Phương Hướng Phát Triển Môi Trường Thành Phố Đến Năm 2015


đề kế hoạch kinh doanh phát triển thuận lợi hay không. Phải có điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực thi chiến lược cho phù hợp.

Giữ vững và phát triển môi trường bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, là phát triển kinh tế du lịch - kinh tế mũi nhọn của thành phố. Đà Lạt phải hòa chung vào du lịch quốc gia như trong nội dung chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006- 2010 vừa được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 121/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 có nội dung là: “Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới, bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển du lịch bền vững”.

Nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng 2006 đã nêu: Mục tiêu cơ bản cần đạt được: Cải tạo, nâng cấp, mở rộng và phát triển các đô thị mới có chức năng riêng biệt, có sự phân công trong toàn vùng nhằm tạo sự cân đối trong phát triển và giảm sức ép lên thành phố Đà Lạt; Thúc đẩy quá trình đô thị hóa toàn vùng; Điều chỉnh mở rộng không gian và ưu tiên đầu tư để Đà Lạt trở thành một thành phố đặc thù, trung tâm du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế; Xây dựng các vùng du lịch trọng điểm, các trung tâm dịch vụ gắn với các đô thị du lịch; Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Định hướng mở rộng không gian thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương trong tương lai.

3.1.2. Phương hướng phát triển môi trường thành phố đến năm 2015

Tăng cường các biện pháp nhằm mở rộng quy mô du lịch của thành phố đã được các cơ quan ban ngành trong Tỉnh và Thành phố đặc biệt quan tâm. Đây là cơ hội cho việc phát triển về nhiều mặt của thành phố du lịch.

Nghị quyết Tỉnh ủy Lâm Đồng năm 2006 còn nêu: Phải xây dựng Đà Lạt thành một thành phố sinh thái đảm bảo các tiêu chuẩn: Ứng dụng nguyên lý sinh thái học để quy hoạch, kết cấu thành thị hợp lý, hài hoà; Bảo vệ và sử dụng


hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên hòa lẫn với nhau; Chất lượng môi trường tốt, phù hợp với yêu cầu cân bằng sinh thái, một môi trường không gian kiến trúc có lợi ích cho con người; Bảo vệ và kế thừa di sản văn hóa, các tập tính sinh hoạt và và truyền thống văn hóa của các dân tộc được tôn trọng và thỏa mãn yêu cầu; Mọi người có cuộc sống lành mạnh, công bằng, sức khỏe tốt.

Sức chứa du lịch của môi trường Đà Lạt rất lớn nên cần phải khai thác tối đa. Vấn đề nông nghiệp đảm bảo phát triển cùng du lịch theo đặc thù: Các khu trồng rau màu và hoa cần có quy hoạch cụ thể, có các biện pháp kiểm tra mức độ ô nhiễm của các loại thuốc và tăng năng suất của các loài rau và hoa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Qua thực tế ngành Du lịch và quy hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, nhìn chung định hướng mở rộng và phát triển du lịch gồm:

Tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu đa dạng sinh học, du lịch thể thao leo núi, sinh thái, lịch sử văn hóa, lễ hội, vui chơi giải trí. Dự báo đến năm 2010 khách du lịch đạt 3 triệu lượt (khách quốc tế 15%- 17%).

Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015 - 6

Phê duyệt quy hoạch xây dựng cùng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020: Gồm Thành phố Đà Lạt và 5 huyện xung quanh: Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Lạc Dương, Đam Rông. Qui mô đất đai: tổng diện tích 501.913 ha; quy mô dân số: (hiện trạng dân số toàn vùng nghiên cứu: 624.155 người - tháng 2004). Dự kiến năm 2010: 744.780 người. Dự kiến dân số đến năm 2020: 1.001.000 người. Dân số Đà Lạt nội thi hiện trạng: 170. 038 người, dự kiến 2010: 203.000 người, năm 2020: 261.500 người.

Về xâây dựng đô thị: Toàn vùng: năm 2010: 5.845 ha, đến 2020: 8.311 ha. Đà Lạt năm 2010: 3.045 ha, đến 2020: 3.922 ha. Khách du lịch 3,10 triệu /lượt người/năm.


Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 20, Quốc lộ 27, xây dựng đường cao tốc Dầu Giây- Đà Lạt; Hoàn thành các con đường sang Đắc Lắc, Thuận Hải.

Đường sắt: sau 2010 phục hồi tuyến đường sắt Phan Rang- Đà Lạt.

Hàng không: hoàn thành nâng cấp sân bay Liên Khương để tiếp nhận các loại máy bay lớn của các tuyến bay nội địa, quốc tế và mở đường bay từ sân bay Liên Khương đến các sân bay của các nước.

Đảm bảo cấp nước và điện đầy đủ cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, tham quan nghỉ dưỡng của người dân và khách du lịch thường xuyên. Có hệ thống thoát nước riêng cho thành phố Đà Lạt và xử lý các chất thải triệt để theo từng khu dân cư, hợp vệ sinh. Bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm, bảo vệ rừng và cảnh quan thiên nhiên, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

Đà Lạt có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái rừng đầu nguồn, là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các tỉnh, thành trong cả nước, nơi tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Là trung tâm sản xuất rau và hoa cho cả nước và xuất khẩu; là trung tâm giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học cả nước và khu vực. Tiếp tục thực hiện các quy hoạch đề án của ngành Thương mại và Du lịch từ 2010 đến 2020- 2030.

Hàng năm, hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới”- ngày 5 tháng 6 nhằm nhắc nhở mọi người cần tăng cường những hoạt động để bảo vệ môi trường xanh, phát triển kinh tế phục vụ tốt đời sống con người.

Bảo vệ và phát triển môi trường cần đảm bảo các nhiệm vụ cơ bản sau đây: Bảo vệ và sử dụng hợp lý các tài nguyên nước; Bảo vệ và sử dụng hợp lý đất đai; Bảo vệ khí quyển; Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng; Phát triển các khu bảo tồn; Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản;…..

Liên hiệp quốc đã nhiều lần triệu tập các nước để cảnh báo về thảm họa môi trường và nhắc nhở với chủ đề: “Hãy quan tâm đến và bảo vệ lấy hành tinh


nhỏ bé này” (1972); “Môi trường và sự phát triển” (1990); Ngày 22 tháng 4 năm 1990 nhân dịp “Ngày vì quả đất” ( 1990 ). Khắp nơi, mọi người đều tổ chức các hoạt động chống giết động vật hoang dã, thú hoang dã, phá rừng, đào phá đất ,….

Trong năm 2006, Tỉnh Lâm Đồng đã có các Quyết định về việc Phê duyệt kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh lâm đồng đến năm 2010; góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân; phát triển kinh tế- xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có tập trung đến phát triển ngành du lịch. Phấn đấu thu hút khoảng 2 triệu lượt du khách năm 2007; Tập trung cho công tác nghiên cứu và bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, y tế; Điều tra đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nước, khoáng sản,...

Cần phải xác định việc nhận định về vấn đề chống ô nhiễm, xây dựng và lựa chọn những giải pháp tốt nhất chống ô nhiễm; Thực hiện những giải pháp đó và cuối cùng là đánh giá kết quả. Phải tính đến vấn đề thể tích rác thải, chi phí nguyên liệu, các quy chế và các phương pháp tiêu hủy rác. Lưu ý đến tính khả thi, mức độc hại, thời gian thao tác, chi phí tiêu hủy, vấn đề về môi trường và chất lượng sản phẩm, trách nhiệm về quản lý và quan trọng nhất là sức khỏe và an toàn.

Khách du lịch đến Đà Lạt có thể thưởng thức bốn mùa trong một ngày. Buổi sáng trời se lạnh là cảm giác của mùa thu. Buổi trưa trời khá ấm, có lúc lên đến 25- 300C là cảm giác mùa hè. Buổi chiều, trời còn đọng lại khí hậu ấm áp là cảm giác của mùa xuân. Buổi tối trời khá lạnh, có khi nhiệt độ xuống khoảng 10- 130C là cảm giác mùa đông. Rõ ràng như vậy là bốn mùa trong một ngày ở trên lãnh thổ Việt Nam này chỉ có ở Đà lạt, chưa thấy nơi nào có khí hậu như thế.


3.2. Giải pháp phát triển môi trường phục vụ du lịch tại thành phố Đà Lạt đến năm 2015

3.2.1. Giải pháp phát huy những thành tựu đạt được

Bộ mặt thành phố đã khởi sắc khi các vấn đề về xử lý môi trường, quy hoạch, quản lý đã chuyển biến. Các cấp chính quyền đã chỉ đạo và triển khai đến các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường theo chủ trương chung của Nhà nước là những việc làm cần thiết, thích hợp.

Về xử lý nước thải: Thành phố đã xử lý các nguồn nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp: nhà máy bia, rượu …) tập trung về một nguồn và được thải theo hướng suối Cam ly.

Tuy vậy, việc giải thoát nguồn nước thải từ Cam Ly chưa được triển khai mạnh mẽ và triệt để. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giải tỏa hai bên dòng suối Cam Ly để lượng nước thải chảy đúng tuyến và tránh ứ đọng, nhất là khi mùa mưa đến dễ bị ứ đọng và tràn ngập phố phường.

Về quy hoạch chống ngập, quy hoạch du lịch: Chủ trương của tỉnh và thành phố là tăng cường biện pháp chống ngập và triển khai các phương án theo quy hoạch du lịch đã được duyệt. Đây là chủ trương đúng, tuy vậy chúng tôi đề nghị tiếp:

Về chống ngập: Có các biện pháp gấp rút, mạnh tay và quy định thời gian kết thúc cho từng hạng mục nhằm giải quyết ngay tình trạng ngập úng đang vẫn tồn tại ở thành phố, nhất là những lúc mưa lớn. Các khu vực thường bị ngập úng do mưa là đường Phan Đình Phùng, Ấp Ánh Sáng, đường Đinh Tiên Hoàng, đường Nguyễn Công Trứ, đường Hoàng Diệu, ngã tư Phan Chu Trinh.

Về quy hoạch du lịch: Cần phải triển khai ngay các phương án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Khi triển khai phải làm ngay từng bước, thứ tự và không triển khai ồ ạt vì thường làm chung chung dễ gây không đạt kết quả.


Về cơ chế chính sách: Phải rõ ràng, đồng bộ. Tức là các đơn vị triển khai theo ngành dọc từ trên xuống dưới, không chồng chéo và kỷ cương thật nghiêm minh, thưởng phạt rõ ràng .

Về quản lý nhà nước: Nói chung chủ trương của trên là đúng đắn về vĩ mô. Tuy vậy, theo chúng tôi phải có ngay một cơ quan quản lý môi trường theo ngành dọc thật cụ thể từ trên xuống dưới, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Có như thế mới thúc giục các ban ngành cùng vận hành theo một cỗ máy, tránh chung chung.

Các biện pháp làm sạch, giữ vững cảnh quan môi trường du lịch của thành phố trong những năm gần đây đã có những bước tiến bộ nhất định cần tiếp tục được phát huy. Việc tập trung xử lý rác thải và nước thải sinh hoạt một cách khoa học bước đầu đã đem lại cho thành phố một không cảnh đẹp mắt và làm tăng thêm chất lượng của môi trường du lịch. Việc nạo vét , khử bẩn, dọn rác các hồ như Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở, thác Cam Ly, Hồ Tuyền Lâm,… đã được thực hiện tốt. Các cuộc hội thảo về môi trường đã đem lại cho các nhà lãnh đạo những cách nhìn sáng suốt trong vấn đề tìm các biện pháp chống ô nhiễm và làm trong sạch môi trường trong toàn thành phố.

Đà Lạt đang thu hút lượng khách hàng năm và đặc biệt là những ngày lễ tết. Theo Phòng Du lịch – Thương mại Đà Lạt chỉ trong dịp ngày lễ 30/4 và 01/5 năm 2007 đã có gần 55 ngàn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 20% so với năm 2006. Đây là một con số đáng quan tâm. Tuy vậy, những ngày này Đà Lạt đã quá tải về nhà nghỉ và chỗ tham quan và giá cả cũng đội từ 50% – 70%. Chính quyền cần phải có những biện pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng quá tải và tăng giá đột biến này nhằm gây môi trường du lịch được lành mạnh hơn. Theo dự kiến, cuối năm 2007 sẽ diễn ra


Festival hoa Đà Lạt sẽ là một địa chỉ tốt đẹp cho môi trường và khách du lịch tứ phương.

3.2.2. Giải pháp khắc phục những hạn chế

Về cơ chế : Phải đồng bộ từ trên xuống dưới. Tức là tất cả các đơn vị đều phải triển khai theo chung một chủ trương thống nhất. Việc không đồng bộ ở đây muốn nói là chỉ có những cơ quan trực tiếp như Công ty công trình đô thị hoặc Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Khoa học công nghệ là quan tâm đến Môi trường, còn các ban ngành khác chúng tôi thấy quan tâm không triệt để, có thực hiện nhưng còn chung chung. Từ đó dẫn đến chỗ này làm, chỗ khác chưa làm cùng lúc,…Có được cơ chế đồng bộ, rõ ràng thì khả năng công tác bảo vệ và phát triển môi trường sẽ được đảm bảo tốt hơn, đồng loạt ở khắp nơi.

Về rác thải. Chúng tôi thấy rác còn thải tự do một cách không ý thức. Dọc tất cả các đường, góc đường, ngã ba, ngã tư đều có rác đổ thoải mái. Rác không theo một quy trình nào. Chúng tôi đề nghị các khu vực dân phố phải có những điểm tập kết rác. Ở đó có các thùng rác công cộng thật lớn để mọi người đổ rác. Hàng ngày đều có xe của công ty môi trường đến gom rác và di chuyển đến khu vực tập kết của thành phố. Việc chôn rác theo chúng tôi nên đặt địa điểm bãi rác thải cuối đèo Preen và một vài nơi khác, cách thành phố khoảng 10 km.. Những chỗ này là khu vực rộng lớn, ở nơi thấp, trong rừng nên có thể gom rác tại đây và chôn lấp một cách thoải mái vì rộng rãi. Và chỗ này cũng chạy dọc theo hệ thống nước thải từ các suối Cam Ly và các suối khác từ thành phố xuống.

Vấn đề mở rộng khu du lịch: Cần phải có giải pháp quy hoạch hài hòa các cảnh quan du lịch Đà Lạt, phát triển không gian hợp lý cả về chiều rộng và chiều sâu để thu hút lượng khách lớn. Trong Quyết định số 3391 / QĐ-UB ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy


hoạch xây dựng vùng thành phố Đà Lạt đến năm 2020 có nói đến “ưu tiên đầu tư để Đà Lạt trở thành một thành phố đặc thù, trung tâm du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế”. Thành phố Đà Lạt là trung tâm kinh tế, du lịch, Hội thảo Quốc gia và Quốc tế;…Các Huyện được đầu tư và phát triển ngoài chức năng chính như du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái, trồng và bảo vệ rừng gắn với khai thác nông lâm sản thì mỗi huyện có thêm các chức năng khác nhau là:

Huyện Lạc Dương: Du lịch leo núi, văn hóa lễ hội; Phát triển tiểu thủ công nghiệp, rau quả.

Huyện Đơn Dương: Trồng cây công nghiệp dài ngày, rau, trái công nghệ cao, chăn nuôi, công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ nông nghiệp.

Huyện Đức Trọng: Phát triển đô thị, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí, đầu mối giao thông đường bộ và đường hàng không, chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, rau hoa công nghệ cao, cây ăn trái phục vụ trong nước, xuất khẩu..

Huyện Lâm Hà: Trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi, sản xuất lương thực; Khoanh nuôi và bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ đa dạng sinh học.

Là những vùng kinh tế trọng điểm và có tiềm năng du lịch sinh thái, cảnh quan, văn hóa. Việc mở rộng du lịch cần phải:

Có mạng lưới quản lý, kiểm soát và tuyên truyền vệ sinh môi trường trong và ngoài thành phố, quản lý và kiểm soát hữu hiệu các dịch vụ.

Về kinh phí: Phải thu hút đầu tư từ trong nước và nước ngoài. Theo định mức chi sự nghiệp bảo vệ vệ sinh môi trường mà đề án đã được Ủy ban nhân Tỉnh lâm Đồng phê duyệt kèm tờ trình số 7310/TTr- UBND ngày 16 tháng 11 năm 2006 của UBND tỉnh Lâm Đồng thì mỗi người dân ở Thành phố Đà Lạt được chi cho công tác bảo vệ môi trường là 45.000đ/người/năm. Theo chúng tôi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/04/2023