thì định mức này quá thấp vì nó bao gồm: vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, tuyên truyền bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường, điều tra cơ bản về môi trường và các nhiệm vụ khác liên quan đến môi trường. Trong khi đó tại các khu phố, các hộ cư trú phải đóng phí vệ sinh là 15.000 đ/tháng/hộ gia đình. Như vậy, tuy có dân đóng góp nhưng số tiền định mức một năm quá ít, không thể đảm bảo tốt cho công tác vệ sinh môi trường. Thực tế tại Đà Lạt, chúng tôi đề nghị:
Tăng định mức nói trên lên ít nhất 90.000 đ/người/năm cộng với đóng góp của người dân. Theo dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường của thành phố Đà Lạt 2007 là 8.838.000.000đ.
Kinh phí phải kết hợp việc thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Hiện nay các nhà đầu tư đã và đang xúc tiến công tác đầu tư vào Đà Lạt khá nhiều. Vấn đề là cơ chế hành chính đang làm chậm tiến độ đầu tư. Ví dụ dự án Đan Kia- Suối Vàng với kinh phí 1 tỉ đô la Mỹ do đối tác là Nhật Bản kết hợp với Đà Lạt thực hiện. Thực tế việc đàm phán để đi đến kí kết vẫn chưa ngả ngũ. Dự án Du lịch Hồ Tuyền Lâm theo Báo Tiền Phong số 136 ngày 16/5/2007 thì tổng số vốn khoảng 5.000 tỷ đồng với qui mô diện tích lên đến 4.860 ha tập trung đến 30 nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự án lớn này đã được khởi động từ đầu năm 2004 nhưng đến nay việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa xong, nhiều thủ tục hành chính rườm rà, chậm giải quyết đã làm cho nhiều công trình dở dang, chưa đi đến đâu. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thì nguyên nhân chậm trễ có cả sự quản lý còn hạn chế của các cán bộ địa phương, mặt khác một số nhà đầu tư đang còn chần chừ, chờ đợi hoặc tìm cách sang nhượng trái phép chứ không có năng lực triển khai dự án. Về vấn đề này chúng tôi thấy tỉnh Lâm Đồng nên mạnh tay giải quyết theo các quy định của pháp luật.
Công tác liên doanh liên kết với các đơn vị bên ngoài là hết sức cần thiết trong quá trình thực hiện bảo vệ môi trường và phát triển du lịch. Phải có
một bộ phận thường xuyên liên lạc làm việc và có một lãnh đạo đơn vị đảm bảo vấn đề này. Việc đảm bảo sự liên hệ cần thiết giữa các đơn vị trong khu vực với bên ngoài nhằm duy trì mật độ khách cho du lịch, tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho du lịch phát triển.
Tổ chức tốt việc thu hút lao động một cách hợp lý, nâng cao năng lực lao động, tăng cường thực hiện tốt các dự án đầu tư phát triển sản xuất, khai thác có hiệu quả kinh doanh các tuyến và các điểm du lịch- dịch vụ.
Chống ô nhiễm: Làm sạch không khí bằng các biện pháp công nghệ nhân tạo (hạn chế tác động của con người vào thiên nhiên như: đốt rừng, khai thác rừng). Sử dụng các phương pháp phân tích môi trường (phương pháp trắc quang, phương pháp điện hóa, các phương pháp phân tích sắc kí, phương pháp khối phổ, phân tích đất, phân tích khí…) nhằm làm rõ mức độ ô nhiễm (nếu có) để có thể khử ô nhiễm cho môi trường thành phố trong sạch và bền vững. Phải trồng nhiều cây xanh, trồng rừng để không khí đảm bảo trong sạch. Sử dụng các phương pháp công nghệ xử lý tốt rác thải và nước thải từ các nguồn ô nhiễm do nước chảy tràn mặt đất từ tự nhiên, nhiễm bẩn do nhân tạo từ nước các khu vực sinh hoạt của dân cư, bệnh viện, trường học, cơ quan,…, khu vực sản xuất của dân cư.
Phải có các hệ thống thải cục bộ nhằm khử sạch các chất ô nhiễm trước khi đưa đến hồ chung của thành phố.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Các Yếu Tố Tác Động Đến Môi Trường Du Lịch Thành Phố Đà Lạt.
- Nhận Xét Về Thực Trạng Môi Trường Du Lịch Thành Phố Đà Lạt
- Phương Hướng Phát Triển Môi Trường Thành Phố Đến Năm 2015
- Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 8
- Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 9
- Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 10
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Môi trường đô thị phải giữ vững cảnh quan, chống ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và tác động của sản xuất nông nghiệp. Môi trường thiên nhiên cần tiếp tục bảo vệ và trồng cây xanh và hoa khắp thành phố và vùng ngoại biên.
Đào tạo nguồn nhân lực: Cần thu nhận và đào tạo những cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đảm nhận những công việc quan trọng cho ngành, cho Thành phố. Cần tuyển những cán bộ kinh tế- sinh thái giỏi. Phải có những chuyên gia về lĩnh vực kinh tế - môi trường – du lịch giỏi về chuyên môn,
có kiến thức cả về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Phải tuyển chọn các chuyên gia đó từ các trường đại học, Viện nghiên cứu nhằm nâng cao tầm chiến lược môi trường- du lịch của Thành phố.
Đầu tư vốn cho các dự án: Kêu gọi đầu tư phát triển mạng lưới du lịch, mở rộng địa bàn du lịch trên thành phố, thu hút lượng khách tăng hợp lý. Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật và đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý và dịch vụ ngày càng phát triển.
Theo báo cáo tổng kết của Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng, đến năm 2010 giải quyết và xây dựng Trung tâm thương mại quốc tế Yersin, siêu thị Phan Đình Phùng- Đà Lạt, Siêu thị Phan Chu Trinh, Trung tâm vui chơi giải trí Trần Hưng Đạo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Các dự án trọng điểm: Thác Preen, đồi Mộng mơ, Khách sạn Ngọc Lan, Khách sạn Sài Gòn- Đà Lạt, …đã và đang thực hiện và khai thác.
Tổ chức các buổi triễn lãm hay hội chợ thương mại nhằm thu hút khách du lịch và thu hút đầu tư.
Cơ chế chính sách: Phải có cơ chế chính sách phù hợp nhằm: thu hút lao động, nhân lực, đầu tư. Liên kết các đơn vị trong thành phố cùng phát triển các dự án du lịch đạt hiệu qủa cao.
3.2.3. Giải pháp hỗ trợ
Như đã nói ở trên, cần chú ý thêm:
Mở rộng các đường đến Đà lạt. Đó là tuyến đường bộ từ Ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) – Đà Lạt , dự án đã được phê duyệt. Đường Đà Lạt - Đắc Lắc 150 km đang triển khai, đã xong giai đoạn một, còn giai đoạn hai cần hoàn thiện sớm.
Mở rộng sân bay Liên Khương thành sân bay quốc tế, máy bay các nước đến sân bay Liên Khương không phải quá cảnh,…Dự án đang triển khai. Hiện nay đã
có các loại máy bay ( Foker) đưa khách từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sắp tới khi sân bay mở rộng hoàn thành sẽ có các loại máy bay lớn hơn chở khách đi quốc tế.
Kêu gọi đầu tư với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đang kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài như Dự án khu du lịch Hồ Tuyền Lâm (với 30 doanh nghiệp); Dự án Hồ Đankia- Suối vàng đang tiếp tục đàm phán với đối táct.
Trồng rừng, bảo vệ rừng. Việc trồng rừng và bảo vệ rừng đã triển khai và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, việc giao khoán rừng bước đầu đã có những hiệu quả nhất định nhưng việc chặt phá rừng vẫn phổ biến do khâu kiểm tra của nhà nước không sâu sát. Vì vậy cho nên chúng tôi đề nghị vẫn theo phương án giao đất và rừng cho dân và nhà nước kiểm tra thật chặt chẽ, kỷ cương nghiêm minh sẽ có tác dụng tốt cho việc trồng cây gây rừng.
Khai thông các suối xung quanh thành phố và các vùng lân cận nhằm không để các nguồn nước bị úng ngập. Các đập tràn xả nước đảm bảo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật nhằm giúp cho việc điều chỉnh lưu lượng nước được đều và ổn định.
Tận dụng những thế mạnh của rừng thông Đà Lạt, các hồ rộng mát mẻ cùng những ngọn đồi thơ mộng là tiềm năng rộng lớn để phát triển du lịch sinh thái của ngành du lịch.
Lãnh đạo doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước như: Khai thác mọi nguồn tiềm năng trong nước và ngoài nước, ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất- kinh doanh. Hạnh toán kinh tế bảo đảm kinh doanh có lãi. Làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. Liên tục đổi mới phương pháp và gắn khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Phải có tiêu chuẩn môi trường cụ thể, nó là thước đo cho sự kiểm tra, đánh giá về môi trường. Nó là cơ sở pháp lý để cho các đơn vị thực hiện và làm mốc để đo sự ô nhiễm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là cơ sở để đánh giá về ô nhiễm môi trường ở mọi khu vực trong toàn quốc.
Phải tổ chức cho người dân học và nắm vững Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật của Chính phủ, của chính quyền địa phương nhằm không ngừng đưa công tác bảo vệ môi trường lên cao, giữ vững môi trường trong sạch của thành phố, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Đà Lạt phát triển không ngừng.
Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng để cho tất cả mọi người đều ý thức được rằng cuộc sống và sức khỏe của con người phụ thuộc nhiều vào môi trường. Bảo vệ và phát triển môi trường trong sạch là nâng cao sức khỏe cho mọi người.
Thường xuyên kiểm tra việc bảo vệ và giữ sạch môi trường định kì theo từng từng khu vực. Công tác kiểm tra phải triệt để, không thể qua loa, đại khái. Từng chu kỳ một có các thống kê, báo cáo cụ thể và có những thưởng phạt rõ ràng nhằm giáo dục cho người dân ý thức trách nhiệm của việc bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm là nhiệm vụ chung của mọi người, mọi gia đình, tập thể, cơ quan. Kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra giữa cơ quan và địa phương về vấn đề thực hiện bảo vệ và phát triển môi trường, làm cầu nối để đánh giá công tác bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường trong từng cá nhân trên địa bàn dân cư. Các cá nhân đang làm việc ở các cơ quan nhà nước phải tuân thủ theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương và việc thực hiện phải thống nhất từ trên xuống dưới một cách chặt chẽ.
Phát triển kinh tế bền vững là một mục tiêu của nền kinh tế. Để đảm bảo cho việc phát triển nền kinh tế bền vững cần phải nắm vững các nguyên tắc:
khai thác và sử dụng tài nguyên tái tạo phải luôn nhỏ hơn mức tái tạo của tài nguyên; Luôn luôn duy trì luồng chất thải vào môi trường nhỏ hơn khả năng hấp thụ của môi trường.
Luật bảo vệ môi trường và các Luật: Luật bảo vệ rừng, Luật đất đai, Luật thuế đất, Luật hàng hải, Luật hàng không, Luật bảo vệ sức khỏe, Luật lao động, Pháp lệnh thuế tài nguyên, Pháp lệnh khai thác hải sản….tạo thành một hệ thống luật pháp làm cơ sở pháp lý quan trọng cho mọi người làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời đó cũng là những vấn đề lớn thúc đẩy ngành du lịch của nước nhà nói chung và của thành phố Đà Lạt nói riêng phát triển mạnh.
Tại Hội nghị toàn thế giới về môi trường ngày 16/6/1972 của Liên hợp quốc đã tuyên bố có đoạn: “….Bảo vệ và cải thiện môi trường của con người là vấn đề lớn ảnh hưởng tới cuộc sống tốt đẹp của mọi quốc gia và phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đó là khát khao khẩn cấp của các dân tộc trên thế giới và là nhiệm vụ của mọi chính phủ”.
Ở Việt Nam đã ban hành các tiêu chuẩn về mức độ ô nhiễm có thể chấp nhận được của các yếu tố môi trường , bảng giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt. (Xem phần phụ lục )
Ngoài ra còn có các bảng theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) của các loại bụi và các chất vô cơ và hữu cơ trong khí thải công nghiệp, các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ,…. Những loại khí này thực chất ở thành phố Đà Lạt thì chỉ là tham khảo vì khả năng ô nhiễm của bụi công nghiệp của Đà Lạt trong tương lai sẽ rất ít. (Xem phần phụ lục).
Liên kết liên doanh du lịch với các khu du lịch trong nước và trên thế giới là chiến lược lâu dài mà lãnh đạo thành phố Đà Lạt phải có những định hướng cụ thể, rõ ràng và có những bước đi vững chắc, hiệu quả rõ rệt.
Lợi thế cạnh tranh của thành phố Đà Lạt về môi trường du lịch như khí hậu, núi đồi, rừng thông , hồ, hoa đa sắc màu, …đang là một yếu tố cơ bản. Phong cảnh núi rừng cùng các hồ nước tự nhiên trong xanh in bóng rừng cây và hoa làm tăng thêm vẻ đẹp của thành phố cao nguyên đối với du khách.
Tăng cường giáo dục cho người dân tích cực trong vấn đề bảo vệ và làm trong sạch môi trường. Từ những con đường đến những hồ, thung lũng, nhà hàng khách sạn vấn đề môi trường phải được đảm bảo sạch sẽ và không bị ô nhiễm. Có hệ thống y tế đảm bảo sẵn sàng chữa các loại bệnh bình thường cũng như cấp cứu một cách thuận lợi nhất cho mọi người.
Các chiến lược trong kinh doanh du lịch phải đảm bảo cho môi trường ngày càng tốt hơn và môi trường ngày càng phục vụ cho du lịch được tốt lên. Các chiến lược đó phải đảm bảo cho kinh doanh ngày càng phát triển. Chiến lược mang tính tổng thể nhưng khi triển khai phải thật chi tiết và mang lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế. Phải có chính sách khuyến khích cho những tập thể du khách đã gắn bó lâu dài với công tác bảo vệ và phát triển môi trường du lịch Đà Lạt.
Trước mắt, nắm vững các mục tiêu chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đến 2010 và những năm kế tiếp là: Ngăn chặn suy thoái, bảo vệ, cải thiện môi trường đô thị và công nghiệp; Tiến hành quy hoạch, thực thi từng bước các quy hoạch môi trường phát triển bền vững đã duyệt cho các khu vực sông hồ; Ngăn chặn đề phòng suy thoái môi trường thiên nhiên, bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên đa dạng sinh học; Tăng cường khả năng kiểm soát và có các biện pháp phòng chống thiên tai và tai biến môi trường.
Phát triển bền vững môi trường là một yêu cầu cần thiết. Nó là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ.
Phát triển bền vững thể hiện: Ổn định và tăng mức sống; Tái tạo tài nguyên thiên nhiên đã bị tổn hại..;Tăng cường chất lượng về nước sạch phục vụ đời sống và sinh hoạt; Không ngừng nâng cao giáo dục cho người dân mọi tầng lớp, lứa tuổi có kiến thức về môi trường, môi trường du lịch phục vụ cho sức khỏe và đời sống của con người; Đảm bảo sự công bằng về văn hóa xã hội cho mọi người. Tôn trọng quyền được đóng góp những ý kiến của mọi người về sáng kiến để giữ vững, bảo vệ và phát triển môi trường trong sạch.
Chất lượng môi trường là ước định về tính định lượng môi trường tốt hay xấu, bao gồm: chất lượng môi trường khí quyển, chất lượng môi trường sinh vật, chất lượng môi trường thành thị, được thể hiện trên cơ sở và tiêu chuẩn về sức khỏe, cuộc sống của con người. Nó bao gồm: Đánh giá thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai; Đánh giá theo yếu tố môi trường: đánh giá yếu tố, đánh giá liên hợp và đánh giá tổng hợp; Đánh giá khu vực: đánh giá chất lượng môi trường thành thị, đánh giá chất lượng môi trường nước, đánh giá chất lượng môi trường vùng biển và đánh giá chất lượng môi trường khu bảo vệ tự nhiên, khu du lịch.
Vốn đầu tư vào bảo vệ môi trường thực chất đòi hỏi phải giải quyết những nhiệm vụ tái sản xuất các nguồn tài nguyên và những nhiệm vụ có tính chất xã hội có tính đến sự triển vọng lâu dài và bền vững. Việc đầu tư nhằm bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên phục vụ cho du lịch cần phải có những chỉ tiêu cụ thể để đạt được và không thể lơ là vì đây là một chi phí lớn.
Hiệu quả kinh tế xã hội của việc hoàn toàn sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường bao quanh không kém phần quan trọng hơn so với hiệu quả sản xuất. Quan điểm của việc phát triển kinh tế và nâng cao sức khỏe con người phải xuất phát từ việc đầu tư làm cho môi trường trong sạch. Đây là quan điểm hoàn toàn đúng vì du lịch phát triển là lượng khách sẽ đông, nền kinh tế từ du lịch sẽ phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao. Rõ ràng, cải thiện môi trường tức là