Kinh Nghiệm Phòng Ngừa Và Xử Lý Nợ Xấu Tại Các Nhtm Trên Thế Giới:


hiện. Ngân hàng đánh giá biện pháp bán toàn bộ khoản nợ là biện pháp hiệu quả nhất giúp ngân hàng nhanh chóng thu được tiền về để thực hiện quay vòng vốn, mặt khác nhằm giảm nợ xấu, cơ cấu lại danh mục tín dụng, giảm chi phí quản lý các khoản nợ xấu này. Khi bán các khoản nợ xấu, ngân hàng thường chấp nhận bán thấp hơn mệnh giá để thu hồi vốn nhanh và tránh ảnh hưởng tới những khoản nợ còn lại.

Trong hoạt động mua bán nợ, các ngân hàng thường thành lập một tổ chức có tính chuyên môn hoá cao gọi là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC). Công ty này sẽ tiếp nhận các khoản nợ và thực hiện việc mua bán tiếp theo. Ngoài ra, n gân hàng còn có thể bán nợ qua công ty mua bán nợ của chính phủ, hoặc hiện nay, còn có một kỹ thuật mới đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới là chứng khoán hoá các khoản nợ. Chứng khoán hoá là chuyển đổi một tập hợp có chọn lọc các khoản vay có thế chấp của ngân hàng mà trước đó không có thị trường thứ cấp để giao dịch thành các chứng khoán khả mại, có thể bán trên thị trường thứ cấp. Ngân hàng có thể dùng kỹ thuật này để xử lý các khoản nợ xấu của mình nhưng cần có sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán cùng giao dịch mua bán nợ.

1.2.3.5. Bù đắp bằng quỹ dự phòng:


Khi các biện pháp thu hồi khác không có hiệu quả, ngân hàng có thể dùng nguồn quỹ DPRR tài sản đề bù đắp thiệt hại của khoản nợ xấu. Do tính chủ động cao nên biện pháp này thường được các NHTM vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ nhanh chóng. Nhưng thực chất của biện pháp này là dùng nội lực của ngân hàng để khắc phục gánh nặng nợ xấu nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Việc sử dụng quá nhiều giải pháp này làm giảm thu nhập của ngân hàng trong khi vốn cho vay vẫn không thu hồi được. Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng vào các biện pháp thu nợ có tính triệt để hơn.


1.2.3.6. Sử dụng giải pháp pháp lý để đòi nợ:


Biện pháp kiện khách hàng ra toà để đòi nợ được ngân hàng lựa chọn khi các biện pháp trên không khả thi. Ngân hàng có thể nhờ toà án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao tài sản đảm bảo, tiền vay hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng với tư cách là chủ nợ có thể làm đơn xin toà mở thủ tục tuyên bố phá sản theo luật phá sản. Trên thực tế, việc phải sử dụng đến giải pháp này thường không đem lại hiệu quả cao cho việc đòi nợ của ngân hàng vì thủ tục rắc rối, khách hàng thường là không còn khả năng trả nợ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

1.2.4. Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM trên thế giới:


Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Phát triển MêKông - 5

Tại các ngân hàng thương mại Mỹ:

Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Mỹ cho thấy, để việc phòng ngừa nợ xấu hiệu quả cần thiết phải nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay, phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là ngân hàng sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có thề chủ động đối phó khi khách hàng mất khả năng trả nợ.

Bên cạnh đó, các NHTM ở Mỹ cho rằng việc thẩm định khoản vay có hiệu quả trong việc phòng ngừa nợ xấu hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu.

Một vài biện pháp khác mà các NHTM Mỹ áp dụng để phòng ngừa nợ xấu là yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh, yêu cầu bên vay cung cấp tài sản đảm bảo để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay. Các ngân hàng còn yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các NHTM Mỹ đã chủ động xử lý nợ xấu bằng các giải pháp cổ điển như khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu nợ, quy định lại


các hệ số bảo đảm an toàn, cơ cấu lại các khoản vay, cắt giảm nhân viên, tiết kiệm chi phí.

Đồng thời, họ cũng kết hợp với các giải pháp mới như sáp nhập ngân hàng còn hoạt động tốt với ngân hàng khó khăn. Ngoài ra, các NHTM Mỹ cũng nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ phía Chính phủ như Chính phủ mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, mua lại cổ phần chi phối và nắm quyền điều hành.

Tại các ngân hàng thương mại Trung Quốc:

Để phòng ngừa nợ xấu, tại các NHTM Trung Quốc đã ban hành quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm mục đích kịp thời thu nhập thông tin để phân loại nợ, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại nợ. Bộ phận tín dụng phải chịu trách nhiệm về tính chân thực, chuẩn xác và hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại nợ đã cung cấp.

Theo định kỳ, bộ phận tín dụng phải báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng về những thông tin phân loại nợ. Căn cứ vào kết quả phân loại nợ, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng sẽ quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro kịp thời.

Đồng thời, các NHTM Trung Quốc rất chú trọng đến việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung được trích hàng tháng và được xác định bằng 1% số dư cuối kỳ của các khoản cho vay. Dự phòng cụ thể được trích vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp.

Cách mà các NHTM Trung Quốc xử lý nợ xấu khi phát sinh là bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản được nhà nước tài trợ. Các công ty quản lý tài sản được nhà nước tài trợ này đã sử dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu bao gồm thanh lý tài sản, bán tài sản trực tiếp cho các nhà đầu tư và chứng khoán hóa những khoản nợ xấu


này.


Tại các ngân hàng thương mại Thái Lan:

Hệ thống ngân hàng Thái Lan sau khi bị chao đảo bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997-1998 đã điều chỉnh và thay đổi căn bản hoạt động ngân hàng, đặt biệt khâu trọng yếu nhất trong quản lý. Đó là xây dựng và thực thi hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả nhằm phòng ngừa nợ xấu.

Các NHTM tách bạch chức năng các bộ phận và tuân thủ quy trình cho vay: tách bộ phận cho vay thành hai bộ phận độc lập kiểm soát lẫn nhau là bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Các NHTM tiến hành phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy trình thẩm định và cho vay riêng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đồng thời, Ban hành hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng, trên cơ sở đó có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng.

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu từ các NHTM Thái Lan là ngoài bán nợ các NHTM Thái Lan còn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thay đổi chiến lược kinh doanh; củng cố sản xuất; quy trách nhiệm những người tạo nên món nợ xấu để xử lý mạnh bằng các biện pháp hành chính, kinh tế và thậm chí là luật pháp; sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu.

Bài học đối với các NHTM Việt Nam trong việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu:

Để công tác phòng ngừa nợ xấu đạt hiệu quả, các NHTM Việt Nam nên tách bạch, phân công rò chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình tín dụng, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động tín dụng và thẩm quyền phán quyết tín dụng. Đồng thời, xây dựng và ứng dụng hiệu quả các mô hình quản trị rủi ro tín dụng với bộ máy quản trị điều hành thông suốt, thông tin phòng ngừa rủi ro chất lượng. Các NHTM Việt Nam cần không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, hỗ trợ cho công tác phòng ngừa


và hạn chế rủi ro tín dụng. Một việc không thể bỏ qua là tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các NHTM của các quốc gia khác, các NHTM Việt Nam có thể học hỏi các cách sau để tự xử lý các khoản nợ xấu của mình:

Các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các khách hàng mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp.

Các NHTM nên bán các khoản nợ xấu không có khả năng tự xử lý cho công ty quản lý tài sản của Chính phủ.

Và có thể cân nhắc giải pháp quy trách nhiệm cho nhân viên tạo nên món nợ

xấu.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong quá trình tồn tại và phát triển, hoạt động ngân hàng luôn phải chấp nhận đối mặt với muôn vàn rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng đặc biệt qua trọng. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Vì vậy, vấn đề rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng quan tâm, tìm hiểu để phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất xuống mức thấp nhất có thể.

Trong phạm vi chương 1, tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận chung về rủi ro tín dụng và nợ xấu cũng như những lý thuyết chung về phòng ngừa và xử lý nợ xấu.


CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊKÔNG

2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Phát triển MêKông:


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:


Năm 1989 quỹ tín dụng Mỹ Xuyên được thành lập và hoạt động theo quyết định thành lập và cấp phép của ủy ban nhân dân thị xã Long Xuyên. Vượt qua thời kỳ biến động của nền kinh tế trong giai đoạn 1989-1990, quỹ tín dụng Mỹ Xuyên vẫn đứng vững và phát triển.

Đến ngày 19 tháng 10 năm 1992, ủy ban nhân dân tỉnh An Giang cấp giấy phép số 291/QĐ.UB thành lập ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên với vốn điều lệ là 303 triệu đồng. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng Mỹ Xuyên là nhận tiền gửi và đi vay để cho vay, bên cạnh đó cung cấp dịch vụ chuyển tiền và chi trả kiều hối. Thu nhập chính của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng và thu phí dịch vụ ngân hàng. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, ngân hàng Mỹ Xuyên đã đạt được những thành tựu rất có ý nghĩa, góp phần đáng kể phát triển kinh tế của tỉnh nhà An Giang. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng luôn được phát triển kịp theo tiềm năng và qui mô hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh của ngân hàng cũng như không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng để phục vụ khách hàng được tốt nhất. Từ năm 2004 ngân hàng Mỹ Xuyên đã được ngân hàng thế giới tài trợ thông qua dự án tài chính nông thôn RDF nhằm phục vụ chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang.

Ngày 16/9/2008, thống đốc ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 2037/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên được chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng nông thôn thành ngân hàng đô thị.


Cuối năm 2009, từ tên Mỹ Xuyên cũ, ngân hàng chính thức đổi tên thành ngân hàng TMCP Phát triển MêKông, đồng thời ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu một chặng đường phát triển mới của ngân hàng này.

Năm 2010 là một năm bước ngoặc của MDB khi chính thức bắt tay với cổ đông chiến lược là công ty đầu tư tài chính Fullerton Financials Holding (FFH) – công ty 100% vốn của Temasek Holdings – một tập đoàn tài chính hàng đầu của chính phủ Singapore. Sự liên minh này cũng đã giúp đưa vốn điều lệ của MDB 3.000 tỷ đồng. Đến nay vốn điều lệ của MDB là 3.750 tỷ đồng.

Năm 2012 cũng là năm MDB chính thức đưa vào sử dụng hệ thống ngân hàng lòi core banking và hệ thống quản lý quan hệ khách hàng hiện đại. Từ đó đến nay MDB luôn chú trọng triển khai những dự án lớn trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng, đặt nền móng vững chắc cho kế hoạch kinh doanh lâu dài, đưa hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch kiểu mẫu hiện đại vào hoạt động, nâng tầm vượt bậc chất lượng sản phẩm dịch vụ.

2.1.2. Mô hình tổ chức:


Ngân hàng TMCP Phát triển MêKông được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.

MDB hiện có cơ cấu tổ chức gồm hội sở, 17 chi nhánh, 12 phòng giao dịch và 20 quỹ tiết kiệm. Tuy đã có mặt hơn 20 năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhưng mạng lưới giao dịch của MDB còn khá thưa, nhận dạng thương hiệu còn yếu.

Hội sở chính bao gồm các khối kinh doanh, khối tài chính kế toán, khối pháp chế tuân thủ, khối công nghệ thông tin, là nơi tập trung quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của các chi nhánh và điểm giao dịch.

Về cơ cấu nhân sự, hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022