MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ngành du lịch được xem như là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Không những được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Trên dải đất hình chữ S, hoạt động du lịch ngày nay không chỉ hình thành và phát triển ở những thành phố lớn, hiện đại mà đã mở rộng tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi cư trú của một số đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, từ hàng trăm năm trước, Sa Pa đã được ví như thủ đô mùa hè của miền Bắc. Với bản sắc văn hóa truyền thống, cùng vẻ đẹp hùng vĩ và khí hậu mát mẻ quanh năm do thiên nhiên ban tặng đã đem đến cho Sa Pa một sự cuốn hút khó quên. Với thế mạnh về cảnh đẹp, khí hậu và nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, Sa Pa luôn được khách du lịch lựa chọn như điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình của họ. Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên, Sa Pa có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn rất độc đáo. Với 8 tộc người anh em sống dọc theo sườn núi dãy Hoàng Liên Sơn (Kinh, Mông, Dao, Tày, Thái, Dáy, Hoa, Xá Phó), sự đa dạng văn hóa và sự giao lưu kết hợp giữa các dân tộc với nhau đã hình thành nên bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của Sa Pa. Có thể khẳng định, trong những năm gần đây, hoạt động du lịch ở Sa Pa đã và đang phát triển mạnh, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng đã có những ảnh hưởng đến đời sống của bà con các dân tộc thiểu số nơi đây, đặc biệt là cộng đồng người H’Mông, chiếm đến 52% dân số của Sa Pa.
Bên cạnh những tác động tích cực của hoạt động du lịch còn có những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống của người H’Mông. Vấn đề đặt ra đối với
việc phát triển du lịch tại đây là phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc nơi đây hướng tới phát triển du lịch bền vững trở thành một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu một cách hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cailàm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu được một số tài liệu liên quan đến các vấn đề chính của luận văn: tác động của hoạt động du lịch và đời sống văn hóa-xã hội của đồng bào H’Mông.
Trước đây, đã có nhiều tác giả đưa ra cơ sở lý luận về tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội: tác giả Trần Đức Thanh với cuốn “Nhập môn khoa học du lịch” (2005); tác giả Trần Thị Mai (chủ biên) với tác phẩm “Tổng quan du lịch” (2009). Đây là hai trong số các nghiên cứu tiêu biểu nhất về vấn đề này. Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra được các lý luận cơ bản nhất về các tác động của hoạt động du lịch đến nhiều các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực văn hóa-xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai - 1
- Nội Hàm Của Các Tác Động Của Hoạt Động Du Lịch
- Tác Động Của Du Lịch Đến Văn Hóa-Xã Hội
- Tác Động Của Du Lịch Đến Đời Sống Văn Hóa-Xã Hội
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau viết về đồng bào H’Mông, được thể hiện qua sách báo, tạp chí, luận văn, luận án... Ví dụ như các tác phẩm “Dân tộc Mông ở Việt Nam” (1994) của Cư Hòa Vần và Hoàng Nam, “Văn hóa H’Mông” (1996) của tác giả Trần Hữu Sơn, “Văn hóa tâm linh của người H’Mông ở Việt Nam truyền thống và hiện đại” (2006) của tác giả Vương Duy Quang. Các nghiên cứu trên đây đề cập tới nguồn gốc của người H’Mông, các đặc điểm liên quan đến đời sống của họ. Các tác phẩm đưa ra thông tin về đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội của người H’Mông, như: nhà cửa, ẩm thực, quan hệ xã hội, đời sống kinh tế, ngôn ngữ...
Đối với vấn đề tác động của du lịch đến đời sống của người H’Mông, đã có một số bài viết ngắn về vấn đề này, tiêu biểu như nghiên cứu “Tác động
của du lịch đối với các “giao” (làng) của người H’Mông ở Sa Pa”. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra một số thực trạng về vấn đề tác động của du lịch đối với bà con tộc người H’mông và đưa ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, bài viết chỉ mới đưa ra sơ lược về thực trạng các tác động một cách tổng quát, chưa tập trung cụ thể vào lĩnh vực đời sống văn hóa-xã hội, và cũng chưa có sự phân tích, kết hợp với cơ sở lý luận về các tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội.
Như vậy, đã có những nghiên cứu liên quan đến đời sống của đồng bào H’Mông ở Việt Nam cũng như ở Sa Pa và một số bài viết liên quan đến tác động của du lịch đến tộc người này nhưng chưa có những nghiên cứu đầy đủ về vấn đề tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa. Cho nên, việc lựa chọn đề tài này là cần thiết, có thể đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học du lịch cũng như trở thành tài liệu tham khảo sau này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng về tác động của hoạt động du lịch đến đời sống của người H’Mông trên địa bàn.
- Đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi nhằm hướng vào việc phát triển du lịch bền vững tại đây nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận về tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của huyện Sa Pa và những tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông tại nơi đây.
- Đưa ra được những định hướng đồng thời đề xuất được những giải pháp hướng vào việc phát triển du lịch bền vững cho huyện Sa Pa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của hoạt động du lịch tới đời sống văn hóa-xã hội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, chủ yếu là nghiên cứu và khảo sát tại các bản của hai xã Lao Chải và San Sả Hồ.
- Về thời gian: số liệu và cứ liệu nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014.
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu tập trung vào nội dung các tác động của hoạt động du lịch đến cộng đồng người H’Mông.
- Về đối tượng điều tra: Bao gồm các yếu tố liên quan tới hoạt động du lịch như: cộng đồng dân cư địa phương, chính quyền địa phương và các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Thu thập và xử lý tài liệu
Trong quá trình thực hiện, tác giả đã thu thập và sưu tầm tài liệu tại: Thư viện Quốc gia, Bảo tàng dân tộc học, Thư viện trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Phòng Thông tin-Du lịch huyện Sa Pa, Thư viện Sa Pa.
Thông tin được tìm kiếm chủ yếu từ các tài liệu, kết quả nghiên cứu trước đó về tộc người H’Mông, về các tác động của hoạt động du lịch và về hoạt động du lịch tại huyện Sa Pa, bao gồm: sách, báo, tạp chí về du lịch bằng Tiếng Việt và Tiếng nước ngoài, văn bản pháp luật như Luật du lịch và báo cáo của chính quyền địa phương cũng như cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại Sa Pa, Lào Cai.
5.2. Phương pháp điền dã
Tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa, quan sát địa bàn rất nhiều lần, tuy nhiên điều tra và phỏng vấn chủ yếu được chia làm ba đợt:
- Khảo sát đợt 1 (Tháng 03 năm 2014): nhằm mục đích tìm hiểu sơ bộ về đời sống của bà con H’Mông và hoạt động du lịch diễn ra tại đây. Đợt khảo sát này tác giả chủ yếu quan sát và chụp hình tại thực địa.
- Khảo sát đợt 2 (Tháng 11 năm 2014): Tìm hiểu và đánh giá thực trạng đời sống của bà con khi có tác động của hoạt động du lịch. Hoạt động khảo sát thực địa lần này có kết hợp thêm việc ghi chép, phỏng vấn và điều tra.
- Khảo sát đợt 3 (Tháng 12 năm 2014): tiếp tục quan sát và phỏng vấn.
5.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học được thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn.
- Sử dụng phiếu điều tra: Đối tượng điều tra được phát phiếu khảo sát bao gồm cộng đồng dân cư địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và khách du lịch.
Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi mở và đóng, chủ yếu điều tra các thông tin xoay quanh đời sống của bà con H’Mông như: trang phục, ẩm thực, kiến trúc, quan hệ xã hội, cơ cấu kinh tế... Tác giả đã phát phiếu điều tra gửi tới hơn 200 cư dân, 100 khách du lịch và 50 doanh nghiệp tại địa bàn khảo sát.
- Phỏng vấn: Tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số doanh nghiệp lữ hành, các cán bộ quản lý của chính quyền địa phương tại Sa Pa, cán bộ quản lý tại Phòng Thông tin-Du lịch huyện Sa Pa, một số người dân tại địa bàn huyện Sa Pa.
5.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Dựa trên việc sưu tầm các nguồn tài liệu, cùng với các dữ liệu, số liệu thu thập được, từ đó thực hiện công việc tổng hợp và phân tích tư liệu rồi rút ra các kết quả nghiên cứu một cách chính xác và đầy đủ nhất.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề liên quan đến tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội
Chương 2: Thực trạng về tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA-XÃ HỘI
1.1. Khái quát về hoạt động du lịch
1.1.1. Các khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay thuật ngữ du lịch được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, dưới mỗi góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học lại có những khái niệm khác nhau về du lịch .
Năm 1985, I.I.Pirôgiơnic đã đưa ra khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức-văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. [29, tr. 6]
Định nghĩa của Michael Coltman:
“Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”. [5, tr. 15]
Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:
Du khách
Nhà cung ứng dịch vụ du lịch
Dân cư sở tại
Chính quyền địa phương
Nguồn: Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình
phục vụ du khách
Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO cũng đưa ra khái niệm: “Du lịch bao gồm các hoạt động của con người, đến và lưu lại ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong vòng không quá 1 năm với mục đích nghỉ ngơi, giao dịch và các mục đích khác” (UNWTO, 1993).
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.1.2. Khách du lịch
Vào cuối thế kỷ XVIII khái niệm về khách du lịch đã xuất hiện lần đầu tại Pháp. Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch:
Theo Khoản 1 điều 4 Luật du lịch Việt Nam (năm 2005) quy định: "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến".
Trong đó, khách du lịch cũng bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
- Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế (International tourist): Là một người lưu trú ít nhất 1 đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến.
- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Là một người đang sống trong một quốc gia (không kể quốc tịch nào) đến một nơi khác trong quốc gia đó (không phải là nơi thường trú) trong thời gian ít nhất 24 giờ và không