Đề Xuất Các Giải Pháp Liên Quan Đến Công Tác Tổ Chức

hiện nay tuyến đường này nhỏ hẹp, mặt đường xuống cấp, hình thành những ổ gà, ổ voi, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao thông của người dân trong khu vực cũng như hoạt động trải nghiệm của du khách khi đến và lưu trú lại đây. Theo khảo sát thực tế, hiện nay tuyến đường này thường xuyên có những xe tải trọng lớn lưu thông gây ra tình trạng mất an toàn và xuống cấp của mặt đường, yêu cầu đặt ra là cần phải có biện pháp hạn chế phương tiện tải trọng lớn và khắc phục tuyến đường.

Về hệ thống điện: Để đảm bảo nguồn và mạng lưới cung cấp điện theo nhu cầu tiêu dùng của người dân, thì chất lượng dịch vụ cung cấp điện tại khu vực cần được cải thiện cả về nguồn cung ứng và mạng phân phối.

Cấp thoát nước: Quy hoạch hệ thống cung cấp nước sạch cho các tuyến điểm có tiềm năng khai thác du lịch, tại Quỳnh Sơn và Vũ Lăng hiện nay người dân vẫn chưa có nước sinh hoạt do nhà nước cung cấp mà chủ yếu nước sinh hoạt là do cộng đồng tại đây tự xây dựng và đảm bảo. Do đó chính quyền tại xã, huyện cần có những phương án, kế hoạch đảm bảo cho đời sống sinh hoạt và cho các hoạt động dịch vụ hoặc có chính sách hỗ trợ hoặc hướng dẫn sử dụng hệ thống bể chứa, bể lọc nước sạch cho các hộ gia đình. Để đảm bảo giữ gìn môi trường tốt, cần thiết xây dựng dự án xử lý chất thải, trong đó ưu tiên đầu tư cho các điểm du lịch thường xuyên tiếp nhận lượng khác lớn.

Thông tin liên lạc: Để đáp ứng tốt nhu cầu hiện nay, sự cần thiết sớm cải thiện và đa dạng hoá chất lượng dịch vụ thông tin liên lạc, đồng thời đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hoá công tác phục vụ chuyên ngành tại các điểm du lịch. Lắp đặt hệ thống chuyển phát sóng thông tin di động cho các khu, điểm du lịch. Cần có bộ phận thông tin riêng cho du lịch của huyện chuyên thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch cộng đồng cho huyện thông qua trang website, báo ảnh, truyền hình, tập gấp...

Cơ sở lưu trú, ăn uống: Kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà nghỉ du lịch cộng đồng (nhà sàn truyền thống của người bản địa) đồng thời quy hoạch hệ thống nhà cho phù hợp với cảnh quan môi trường, đó là giải pháp không thể thiếu để phát triển một ngành du lịch chất lượng và bền vững. Với du lich cộng đồng, mô hình lưu trú tại gia là hình thức đặc biệt duy nhất trong các bản làng. Mô hình này cần được nhân rộng và đào tạo cách thức phục vụ vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Góp phần tăng thêm thu nhập cho đồng bào dân tộc và tạo mối quan hệ mật thiết với du khách.

Các cơ sở thể thao và vui chơi giải trí: Phát triển các loại hình du lịch thể thao như leo núi, cưỡi ngựa, bắn cung, tung còn theo kiểu của đồng bào dân tộc. Đối với những nơi cần có sự yên tĩnh, không nên xây dựng tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí và thể thao sôi động ở tại các điểm du lịch vì có thể gây tốn diện tích và ô nhiễm âm thanh.

h. Đầu tư các cơ sở dịch vụ: Trên cơ sở quy hoạch cần chỉ rõ và phân bố hợp lý hệ thống chợ địa phương, đầu tư nâng cấp, tiếp đến là đầu tư xây dựng mới về quy mô, kiểu dáng kiến trúc phù hợp với cảnh quan. Về mặt hàng ngoài những nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân sở tại, cần quan tâm đến những mặt hàng thủ công truyền thống, những mặt hàng đặc sắc của văn hoá địa phương phục vụ khách du lịch. Đồng thời dành chỗ ưu tiên, nhất là ở các chợ địa phương cho một số đồng bào bán các loại hàng hoá truyền thống bới chính những nơi đó sẽ là điểm tập trung hấp dẫn khách du lịch. Các khu chợ đã và sẽ trở thành một trong những điểm thu hút chính tại huyện. Các nhà quản lý địa phương cần phải ý thức được việc người dân mang sản phẩm ra chợ bán là yếu tố đặc sắc thu hút khách tham quan. Vì vậy cần khuyến khích bà con dân tộc đến bán các sản phẩm thủ công và tổ chức thật tốt các hoạt động của chợ dân tộc (miễn phí chỗ ngồi hoặc giảm giá cho những người bán hàng không chuyên nghiệp). Người dân tộc thiểu số cần có khả năng bán trực tiếp các sản phẩm cho du khách, bởi đó là một trong những nguồn tiền mặt hiếm hoi đối với những người nghèo.

Những giải pháp về chính sách phải gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đối tác công - tư, đơn giản hóa thủ tục, tháo gỡ mọi khó khăn vướng mắc, rào cản, tạo thuận lợi cho khách du lịch tham quan du lịch tại Bắc Sơn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và kể cả người dân, cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch tại Bắc Sơn.

Các chính sách ban hành phải khả thi, đảm bảo khích lệ, huy động được nguồn lực của mọi tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch tại Bắc Sơn nhằm phát huy tối ưu tiềm năng và thế mạnh của huyện để phát triển du lịch đúng hướng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, bền vững, góp phần vừa bảo tồn, vừa phát huy được các giá trị văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

hóa, lịch sử, truyền thống và các tài nguyên tự nhiên của địa phương, đồng thời khẳng định được thương hiệu và khả năng cạnh tranh của điểm đến Bắc Sơn trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Do đó, các giải pháp chính sách cần được triển khai thời gian tới bao gồm:

Tạo thuận lợi cho khách du lịch và thu hút đầu tư du lịch

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn - 12

Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan du lịch tại Bắc Sơn. Tập trung nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành chính sách xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng và hạ tầng du lịch; ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng núi, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng; khuyến khích đầu tư cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách du lịch; có chính sách khuyến khích khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, các lễ hội dân gian của đồng bào các dân tộc Bắc Sơn.

Tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch:


Bắc Sơn mới bắt đầu phát triển du lịch nhưng ngay từ đầu của quá trình phát triển phải coi trọng chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách du lịch và phải có biện pháp thường xuyên kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch. Nâng cao nhận thức bằng cách tăng cường tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức về quản lý chất lượng du lịch; áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành du lịch cũng như hệ thống kiểm định, công nhận chất lượng dịch vụ trong các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ du lịch như khách sạn, cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú du lịch tại nhà dân (homestay), nhà hàng, cửa hàng, điểm mua sắm, giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,…. Ngay từ đầu phải chú trọng phát triển thương hiệu và tôn vinh thương hiệu của điểm đến và các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ du lịch tại Bắc Sơn; coi trọng chữ tín trong kinh doanh du lịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch của các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ du lịch; yêu cầu thực hiện nghiêm việc công khai giá, bán đúng giá niêm yết; tổ chức đường dây nóng để giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của khách du lịch liên quan đến chất lượng dịch vụ du lịch.

Phát triển du lịch tại Bắc Sơn theo đúng quan điểm phát triển bền vững:

Để phát triển du lịch, điều quan trọng là phải có cơ chế, chính sách cởi mở, thông thoáng, ưu đãi, khích lệ các doanh nghiệp và kể cả người dân chủ động và tích cực

tham gia, sáng tạo ý tưởng, giành nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch dựa trên cơ sở tài nguyên du lịch hay những lợi thế so sánh khác của Bắc Sơn. Có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp và kể cả người dân tham gia đầu tư phát triển du lịch. Khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch sử dụng nhiều lao động địa phương.

Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn dựa trên tiềm năng và điều kiện thực tế của địa phương chỉ đạo xây dựng, đề xuất ban hành cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng như miễn giảm thuế, giảm tiền thuế đất, cho vay với lãi suất ưu đãi… đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư phát triển sản phẩm và loại hình du lịch mới có khả năng thu hút khách, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách du lịch tại Bắc Sơn; Tạo điều kiện cho người dân và các doanh nghiệp du lịch nhỏ tiếp cận vốn vay hoặc bảo lãnh cho họ vay vốn, có cơ chế giảm chi phí đầu vào, giảm giá, phí, giảm thuế v.v. nhằm huy động nguồn lực trong dân để phát triển du lịch, có chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, tạo thuận lợi cho cộng đồng tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch; Đồng thời, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp và người dân tham gia đầu tư phát triển du lịch tại Bắc Sơn.

- Khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, điểm, cơ sở dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Bắc Sơn. Khuyến khích đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan đặc sắc và di sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng độc đáo của Bắc Sơn, đặc biệt là các loại hình, sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng, mạo hiểm, khám phá hang động, nghỉ dưỡng. Có cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn các giá trị tài nguyên phục vụ du lịch.

- Di sản văn hóa, kiến trúc và tập quán, truyền thống văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của cộng đồng các dân tộc sinh sống tại Bắc Sơn là những giá trị hấp dẫn khách du lịch. Do đó, cần tập trung xây dựng sản phẩm du lịch khác biệt dựa trên khai thác tối ưu những giá trị này trên cơ sở gắn chặt chẽ với bảo tồn để thu hút khách du lịch. Chú trọng phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác gắn với gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Bắc Sơn. Tổ chức khảo sát, lựa chọn các

bản làng đặc trưng để hướng dẫn, hỗ trợ người dân tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú tại nhà dân (homestay) cho khách du lịch. Cộng đồng phải được coi là trung tâm trong mọi quyết sách, dự án về phát triển du lịch, được tham gia, làm chủ và hưởng lợi chính từ hoạt động du lịch trên địa bàn. Tổ chức các chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ năng và thái độ phục vụ khách du lịch cho người dân trong cộng đồng.

- Hơn nữa, các di tích lịch sử, di tích cách mạng trên địa bàn Bắc Sơn cũng là những địa chỉ hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Bên cạnh việc trùng tu, nâng cấp bảo vệ di tích, cần có những quy định chặt chẽ cho cả doanh nghiệp, khách du lịch và người dân khi tới tham quan di tích theo hướng tôn trọng, bảo vệ các giá trị của di tích, không được xâm hại di tích.

- Các giá trị cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của Bắc Sơn như cảnh quan thung lũng Bắc Sơn, các hang động, sông suối, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… là những giá trị hấp dẫn khách du lịch. Việc đầu tư phát triển du lịch cần đảm bảo gìn giữ, bảo vệ các giá trị cảnh quan, tài nguyên, môi trường sinh thái, tuyệt đối tránh việc đầu tư phát triển các sản phẩm, loại hình, dịch vụ du lịch có nguy cơ phá vỡ cảnh quan, hủy hoại tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Tập trung đầu tư để có được các sản phẩm du lịch khác biệt, thân thiện với môi trường dựa trên các thế mạnh về cảnh quan và giá trị tài nguyên thiên nhiên nêu trên sẽ tạo đựợc sức hấp dẫn và thiện cảm đối với khách du lịch.

3.2.2 Đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác tổ chức

Kiện toàn và nâng cao vai trò cơ quan chuyên môn về du lịch cấp huyện.


Hiện nay, cơ quan chuyên môn về du lịch của huyện là Phòng Văn hóa - Thông tin có đội ngũ mỏng, lại không chuyên sâu về du lịch. Với lực lượng cán bộ hiện tại sẽ rất khó để có thể tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn trong quản lý và đầu tư phát triển du lịch của huyện đảm bảo chuyên nghiệp, hiệu quả, tạo dựng được thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Do đó, huyện cần tăng cường bổ sung cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm về du lịch cho Phòng Văn hóa - Thông tin, đồng thời tăng cường cử cán bộ du lịch tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức về quản lý và chuyên môn về du lịch.

Để thúc đẩy phát triển du lịch của huyện thành công, Phòng Văn hóa - Thông tin phải đóng vai trò chủ động và tích cực hơn trong các hoạt động sau:

- Lập kế hoạch phát triển Bắc Sơn trở thành điểm đến du lịch của tỉnh Lạng Sơn và của tiểu vùng Đông Bắc trong đó chú trọng tới phát triển du lịch cộng đồng, coi du lịch cộng đồng là mũi nhọn vì đây là hoạt động thu hút nhiều khách du lịch và mang lại doanh thu lớn nhất cho hoạt động du lịch của huyện Bắc Sơn trong những năm vừa qua.

- Tăng cường vai trò quản lý và triển khai các quy định của nhà nước về hoạt động du lịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà nước ban hành.

- Tăng cường vai trò chủ động trong việc giúp Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư du lịch nhằm hiện thực hóa Đề án này; đồng thời, tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc biệt là hoạt động cung cấp thông tin và giới thiệu du lịch Bắc Sơn trên website riêng của huyện trên mạng internet. Cải tiến hoặc xây mới website riêng để quảng bá du lịch cho Bắc Sơn.

- Hình thành, vận hành và quản lý trung tâm thông tin du lịch Bắc Sơn đặt tại thị trấn Bắc Sơn hoặc một địa điểm gần làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn để cung cấp thông tin và hỗ trợ khách du lịch.

- Nâng cao vai trò của Phòng Văn hóa - Thông tin trong việc đảm bảo triển khai Đề án thông qua việc theo dõi tiến độ triển khai thực hiện các sáng kiến và hỗ trợ triển khai các sáng kiến có ưu tiên cao về phát triển du lịch.

- Phòng Văn hóa - Thông tin phải đóng vai trò chủ chốt trong việc phối hợp với các Phòng ban chức năng liên quan của huyện để đảm bảo tổ chức triển khai các dự án và quản lý các hoạt động của dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện phù hợp với quan điểm mục tiêu và định hướng của Đề án.

Triển khai thực hiện các hoạt động du lịch, tăng cường quản lý hoạt động du lịch, đảm bảo môi trường du lịch văn minh, thân thiện và mang đậm bản sắc văn hóa của Bắc Sơn.

Cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và kể cả người dân về vị trí, vai trò của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế- xã

hội của huyện, nâng cao mức sống, tạo việc làm và giảm nghèo cho người dân Bắc Sơn. Đồng thời đòi hỏi các cấp, các ngành trong huyện phải vào cuộc, đẩy mạnh công tác phối hợp, liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân tham gia đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bắc Sơn đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững

Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển du lịch phải được coi trọng, đảm bảo việc đầu tư phải đúng hướng, gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường; không để phát triển tự phát, bê tông hóa, hiện đại hóa các công trình tại các khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Mọi hoạt động du lịch phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc và định hướng phát triển bền vững.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xỷ lý nghiêm mọi hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch trái pháp luật, phá hủy tài nguyên, cảnh quan, môi trường; đồng thời tạo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, bình đẳng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và cả người dân.

Bên cạnh đó cũng cần phải có những nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương như:

- Tiếp xúc và xây dựng quan hệ với chính quyền địa phương: Trao đổi về nội dung và lợi ích của việc phát triển du lịch cộng đồng. Cần giải thích cho Chính quyền địa phương hiểu rõ nội dung du lịch cộng đồng là loại hình Du lịch dựa vào cộng đồng nhằm mang đến cho du khách những sản phẩm du lịch (cả tự nhiên và nhân văn) mà do chính cộng đồng tại nơi đó tạo ra, với sự quản lý, tổ chức của chính cộng đồng, họ là người được hưởng lợi và có trách nhiệm tôn tạo, giữ gìn và phát triển những sản phẩm du lịch đó. Một trong những nguyên tắc đảm bảo cho phát triển du lịch cộng đồng là phải chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán đến chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường.

Chính quyền địa phương cần phải đưa ra kế hoạch phát triển du lịch hài hoà và bền vững với sự tham gia tích cực của các nhóm dân tộc, người dân, đảm bảo cho họ thu được nhiều lợi nhuận hơn với hình thức đào tạo và phát triển du lịch cộng đồng.

Nghiên cứu xây dựng loại "thuế phát triển du lịch địa phương" cho các tuyến, điểm du lịch bản làng, nhằm tạo nguồn thu để tái đầu tư cho các bản làng. Xây dựng giáo trình phù hợp để đào tạo con em người dân tộc về ngoại ngữ, cách thức hướng dẫn, phong cách phục vụ, vệ sinh...trở thành người hướng dẫn viên thôn bản, không ai có thể am hiểu và giới thiệu đầy đủ về bản làng văn hoá và dân tộc bằng chính những người đó. Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững, khai thác du lịch cần phải thực hiện đúng môi trường vốn có của tài nguyên văn hoá trong cộng đồng của chủ thể. Và phải điều hoà phúc lợi giữa nhà đầu tư, nhà kinh doanh du lịch và chủ nhân văn hoá.

- Cơ chế phân phối lợi ích trong khai thác tài nguyên văn hoá đến các thành phần tham gia du lịch là một vấn đề hết sức quan trọng. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, điều này sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng, và nếu đồng bào thấy được lợi ích của họ khi tham gia vào các hoạt động du lịch họ sẽ giành thiện cảm cho du khách, cùng nhau xây dựng thái độ tôn trọng và phục vụ khách, người dân sẽ sẵn sàng giúp đỡ du khách khi có thể, điều này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách, đó chính là mô hình phát triển du lịch toàn dân.

- Sự hợp tác của chính quyền địa phương có vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương đó, vơí những hoạt động chính mà chính quyền địa phương có thể thực hiện: Bảo vệ di sản, phong cảnh và kiến trúc, bởi chính những yếu tố trên là nhân tố thu hút khách du lịch, đó là hoạt động đầu tiên mà chính quyền địa phương cần thực hiện, tiếp đến cần có thái độ hợp tác thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ du khách khi có thể, điều này sẽ để lại ấn tượng tốt cho du khách. Bên cạnh đó cần quản lý bền vững các nguồn lực tự nhiên và văn hoá; kiện toàn hệ thống quản trị địa phương; Điều phối ngành và nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường. Trước tiên, để phát triển loại hình du lịch cộng đồng chúng ta cần thu thập các số liệu về cộng đồng mà dự kiến sẽ tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng tại đó như: Về dân số, văn hoá, kinh tế, hạ tầng cơ sở, tiềm năng, sản phẩm... làm nền tảng để xây dựng những hoạt động về du lịch cộng đồng tại nơi đó. Trên cơ sở đó tổ chức các hội thảo về du lịch cộng đồng với sự tham gia của chính quyền địa phương sở tại và các chuyên gia về du lịch. Với sự có mặt của các chuyên gia này, sẽ hướng dẫn cho người dân chính quyền địa phương hiểu cặn kẽ hơn về du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023