- Các chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLST trong đề tài này tôi dùng một số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu biểu hiện quá trình tăng về qui mô (chỉ tiêu biểu hiện về số lượng):
+ Biến động về lượt khách, cơ cấu khách
+ Biến động về doanh thu.
+ Biến động về số lượng cơ sở lưu trú.
+ Biến động về số lao động...
Chỉ tiêu biểu hiện sự thay đổi cơ cấu (chỉ tiêu biểu hiện về chất lượng):
+ Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại du lịch trong những lần tiếp theo.
+ Đánh giá của người dân về chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ: ăn uống, thông tin liên lạc, dịch vụ bán hàng, vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển,...
Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng của khu DLST (Mức độ hài lòng của du khách).
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định vị trí, vai trò của ngành du lịch sinh thái
3.1.1. Vị trí, vai trò của du lịch sinh thái Bắc Sơn đối với phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn và tiểu vùng Đông Bắc thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 đã xác định Bắc Sơn nằm trong không gian du lịch phía Tây với định hướng phát triển sản phẩm chủ yếu là gắn với tự nhiên và văn hóa. Khu vực Bắc Sơn - Bình Gia là cụm du lịch cửa ngõ phía tây của tỉnh. Với các giá trị tài nguyên văn hóa, lịch sử và sinh thái, Quy hoạch xác định đây là khu vực ưu tiên đầu tư. Hướng đầu tư tập trung là xây dựng một số cơ sở lưu trú và nhà hàng tại trung tâm du lịch và các điểm du lịch của huyện Bắc Sơn.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 đã xác định phát triển du lịch theo hướng bền vững và toàn diện; bảo vệ, tôn tạo và nâng cấp các di tích văn hóa - lịch sử, phục hồi văn hóa dân gian mang đậm bản sắc dân tộc; khuyến khích phát triển du lịch tâm linh, du lịch tham quan di tích lịch sử kết hợp với sinh thái nghỉ dưỡng. Định hướng trên cũng phù hợp với định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử và thể thao mạo hiểm đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. Đây là định hướng quan trọng cho việc phát triển du lịch của huyện Bắc Sơn. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bắc Sơn thời kỳ 2011-2020 xác định thương mại, dịch vụ và du lịch là lĩnh vực không những đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm cho nhân dân. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bắc Sơn thời kỳ 2011- 2020 cũng xác định mục tiêu về tốc độ tăng trưởng GDP ngành dịch vụ và du lịch cho giai đoạn 2011-2020 đạt 14-15%, trong đó phấn đấu cơ cấu ngành dịch vụ chiếm từ 37-38% GRDP toàn huyện.
*Tiềm năng và khả năng phát triển du lịch của huyện Bắc Sơn trong phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn và của tiểu vùng Đông Bắc thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Đối với Lạng Sơn, Bắc Sơn có vai trò quan trọng trong phát triển
du lịch của tỉnh. Bắc Sơn có tiềm năng du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp mê hoặc lòng người của hệ thống thung lũng, các giá trị thiên nhiên nguyên sơ, núi rừng trùng điệp, hùng vĩ, hệ thống hang động kỳ bí đáng khám phá, văn hóa và truyền thống đa dạng, đặc sắc của cộng đồng các dân tộc cũng như hệ thống di tích lịch sử cách mạng có giá trị. Mặc dù hiện nay, du lịch Bắc Sơn gần như chưa phát triển nhưng với tiềm năng, thế mạnh nêu trên, Bắc Sơn hoàn toàn có thể trở thành một trong những điểm đến trọng yếu của tỉnh và đóng vai trò lớn hơn trong thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới nếu có định hướng phát triển đúng đắn và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện, đặc biệt là sự quan tâm của tỉnh Lạng Sơn trong việc ban hành chính sách đột phá, ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển du lịch tại Bắc Sơn.
Hiện nay, huyện Bắc Sơn đã bắt đầu quan tâm tới phát triển du lịch và xác định vai trò, vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhận thức được tiềm năng, thế mạnh cùng với việc gia tăng tự phát lượng khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn cảnh quan thung lũng Bắc Sơn trong những năm gần đây, chính quyền huyện Bắc Sơn đã thực sự quan tâm, trăn trở tìm hướng đi cho phát triển du lịch của huyện. Mặc dù hiện nay, đóng góp trực tiếp từ du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bắc Sơn gần như không đáng kể, tuy nhiên, Bắc Sơn có nhiều tiềm năng để có thể mang lại nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hình ảnh du lịch và là một trong những điểm đến du lịch quan trọng nhất của tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới. Với vị trí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, Bắc Sơn có thể nằm trên tuyến du lịch liên huyện, liên tỉnh trong tiểu vùng Đông Bắc, có thể kết nối với các điểm du lịch khác của tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn và Quảng Ninh để hình thành tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng hấp dẫn. Tuyến quốc lộ 279 từ Bắc Kạn chạy qua huyện Bình Gia kết nối với quốc lộ 1B gần địa phận Bắc Sơn sẽ tạo cơ hội cho Bắc Sơn kết nối với các điểm du lịch khác của các tỉnh trong tiểu vùng Đông Bắc, kể cả với Quảng Ninh để hình thành tuyến du lịch liên vùng theo quốc lộ 279. Nằm ở gần trung tâm của tiểu vùng Đông Bắc, Bắc Sơn có thể trở thành một mắt xích, một điểm nhấn quan trọng trong các chương trình du lịch trong
tiểu vùng. Sự phát triển du lịch Bắc Sơn trong sự kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng trong tiểu vùng Đông Bắc như hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể, thác Bản Giốc, Mẫu Sơn,…và các điểm du lịch khác sẽ hình thành những sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng núi, hồ, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa đặc thù của tiểu vùng Đông Bắc và tạo nên sức cuốn hút riêng và điểm nhấn quan trọng của cả tiểu vùng.
Với vị trí cách thành phố Lạng Sơn, thành phố Thái Nguyên khoảng 80 km, cách Thủ đô Hà Nội 130 km nhưng được kết nối tiện lợi với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến quốc lộ 1B kết nối từ Thái Nguyên lên Bắc Sơn và từ Lạng Sơn đến Bắc Sơn, tạo thuận lợi thu hút khách du lịch từ Hà Nội, Thái Nguyên và Lạng Sơn, đặc biệt là khách nghỉ dưỡng cuối tuần, góp phần hạn chế tính mùa vụ, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch.
Mặc dù Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn xác định Bắc Sơn nằm trong cụm du lịch Bình Gia - Bắc Sơn nhưng chưa thực sự nhấn mạnh nhiều tới tiềm năng du lịch của Bắc Sơn. Theo nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Bắc Sơn phải là một trong 3 điểm nhấn chính của du lịch Lạng Sơn (Thành phố Lạng Sơn - Khu du lịch Mẫu Sơn - Bắc Sơn). Xác định đúng vị trí, vai trò của Bắc Sơn trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn và ưu tiên nguồn lực đầu tư cho Bắc Sơn sẽ thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh thời gian tới.
3.1.2. Vị trí, vai trò của du lịch sinh thái Bắc Sơn đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bắc Sơn
Với đặc điểm là một huyện miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, mặc dù tiềm năng du lịch tự nhiên và văn hóa khá đa dạng nhưng do điều kiện kinh tế còn khó khăn, thời gian dài cả tỉnh và huyện chưa thực sự quan tâm định hướng, có chính sách đầu tư nguồn lực cho du lịch phát triển nên đến nay chưa có dự án đầu tư du lịch nào tại Bắc Sơn ngoài hỗ trợ làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch còn rất hạn chế. Chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp, nhân lực phục vụ du lịch gần như chưa được đào tạo. Sản phẩm du lịch của Bắc Sơn còn rất đơn điệu và chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Du lịch Bắc Sơn mới tự phát hình thành trong vài năm gần đây và gần như chưa được
định hình và phát triển. Do đó, Du lịch đóng góp gần như chưa đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tuy nhiên, trước xu hướng khách du lịch tự phát đến thưởng ngoạn cảnh quan thung lũng Bắc Sơn, đặc biệt là vào mùa lúa chín, mùa hoa tam giác mạch, gần đây, tỉnh Lạng Sơn và đặc biệt là cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Sơn đã thay đổi nhận thức, rất quan tâm trăn trở để tìm hướng đi thực sự cho du lịch Bắc Sơn nhằm khơi dậy tiềm năng và thế mạnh thúc đẩy du lịch phát triển. Việc quyết định xây dựng đề án phát triển du lịch đến năm 2025 của huyện thể hiện quyết tâm chính trị của huyện trong việc định hướng phát triển du lịch một cách khoa học, bài bản để phát huy tối ưu tiềm năng, thế mạnh cho phát triển du lịch, khẳng định vai trò và vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần tái cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng du lịch - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung.
Nhìn chung, với tiềm năng du lịch da dạng, khác biệt cả về tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là vẻ đẹp kỳ vĩ miền sơn cước của thung lũng Bắc Sơn, những giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đặc biệt và bản sắc văn hóa của các dân tộc Bắc Sơn, du lịch Bắc Sơn hoàn toàn có cơ hội và điều kiện phát triển và khẳng định vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, của tiểu vùng Đông Bắc thuộc vùng Trung du miền núi Bắc bộ và góp phần vào phát triển du lịch chung của cả nước cũng như đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điều quan trọng là cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Bắc Sơn nhận thức đúng về vị trí, vai trò của du lịch, thực sự quan tâm, đồng lòng vào cuộc, biết khơi dậy tiềm năng, khích lệ và thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, xây dựng Bắc Sơn thực sự trở thành điểm đến quyến rũ đối với cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
3.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Bắc Sơn giai đoạn 2015- 2017
3.1.3.1. Khách du lịch
Nằm trong bối cảnh chung của Việt Nam, nền kinh tế được khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, tìm hiểu văn hoá, lễ hội của người dân tăng lên nhanh.
Để đánh giá sự biến động của khách du lịch đến huyện Bắc Sơn tôi phân tích ba nội dung liên quan đến khách du lịch đó là: Sự biến động về lượt khách, sự biến động về thời gian lưu trú và cuối cùng tôi phân tích về sự biến động cơ cấu khách du lịch.
Tình hình biến động lượt khách đến Bắc Sơn trong ba năm 2015 - 2017 Để đánh giá tình hình biến động về lượt khách đến Bắc Sơn trong ba năm tôi có bảng số liệu như sau:
Bảng 3.1. Tình hình du khách đến với Bắc Sơn giai đoạn 2015 - 2017
2015 | 2016 | 2017 | |
- Tổng lượng khách | 9.700 | 13.500 | 17.500 |
% tăng trưởng so với năm trước | 73,21% | 39,18% | 29,63% |
Mức tăng trưởng bình quân/năm | 47,00 % | ||
Khách quốc tế | 1.700 | 2.250 | 3.470 |
% tăng trưởng so với năm trước | 61,90% | 32,35% | 54,22% |
Mức tăng trưởng bình quân/năm | 49,00 % | ||
Khách nội địa | 8.000 | 11.250 | 14.030 |
% tăng trưởng so với năm trước | 75,82% | 40,63% | 24,71% |
Mức tăng trưởng bình quân/năm | 47,00 % |
Có thể bạn quan tâm!
- Góp Phần Bảo Vệ Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc:
- Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Của Huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn
- Đánh Giá Nguồn Lực Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Tổng Thu Từ Du Lịch Sinh Thái Huyện Bắc Sơn Giai Đoạn 2015 - 2017
- Nguồn Thông Tin Du Khách Biết Đến Điểm Dlst Của Bắc Sơn
- Một Số Yếu Tố Chủ Yếu Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Dlst Trên Địa Bàn Huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Nguồn: - Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bắc Sơn
- Chi Cục Thông kê huyện
Thông qua bảng về tình hình lượt khách đến trong giai đoạn 2015 - 2017 ta nhận thấy nguồn khách đến Bắc Sơn ngày một tăng. Tuy nhiên, nếu so với tiềm năng và thế mạnh thì hoạt động của ngành du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện. Bảng 3.1 cho thấy lượt khách đến hàng năm là khá ổn định, mức tăng trưởng bình quân năm đạt 47,00% trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của khách quốc tế trong ba năm là 49,00%, khách nội địa là 47,00%. Đa số khách du lịch tới Bắc Sơn là khách đến giải trí hoặc khách kết hợp nghỉ ngơi giải trí với công việc; cũng có đoàn khách vừa kết hợp thăm thân cùng với nghỉ ngơi giải trí. Mặt khác, thông qua bảng về sự biến động khách hàng năm của huyện ta nhận thấy chiếm tỷ trọng lớn là khách nội địa. Khách nội địa tốc độ tăng trưởng bình quân là
47,00 %. Khách thường đi theo đoàn tới nhiều điểm để tham quan vì vậy, tỷ lệ khách lưu trú so với tỷ lệ khách tham quan thường là rất nhỏ cụ thể khách lưu trú chỉ chiếm 12,00% năm 2015, sang đến năm 2016 tỷ lệ khách lưu trú giảm còn 11,00% và 10,00% là tỷ lệ khách lưu trú năm 2017. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm doanh thu từ du lịch. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên đây không những là nơi tham quan cuối tuần cho người dân thủ đô, mà còn thu hút được nhiều du khách trong cả nước. Mặt khác, ta nhận thấy lượng khách mục tiêu của khu du lịch là khách nội địa nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của khách nội địa là 47,00% thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế là 49,00% cao hơn so với khách nội địa. Khách quốc tế tuy không phải là khách hàng mục tiêu nhưng lại là một thị trường có thể cho doanh thu lớn, vì đây là những du khách sẵn sàng chi trả cao và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái rất tốt. Tuy nhiên, số du khách này lại không tăng mạnh. Nguyên nhân các điểm du lịch sinh thái chưa hấp dẫn du khách có thể là do trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động ở các nơi trên còn yếu, tại các khu du lịch chưa có bảng chỉ dẫn bằng tiếng nước ngoài, các tờ quảng cáo cũng chỉ toàn là tiếng việt, chất lượng cơ sở lưu trú, dịch vụ còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu của khách.
Khách du lịch đến Bắc Sơn bằng đường bộ từ Hà Nội qua Thái Nguyên hoặc từ thành phố Lạng Sơn đến qua quốc lộ 1B, khách từ các tỉnh khác qua quốc lộ 279. Lượng khách du lịch đến Bắc Sơn thấp, thời gian lưu trú của khách cũng ít. Do sản phẩm du lịch Bắc Sơn chưa hấp dẫn, điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo, kém cả về số lượng và chất lượng.
Nhìn chung, khách du lịch đến Bắc Sơn thời gian qua chủ yếu là khách nội địa từ Hà Nội và một số tỉnh lân cận, trong đó, khách đi “phượt” là chính.
Khách du lịch nước ngoài đến Bắc Sơn chủ yếu đến từ một số nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, khách nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Khách nước ngoài đi tự do hoặc đi theo đoàn với số lượng khách ít. Khách du lịch nội địa và quốc tế có lưu trú thường lưu trú tại một số gia đình cung cấp dịch vụ lưu trú homestay và dịch vụ ăn uống tại Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn. Khách từ các địa phương xung quanh đi lễ hội, tham quan, dã ngoại, khách công vụ và đó là nguồn khách chủ yếu, còn khách du lịch thuần tuý đi theo tour, tuyến ít.
Bảng 3.2: Tình hình biến động khách lưu trú giai đoạn 2015 - 2017
ĐVT | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | |
- Số lượt khách tham quan | Lượt khách | 9.700 | 13.500 | 17.500 |
- Số lượt khách lưu trú | Lượt khách | 1.200 | 1.500 | 1.800 |
- Tỷ lệ khách lưu trú | Tỷ lệ % | 12,37 | 11,11 | 10,28 |
- Thời gian lưu trú | Ngày | |||
Khách quốc tế | 1,3 | 1,4 | 1,5 | |
Khách nội địa | 1,2 | 1,4 | 1,5 |
Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin
Cơ sở lưu trú của Bắc Sơn chỉ ở mức trung bình không có khách sạn đạt chuẩn quốc tế, trang thiết bị sử dụng trong phòng nghỉ chỉ ở mức bình dân nhiều phòng nghỉ chỉ có quạt điện không có điều hoà vì vậy mà không hấp dẫn khách lưu lại.
Mặc dù số khách đến Bắc Sơn vẫn tăng nhưng số ngày lưu trú bình quân lại rất thấp, khách du lịch đến Bắc Sơn chủ yếu vẫn là tham quan, khách lưu trú chiếm tỷ lệ nhỏ không vượt quá 15%, vì vậy mà mức chi tiêu bình quân trên một du khách là rất thấp. Du khách đến Bắc Sơn du lịch chủ yếu là đến từ Hà Nội và các tỉnh lân cận vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thời gian lưu trú của khách ít. Vì vậy trong tương lai cần có sự phát triển về cơ sở vật chất và quảng bá để lượng khách tăng mạnh hơn, xứng đáng với tiềm năng du lịch của huyện.
3.1.3.2. Tổng thu từ khách du lịch
Từ năm 2015 trở lại đây, nguồn thu từ du lịch của Bắc Sơn ngày càng tăng. Tuy nhiên, con số này là rất thấp đối với một lĩnh vực kinh tế được coi là có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện.
*Tổng thu từ du lịch của Bắc Sơn: Đó là các khoản thu từ khách du lịch mang lại trên địa bàn của huyện Bắc Sơn, bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú, ăn uống, từ vận chuyển, mua sắm, vui chơi giải trí... và các dịch vụ khác. Các khoản chi trả đó không những mang lại nguồn