơ sở lưu trú

313

535

536

222

70,93

1

100,19


Khách sạn

177

199

198

22

12,43

-1

99,5


Nhà nghỉ

136

336

338

200

147,06

2

100,6

2

Tổng số phòng

7.284

9.570

9.709

2.286

31,38

139

101,45


Khách sạn

6.085

6.671

6.755

586

9,63

84

101,26


Nhà nghỉ

1.199

2.899

2.954

1.700

141,78

55

101,9

3

Tổng số giường

13.246

16.622

16.720

3.376

25,49

98

100,59


Khách sạn

11.317

12.246

12.299

929

8,21

53

100,43


Nhà nghỉ

1.929

4.376

4.421

2.447

126,85

45

101,03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Giải pháp tăng cường khai thác thị trường khách du lịch nội địa tại khách sạn Xanh – Huế - 5

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể Thao & Du lịch Thừa Thiên Huế)

Tuy nhiên, khi đang trong giai đoạn phát triển, du lịch Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều điều bất cập ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các khách sạn ở Huế. Đó là tình trạng đầu tư cho thương mại, du lịch trên địa bàn vẫn còn phổ biến ở quy mô nhỏ. Các khu vui chơi giải trí ở Huế vẫn chưa được khởi động, khai thác. Các dịch vụ giải trí còn đơn điệu, chủ yếu vẫn là hoạt động ca Huế - du thuyền trên sông Hương. Do vậy mà thời gian khách lưu trú tại Huế là rất ngắn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các khách sạn và tất yếu, tình hình cạnh tranh trên thị trường kinh doanh lưu trú sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.


CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI KHÁCH SẠN XANH


2.1. Tổng quan về khách sạn Xanh và khách du lịch nội địa

2.1.1. Giới thiệu chung về khách sạn Xanh

2.1.1.1. Vài nét về công ty cổ phần du lịch Xanh - Huế

Công ty cổ phần du lịch Xanh - Huế được thành lập theo quyết định số 2610/QĐ-TCCB của bộ trưởng bộ công nghiệp về việc chuyển khách sạn Xanh thuộc công ty xây lắp điện 3 (nay thuộc tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam) thành công ty cổ phần du lịch Xanh - Huế và được đổi thành công ty cổ phần du lịch Xanh - Huế VNECO từ ngày 10/03/2006 theo quyết định số 64/QĐ-DLXH của chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần du lịch Xanh - Huế.

Hiện công ty có các đơn vị trực thuộc như sau:

Khách sạn Xanh 4 sao tại số 02 Lê Lợi - Huế.

Siêu thị Xanh tại tầng hầm khách sạn Xanh – Số 02 Lê Lợi Huế.

Trung tâm lữ hành quốc tế Xanh - Văn phòng tại số 02 Lê Lợi - Huế.

Nhà hàng Xanh tại 1B Nguyễn Thị Minh Khai - Huế.

Biệt thự Cẩm Tú tại Bạch Mã - Phú Lộc - Thừa Thiên Huế.

2.1.1.2. Giới thiệu về Khách sạn Xanh - Huế

2.1.1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn Xanh

Khách sạn Xanh là một trong những đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần Khách sạn Xanh VNECO. Sự hình thành và phát triển của khách sạn luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của công ty. Khách sạn được xây dựng trên một vị thế hết sức thuận lợi cho việc kinh doanh của khách sạn, nó nằm dọc đường Lê Lợi, có diện tích sử dụng 11.511 m2. Đây là đơn vị được phân cấp mạnh và tương đối độc lập.

Khách sạn Xanh là đơn vị có vị trí quan trọng nhất đối với công ty cổ phần du lịch Xanh, bởi vì hơn 2/3 nguồn nhân lực của công ty điều tập trung tại đây. Sự thành bại



của khách sạn cũng chính là sự thành bại của toàn công ty. Quá trình phát triển của khách sạn như sau:

Trước năm 1975: là cư xá giáo sư đại học mỹ.

Năm 1975 - 1990: nhà khách UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1990 - 1993: Khách sạn Lê Lợi Huế .

Năm 1993 - 20/01/2005: Công ty khách sạn Lê Lợi Huế sáp nhập vào công ty du lịch cổ phần Hương Giang, đồng thời liên doanh với công ty xây lắp điện 3 (Đà Nẵng) để nhập vào công ty TNHH liên doanh đầu tư và phát triển Thiên An.

Từ 21/01/2005: là khách sạn Xanh - Huế thuộc công ty xây lắp điện 3. Đến tháng 8/2005 chuyển thành Công ty cổ phần du lịch Xanh - Huế đồng thời đầu tư xây dựng mới Khách sạn Xanh - Huế thành khách sạn 4 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế và đưa vào hoạt động vào tháng 9/2006 cho đến nay.

Logo của Khách sạn Xanh – Huế:


2 1 1 2 2 Vị trí địa lý của khách sạn Xanh Khách sạn Xanh sở hữu một vị trí 1

2.1.1.2.2. Vị trí địa lý của khách sạn Xanh

Khách sạn Xanh sở hữu một vị trí vô cùng thuận tiện cho việc kinh doanh của mình, nằm trên trục đường Lê Lợi ngay tại trung tâm thành phố Huế, từ khách sạn, chỉ mất 20 phút lái xe đến sân bay Phú Bài – Huế và 5 phút đi bộ đến ga Huế. Trong phạm vi bán kính một km từ khách sạn, du khách có thể thả sức dạo quanh các con phố mua sắm trung tâm hay chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiều diễm của dòng Sông Hương thơ mộng. Xa hơn, du khách có thể tham quan Hoàng thành cổ kính, Lăng tẩm, đền đài và các công trình cổ xưa khác đã trở thành di sản văn hóa của thế giới như Đại Nội, cầu Trường Tiền, các lăng Tự Đức, Minh Mạng, Khải Định, các khu mua sắm và địa điểm ẩm thực khác.

Môi trường xung quanh: nằm trong một khuôn viên khép kín rộng hơn 11.000m2, khách sạn Xanh có nhiều đột phá trong xây dựng như đã sử dụng các cấu kiện lắp ráp sẵn; được thi công trong thời gian nhanh kỷ lục (333 ngày); với lối kiến



trúc độc đáo, riêng có, là sự kết hợp giữa truyền thống cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam hòa quyện với phong cách hiện đại phương Tây tạo ra một điểm nhấn khá ấn tượng cho thành phố Huế, các trang thiết bị nội ngoại thất trang nhã được thiết kế bằng chất liệu gỗ và mây cao cấp. Khách sạn phủ đầy một màu xanh tươi mới, trong lành tràn đầy hoa và thảm cỏ xanh như một khu nghỉ dưỡng, với môi trường cảnh quan như vậy, du khách khi đến lưu trú tại khách sạn sẽ có thể đi dạo mát ngắm vườn cảnh hay nghỉ ngơi, thư giãn.

Có thể nói khách sạn Xanh có một vị trí rất đẹp, là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng khả năng thu hút khách đồng thời tạo nên lợi thế cạnh tranh cho khách sạn.

2.1.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Khách sạn Xanh - Huế

• Kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch: Ăn, ngủ, các tiệc liên hoan cưới hỏi, hội trường, các sự kiện, các dịch vụ bổ sung: Giặt là, tổ chức các Tour, tuyến tham quan trong và ngoài nước; các dịch vụ vui chơi giải trí: Karaoke, massage, Bar Disco, Bể bơi…

• Ngoài ra còn tổ chức phục vụ các đoàn khách của Tỉnh, các Hội nghị của các Ban Ngành trong và ngoài Tỉnh.

• Kinh doanh lữ hành, vận chuyển, ăn uống, khách sạn Quốc tế.

Để đảm bảo chức năng kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch, khách sạn thực hiện những nhiệm vụ sau:

• Nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ khách.

• Thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch của công ty, Sở Du lịch đề ra.

• Tổ chức các bộ máy kinh doanh phục vụ, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách trên cơ sở nhằm hoàn thiện các chính sách đề ra.

• Sử dụng, quản lý tốt cơ sở vật chất, các nguồn lực lao động như: vốn, lao động, đảm bảo tốt đời sống cán bộ nhân viên của khách sạn.

• Thực hiện nội quy pháp luật về kinh doanh khách sạn.


Khóa luận tốt nghiệp



2.1.1.2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Khách sạn Xanh - Huế

PHÒNG TCLĐ-HC

PHÒNG KDTT

PHÒNG TCKT

KHÁCH SẠN XANH

BIỆT THỰ CẨM TÚ- BẠCH MÃ

NHÀ HÀNG XANH

TRUNGTÂMLỮ HÀNHQUỐC TẾXANH

TIỀN SẢNH

BUỒNG PHÒNG

ẨM THỰC

THỂ THAO GIẢI TRÍ

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI XANH

BẢO TRÌ

BẢO VỆ

BÀN

BẾP

GIÁM ĐỐC CÔNG TY KIÊM GIÁM ĐỐC KHÁCH SẠN XANH

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Khách sạn Xanh

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


: Quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ phối hợp (Nguồn: Khách sạn Xanh - Huế)



SVTH: Hồ Bảo Quỳnh Châu – K43A QT Tổng Hợp 27



Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc:

a. Các phòng ban chức năng gồm có:

• Giám đốc Công ty: Là người đại diện theo Pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi mặt công tác của Công ty, chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động SXKD.

• Phòng Tổ chức lao động - hành chính: Thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các lĩnh vực tổ chức nhân sự, sắp xếp bố trí lao động, giải quyết tiền lương và các chế độ quyền lợi khác của người lao động.

• Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện công tác quản lý tài chính tài sản vật tư hàng hóa, tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các lĩnh vực quản lý kinh tế, thực hiện công tác hạch toán kinh doanh, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách nhà nước qui định...

• Phòng Kế hoạch kinh doanh thị trường: Giúp việc cho lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch kinh doanh, đảm nhận công tác khai thác khách, mua sắm trang thiết bị hàng hóa vật tư...

b. Các đơn vị trực thuộc gồm có:

• Khách sạn Xanh: kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, tổ chức bán các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn.

• Trung tâm Lữ hành: Tổ chức các tour du lịch trong nước và quốc tế, kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách, làm đại lý bán vé máy bay ...

• Nhà hàng Xanh: Chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống

2.1.1.2.5. Tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn

Ngày nay, với sự cạnh tranh của các khách sạn quanh địa bàn thành phố Huế, thì việc nghiên cứu thị trường khách hàng mục tiêu và xác định chiến lược marketing phù hợp là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của các khách sạn. Do đó trong những năm qua dựa trên việc phân tích, dự đoán nhu cầu của du khách, khách sạn Xanh đã tổ chức nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ phong phú như: bể bơi, phòng thể dục thể hình hiện đại, phòng họp quốc tế, chăm sóc sức khoẻ, cơm cung đình, quầy hàng mỹ nghệ, dịch vụ đưa đón khách, thuyền rồng... đã làm cho hoạt động kinh doanh của khách sạn trở nên phòng phú đa dạng hơn.

Nhìn chung, doanh thu của khách sạn tăng đều trong giai đoạn từ 2010-2012. Qua tổng doanh thu của các năm, có thể thấy rằng dịch vụ lưu trú và ăn uống là hai dịch vụ tạo nguồn thu chủ yếu cho khách sạn do đó muốn tăng doanh thu, khách sạn

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí