Đánh Giá Các Yếu Tố Tác Động Đến Môi Trường Du Lịch Thành Phố Đà Lạt.


2002

981.321

73.979

2003

1.141.071

79.849

2004

1.326.827

85.774

2005

1.560.972

100.675

2006

1.848.000

97.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 4

(Nguồn: Công ty Du lịch Lâm Đồng & Sở Du Lịch và Thương mại Lâm Đồng)


Môi trường do tác động của con người, môi trường ảnh hưởng do:

- Cơ sở vất chất: Nếu phát triển yếu tố này tốt thì môi trường sẽ được đảm bảo tốt phục vụ cho cuộc sống của con người. Ngược lại là điều gây khó khăn cho môi trường, cho cuộc sống con người.

- Mức sống của người dân cũng có tác động lớn đến môi trường về văn hóa, văn minh trong nhiều lĩnh vực ít nhiều tác động mạnh đến môi trường sống. Các hoạt động về kinh tế của con ngừời như sản xuất, khai thác tài nguyên, buôn bán, giao thông vận tải, dịch vụ, ..có tác động nhất định đến môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng. Kinh tế phát triển, môi trường biến động do bàn tay của con người: đất đai bị sạt lở, rừng bị tàn phá, không khí

bị ô nhiễm do rác thải, nguồn nước,…

Sự phát triển kinh tế cũng có tác động lớn đến môi trường. Tuy vậy chúng ta thấy rằng không thể phát triển kinh tế nếu như không diễn ra những thay đổi này hay thay đổi khác trong môi trường bao quanh. Vấn đề là ở các cấp lãnh đạo có tư duy đổi mới trong quản lý điều hành để làm sao cho những thay đổi về phát triển kinh tế sẽ không ảnh hưởng cho môi trường sống của con người. Nó là sự thay đổi phải thúc đẩy khả năng cải thiện môi trường tự nhiên, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.

Sự tàn phá rừng ở một số nơi tại Đà Lạt đã làm cho chất lượng rừng bị ảnh hưởng, môi trường bị ảnh hưởng. Và cũng chính rừng bị tàn phá mà có


những trận mưa gây lũ tại thành phố Đà Lạt trong nhiều ngày. Ngoài ra nó cũng làm cho khí hậu bất thường. Chúng ta thấy Đà Lạt mấy năm gần đây đã nóng lên. Đó cũng là do nguyên nhân rừng bị tàn phá đi một ít, không khí bị ảnh hưởng do cây cối không đủ sức điều tiết nhiệt độ chung trong thành phố..

Sản xuất nông nghiệp là một ngành chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn thu của Đà Lạt, cũng làm ảnh hưởng đến môi trường rất lớn. Đó là môi trường bị ảnh hưởng và ô nhiễm do việc gia tăng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu từ các khu vực trồng rau, trồng hoa, trái và củ của các nhà vườn xung quanh thành phố. Đà Lạt có đặc điểm là nơi trồng và sản xuất nhiều rau và hoa. Ở đây có hàng trăm loài hoa được trồng quanh thành phố. Do lợi nhuận cho nên người dân đã tìm các biện pháp tăng nhanh sản lượng trồng bằng các loại thuốc trừ sâu. Đây là nguồn ô nhiễm lớn nhất cho môi trường thành phố.

Tài nguyên du lịch của Đà Lạt có thể nói là rất lớn, vấn đề khai thác tài nguyên như thế nào là trách nhiệm của người quản lý. Hiện trạng môi trường, (đô thị, thiên nhiên, cảnh quan) thực tế cho ta thấy còn nhiều vấn đề phải bàn và có hướng phát triển về lâu dài. Giải pháp bảo vệ và phát triển môi trường phải phù hợp với thực tế ở Đà Lạt và khả năng phát triển chung của toàn tỉnh Lâm Đồng.

Trước đây, điều kiện tự nhiên còn là nguyên thủy, không có tác động của con người thì thực tế có những điểm chưa phù hợp với môi trường phục vụ cho du lịch. Khi có tác động của con người thì chúng ta cũng thấy được những ưu điểm nhất định như tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc đi lại, sinh hoạt hiện nay cũng như về sau. Việc tác động của con người về tích cực mà nói là làm thay đổi diện mạo của thành phố về cảnh quan, mỹ quan và cấu trúc,…mang tính khoa học hiện đại nhằm đưa tầm nhìn của thành phố lên một bước phát triển mới.


Sự vận động của con người đã làm cho bộ mặt Đà Lạt- thành phố du lịch ngày càng có những thay đổi theo hướng phát triển về kinh tế. Mọi người đã có tư duy nhất định về môi trường và sự sống nó gắn kết và sự gắn kết liên tục trong suốt quá trình phát triển. Vấn đề là làm sao càng phát triển kinh tế, nâng cao sức khỏe con người thì song song với nó là môi trường càng ngày càng được cải thiện không ngừng.

Tuy nhiên tác động của con người không chỉ là về mặt tích cực không thôi. Trong thực tế tác động của con người đã ảnh hưởng khá lớn đến môi trường rất nhiều và nó thay đổi phần lớn nhiều mặt. Đó là: Một số khu vực sử dụng cho vui chơi, nhưng chưa đa dạng, phong phú, chưa sạch sẽ, chưa thu hút được nhiều khách. Hoạt động của nhà hàng khách sạn chưa có tính phục vụ mà nặng về dịch vụ đơn thuần, nhỏ lẻ. Các nguồn rác thải còn gây ô nhiễm môi trường, còn nhiều nơi chưa được khai thông, nhiều chỗ còn bị tắc đọng hoặc còn mùi hôi khó chịu như Thác Camly, Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở,…

Đà Lạt có nhiều cảnh vật tự nhiên tạo nên một một môi trường lý tưởng trên mọi phương diện. Đó là đồi núi cao nhấp nhô dưới rừng thông bạt ngàn, các hồ nước tự nhiên như: Hồ Tuyền Lâm, Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở, Thung Lũng Tình Yêu, Đồi Mộng Mơ, Hồ Suối Vàng, Hồ Chiến Thắng,…đã làm nên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng từ rất lâu của thành phố. Đồi núi, rừng, hoa, hồ,…là những cảnh vật thiên nhiên tạo nên làm cho Đà Lạt có những đặc thù mà nhiều nơi không có được. Có thể nói là thiên nhiên đã ưu đãi cho Đà Lạt những điểm mạnh mà môi trường ở đây thật tuyệt và nó làm cơ sở cho việc phát triển của ngành du lịch đầy tiềm năng.

Sinh thái ảnh hưởng đến môi trường: cây cối, rừng, không khí, nước,… Ở Đà Lạt ta thấy có Hồ Tuyền Lâm là một hồ rộng lớn, được nới rộng diện tích phục vụ nhu cầu tưới tiêu và du lịch. Diệân tích hồ đã được mở rộng lên đến 32


km2 , độ sâu có nơi đến 30 m. Cuối hồ là đập tràn sừng sững giữa núi rừng hoang vu với mười bậc đá vững chải, chắc nịch như để giữ gìn và bảo vệ cho vẻ nên thơ của một hồ nước hùng vĩ.

Mật độ dân cư đông sẽ ảnh hưởng đến môi trường do nhu cầu về lương thực, thực phẩm, sinh hoạt tăng theo sẽ tác động trở lại môi trường.

Trình độ văn hoá của dân cư. Nếu cao hay thấp cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường do vấn đề nhận thức, sinh hoạt,…

Kiến trúc đô thị chưa thật thống nhất. Tuy nhiên, đặc thù của Đà Lạt là núi đồi có thể có những kiến trúc phù hợp nhưng thực tế cũng còn bất cập do việc tự xây dựng theo ý riêng cũng đã làm mất đi vẻ đẹp của thành phố.

Bảng 2.2: THAM KHẢO DỰ BÁO TỶ LỆ ĐÔ THỊ HÓA


KHU VỰC

1950

1986

2000

Bắc Mỹ

64%

74%

78%

Châu Âu

56%

73%

79%

Nga

39%

71%

74%

Đông Á

43%

70%

79%

Nam Mỹ

41%

65%

77%

Châu Đại Dương

61%

63%

73%

Trung Quoác

12%

32%

40%

Châu Phi

15%

30%

42%

Nam Á

15%

24%

35%

Thế giới

29%

43%

48%

( Nguồn: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Hà Nội 1997)

2.2 Đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường du lịch thành phố Đà lạt.

2.2.1 Các yếu tố tự nhiên.


Đà Lạt cách TP. Hồ Chí Minh 300 km, Vũng Tàu 350 km, Nha Trang 230 km, Phan Thiết 230 km, Buôn Ma Thuột 150 km. Quốc lộ 20 (từ Đà Lạt đến Dầu Dây) tiếp Quốc lộ 1 nối liền Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam. Quốc lộ 27 nối Đà Lạt với tỉnh Đắc Lắc. Đường 11 nối liền Đà Lạt với các tỉnh Duyên hải miền Trung từ thị xã Phan Rang. Đường sắt từ Đà Lạt đi Phan Rang là một đường sắt đặc thù (răng cưa) sẽ được phục hồi sau năm 2010. Các con đường khác tiếp tục nâng cấp.

Với quốc tế Đà Lạt chỉ cách 10 thủ đô và thành phố lớn của các nước láng giềng như Băng Kốc, Singrpore, Kualalumpur, Jakata, Manila, Hồng Kông khoảng 2 giờ bay từ sân bay Đà Lạt.

Trải qua nhiều thời kỳ thay đổi, hiện nay tọa độ thành phố Đà Lạt được xác định như sau:

Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương. Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương. Tây và Tây Nam giáp hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.

Đơn vị hành chính gồm 12 phường (từ phường 1 đến phường 12) và 3 xã ngoại thành (Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung).

Hiện nay thành phố Đà Lạt có 70% dân số đang sống bằng các hoạt động du lịch, dịch vụ (bao gồm cả du lịch, ngân hàng, bưu chính viễn thông,…) nhưng du lịch là chính.

Theo số liệu thống kê từ Cục Thống kê Lâm Đồng cuối năm 2005 thì:

- Dân số của Đà Lạt là 189.523 người.

- Diện tích nông nghiệp 7.028ha, sản lượng 191.695 tấn.

Nguồn tài nguyên khoáng sản ở Đà Lạt khá phong phú nhưng với mức độ khai thác triệt để đã để lại những hậu quả to lớn. Cụ thể là chỉ trong vòng 5 năm, những vùng sa khoáng chứa quặng thiếc tại Thái Phiên, hồ Than Thở, đầu nguồn hồ Đa Thiện, hồ Chiến Thắéng, khu vực Lạc Dương đã bị khai thác cạn


kiệt. Việc khai thác này để lại một bề mặt địa hình loang lổ. Vào những năm cao điểm, các hồ đều bị nhiễm bẩn nặng nề, nhiều nơi phần bồi lấp trong hồ bắt đầu hình thành.

Song song với việc khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng là sự tàn phá rừng để làm vật dụng chèn chống và củi đốt, gây tác hại không nhỏ cho rừng.

Trong sản xuất nông nghiệp, từ năm 1975 đến nay, hàng ngàn hecta rừng đã bị triệt hạ làm đất canh tác. Trong đó phải kể đến một diện tích lớn rừng đầu nguồn bị khai thác trắng.

Không khỏi lo lắng khi diện tích rừng Đà Lạt ngày càng thu hẹp, nạn cháy rừng xảy ra hàng năm, rừng đầu nguồn bị tàn phá, dẫn đến sự tăng lượng phù sa sông suối, đẩy mạnh quá trình bồi lấp các hồ và làm nhiễm bẩn các nguồn nước ở Đà Lạt. Hồ Xuân Hương, trung tâm thành phố đang bị bồi lấp dần. Cho đến nay khoảng 6 ha mặt hồ đã bị bồi lấp. Vào mùa mưa, nước hồ đục ngầu. Các hồ nằm ở bậc địa hình cao hơn đóng vai trò như các hồ lắng lọc và điều hòa mực nước không còn tác dụng. Hồ Than Thở đã bị bồi lấp gần hết, các hồ Mê Linh, Vạn Kiếp… đã bị bồi lấp hoàn toàn.

Trong khi đó, lượng nước sạch về các hồ chứa ngày càng giảm, sức chứa của các hồ ngày càng ít đi, việc nâng cao bờ các hồ chứa cũng không giải quyết được. Cần lưu ý hơn đến nguồn nước, bảo vệ nguồn nước chính là hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ đất và phát triển vốn rừng… Đặc biệt quan trọng là cần sớm qui hoạch vùng sản xuất và dân cư trên các lưu vực dẫn vào hồ nước sạch để bảo vệ nước sinh hoạt cho cả thành phố hiện nay và mai sau.

Do rừng, đồi hoang chiếm với diện tích lớn nên đất dành cho nông nghiệp không nhiều, chỉ khoảng 3.600 ha. Với điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp nên phần lớn diện tích trồng trọt ở đây là trồng rau và hoa. Các loại đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp được phân bố khá tập trung, thuận lợi cho tổ chức khai thác và bảo vệ.


Theo Sở Thương mại- Du lịch thì nguồn thu nhập của Đà Lạt chủ yếu là dịch vụ du lịch (58%), ngoài ra có các ngành: xây dựng (23%), nông nghiệp (17%), ngành khác 2% . (Có các ngành công nghiệp- tiểu thủ công ).

Môi trường đã bị xuống cấp cho nên sức thu hút du lịch của thành phố đã bị ảnh hưởng nhất định. Các khu vực xây dựng, nhà cửa san sát không theo quy hoạch làm cho bức tranh của thành phố về du lịch không được hài hoà. Khách du lịch không hài lòng về cơ sở hạ tầng (đường sá, cung cách phục vụ, đi lại, sự trong sạch của môi trường bị xuống cấp, không thu hút,…. ).

Đà Lạt là nơi diễn ra các cuộc hội họp lớn. Nơi đây đã là điểm hẹn của năm du lịch thiên niên kỷ (2000), nơi hội họp của nhiều ngành quan trọng trong nước và quốc tế. Các cuộc kỷ niệm như 110 năm hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt (1993), Festival hoa Đà Lạt 2005, lễ hội trà Đà Lạt năm 2006,… đã tôn lên vẻ vừa cổ kinh của thành phố cao nguyên vừa hiện đại của một thành phố đang từng ngày từng giờ đổi mới và phát triển.

Ở Đà Lạt, ngoài rừng thông còn là nơi thích hợp cho nhiều loài lan sinh sống và phát triển của nhiều loài hoa khác mang màu sắc và hương thơm tỏa rộng, dễ chịu. Ngoài ra Đà Lạt còn có hàng trăm giống lan lai nhập nội đang được gây trồng để thưởng ngoạn và xuất khẩu đi các nước. Còn có thêm hoa hồng và các loài hoa khác của công ty Hasfarm tại Đà Lạt (Công ty Hà Lan) - là nơi cung cấp nhiều loại hoa cao cấp và xuất khẩu lớn thu nhiều lợi nhuận từ đây.

2.2.2. Các yếu tố về cơ chế, chính sách.

Đây là vấn đề quan trọng trong bước đường bảo vệ và phát triển môi trường phục vụ cho du lịch, là tiền đề để tháo gỡ những rào chắn gây khó khăn cho công tác phát triển kinh tế nói chung và cho ngành du lịch nói riêng .


Cơ chế chính sách của cơ quan chức năng chưa thu hút được nhân lực lao động dồi dào. Ngành du lịch Đà Lạt còn hạn chế trong chính sách thu hút đầu tư cho du lịch. Các dự án về du lịch còn nửa vời, nhỏ lẻ, khởi động chậm so với kế hoạch rất xa, cung cách quản lý còn bất cập, chưa cập nhật các tiến bộ của những đơn vị tiên tiến. Có thế mạnh về du lịch nhưng chưa khai thác được nhiều, khả năng còn chậm. Chưa có các biện pháp mạnh nhằm nâng cao năng lực bảo vệ môi trường trong sạch cũng như phát triển bền vững. Những năm gần đây tuy đã có những tiến bộ hơn trước nhưng hiệu quả còn khiêm tốn.

Nhận thức tác hại về ô nhiễm môi trường của người dân không đồng đều, việc quán triệt của các cấp chưa sâu sát. Trong công tác dịch vụ du lịch của môi trường vẫn chưa được các cơ quan liên kết chặt chẽ với nhau cho nên cũng có những lúc còn chồng chéo hoặc xa rời.

Lãnh đạo các cấp cũng còn chưa thực sự sát sao với công việc của ngành môi trường. Vì quan niệm mỗi ngành một việc, việc ai người đó làm cho nên cũng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết rốt ráo. Chính vì vậy mà có những chủ trương chính sách chưa triển khai triệt để hoặc triển khai không được kiểm tra chặt chẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cụ thể của ngành môi trường, ngành du lịch của thành phố.

2.2.3. Các yếu tố khác

Cảnh quan chưa được chỉnh trang, các nguồn nước, hạ tầng cơ sở tác động trực tiếp đến Du lịch của Đà Lạt chưa được khai thác và phát huy. Khách du lịch đến Đà Lạt với mục đích là ngắm và thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên của thành phố với rừng thông ngút ngàn, những ngọn đồi mờ ảo trong ánh sương mù của buổi sáng hoặc về đêm trên cao nguyên.

Thực trạng môi trường ở thành phố Đà Lạt cho ta thấy có những bức xúc nhất định về các mặt. Điều ảnh hưởng đầu tiên là mỹ quan của thành phố đã bị

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 27/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí