BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐẶNG THỊ THÚY AN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã số ngành: 60340103
HỒ CHÍ MINH, năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐẶNG THỊ THÚY AN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG
TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã số ngành: 60340103
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THÔNG
HỒ CHÍ MINH, năm 2017
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN VĂN THÔNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 10 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Họ và tên | Chức danh Hội đồng | |
1 | TS. Nguyễn Quyết Thắng | Chủ tịch |
2 | PGS. TS. Phan Đình Nguyên | Phản biện 1 |
3 | TS. Hồ Ngọc Phương | Phản biện 2 |
4 | PGS.TS. Lê Anh Tuấn | Ủy viên |
5 | TS. Nguyễn Văn Hóa | Ủy viên, Thư kí |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng - 2
- Một Số Khái Niệm Cơ Bản Về Du Lịch Cộng Đồng
- Các Điều Kiện Hình Thành Và Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được chỉnh sửa ( nếu có).
Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Khoa Đào tạo sau Đại Học | Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc |
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017.
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ĐẶNG THỊ THÚY AN Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 08/5/1989 Nơi sinh: Nghệ An Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV: 1541890002
I. Tên đề tài:
Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
II. Nhiệm vụ và nội dung:
- Nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá có chọn lọc và làm rõ thêm một số khái niệm về Du lịch cộng đồng, hình thành cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài luận văn.
- Đánh giá thực trạng tiềm năng Du lịch về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng khác….
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, góp phần vào sự phát triển của tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên.
- Nội dung:
Tổng quan về loại hình du lịch cộng đồng. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
III. Ngày giao nhiệm vụ: 19/01/2017.
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/09/2017
V. Cán bộ hướng dẫn: TS. TRẦN VĂN THÔNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGHÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, có sự hỗ trợ từ TS. Trần Văn Thông. Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực, các phân tích, đánh giá là của tôi và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Nếu có phát hiện có bất cứ gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như nơi nhận kết quả luận văn của mình.
Học viên thực hiện luận văn
Đặng Thị Thúy An
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hỗ trợ của gia đình, thầy cô và bạn bè. Tôi mong muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã tham gia giúp đỡ, hỗ trợ và động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng Quý Thầy, Cô Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, Phòng Quản lý khoa học- Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Văn Thông- Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo rất tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn Phòng Văn hóa- Thông tin Ủy Ban Nhân Dân huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, Ban quản lý vườn quốc gia Bi Đoup Núi Bà, cộng đồng địa phương các xã Lát, Đạ Nhim, Đạ Chais, đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong việc tiếp cận tìm hiểu thực tiễn và cung cấp số liệu thiết thực cho đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện luận văn
Đặng Thị Thúy An
.
TÓM TẮT
Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững và mang lại nhiều lợi ích cho dân cư bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương...Theo các chuyên gia du lịch, việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu văn hoá dân tộc đặc sắc.
Lạc Dương là huyện phụ cận thành phố Đà Lạt, có vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, khí hậu trong lành, quanh năm mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ động thực vật phong phú, nhân dân các dân tộc huyện Lạc Dương có nền văn hóa phong phú, độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, hứa hẹn nhiều tiềm năng du lịch hấp dẫn. Nhận thấy việc phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Lạc Dương đã và đang là một hướng đi mới góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhên, các giá trị văn hóa bản địa. Luận văn đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng”.
Bằng những phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp khảo sát số liệu, luận văn đã hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng. Luận văn cũng tập trung đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện, kết hợp khảo sát ý kiến của khách du lịch và cộng đồng địa phương bằng phương pháp định lượng thông qua việc phát phiếu khảo sát. Sau khi tổng hợp phân tích kết quả, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng huyện Lạc Dương đạt hiệu quả cao hơn.
ABSTRACT
Nowadays, community tourism is considered a type of tourism that can assure economic sustainable development and can bring a lot of interest to local people. Community tourism does not only help people protect the natural resources, ecological environment, but it also preserve and prove unique cultures of the locality… According to tourism experts, the development of community tourism products is suitable to the time trend, meeting the discovery demand of most of tourists who intend to understand special national cultures.
Lac Duong is a contiguous district of Da Lat City. It has advantageous geographical position with favors from nature, fresh atmosphere, year-round cool air, with many beautiful natural landscape, and varieties of plants and animals. People of ethnic groups at Lac Duong District have a culture of abundance, uniqueness, full of national characters, promising attractive tourism potentiality. Seeing that the development of community tourism at Lac Duong District has been / is a new way that can protect natural resources and local cultural values, the author of this thesis carry out the study with the topic "Solutions for development of community tourism at Lac Duong District, Lam Dong Province".
With qualitative method of study, combining with data survey, the thesis has systematized the reasoning foundations of community tourism. The thesis also focuses on assessment in actual conditions of tourism development at the district, combining the survey of opinion of tourists and local community by quantitative method with giving and collecting survey note. After summing up and analyzing the result, the author have presented solutions to develop community tourism, helping it reach more efficient results.