Giải pháp tăng cường khai thác thị trường khách du lịch nội địa tại khách sạn Xanh – Huế - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tình hình du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2010-2012) 19

Bảng 2: Tình hình cơ sơ lưu trú của Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2010 - 2012) 23

Bảng 3: Doanh thu của khách sạn Xanh theo từng loại hình kinh doanh dịch vụ 29

Bảng 4: Cơ cấu và giá các loại phòng Khách sạn Xanh - Huế 30

Bảng 5: Quy mô các nhà hàng của khách sạn Xanh – Huế 31

Bảng 6: Cơ cấu các loại phòng họp của Khách sạn Xanh - Huế 32

Bảng 7: Tình hình lao động của Khách sạn Xanh giai đoạn 3 năm 2010-2012 33

Bảng 8: Kết quả kinh doanh của khách sạn Xanh (2010 – 2012) 36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Bảng 9: Tình hình khách nội địa đến khách sạn Xanh qua 3 năm 2010 – 2012 40

Bảng 10: Mẫu điều tra theo giới tính 42

Giải pháp tăng cường khai thác thị trường khách du lịch nội địa tại khách sạn Xanh – Huế - 2

Bảng 11: Mẫu điều tra theo độ tuổi 43

Bảng 12: Mẫu điều tra theo nghề nghiệp 44

Bảng 13: Mẫu điều tra theo tỉnh/thành phố 45

Bảng 14: Số lần đến Huế của khách du lịch nội địa 46

Bảng 15: Mục đích chính đến Huế lần này của khách du lịch nội địa 47

Bảng 16: Khách du lịch nội địa đến Huế với 47

Bảng17: Kết quả điều tra số lần nghỉ tại khách sạn của khách du lịch 48

Bảng 18: Kết quả điều tra thời gian lưu trú tại khách sạn của khách du lịch 49

Bảng 19: Kết quả điều tra các nguồn thông tin của khách sạn mà khách du lịch tiếp cận...49 Bảng 20: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 51

Bảng 21: Kết quả phân tích nhân tố ý định trong tương lai của khách du lịch nội địa 55 Bảng 22: Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát đánh giá của khách hàng về CLDV và các chính sách của khách sạn Xanh 55

Bảng 23: Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến Ý định trong tương lai 56

Bảng 24: Kiểm định One Sample T-Test về nhóm “dịch vụ phòng ngủ” 57

Bảng 25: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của dịch vụ phòng ngủ 58

Bảng 26: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu tố đối với dịch vụ phòng ngủ 59


Bảng 27: Kiểm định One Sample T- Test về nhóm “dịch vụ ăn uống” 61

Bảng 28: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của dịch vụ ăn uống 62

Bảng 29: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu tố đối với dịch vụ ăn uống 63

Bảng 30: Kiểm định One Sample T-Test về nhóm “Dịch vụ bổ sung” 65

Bảng 31: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của dịch vụ bổ sung 66

Bảng 32: Kiểm định khác biệt ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu tố đối với dịch vụ bổ sung 67

Bảng 33: Kiểm định One Sample T-Test về nhóm “phân phối quảng bá” 69

Bảng 34: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của phân phối quảng bá 70

Bảng 35: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu tố đối với phân phối quảng bá 71

Bảng 36: Kiểm định One Sample T-Test về nhóm “Giá cả các dịch vụ” 72

Bảng 37: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của giá cả các dịch vụ 73

Bảng 38: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu tố đối với giá cả các dịch vụ 74

Bảng 39: Tóm tắt mô hình 76

Bảng 40: Kiểm định độ phù hợp của mô hình 77

Bảng 41: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 78

Bảng 42: Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 79

Bảng 43: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 80

Bảng 44: Kết quả phân tích hồi quy đa biến 80

Bảng 45: Kết quả phân tích hồi quy đa biến lần hai 81


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hoá 78

Hình 2: Kết quả xây dựng mô hình nghiên cứu 81


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Mẫu điều tra theo giới tính 42

Biểu đồ 2: Mẫu điều tra theo độ tuổi 43

Biểu đồ 3: Mẫu điều tra theo nghề nghiệp 44

Biểu đồ 4: Mẫu điều tra theo tỉnh thành phố 45

Biểu đồ 5: Mẫu điều tra theo số lần đến Huế 46

Biểu đồ 6: Mẫu điều tra theo mục đích du lịch 47


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lí do chọn đề tài

Ngày nay, ngành công nghiệp du lịch đã và đang được coi là “con gà đẻ trứng vàng” của mọi quốc gia hay là ngòi nổ để phát triển kinh tế. Đây là sự khẳng định chung của các chuyên gia kinh tế toàn cầu đối với sự đóng góp đáng kể của ngành công nghiệp không khói này. Hằng năm, ngành kinh doanh du lịch đã mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, tạo sức bật cho nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với nước ta, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, thể hiện năm 2012, du lịch Việt Nam đón 6,7 triệu lượt khách quốc tế, 32 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 160.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước suy thoái, việc ngành du lịch hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu cơ bản của năm 2012 là một thành công lớn, được coi là điểm sáng trong nền kinh tế – xã hội nước nhà.

Thừa Thiên Huế, vùng đất Cố Đô được thiên nhiên ưu đãi, là nơi hội tụ và giao thoa của các yếu tố văn hóa phương Đông và phương Tây, tỏa ra nét độc đáo, đa dạng phong phú, góp phần tạo nên nét đặc sắc cho văn hóa Việt Nam. Cố Đô Huế với những kho tàng di tích lịch sử, cổ vật, danh lam thắng cảnh, với những văn hóa phi vật thể đồ sộ, các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa của các dân tộc… Tận dụng được những thế mạnh đó, trong những năm qua, ngành kinh tế du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển vượt bậc, cụ thể doanh thu du lịch của tỉnh năm 2012 đạt hơn 2,2 tỷ đồng, tăng 33,32% so với năm 2011. Tuy nhiên, phát triển du lịch không chỉ để đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế mà còn phục vụ nhu cầu của chính người dân bản địa, đặc biệt ngày nay khi đời sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội đã được tăng lên một cách rõ rệt. Do đó, khách du lịch nội địa đã và đang trở thành yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chính vì lẽ đó mà hiện nay hàng loạt các khách sạn đã xuất hiện để có thể thu được nhiều lợi nhuận từ nguồn khách này. Lượng khách sạn tăng lên đột biến, lượng khách nội địa đi du lịch ngày càng tăng, song khoảng cách chênh lệch giữa cung và cầu ngày càng lớn, tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Để



tồn tại và phát triển đòi hỏi các nhà kinh doanh khách sạn phải tìm ra cho mình những hướng đi mới, hiệu quả hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Với những cơ hội và thách thức như vậy, trong những năm qua, khách sạn Xanh đã làm khá tốt hoạt động kinh doanh của mình, tổng lượt khách đến khách sạn ngày càng gia tăng. Năm 2012, tổng lượt khách là 48.554 lượt, tuy nhiên, lượng khách nội địa chỉ chiếm 20% trong cơ cấu khách đến. Do vậy, khách sạn cần nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp chính sách hơn nữa để có thể thu hút được ngày càng nhiều khách nội địa đến với khách sạn nhằm thu được nhiều lợi nhuận, tránh lãng phí nguồn nhân lực mùa thấp điểm, tận dụng và khai thác hết tiềm năng của thị trường, tiềm năng cơ sở vật chất của khách sạn.

Chính vì vậy, hiểu và nắm rõ nhu cầu của khách nội địa nói chung, khách nội địa mục tiêu của khách sạn nói riêng và chất lượng dịch vụ khách sạn là một trong những vấn đề mà khách sạn Xanh đang tích cực triển khai nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch nội địa, góp phần gia tăng nguồn doanh thu đáng kể cho khách sạn và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hiện nay.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường khai thác thị trường khách du lịch nội địa tại khách sạn Xanh – Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của bản thân.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình thức kinh doanh khách sạn và các biện pháp thu hút khách du lịch.

Phân tích và đánh giá khả năng khai thác thị trường khách du lịch nội địa của khách sạn Xanh.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khai thác thị trường khách du lịch nội địa tại khách sạn Xanh.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những nhận xét, đánh giá của khách du lịch nội địa đang lưu trú tại khách sạn Xanh.


4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường khai thác thị trường khách du lịch nội địa tại khách sạn Xanh thông qua việc đánh giá khả năng khai thác khách của khách sạn và khảo sát ý kiến của khách du lịch nội địa đang lưu trú tại khách sạn về chất lượng dịch vụ (CLDV), chính sách giá, phân phối, quảng bá khuếch trương của khách sạn Xanh.

- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện trong phạm vi khách sạn Xanh.

- Phạm vi thời gian:

+ Thu thập thông tin sơ cấp: từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2013.

+ Thu thập thông tin thứ cấp: từ năm 2010 đến năm 2012.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp

Sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp từ:

- Khách sạn Xanh, bao gồm: Cơ cấu bộ máy tổ chức, tình hình nguồn nhân lực và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 -2012.

- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: Tình hình du lịch Thừa Thiên Huế, tình hình cơ sở lưu trú của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 3 năm từ 2010 đến 2012.

5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

5.2.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đầu tiên, nghiên cứu sẽ áp dụng kỹ thuật phỏng vấn các chuyên gia mà cụ thể ở đây là giám đốc tiền sảnh; giám đốc trung tâm lữ hành Quốc tế Xanh, trưởng phòng kinh doanh, các nhân viên phục vụ trực tiếp khách hàng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của khách sạn, chính sách giá và các kênh quảng bá, phân phối mà khách sạn đang triển khai để thu hút khách du lịch.



Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (n=7). Đối tượng phỏng vấn: 7 khách du lịch nội địa đang lưu trú tại khách sạn Xanh. Kết hợp với một số nội dung được chuẩn bị trước, từ đó phác thảo các chỉ tiêu cần có khi xây dựng bảng hỏi.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức.

5.2.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được tiến hành dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất nhằm phân tích ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ, các hình thức quảng bá phân phối sản phẩm và chính sách giá của khách sạn từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường khai thác thị trường khách du lịch nội địa tại khách sạn Xanh.

5.2.2.1. Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập số liệu

Về kích thước mẫu:

Nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu đề tài xác định cỡ mẫu nghiên cứu thông qua công thức:

Z2 2 2: phương sai

n = -------- : độ lệch chuẩn

e2 n: kích cỡ mẫu

e: sai số mẫu cho phép

Với đặc tính của một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, độ tin cậy mà nghiên cứu lựa chọn là 95%, thông qua tra bảng: Z=1,96.

Về sai số mẫu cho phép, với độ tin cậy 95% và do dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nên sai số mẫu cho phép sẽ là 0,05.

Về độ lệch chuẩn, sau khi tiến hành điều tra thử với mẫu 30 bảng hỏi, nghiên cứu tiến hành xử lý SPSS để tính ra độ lệch chuẩn. Kết quả thu được giá trị = 0,325.

Z2 2

n =

(1,96)2*(0,325)2

=


= 162,3076 (mẫu)

e2 (0,05)2

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí