xuống cấp. Du khách đến đây sẽ không được hài lòng khi cần có những ngày thư giãn trên các ngọn đồi, khu rừng, bờ hồ hay những biệt thự như mong đợi. Tất nhiên không mất hẳn tất cả nhưng một số các điểm du lịch cũng phần nào làm mất đi không khí du lịch của du khách: hồ có mùi hôi của nước, rác thải bừa bãi trên mặt hồ, góc đường, khu phố,…Điều cuối cùng và quan trọng nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe con người. (Xem phần phụ lục).
Môi trường là tài nguyên du lịch, là sản phẩm chủ yếu của du lịch. Với Đà Lạt, môi trường đang hấp dẫn cho các du khách ở trong nước và nước ngoài. Vấn đề là làm sao cho khách du lịch đến Đà Lạt hàng năm càng ngày càng đông và thời gian ở lại Đà Lạt càng nhiều là điều mà các nhà quản lý ngành du lịch phải đầu tư và quan tâm hơn nữa.
2.3. Nhận xét về thực trạng môi trường du lịch thành phố Đà Lạt
2.3.1. Những thành tựu
Hòa chung với du lịch trong cả nước, du lịch Đà Lạt đã có những bước tiến nhất định. Tính cạnh tranh của môi trường du lịch (đặc biệt là du lịch sinh thái) ngày càng cao đòi hỏi các nhà quản lý ngành phải năng động trong công tác tiếp cận với các đơn vị phát triển. Hàng năm lượng khách đã được tăng lên do môi trường càng được cải thiện. Các khu dân cư đã được quy hoạch khang trang, cơ sở vật chất đã được tập trung đầu tư có kế hoạch, bộ mặt thành phố du lịch đã đổi mới về quy mô và chất lượng. Những khu du lịch mới, những danh lam thắng cảnh như thác Preen, Đatanla, Thác Camly, Hồ Suối vàng, Hồ Than Thở, Núi Langbian,… đã thu hút được lượng khách du lịch ngày càng đông khẳng định sự chuyển động của Đà Lạt, thủ phủ của loài hoa và nhiều danh lam thắng cảnh.
Cạnh Hồ Xuân Hương, chúng ta đã thấy xây dựng lên công viên Yersin thơ mộng và tươi đẹp. Người dân Đà Lạt cũng như du khách đến đây có thể đứng hoặc ngồi tại công viên để ngắm phong cảnh đẹp thơ mộng và trữ tình của thành
phố cao nguyên. Hiện nay tại Đàø Lạt, nhiều công viên, nhiều công trình phục vụ cho khách tham quan du lịch cùng những công trình xây dựng nhằm phục vụ cho đời sống tinh thần và sinh hoạt của người dân đã triển khai, đã và đang hoàn thành làm tô thêm sự đa dạng của thành phố du lịch.
Các khu nghỉ mát tham quan đặc trưng như Dinh Bảo Đại (Dinh I), Dinh II, Dinh III, …cùng các danh lam thắng cảnh khác đã được tu sửa từ bàn tay khéo léo của con người nên trông đã có những chuyển biến nhất định.
Thêm vào đó là những công trình xây dựng đã và đang hình thành: Khu Chợ Đà Lạt đã được tu chỉnh, sửa sang và xây dựng rộng lớn hơn, khang trang hơn. Các nhà nghỉ đã được xây mới hoặc tu sửa lại như Khách sạn Ngọc Lan (sửa lại) , Khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt (đang xây mới), siêu thị Phan Đình Phùng (đang xây),…Tất cả các công trình trước mắt và lâu dài đang được thi công là những kết quả của cán bộ nhân dân thành phố Đà Lạt nhằm đưa thành phố đổi lới. Các công trình nói trên cũng nhằm cải thiện môi trường vốn đã xuống cấp trở lại tình trạng khá hơn đối với mất mát mà môi trường đang báo động.
Ở Đà Lạt có nhiều cơ quan Nhà nước và trường học như Trường đại học Đà Lạt, là công trình kiến trúc văn hóa được tiếp quản từ năm 1977, là một điểm du lịch sinh thái, văn hóa hấp dẫn với khuôn viên rộng, sạch đẹp bậc nhất Việt Nam hiện nay; Trường Đại học dân lập Yersin, một trường mới thành lập đang tập trung cho xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị, còn khiêm tốn quy mô nhưng hứa hẹn cho tương lai là một trung đào tạo mới, là nơi du lịch văn hóa; Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, nơi đào tạo các giáo viên từ Mầm non, cấp I đến cấp II cho tỉnh Lâm Đồng; Viện nghiên cứu Hạt nhân; Học viện Lục quân ,…
Khách du lịch đến Đà Lạt càng ngày càng tăng thực tế cho thấy hiệu quả của việc tăng cường cơ sở vật chất cũng như cung cách quản lý càng ngày càng phát triển.
Đầu tư: Có 70 dự án đầu tư du lịch thu hút chủ yếu Nhật Bản, hàn Quốc được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương với số vốn đạt 350 tỷ đồng.
Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch: 13.754 triệu
Các sản phẩm xuất khẩu: chè và cà phê, rau, hoa, rượu vang Đà Lạt đi Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, EU, Trung Đông, Ấn Độ, Canađa, Malysia, Trung Quốc, Mỹ,…
Bảng 2.3: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH ĐÀ LẠT- LÂM ĐỒNG
2003 (triệu đồng) | 2004 (triệu đồng) | 2005 (triệu đồng) | 2006 (triệu đồng) | |
Doanh thu | 893.025 | 1.215.000 | 1.405.000 | 1.663.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 2
- Quá Trình Phát Triển Du Lịch Của Thành Phố Đà Lạt
- Đánh Giá Các Yếu Tố Tác Động Đến Môi Trường Du Lịch Thành Phố Đà Lạt.
- Phương Hướng Phát Triển Môi Trường Thành Phố Đến Năm 2015
- Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 7
- Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 8
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
( Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng).
Qua bảng ta thấy, năm sau đều cao hơn năm trước trung bình từ 15- 20%.
Đây là sự đi lên của du lịch thành phố và hy vọng còn phát triển.
Ở Đà Lạt, ngoài tham quan du lịch, khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản từ các loại rau. Ở đây rau có nhiều loại và quanh năm- một đặc trưng của Đà Lạt. Rau đã chuyển đi bán trong nước và xuất khẩu nhiều nơi trên thế giới. Có những loại rau đặc biệt như cải bó xôi, a ti sô,…chỉ có ở Đà Lạt. Rượu dâu Đà Lạt là sản phẩm nổi tiếng được xuất bán đi nhiều nơi trong nước và thế giới.
Ngoài ra các loại hoa quả khác cũng có nhiều ở Đà Lạt và có đầy đủ quanh năm như bắp cải, súp lơ, khoai tây, cà rốt,…
Đà Lạt đang nỗ lực để xây dựng một thành phố du lịch vừa hiện đại, vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch trong nước và quốc tế, góp phần tích cực vào việc chuyển biến cơ cấu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng, đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Việc Việt nam gia nhập vào WTO đã tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và cho thành phố Đà Lạt nói riêng. Đây là cơ hội cho Đà Lạt bắt tay liên kết kinh doanh với các nước Tây Âu, Mỹ …cùng nhiều nước khác trong nhiều lĩnh vực trong đó có du lịch.
Theo Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng, đến 2006 ở Đà Lạt có 680 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn, trong đó 47 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao. Ngoài ra còn có các khách sạn tư nhân, 134 hợp tác xã dịch vụ, 1881 nhà trọ, hộ kinh doanh cá thể.
Bảng 2.4: LƯỢNG KHÁCH ĐẾN ĐÀ LẠT- LÂM ĐỒNG
Khách (lượt) | Quốc tế(lượt) | Nội địa (lượt) | |
2000 | 710.000 | 69.580 | 640.420 |
2001 | 803.000 | 78.000 | 725.000 |
2002 | 905.000 | 85.000 | 820.000 |
2003 | 1.115.000 | 71.036 | 1.043.964 |
2004 | 1.350.000 | 86.000 (83.800) | 1.264.000 |
2005 | 1.560.972 | 100.675 | 1.460.297 |
2006 | 1.848.000 | 97.000 | 1.751.000 |
(Nguồn: Sở Du lịch và Thương mại Lâm Đồng).
Khách đến Đà Lạt có nhiều đối tượng nhưng đến du lịch chiếm 90%. Đây là một điểm đáng lưu ý cho ngành du lịch của thành phố. Đà Lạt đã và đang mở rộng hoạt động kinh doanh du lịch, tạo sự hấp dẫn với khách quốc tế và trong nước. Song song với hoạt động du lịch là Đà Lạt đang tiếp tục việc cải tiến tích cực công tác bảo vệ và giữ vững môi trường thành phố du lịch ngày càng sạch đẹp hơn. Đà Lạt, thủ phủ của những loài hoa, đủ các loại với muôn màu sắc rực rỡ tràn ngập thành phố đang khẳng định sự hấp dẫn của môi trường du lịch. Đây là lợi thế của Đà Lạt mà nhiều nơi không có được. Nếu tập trung khái thác lợi thế này thì chắc chắn du lịch Đà Lạt sẽ ngày càng chiếm ưu thế và cạnh tranh với nhiều nơi trên quốc gia và thế giới.
Quán triệt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, gắn du lịch với công tác an ninh quốc phòng, thành phố Đà Lạt trong những năm vừa qua đã đảm bảo cao nhất an toàn an ninh cho du khách. Các hoạt động liên quan đến trật tự an toàn xã hội cũng được các cơ quan trong tỉnh và thành phố thực hiện nghiêm túc và đảm bảo sự yên lành cho thành phố du lịch vốn có truyền thống mến khách, lịch sự từ trước đến nay.
Hoa ở Đà Lạt có đủ các loại và đa dạng màu sắc. Hoa mọc trên đường, quanh bờ hồ, các sân nhà, biệt thự, khu làm việc,…tất cả đều tràn đầy hoa làm tăng thêm vẻ kiều diễm của thành phố du lịch, tăng thêm vẻ hấp dẫn của môi trường vốn trong lành, mát mẻ. Phong trào ”Người người trồng hoa, nhà nhà trồng hoa” từ mấy năm nay đã thực sự tôn thêm vẻ đẹp của thành phố ngàn hoa.
2.3.2. Những hạn chế.
Tuy vậy, chúng ta không thể không nói đến những hạn chế nhất định. Đó là cơ chế chưa đồng bộ. Đó là sự thống nhất giữa ngành này với ngành kia chưa cao, còn chồng chéo trong khâu quản lý môi trường. Sự phối hợp giữa các đơn vị còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Lãnh đạo chưa sát sao. Các chỉ tiêu về kinh tế đặt ra nhưng chưa được kiểm tra cụ thể. Nhiều chỉ tiêu đặt ra mà số liệu báo cáo chưa thống nhất , ảnh hưởng đến tiến độ chung. Tình trạng làm việc vẫn còn mang tính bao cấp, chưa năng động, chưa đột phá nên chưa có những điểm nhấn nhất định cho công tác môi trường phục vụ tốt cho du lịch của thành phố.
Rác thải vẫn xả tự do, không theo quy định. Việc xây dựng nhà cửa còn tùy tiện. Các công trình xây dựng còn dẫm đạp lên nhau. Ví dụ làm đường xong lại tiếp tục đào đi để làm đường ống nước. Việc xây dựng đường sá, cầu cống có đầu tư nhưng còn lẻ tẻ, chưa thực sự mạnh và mang tính tầm cở. Các chỉ tiêu kinh tế của thành phố còn khiêm tốn hoặc mang tính hình thức.
Khả năng mở rộng khu vực du lịch của Đà Lạt vẫn chưa được quan tâm đúng mức tuy tiềm năng thì rất lớn, sức chứa còn nhiều, chưa khai thác hết. Đà
Lạt tuy đang còn nhiều khu đất rộng lớn, tiềm năng về du lịch còn đang nhiều nhưng không gian du lịch lại chật hẹp, chưa hấp dẫn.
Với những lý do như trên nếu không được quan tâm sẽ đi đến một kết cục không tốt cho ngành du lịch “công nghiệp không khói”. Cần phải tăng cường đầu tư cho công tác giữ gìn và bảo vệ sự trong sạch của môi trường và tăng cường kinh phí cho cơ sở hạ tầng về du lịch.
Hoạt động du lịch còn bình dân, còn nhỏ lẻ. Đội ngũ quản lý và nhân viên còn yếu kém về năng lực và nghiệp vụ, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Môi trường du lịch chưa được nâng cấp nhiều. Việc tận dụng mặt mạnh của thành phố để khai thác du lịch còn thụ động, chưa có những bước đi chiến lược, bền vững.
thì:
Theo khảo sát và phân tích của Khoa Môi trường - trường đại học Đà Lạt
Nguồn phát sinh của nước thải sinh hoạt ở Đà Lạt là các khu nhà ở, viện
nghiên cứu, trường học, các công trình công cộng, các khu thương mại… do xử lý chưa tốt thường bị ứ đọng, tù hãm, sự phân hủy kỵ khí chất hữu cơ sẽ gây ra mùi khó chịu, gây ảnh hưởng sức khỏe con người.
Thành phố Đà Lạt với dân số khoảng 189.523 người, chưa kể đến khách du lịch thì lượng nước thải xả trực tiếp vào mạng lưới hồ sông suối không phải là ít. Mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng, có thể nhận thấy được qua mùi hôi và màu nước của các nguồn tiếp nhận, ví dụ như ở thác Cam Ly, hồ Đội Có. Khi lượng dân cư ngày càng gia tăng trong tương lai thì sự ô nhiễm này ngày càng tăng. Một trong những lưu vực có lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất hiện nay ở Đà Lạt là vùng hạ lưu suối Cam Ly. (Xem phần phụ lục). Các chất thải này bao gồm cả chất lỏng và chất rắn xả xuống lòng suối gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm gia tăng bề dày của lớp bùn kỵ khí ở đáy và hai bên bờ kênh, suối. Các lớp bùn này khi phân hủy kỵ khí sẽ tạo ra các chất khí độc hại có mùi hôi thối như: CH4, CO2, NH3, H2S,…
Ở Đà Lạt, nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường khá lớn từ các ngành sản xuất: Bia, rượu, chế biến thực phẩm, may mặc, lò mổ, bệnh viện, trường học, trang trại rau màu và gia cầm,…
Tất cả các cơ sở nói trên đều chưa có hệ thống xử lý nước thải cục bộ mà thường là xả trực tiếp vào hệ thống cống rãnh, kênh rạch của thành phố. Mặc dù lưu lượng nước thải công nghiệp ở Đà Lạt là khá nhỏ so với nước thải sinh hoạt song nồng độ các chất ô nhiễm của chúng ở một số cơ sở lại cao hơn nhiều so với nước thải sinh hoạt.
2.3.3. Những nguyên nhân.
Đó là cơ chế chính sách chưa rõ ràng. Kỷ cương còn lỏng lẻo. Các cơ quan đơn vị chưa coi trọng công tác môi trường và du lịch. Cáùc cấp chính quyền có lúc chưa sẵn sàng đưa ra các hành động phối kết hợp trong cách giải quyết vấn đề cần thiết các hệ thống môi trường phức tạp.
Trên thực tế chưa có một cơ quan riêng để giải quyết những vấn đề cấp bách về môi trường và hiểm họa do nó gây ra. Trách nhiệm về hành chính đối với công tác dịch vụ du lịch còn nhẹ nhàng, đơn giản. Chưa coi trọng du lịch mặc dầu du lịch là ngành mũi nhọn của thành phố, của tỉnh. Một số tài nguyên du lịch của Đà Lạt chất lượng rất cao, đó là: khí hậu, cảnh qua, địa thế,…nhưng khai thác còn góp nhặt, lẻ tẻ.
Chưa đánh giá đúng tình hình nội bộ của từng đơn vị, chưa nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu của từng đơn vị nên không thể có hướng khắc phục và phát huy những mặt tốt của từng đơn vị. Do vậy mà các phương hướng cũng chỉ ở mức chung chung, còn xa rời thực tế và hoạt động chưa hiệu quả.
Phát triển đô thị không đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, có sự chồng chéo nhau về quy hoạch cả không gian và đô thị. Đây là do cơ chế hành chính không thống nhất dẫn đến việc thực hiện các chủ trương cũng bị chồng chéo lẫn nhau.
Chương 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2015
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển môi trường thành phố Đà Lạt đến năm 2015
3.1.1. Mục tiêu
Hiện nay và trước đây hàng chục thế kỷ, các nước trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo về môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và sức khỏe con người do các yếu tố trực tiếp gây nên là: nguồn nước, rác thải, nguồn phóng xạ, nạn phá rừng, san ủi đất xây dựng, mức sống dân cư, ….
Tại Đà Lạt các khu vực thành phố và vùng ven môi trường đã bị ô nhiễm như: các hồ, thác, khu vực dân cư,…Ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường đến khách du lịch như: lượng khách không tăng, nguồn thu bị giảm sút,… Việc bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm môi trường đã có các biện pháp nhưng còn nửa vời, chưa triệt để.
Chính quyền cần có hướng đi cụ thể theo một chiến lược hoạch định sẵn có. Một điều đáng ghi nhớ là các tổ chức không bao giờ là phụ thuộc hoàn toàn vào chiến lược một cách cố định không thay đổi, bởi vì hôm nay chiến lược là mới mẻ, sáng suốt nhưng ngày mai nó sẽ là cũ, là lỗi thời. Chiến lược phải có từng giai đoạn và có những thay đổi theo tình hình thực tế .
Trong quá trình thực thi chiến lược phải bám sát các mục tiêu theo từng năm cụ thể. Phải có những thống kê theo dõi chi tiết nhằm xác định những vấn