Một Số Yếu Tố Chủ Yếu Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Dlst Trên Địa Bàn Huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn


Hộp 4: Ý kiến của người dân về tác động của DLST tới thu nhập của họ


Câu hỏi

Câu trả lời

Người được phỏng vấn

Ông/bà đánh giá tác động của DLST tới thu nhập của người dân địa phương như thế nào?

Tôi đến Thung lũng hoa bán hàng là phụ thôi, chứ thu nhập từ bán hàng này có đáng bao nhiêu. Vào những tháng du lịch hay có khách thì còn tạm được chứ, chỉ trông vào đây thì không sống được. Ở nhà vẫn phải

làm ruộng, nương.

Theo chị Hoàng Thị Mới, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 11

Từ đó có thể thấy rằng việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch là cần thiết, khách du lịch họ cũng có nhu cầu về sản phẩm du lịch, nhưng chúng ta lại không đáp ứng được yêu cầu đó. Và để người dân họ có ý thức bảo vệ môi trường, tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền giáo dục môi trường đối với khách du lịch, phải cho họ thấy được cái lợi từ việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Như từ việc họ giữ gìn cảnh quan thiên nhiên mà khách du lịch tới đông và từ đó họ có thể bán các sản phẩm của địa phương, các sản phẩm do họ làm ra.

Hộp 5: Ý kiến của người dân về tham gia phát triển DLST


Câu hỏi

Câu trả lời

Người được phỏng vấn


Ông/bà có sẵn sàng tham gia phát triển DLST không?

Nếu có mô hình cho khách du lịch ở cùng nhà dân thì tôi cũng sẽ cho họ ở, giúp gia đình tôi tăng thêm thu nhập, nhưng tôi sợ đầu tư vào mà lại

không có khách ở.

Theo anh: Triệu Long Kim, xã Chiến Thắng

Gia đình tôi có vườn Quýt nhưng hiện nay chủ yếu là tiêu thụ ở chợ và bán buôn. Có khách du lịch thì tôi kết hợp vừa để phục vụ khách du lịch tham quan vừa bán quả ra ngoài thị

trường thì tốt quá.

Theo ông Hoàng Cao Vinh, xã Chiến Thắng


Chúng ta thấy người dân họ cũng rất sẵn sàng tham gia vào những hoạt động để phục vụ cho việc phát triển DLST. Nhưng muốn làm được việc này không những là sự nỗ lực của người dân mà còn là sự nỗ lực của địa phương trong việc quy hoạch phát triển những vùng sản xuất hàng hoá phục vụ cho du lịch mang đậm tính địa phương, sự hỗ trợ của địa phương cho sản xuất. Trật tự an ninh trên toàn huyện nói chung: tình hình an ninh chính trị trên địa bàn luôn được đảm bảo, an ninh nội bộ được tăng cường, an ninh nông thôn có nhiều chuyển biến. Trật tự xã hội đã có nhiều chuyển biến rõ nét, không có các tổ chức tội phạm, các tụ điểm phức tạp về hình sự và tệ nạn xã hội số vụ vi phạm hình sự giảm so với nhiệm kỳ trước. Công tác phòng chống ma tuý, mại dâm, phòng chống cháy nổ đạt nhiều kết quả tốt. Trật tự an ninh nơi công cộng được đảm bảo. Đây là điều kiện để khách du lịch họ có ấn tượng và cảm thấy thoải mái.

3.2. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển DLST trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Về Điều kiện tự nhiên

- Bắc Sơn có vòng cung núi đá vôi thuộc cánh cung Ngân Sơn – Bắc Sơn, với nhiều hang động đẹp, có độ cao trung bình 400m so với mặt nước biển, trong đó có đỉnh núi Khau Kiêng cao 1.700m, với nhiều loại gỗ quý tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ.

- Bắc Sơn có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm giá mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 21,30C, quanh năm mát mẻ thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng

3.2.2. Về tài nguyên du lịch

- Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Bắc Sơn có địa mạo gồm nhiều dãy núi hùng vĩ bao quanh các thung lũng lớn nhỏ khá độc đáo cùng với thảm động thực vật phong phú, nhiều hang động kỳ vĩ và dòng suối đẹp. Thung lũng Bắc Sơn trù phú nằm lọt giữa bốn bề núi đá vôi trùng điệp, điểm tô bởi những dòng suối uốn lượn qua cánh đồng lúa trải rộng bạt ngàn... tạo nên bức tranh hữu tình, quyến rũ. Có thể khẳng định, Bắc Sơn là một trong nơi có cảnh quan thung lũng đẹp nhất Việt Nam.

- Về tài nguyên văn h́óa, di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử cách mạng: Bắc Sơn là nơi có nhiều giá trị văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của các dân tộc sinh sống tại Bắc Sơn. Do đặc điểm cư trú toàn huyện là các dân tộc thiểu số sinh sống


từ lâu đời nên đời sống văn hoá, phong tục tập quán của các dân tộc vẫn mang đậm bản sắc. Văn hoá Bắc Sơn hiện nay là sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá truyền thống Tày, Nùng và Dao. Hiện nay ở Bắc Sơn vẫn duy trì những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, mọi sinh hoạt văn hoá đều diễn ra ở đây cùng với các làn điệu hát Then, hát Ví, hát Phong Slư, … tạo nên không gian văn hoá đặc sắc. Đặc biệt, tập quán gieo trồng lúa không cùng một thời điểm của người dân địa phương cũng tạo nên những bức tranh muôn màu mang lại cảm giác khác lạ cho khách du lịch.

Đồng thời, Bắc Sơn còn là nơi phát hiện ra nhiều di chỉ khảo cổ về người tiền sử, tại đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy cả một nền văn minh của người Việt cổ vào Sơ kỳ đồ đá mới, mang tên văn hóa Bắc Sơn. Bên cạnh đó, Bắc Sơn còn được biết đến là một trong những căn cứ địa kháng chiến hào hùng trong lịch sử đấu tranh cách mạng, nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn chống Nhật và Pháp của lực lượng Việt Minh những năm 1940, tiêu biểu như di tích đèo Tam Canh, di tích đồn Mỏ Nhài, di tích đình Nông Lục, di tích Khuổi Nọi.

- Về tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe: Bắc Sơn có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, thưởng thức không khí trong lành, khí hậu mát mẻ trong môi trường tự nhiên còn nguyên sơ, đặc biệt trong các thung lũng nhỏ (Lân). Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể phát triển như spa dược liệu, nghỉ dưỡng kết hợp trị liệu,…), đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch.

Về tiềm năng du lịch mạo hiểm: với địa hình và cảnh quan thiên nhiên hiện có của Bắc Sơn rất phù hợp để phát triển nhiều loại hình du lịch mạo hiểm như tuyến đi bộ trekking nơi cảnh quan hùng vĩ, đi bộ xuyên qua các thung lũng (các Lân), khám phá hang động, leo núi, đi bè tre, thuyền cao su, thuyền kayak, thuyền gỗ địa phương trên hồ, suối, khinh khí cầu, dù lượn,…

- Về du lịch lễ hội, sự kiện: Bắc Sơn có một số lễ hội truyền thống gắn với đời sống sinh hoạt văn hóa của bà con các dân tộc trong huyện. Do đó, Bắc Sơn có thể khôi phục tổ chức các lễ hội dân gian truyền thống thường niên, đồng thời tổ chức các lễ hội mới gắn với sản phẩm nông nghiệp truyền thống của địa phương


như lễ hội quýt vàng, lễ hội mùa lúa chín,…để thu hút du khách từ mọi miền Tổ quốc cũng như du khách quốc tế, đảm bảo cung cấp dịch vụ lưu trú công suất tối đa trong giai đoạn diễn ra lễ hội và góp phần giảm tính chất mùa của du lịch.

3.2.3. Về hạ tầng

Hạ tầng cơ bản hiện tại cũng tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho du khách tiếp cận được các điểm du lịch chính như Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, đỉnh núi Nà Lay, Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn, đình Nông Lục, hồ Tam Hoa, thung lũng Bắc Sơn và một số điểm khác.

3.2.4. Về vị trí địa lý

Bắc Sơn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, nối liền giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên nên có lợi thế đặc biệt cho phát triển kinh tế và du lịch, thúc đẩy giao lưu, kết nối, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư du lịch. Với các dãy núi trùng điệp bao quanh và hệ thống hang động, suối, hồ phong phú cùng với những cánh đồng lúa, ngô, cây ăn quả, cây công nghiệp,... tại các thung lũng có thể khẳng định, Bắc Sơn là một trong những nơi có cảnh quan thung lũng đẹp, còn nguyên sơ và quyến rũ nhất Việt Nam. Thương hiệu điểm đến Bắc Sơn có thể được xây dựng dựa trên đặc điểm đặc biệt này, hình thành thương hiệu điểm đến “ Bắc Sơn - miền đất của thung lũng trong thung lũng” (Bac Son-the land of Valley in valleys). Hơn nữa, với nhiều nét văn hóa truyền thống và phong tục tập quán độc đáo, khác biệt của cộng đồng các dân tộc ở Bắc Sơn cũng như những giá trị di tích lịch sử cách mạng của một vùng đất giàu truyền thống cách mạng với cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã đi vào lịch sử oai hùng của cách mạng Việt Nam, Bắc Sơn có thể trở thành một điểm đến du lịch đầy hấp dẫn của tiểu vùng Đông Bắc và của cả nước thời gian tới.

3.3. Đánh giá kết quả đạt được, những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

3.3.1. Đánh giá kết quả đạt được

Bắc Sơn có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển DLST, trong đó có nhiều giá trị quan trọng như hệ sinh thái tự nhiên rừng, suối, thác, hang động, nhiều thung lũng; các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc Bắc Sơn….Tuy nhiên, từ thực trạng phát triển DLST tại Bắc Sơn thời gian qua cho thấy,


mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển DLST nhưng có thể nói, Du lịch Bắc Sơn mới bắt đầu phát triển tự phát trong mấy năm gần đây. Bên cạnh số lượng khách của các cơ quan, học sinh, sinh viên đi theo đoàn đến tham quan một số di tích lịch sử cách mạng Bắc Sơn, lượng khách du lịch đến tự do là chính, chủ yếu vào dịp lúa chín để ngắm cảnh thung lũng Bắc Sơn và ngắm hoa (mới xuất hiện hai năm gần đây). Một số Công ty lữ hành cũng đã bắt đầu tổ chức đưa khách du lịch đến Bắc Sơn nhưng lượng khách mỗi đoàn còn rất ít. Do điều kiện kết cấu hạ tầng trước đây còn khó khăn nên việc tiếp cận Bắc Sơn rất hạn chế.

Chính vì vậy, khả năng kết nối Bắc Sơn với các điểm du lịch khác trong tỉnh và trong tiểu vùng Đông Bắc gần như chưa được doanh nghiệp quan tâm và chưa đưa Bắc Sơn vào chương trình tour cho khách du lịch. Ngoài một số hộ gia đình ở làng Quỳnh Sơn cung cấp dịch vụ lưu trú homestay và một số nhà nghỉ ở thị trấn Bắc Sơn, cơ sở lưu trú của Bắc Sơn còn rất hạn chế cả về số lượng, chất lượng và tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ du lịch. Sản phẩm du lịch cung cấp cho khách du lịch còn đơn điệu và chất lượng thấp. Ngoài việc thưởng ngoạn cảnh quan thung lũng mùa lúa chín từ đỉnh Nà Lay, ngắm hoa tam giác mạch và thăm một số di tích lịch sử, khách du lịch gần như không được trải nghiệm các sản phẩm du lịch khác của Bắc Sơn. Trong khi đó, hệ thống thung lũng lớn nhỏ cùng tiềm năng hang động, hồ, suối, rừng đặc dụng, vườn cây ăn quả và nhiều bản làng với truyền thống văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Bắc Sơn có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc để thu hút khách du lịch.

Có thể khẳng định, tiềm năng DLST của Bắc Sơn khá đa dạng và hấp dẫn. Với địa hình, tài nguyên và khung cảnh thiên nhiên của Bắc Sơn có thể tổ chức được nhiều loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm (leo núi, đi bộ, khám phá hang động, đi bè tre, thuyền nan,… trên các dòng suối,…). Bên cạnh đó, với đặc trưng là vùng phát triển nông nghiệp với nhiều sản vật nổi tiếng của Bắc Sơn như cam, quýt, mận,… có thể tổ chức cho khách du lịch trải nghiệm trồng, thu lúa, ngô, khoai theo mùa, trồng rau, hái hoa quả tại các thung lũng (các lân), …. Đặc biệt là, với đặc điểm có nhiều thung lũng lớn nhỏ, có thể trồng hoa, cây ăn quả theo chuyên đề, để hấp dẫn khách du lịch.


Nhìn chung, Bắc Sơn có đủ điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch khác biệt, có khả năng cạnh tranh, đặc biệt là du lịch thưởng ngoạn cảnh quan tự nhiên, du lịch sinh thái, trải nghiệm văn hóa, lối sống của bà con các dân tộc Bắc Sơn, đồng thời có thể kết nối với các điểm du lịch của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và tiểu vùng Đông Bắc nói chung để hình thành tuyến du lịch liên vùng hấp dẫn. Với tiềm năng và thế mạnh của mình, Bắc Sơn hoàn toàn có thể phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Vì vậy, việc quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Bắc Sơn, một mặt sẽ góp phần tích cực vào quá trình tái cơ cấu kinh tế của địa phương, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của tỉnh Lạng Sơn nói riêng, của Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước nói chung. Đặc biệt, phát triển du lịch Bắc Sơn sẽ tạo cơ hội gia tăng việc làm, sinh kế và nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân, góp phần bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, bảo vệ, phát huy các giá trị tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

3.3.2. Thuận lợi

Với vị trí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, Bắc Sơn có thể nằm trên tuyến du lịch liên huyện, liên tỉnh trong tiểu vùng Đông Bắc, có thể kết nối với các điểm du lịch khác của tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn và Quảng Ninh để hình thành tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng hấp dẫn. Tuyến quốc lộ 279 từ Bắc Kạn chạy qua huyện Bình Gia kết nối với quốc lộ 1B gần địa phận Bắc Sơn sẽ tạo cơ hội cho Bắc Sơn kết nối với các điểm du lịch khác của các tỉnh trong tiểu vùng Đông Bắc, kể cả với Quảng Ninh để hình thành tuyến du lịch liên vùng theo quốc lộ 279. Nằm ở gần trung tâm của tiểu vùng Đông Bắc, Bắc Sơn có thể trở thành một mắt xích, một điểm nhấn quan trọng trong các chương trình du lịch trong tiểu vùng. Sự phát triển du lịch Bắc Sơn trong sự kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng trong tiểu vùng Đông Bắc như hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể, thác Bản Giốc, Mẫu Sơn,…và các điểm du lịch khác sẽ hình thành những sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng núi, hồ, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa đặc thù của tiểu vùng Đông Bắc và tạo nên sức cuốn hút riêng và điểm nhấn quan trọng của cả tiểu vùng.


Với vị trí cách thành phố Lạng Sơn, thành phố Thái Nguyên khoảng 80 km, cách Thủ đô Hà Nội 130 km nhưng được kết nối tiện lợi với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến quốc lộ 1B kết nối từ Thái Nguyên lên Bắc Sơn và từ Lạng Sơn đến Bắc Sơn, tạo thuận lợi thu hút khách du lịch từ Hà Nội, Thái Nguyên và Lạng Sơn, đặc biệt là khách nghỉ dưỡng cuối tuần, góp phần hạn chế tính mùa vụ, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch.

3.3.3. Khó khăn và nguyên nhân hạn chế

Hiện tượng khai thác đá tại một số chân núi vẫn tồn tại làm phá vỡ tài nguyên, cảnh quan, môi trường, ảnh hưởng tới sức hấp dẫn tự nhiên của Bắc Sơn.

Kết cấu hạ tầng kết nối các điểm du lịch gần như chưa được đầu tư, nâng cấp, do đó khả năng tiếp cận của khách du lịch tới các điểm du lịch còn hạn chế, khó khăn (ví dụ đường lên đỉnh Nà Lay, đường vào các hang động,…). Tuyến đường 241 chạy qua các xã như Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Hưng Vũ, Vũ Lăng, Nhất Hòa, Tân Thành, Vũ Lễ nhiều nơi bị xuống cấp nên việc tiếp cận các điểm du lịch tại các xã nêu trên là khó khăn. Một số tuyến đường huyện khác cũng vậy.

Chất lượng và tiêu chuẩn về cơ sở lưu trú chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hiện nay, cả huyện chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn nào, chỉ có một số nhà nghỉ chủ yếu vụ khách vãng lai, công vụ và một số cơ sở lưu trú tại nhà dân (homestay) tại làng Quỳnh Sơn. Dịch vụ homestay của các gia đình tại Quỳnh Sơn gần như chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống đơn giản, thiếu các dịch vụ gia tăng khác như dịch vụ thuê xe đạp, giải khát, biểu diễn nghệ thuật dân tộc, trải nghiệm giao lưu văn hóa , dịch vụ hướng dẫn,…Những gia đình kinh doanh lưu trú homestay không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác nên cũng khó khăn trong việc giao tiếp, giao lưu với khách du lịch. Nhìn chung, dịch vụ lưu trú hiện nay tại Bắc Sơn mới nhắm tới khách du lịch tự do là người nước ngoài và khách nội địa có mức chi tiêu thấp. Khách du lịch đi theo tour còn hạn chế.

Sản phẩm du lịch còn rất đơn điệu, thiếu đa dạng và chất lượng còn thấp. Số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch thực sự thấp khi so sánh với các điểm du lịch khác trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ như Sapa, hồ Ba Bể. Dịch vụ du lịch gần như mới dừng ở mức tự phát và sơ khai. Hầu hết khách du lịch


đến Bắc Sơn dưới dạng đi tự do, tự tổ chức và tự khám phá là chính, rất ít đoàn có hướng dẫn viên. Hiện nay, tại Bắc Sơn chưa có Công ty lữ hành nào và cũng chưa có doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch thực thụ nên việc xây dựng sản phẩm du lịch tại Bắc Sơn gần như vẫn bỏ ngỏ. Do thiếu sản phẩm du lịch hấp dẫn nên khách du lịch đến Bắc Sơn còn ít, chủ yếu đến trong ngày và nếu có lưu trú thì chủ yếu chỉ sử dụng dịch vụ homestay (ngoại trừ mùa lúa chín). DLST Bắc Sơn còn mang tính thời vụ. Vì vậy cần xây dựng sản phẩm đặc trưng cho các mùa trong năm; việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nên đã dần mất đi hình ảnh thung lũng Bắc Sơn mùa lúa chín.

Công tác quảng bá điểm đến Bắc Sơn tại các thị trường nguồn mục tiêu gần như chưa được thực hiện nên sản phẩm du lịch của Bắc Sơn còn ít được biết đến trong khu vực và trên thế giới. Mức độ hợp tác của địa phương với các doanh nghiệp lữ hành, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành còn rất hạn chế nếu không muốn nói là gần như chưa có, do đó khó quảng bá và thu hút khách quốc tế. Đối với khách du lịch đã lựa chọn đến Bắc Sơn, khi đến các điểm tham quan cũng không được hỗ trợ cung cấp thông tin để có thể cảm nhận và nắm bắt hết được giá trị của các điểm du lịch, điểm tham quan. Như, điểm tham quan lên đỉnh Nà Lay chưa được đầu tư bài bản, thiếu bãi đỗ xe, thiếu khu vực tiếp đón, cung cấp thông tin, khu vực vệ sinh, thiếu các điểm dừng nghỉ, điểm ngắm cảnh, thùng đựng rác dọc hành trình lên đỉnh Nà Lay. Ngay tại đỉnh Nà Lay cũng chưa đầu tư xây dựng điểm cho khách dừng nghỉ, ngắm cảnh với các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho khách ngắm cảnh như ống nhòm,…Các di sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng chưa được đầu tư và khai thác.

Mức độ đầu tư vào du lịch ở Bắc Sơn hầu như chưa có và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch có khả năng chi trả trung bình và chi trả cao.

Nguồn nhân lực du lịch của huyện vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng và tính chuyên nghiệp. Nhân lực du lịch hiện có gần như chưa được đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phục vụ khách du lịch.

Mặc dù Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn xác định Bắc Sơn nằm trong cụm du lịch Bình Gia - Bắc Sơn nhưng chưa thực sự nhấn mạnh

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí