Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bích Ngọc Lớp: Anh 14

Khoá: K42D

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


Hà Nội, tháng 11 năm 2007

Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam - 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận chung về nhượng quyền thương mại và phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm 5

I. Nhượng quyền thương mại 5

1 Định nghĩa nhượng quyền thương mại 5

2 Phân loại nhượng quyền thương mại 8

3 Lợi ích của nhượng quyền thương mại 12

4 Hạn chế của nhượng quyền thương mại 18

II. Phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm 21

1 Đặc điểm ngành kinh doanh thực phẩm 21

2 Quy trình nhượng quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm 25

3 Quy trình nhận quyền kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm 35

Chương II: Thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 40

I. Cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 40

1 Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 40

2 Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam 45

II. Đặc điểm ngành kinh doanh thực phẩm Việt Nam 48

1 Quy mô của ngành kinh doanh thực phẩm Việt Nam 48

2 Chất lượng của ngành kinh doanh thực phẩm Việt Nam 52

III. Thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 55

1 Quá trình phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 55

2 Thực tiễn hoạt động của các bên nhượng quyền tại Việt Nam 58

3 Thực tiễn hoạt động của các bên nhận quyền tại Việt Nam 64

4 Đánh giá chung về thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 69

5 Một số mô hình nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tiêu biểu của Việt Nam 70

Chương III: Tiềm năng và giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam thời gian tới 76

I. Tiềm năng phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 76

1 Những điều kiện thuận lợi để phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 76

2 Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh rất phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay 83

3 Tiềm năng về thị trường nhượng quyền và nhận quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam 84

II. Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam thời gian tới 86

1 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp nhượng quyền 87

2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp nhận quyền 93

3 Giải pháp từ phía Nhà nước và các Bộ, Ban, Ngành 96

Kết luận 101

Tài liệu tham khảo 103

Phụ lục 108

Phụ lục 1: Mẫu đơn đăng ký nhượng quyền thương mại 108

Phụ lục 2: Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại 110

LỜI MỞ ĐẦU

A. Tính cấp thiết của đề tài


Nhượng quyền thương mại (Franchise) là một phương thức kinh doanh đã ra đời và phát triển trên thế giới hơn 6 thập kỷ qua, đặc biệt phổ biến ở các nước Âu - Mỹ và được đánh giá là mô hình kinh doanh có tính ưu việt nổi bật, đem lại thành công cho nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của những nền kinh tế lớn trên thế giới. Tại Việt Nam, phương thức kinh doanh này bắt đầu manh nha hình thành từ giữa những năm 1990, tuy nhiên đến nay thuật ngữ “franchise” vẫn còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Một vài năm gần đây, nhượng quyền thương mại tại Việt Nam bắt đầu có những khởi sắc, rõ ràng nhất là trong lĩnh vực thực phẩm với sự nổi lên của một số thương hiệu nhượng quyền Việt Nam như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, Nước Mía Siêu Sạch… và sự xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài tại Việt Nam như KFC, Jollibee, Gloria Jean’s, Dimah…Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay của nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam vẫn chỉ ở giai đoạn “sơ khai”, chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng của thị trường.

Trên thực tế, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm. Chúng ta có một truyền thống văn hóa ẩm thực phong phú với nhiều món ăn ngon truyền thống, nhiều loại đặc sản, nông thủy hải sản nổi tiếng… Lợi thế này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực thực phẩm. Với ưu điểm nổi bật là hiệu quả cao và chi phí thấp, phương thức nhượng quyền có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu và nhân rộng mô hình kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm một cách nhanh chóng và tiết

kiệm. Mô hình kinh doanh này đặc biệt phù hợp với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam với đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, với mức tăng trưởng GDP trung bình 7,6%/năm1 từ 2001 đến 2006, tình hình an ninh chính trị ổn định, lực lượng lao động dồi dào, nguồn cung cấp nguyên liệu nông sản và các sản phẩm thực phẩm phong phú cùng với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1/2007, Việt Nam trở thành một điểm đến lý tưởng đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm.

Dù có tiềm năng lớn nhưng do thiếu kinh nghiệm, trình độ, nhân lực cũng như chính sách hỗ trợ, sự quan tâm thích đáng từ phía Nhà nước và các Bộ, Ban, Ngành đối với lĩnh vực mới mẻ này nên nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam vẫn đang ở dạng tiềm ẩn, chưa thực sự phát huy hết thế mạnh. Làm thế nào để có thể phát triển kinh doanh nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam đang là một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực. Chính vì vậy, tác giả chọn “Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

B. Mục đích nghiên cứu của đề tài


Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về nhượng quyền thương mại và phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm.

Đánh giá thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam.

Đánh giá tiềm năng phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam .



1 Tổng cục thống kê (2006), Niên giám thống kê 2006, NXB Thống Kê, -69-.

Đề xuất hệ thống giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam.

C. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


- Đối tượng nghiên cứu: Việc phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động nhượng quyền và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động trên thị trường Việt Nam. Đề tài tập trung đánh giá thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam từ 1997-2007, các giải pháp được đề xuất có giá trị đến 2015.

D. Phương pháp nghiên cứu đề tài


Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: thu thập tài liệu, xây dựng bảng biểu, thống kê, so sánh, phỏng vấn, quan sát và phân tích tổng hợp.

E. Bố cục của đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm có 3 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận chung về nhượng quyền thương mại và phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm.

Chương II: Thực trạng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam.

Chương III: Tiềm năng và giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam thời gian tới.

CHƯƠNG I‌‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM

I. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI


1 Định nghĩa nhượng quyền thương mại

Thuật ngữ “franchise” bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ, có nghĩa là “đặc quyền” hay “tự do”. Tại Việt Nam “franchise” được dịch là “nhượng quyền thương mại” hay “nhượng quyền kinh doanh”. Về lý thuyết, cụm từ “thương mại” chỉ mang hàm nghĩa buôn bán, giao dịch trong khi đó hoạt động “franchise” trên thế giới không chỉ đơn thuần là việc buôn bán, giao dịch thông thường mà còn liên quan đến các yếu tố khác như thương hiệu, bí quyết kinh doanh, giải pháp kinh doanh…, chính vì vậy cách dùng thuật ngữ “nhượng quyền kinh doanh” là chính xác hơn. Bên cạnh đó, cũng có quan niệm cho rằng dùng từ “nhượng” là chưa chính xác vì quyền kinh doanh thương hiệu và sản phẩm hay dịch vụ chỉ được bên chủ thương hiệu cho phép sử dụng trong một thời gian nhất định mà thôi, chính vì vậy cụm từ “cấp quyền kinh doanh” có vẻ phù hợp hơn cụm từ “nhượng quyền kinh doanh”. Tương tự, thuật ngữ “mua nhượng quyền” dùng đối với bên nhận quyền lẽ ra phải là “thuê nhượng quyền”. Song trên thực tế, “nhượng quyền thương mại” hay “nhượng quyền kinh doanh” chẳng qua chỉ là cách gọi, cả hai thuật ngữ này đều được hiểu là hoạt động thương mại theo đó bên nhận quyền tiến hành hoạt động kinh doanh theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định.

Hoạt động nhượng quyền kinh doanh khởi nguồn tại Mỹ vào giữa thế kỷ 19 với sự kiện lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singer ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Đến nay, hoạt động nhượng

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí