sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác”.
Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên là gồm các nhân tố thiên nhiên tạo thành: Vật lý, hóa học và sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc nó ít chịu sự chi phối của con người. Ví dụ như: đất, nước, biển, không khí, động vật, thổ nhưỡng, ...
Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các nhân tố trong cộng đồng xã hội.
Môi trường nhân tạo là môi trường do con người tạo ra, bao gồm các yếu tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Ví dụ như: ánh sáng, tiếng ồn, sóng điện từ,…
Khái niệâm về môi trường của Luật bảo vệ môi trường năm 1993 đã đáp ứng được nhiều vấn đề liên quan đến môi trường.
Từ những khái niệm trên, theo chúng tôi, môi trường là:
Tổng hợp các yếu tố về tự nhiên và xã hội trong thế giới chung mà mọi yếu tố vật chất đang vận động và phát triển. Môi trường chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố về khách quan và chủ quan. Khách quan đó là thời tiết, khí hậu, sự thay đổi môi trường do khí quyển gây nên, nắng nóng bất thường của tự nhiên. Chủ quan là yếu tố do tác động của con người, là sự phát triển kinh tế, phát triển của khoa học kỹ thuật đang ngày càng mạnh mẽ.
Bác Hồ khi còn sống đã rất quan tâm đến môi trường. Sự quan tâm của Người đối với môi trường xanh gắn liền với Tết trồng cây được tổ chức đều đặn
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 1
- Quá Trình Phát Triển Du Lịch Của Thành Phố Đà Lạt
- Đánh Giá Các Yếu Tố Tác Động Đến Môi Trường Du Lịch Thành Phố Đà Lạt.
- Nhận Xét Về Thực Trạng Môi Trường Du Lịch Thành Phố Đà Lạt
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
vào các dịp Tết Nguyên Đán suốt trong gần 50 năm qua. Từ đó các nhà lãnh đạo, thế hệ kế tiếp và con cháu sau này đều tiếp tục sự nghiệp của Người là trồng cây trong các công trình, ngày lễ, Tết,….
1.1.1.2. Môi trường du lịch là môi trường trong sạch theo hướng đến tự nhiên và phục vụ cho du lịch của con người. Môi trường phục vụ cho du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, giải trí, thư giãn bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng cường sức khỏe của con người ở mọi lứa tuổi để phục vụ cuộc sống.
Nhiệt độ, độ ẩm là điều kiện cần cho môi trường du lịch. Việc đảm bảo hai yếu tố này cũng là một điều đặc trưng của môi trường du lịch. Nhiệt độ trung bình, lượng mưa hàng năm, số mùa trong năm,..là những yếu tố mà khách cần biết để đi du lịch.
Ngành du lịch cần khai thác mạnh nhiều hình thức du lịch trong đó du lịch sinh thái là quan trọng nhất cho cuộc sống con người. “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”( Lindberg và Hawkins - 1993). Còn tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) thì định nghĩa khá đầy đủ hơn: “Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành , qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực”( Ceballos- Lascurain, 1966).
Môi trường du lịch phải đạt được sự hấp dẫn của con người khi họ đến liên quan tới việc thay đổi họ ra khỏi nơi ở thường xuyên nhằm mục đích nghỉ ngơi, tiêu khiển, văn hóa, ….và nhìn chung là không liên quan đến kiếm sống.
Du lịch ngày nay là một ngành công nghiệp không khói lớn nhất thế giới, đem lại thu nhập cao và việc làm cho nhiều người. Du lịch đóng góp không nhỏ cho ngành kinh tế của các nước và đặc biệt nó đem đến nguồn lợi lớn cho các nước đang phát triển và kém phát triển. Ở Việt Nam ta, du lịch sinh thái đang phát triển, đó là: “ Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Môi trường du lịch đang được sự quan tâm đáng kể của toàn cầu. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa các dân tộc, bảo tồn môi trường tự nhiên,…đã chứng tỏ nhận thức của con người đã có những bước sâu xa nhất định.
Ở Đà Lạt, môi trường du lịch có thể nói là rất hấp dẫn đối với du khách với nhiều cảnh quan sinh động, nhiều đồi núi nằm dưới rừng thông bạt ngàn, nhiều hồ nước trong xanh cùng những kiến trúc văn hóa đặc sắc của thành phố ngàn hoa với khí hậu lý tưởng quanh năm ( trung bình khoảng 200 C).
1.1.2. Đặc điểm của môi trường, môi trường du lịch.
1.1.2.1. Đặc điểm của môi trường: Là sự hình thành một cách tự nhiên do thiên nhiên tạo ra và không có bất cứ một tác động nào của bên ngoài. Môi trường có một chuẩn nhất định mà con người đặt ra và quy định theo sự tính toán của khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo sức khỏe mọi người. Thực chất môi trường là những gì có được, tồn tại trên trái đất với sự góp mặt của tự nhiên và xã hội.
Kinh tế phát triển sẽ tác động đến môi trường. Đó là sự xáo động về tính tích cực của môi trường như: Trồng nhiều chè xanh sẽ thu lợi nhuận cao do bán,
xuất khẩu sẽ ảnh hưởng tốt cho môi trường là làm cho khí hậu tươi mát, môi trường xanh đẹp. Các khu công nghiệp phát triển kéo theo kinh tế phát triển nhưng sẽ gây ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp cùng với những bụi, khói nhà máy sẽ làm tổn hại đến môi trường trong sạch cần có,…
Do vậy, có thể khẳng định được rằng kinh tế phát triển sẽ tác động tích cực và tiêu cực một cách trực tiếp đến môi trường (làm cho môi trường tốt lên hoặc làm cho môi trường bị xuống cấp) và cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con người và sự sống.
Tác dụng của môi trường đến xã hội: Môi trường phù hợp cho các ngành nghề kinh tế phát triển. Chính ngành nghề kinh tế đó sẽ thuận lợi và phát triển do môi trường tạo nên. Con người phải tận dụng môi trường để phát triển tối đa ngành đang khai thác phát triển, nâng cao đời sống người dân, nâng cao mức sống chung cho xã hội.
Môi trường có các ảnh hưởng quan trọng đến: kinh tế, văn hoá, xã hội, địa lý và nhân khẩu, sức khỏe, luật pháp, chính phủ và chính trị, công nghệ, cạnh tranh.
Môi trường chi phối đến sự hoạt động của kinh tế và xã hội của mọi thành phần trong xã hội. Do vậy cần phải bảo vệ và phát triển môi trường theo hướng phục vụ cho cuộc sống và con người.
1.1.2.2. Đặc điểm của môi trường du lịch
Là môi trường không bị ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm nói trên. Các yếu tố về không khí, cây xanh sạch, đẹp, nguồn nước sạch,…hướng tới tự nhiên. Đây là nơi thích hợp cho du lịch nghỉ ngơi, giải trí. Là nơi có khí hậu mát mẻ, dễ chịu, phong cảnh đẹp với nhiều cảnh thiên nhiên do thiên nhiên tạo ra một cách đa dạng kết hợp với bàn tay sáng tạo nghệ thuật của con người , phục vụ cho sức khỏe của con người và cộng đồng.
Là một môi trường trong lành cùng với những thành tựu về khoa học tiên tiến, hạ tầng cơ sở tốt, kiến trúc thành phố khoa học, sạch đẹp, hấp dẫn. Là môi trường tự nhiên do thiên nhiên ưu đãi cùng với sự cải tạo của con người. Việc cải tạo của con người nhằm làm cho môi trường có những đặc thù riêng. Ví dụ như môi trường du lịch biển, môi trường du lịch rừng, môi trường du lịch miền núi, đồng bằng,…
Môi trường du lịch có thể đáp ứng tốt và không tốt nhu cầu của con người. Môi trường du lịch tốt là môi trường đáp ứng các yêu cầu về du lịch như khí hậu, cơ sở vật chất, đi lại, nhà hàng, khách sạn, sự thích nghi, sự an toàn, sự thoải mái,…Môi trường du lịch không tốt là môi trường đáp ứng một số yêu cầu nhưng không hoàn hảo như còn ô nhiễm môi trường, du khách lo lắng khi đến du lịch (chiến tranh, tệ nạn,…).
Môi trường du lịch thích hợp với con người về các mặt về xã hội (lành mạnh), an toàn (không có các hiện tượng về tệ nạn xã hội), được bảo đảm về tính mạng trong mọi lúc mọi nơi một cách tuyệt đối. Ở đó mọi người được nghỉ ngơi tham quan thoải mái mà không hề phải suy nghĩ gì khác ngoài hai chữ Du lịch, nghỉ ngơi.
Môi trường du lịch phải thường xuyên được thay đổi các nội dung, cảnh quan nhằm thu hút khách hàng. Ngành công nghiệp không khói này nếu chỉ là cơ sở hạ tầng không thôi thì sẽ không phát triển nếu môi trường bị ô nhiễm. Ngành du lịch có những hướng chiến lược nhất định cho phát triển khách hàng. Tức là phải có những biện pháp gây sự hấp dẫn trong môi trường du lịch đối với khách hàng. Làm sao cho khách hàng không thấy sự nhàm chán khi đến tham quan du lịch tại thành phố Đà Lạt. Phải cho khách hàng thấy được sự đổi mới của môi trường du lịch ngày một khác trước, hấp dẫn và chất lượng hơn trước.
Việc cải tạo môi trường phục vụ tốt cho du lịch là công việc quan trọng và cần thiết của con người. Không phải chỗ nào cũng có thể tạo thành môi trường du lịch mà phải là những nơi có những đặc thù nhất định mà con người lấy đó làm cơ sở để phát triển thành môi trường du lịch. Thực chất môi trường du lịch là phải có một chuẩn nhất định theo quy định hoặc quy ước của quốc gia, khu vực hoặc thế giới về nhiều mặt.
1.2. Vai trò của môi trường đối với ngành du lịch
Có thể nói một cách chung chung, môi trường là vấn đề xuyên suốt của du lịch, môi trường là sản phẩm chính của du lịch. Người ta đến du lịch là thích đến một nơi có khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, có thể nghỉ ngơi, chữa bệnh, tham quan phục hồi sức khỏe,…
Môi trường và du lịch có mối quan hệ gắn bó và tác động lẫn nhau cùng phát triển. Du lịch phải có môi trường trong sạch thì mới có cơ hội phát triển bền vững. Du lịch phát triển sẽ tác động lại làm cho môi trường trong sach hơn, sinh động – hai yếu tố của cùng một nội dung: du lịch. Môi trường và du lịch là mối quan hệ hai chiều. Thứ nhất với du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng thì môi trường trong lành với thiên nhiên, cảnh quan đa dạng và phong phú là yêu cầu hàng đầu. Phát triển du lịch trong trường hợp này không phải chỉ để thỏa mãn nhu cầu thụ hưởng thiên nhiên mà còn là tạo cơ sở để duy trì, tái tạo và phát triển trở lại các tài nguyên du lịch. Thứ hai, phát triển du lịch sẽ dẫn đến những tác động không mong muốn đến môi trường vì thế phải xác định những tác động này cũng như quy mô về sức chứa du lịch lớn hay nhỏ, nhiều hay ít.
Môi trường có vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển hay không đối với ngành du lịch. Môi trường đi suốt quá trình của du lịch, là điểm mấu chốt cho chất lượng của du lịch. Môi trường bị ô nhiễm thì không thể làm cho ngành
du lịch phát triển. Môi trường đảm bảo tốt tất cả các mặt là điều mà du lịch phải khai thác, phải tận dụng để đưa ngành kinh tế du lịch phát triển.
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường là: Hạ tầng cơ sở (đường sá, điện nước, mức sống, nhà cửa,…). Hệ thống này nếu đạt chuẩn sẽ khuyến khích ngành du lịch phát triển và ngược lại; Dân số (số lượng phải phù hợp với diện tích sẵn có của khu du lịch nhằm đảm bảo tốt nhất chất lượng du lịch cho khách về không gian); Khả năng cải tạo thiên nhiên của con người (trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng, hệ thống thoát nước, xây dựng, …). Nếu thực hiện tốt thì ngành du lịch phát triển, kéo theo kinh tế phát triển; Đô thị hóa mạnh mẽ cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do việc sử dụng các chất rác thải không đúng quy trình.
Chức năng của môi trường:
Thứ nhất: môi trường là không gian sống của con người. Không gian sống của con người đòi hỏi đảm bảo tối ưu như: sự trong sạch, các yếu tố không bị ô nhiễm như: nước, không khí, đất đai, rác thải,…không gian sống không bị thu hẹp và không bị ô nhiễm.
Thứ hai: Môi trường là nơi khai thác nguồn lực về vật liệu và năng lượng cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Thứ ba: Môi trường là nơi chứa đựng các loại phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Hoạt động này sản sinh ra các chất thải như công nghiệp (nhà máy), nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu),
…cùng các rác thải công nông nghiệp khác hay là rác thải sinh hoạt của các khu dân cư.
Vấn đề tiếp theo cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển. Rõ ràng chúng ta chấp nhận phát triển là hoàn toàn phù hợp với thực tế.
Nhưng phát triển kinh tế tức là khoa học công nghệ phát triển nó sẽ kéo theo ô nhiễm môi trường. Ví dụ: ngành sản xuất chế biến phát triển kéo theo sự ô nhiễm do các chất công nghiệp và khí thải ra, xây dựng phát triển làm cho ô nhiễm không khí sẽ lớn,…Vấn đề chúng ta phải giải quyết mâu thuẫn như nói trên là môi trường và sự phát triển. Phải có các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường bằng những việc làm cụ thể. Có như thế mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Các hoạt động của con người (khai thác tài nguyên, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất,…), các hoạt động của thiên nhiên (bão, lụt, động đất,…) có tác động rất mạnh đến môi trường và làm cho môi trường bị biến đổi. Khi môi trường biến đổi được phân thành 3 dạng: Ô nhiễm môi trường; Suy thoái môi trường; Sự cố môi trường là những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Con người phải tìm mọi cách để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đến mức cho phép. Phải có các biện pháp chống ô nhiễm môi trường như: đầu tư lắp đặt các trang thiết bị chống ô nhiễm, xử lý ô nhiễm; giảm tối đa các loại thuốc, xúc tác làm ảnh hưởng đến môi trường như thuốc trừ sâu, phân bón trong nông nghiệp, các chất thải khói trong công nghiệp.
Môi trường tác động lớn đến chất lượng du lịch, đó là khả năng thu hút khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, là nguồn kinh phí thu được từ ngành du lịch. Môi trường du lịch đảm bảo nhu cầu của khách hàng là nơi lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng, an dưỡng, điều dưỡng, thư giãn, tham quan, giải trí,…
1.3. Bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường phục vụ du lịch.
1.3.1. Môi trường du lịch của một số địa danh trong nước và các nước trong khu vực.
Ngành du lịch đã được chứng minh là một ngành công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới. Theo thống kê của các tổ chức kinh tế thế giới, chỉ đến