hiểm, tiết kiệm điện tử, tiết kiệm sử dụng thẻ ATM, tiết kiểm rút vốn một phần, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm không cần sổ…
- Triển khai tiện ích giao dịch được ở nhiều nơi trong hệ thống SeABank: gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi, vay một nơi, giải ngân nhiều nơi.
3.5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước cần có thái độ quan tâm hơn nữa đối với các ngân hàng thương mại, thường xuyên mở các khoá đào tạo, hội thảo về thẻ ngân hàng để các ngân hàng thương mại tham gia nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện hỗ trợ các ngân hàng thương mại nhiều hơn nữa, cụ thể:
- Tiếp tục rà soát lại hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách liên quan đến một số lĩnh vực hoạt động chủ yếu và các nghiệp vụ mới về ngân hàng.
- Đẩy nhanh việc xây dựng mới và sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành Ngân hàng.
- Các văn bản pháp lý khung cho công tác quản trị, điều hành, mô hình tổ chức và các Quy chế tổ chức và hoạt động mẫu TCTD dựa trên cơ sở mô hình quản lý của các Ngân hàng hiện đại trong khu vực và quốc tế (trong đó có cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của các bộ phận tại Trụ sở chính và các chi nhánh, nhất là các bộ phận mà các TCTD Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm như: quản lý tài sản Nợ – tài sản Có, quản lý rủi ro, giao dịch hối đoái, ngân quỹ…).
3.5.3. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế để các TCTD sớm có đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là:
- Tiếp tục xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật các Tổ chức tín dụng mới, Luật Phát mại tài sản, Pháp lệnh về giao dịch đảm bảo…
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Giai Đoạn 2011- 2015
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 14
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 15
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 17
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 18
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm tối đa thời gian và các khâu thủ tục của các cơ quan công quyền liên quan đến hoạt động ngân hàng (nhất là các thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo).
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế, nhất là hệ thống kế toán của các Ngân hàng, TCTD.
- Cần bảo đảm quyền chủ nợ của các TCTD theo thông lệ của Luật pháp quốc tế: khi khách hàng không trả được nợ, các TCTD có quyền phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ mà không phải thông qua bất kỳ cơ quan tài phán nào.
- Đối với các khoản nợ tồn đọng phải xử lý bằng thủ tục tố tụng: cần tiến hành nhanh chóng, thuận tiện và thống nhất tại các cấp Toà án và Cơ quan thi hành án.
- Đối với các cơ quan ban ngành tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần có sự phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa chính quyền các cấp, bên cạnh đó các cơ quan chức năng như: Sở Kế hoạch Đầu tư, Cục Thuế, Cục Hải quan, Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài chính,…thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các chính sách về thuế, tín dụng tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho khách hàng hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm.
Kết luận chương 3:
Trong nội dung chương này, luận văn đã trình bày chi tiết các mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản của SeABank Vũng Tàu đến năm 2015. Tiếp theo, trên cơ sở thực trạng năng lực cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu đã nêu ở chương II, luận văn đề xuất các giái pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh một cách chi tiết theo từng nhóm chỉ tiêu. Ngoài ra cũng các giải pháp cần tiến hành thực hiện có liên quan đến Chính phủ, NHNN và các bộ, ban, ngành khác.
- SeABank Vũng Tàu cần xác định các mục tiêu ngắn hạn (1năm), trung hạn (5 năm) và các giải pháp đi kèm để đạt được các mục tiêu đó. Các giải pháp đề xuất cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của giám đốc các chi nhánh và các trưởng- phó phòng ban nghiệp và từng nhân viên, chuyên viên cụ thể. Ngoài ra, cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu một cách thường xuyên và có những biện pháp xử lý kịp thời.
- Xác định nhân sự là yếu tố quyết định đến kết quả đạt được của mọi tổ chức cho nên Chi nhánh cần kiến nghị SeABank Hội sở thuê các công ty chuyên tư vấn nguồn
nhân lực để xây dựng phương pháp đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc theo đặc thù công việc của từng phòng ban nghiệp vụ, từng vị trí.
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong những năm tiếp theo là:
+ Tiếp tục phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử dụng và tận dụng lợi thế cơ sở vật chất hiện có về mạng lưới, công nghệ để cung ứng, bán chéo các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới tiên tiến, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Xây dựng hệ thống hỗ trợ hiện đại, năng suất và chất lượng cao làm cơ sở cho phát triển kinh doanh, hỗ trợ tối đa cho các chi nhánh và phòng giao dịch, hoàn thành một bước tái cơ cấu ngân hàng, đổi mới mô hình kinh doanh chi nhánh/phòng giao dịch theo định hướng khách hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro và tổ chức lại mô hình, cơ chế hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển ngân hàng bán lẻ của SeABank, chủ động xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cũng như đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và mở rộng hoạt động, đảm bảo các quyền lợi của cổ đông, đối tác, CBNV.
- Nâng cao hình ảnh và vị thế thông qua việc phát triển thương hiệu SeABank trên cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, tăng vốn điều lệ, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tiếp tục phát triển mạng lưới giao dịch và tăng cường các hình thức quảng bá thương hiệu SeABank trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tập trung nâng cao và tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, điều hành của ngân hàng để phù hợp hơn với thời kỳ phát triển mới.
TÓM TẮT LUẬN VĂN
- Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu.
- Tác giả luận văn: Nguyễn Đăng Kiên - Khóa: 2011B.
- Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Văn Nghiến.
- Nội dung:
a. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình thực thực hiện đề án cơ cấu lại, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu (SeABank Vũng Tàu) là một Chi nhánh NHTM cổ phần ngoài những mặt mạnh còn có những tồn tại và yếu kém lớn nhất định về nhiều mặt đặc biệt là tình trạng dư nợ xấu hiện nay. Trong xu hướng chung, những năm qua SeABank nói chung và SeABank Vũng Tàu nói riêng đã thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết, chặt chẽ và khoa học để xử lý một cách toàn diện các tồn tại cũ, đáp ứng yêu cầu của điều kiện kinh doanh mới. Nhưng phải thừa nhận rằng, trước môi trường cạnh tranh hiện nay trong cộng đồng NHTM Việt Nam, đang đặt ra cho SeABank Vũng Tàu nhiều thách thức không nhỏ. Là một chuyên viên đang công tác tại SeABank Vũng Tàu hơn ai hết tôi thấu hiểu những khó khăn về tính cạnh tranh gay gắt đối với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc lựa chọn luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Vũng Tàu” để nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng được yêu cầu về sự cạnh tranh, cải cách ngành ngân hàng gay gắt trong giai đoạn thực tiễn hiện nay, đặc biệt là thực tiễn đối với chính bản thân SeABank Vũng Tàu.
b. Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích các tiêu chí và các yếu tố tác động trực tiếp đến thực trạng năng lực cạnh tranh của SeABank Vũng Tàu. Nhận thức đúng đắn những cơ hội, những thách
thức từ môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của Chi nhánh, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại và hạn chế của Chi nhánh trong quá trình phát triển.
- Đề ra một số giải pháp nhằm tận dụng những cơ hội, phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, khắc phục những đe dọa, từ đó tự hoàn thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
- Giới hạn luận văn chỉ tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của SeABank và một số NHTMCP có năng lực cạnh tranh tương đồng với SeABank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động của SeABank và một số NHTMCP có năng lực cạnh tranh tương đồng với SeABank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
c. Nội dung chính và đóng góp mới của luận văn
Hoà chung vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước, trong chiến lược phát triển chung của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á và đặc biệt là phát huy những lợi thế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu một mặt có được những lợi thế về nguồn lực, công nghệ, thị trường, mặt khác cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro. Những thách thức này sẽ còn gia tăng rất nhiều trong thời gian tới khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và các TCTD cũng như quá trình hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải nỗ lực và cố găng hết mình, chủ động nhận thức, kiên trì và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn. Trên cơ sở đó luận văn đã đi sâu khai thác và thực hiện mục tiêu nghiên cứu tập trung hoàn thành các nội dung chủ yếu sau đây:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các tiêu chí cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Trong phần
này đi sâu phân tích các đặc điểm có tính đặc thù riêng trong cạnh tranh của hoạt động Ngân hàng khác với cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khác. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM, như: năng lực tài chính, khả năng sinh lời, tính thanh khoản, số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ, trình độ công nghệ và trình độ quản trị điều hành, danh tiến và uy tín của ngân hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực và hiệu quả cạnh tranh của một NHTM
- Tập trung phân tích và đánh giá thực từ bức tranh tổng thể đến chi tiết và cụ thể về trạng năng lực cạnh tranh của SeABank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Những đánh giá của luận văn tập trung về tỷ lệ an toàn vốn thấp sovới một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh như: Techcombank, DongABank, SaiGonBank. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế, về các điểm mạnh cơ bản, cũng như các điểm yếu được luận văn đánh giá và rút ra về năng lực cạnh tranh hiện nay của SeABank.
- Sau khi đánh giá toàn cảnh về bức tranh thực trạng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 đã nêu lên một số thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với SeABank, từ đó đề mục tiêu và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đến năm 2020, đề xuất một cách hệ thống giải pháp, từ đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện tích và hiện đại cho đa dạng đối tượng khách hàng khác nhau, cũng như những đề xuất cụ thể về nâng cao trình độ công nghệ đến phương án tăng vốn điều lệ, tiếp tục xử lý nợ xấu, tăng quy mô nguồn vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu lại tổ chức và tăng cường hoạt động Marketing, phát triển thương hiệu, xây dựng văn hoá kinh doanh của SeABank. Các giải pháp sát với thực tiễn có tính thuyết phục, sát thực tiễn và có tính khả thi.
d. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp qui nạp và diễn dịch, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu. Bên cạnh đó tác giả vận dụng kiến thức tổng hợp các môn khoa học kinh tế, các môn hỗ trợ. Nguồn số liệu trong luận văn được sử dụng từ báo cáo hàng
năm của SeABank Vũng Tàu, của ngân hàng Nhà nước và các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
e. Kết luận
Trong thời gian thực hiện luận văn, bản thân đã cố gắng liên hệ thực tế rất nhiều và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình tư vấn, góp ý của các chuyên gia, các nhà quản lý đặc biệt là các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, các bạn học viên trong lớp, các anh chị bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị SeABank Vũng Tàu nơi tôi đang công tác. Mặc dù luận văn đã đạt được những mục tiêu nhất định nêu trên tuy nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế còn tồn tại như:
- Số liệu phục vụ công tác nghiên cứu vẫn còn hạn chế chưa phản ánh hết được tất cả các khía cạnh của SeABank nói chung và Chi nhánh Vũng Tàu nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu còn mang tính cục bộ một nhóm ngân hàng TMCP chưa phản ánh hết được một bức tranh toàn cảnh về thực trạng cạnh tranh trong ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Chưa đưa ra được mô hình cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại Nhà nước như: Vietcombank, Agribank, Vietinbank, MHB.
- Chưa định vị được một cách chi tiết, toàn diện vị trí của SeABank chi nhánh Vũng Tàu so với tất cả các ngân hàng TMCP, các quỹ tín dụng và các ngân hàng thương mại Nhà nước.
- Sau khi hoàn thành luận văn này tác giả muốn phát triển mở rộng để nâng cao năng lực canh tranh cho toàn bộ SeABank trong hệ thống bởi việc phát triển của chi nhánh Vũng Tàu cũng gắn liền với chiến lược và sự phát triển chung của hệ thống.
Mặc dù còn những hạn chế nhưng kết quả nghiên cứu của luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu” trên đây góp phần vào việc chứng minh, bổ sung và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là của SeABank chi nhánh Vũng Tàu trước yêu cầu cạnh tranh gay gắt hiện nay, làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập về chuyên ngành.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Văn Phức (2010), Quản lý doanh nghiệp, NXB Bách khoa, Hà Nội.
2. Đỗ Văn Phức (2010), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, NXB Bách khoa, Hà Nội.
3. Nguyễn Duy Gia (2009), Quản trị chiến lược ngân hàng, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
4. Nghiêm Sĩ Thương (2010), Cơ sở quản lý tài chính, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
5. Michael E. Porter (2006), Chiến lược cạnh tranh, NXB Tổng Hợp, Hồ Chí Minh.
6. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số: 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
8. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số: 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Nghiến (2012), Bài giảng Quản trị chiến lược nâng cao, Hà Nội.
10. Peter S.Rose (2000), Quản trị ngân hàng Thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.
12. SeABank (2010), (2011), (2012), Báo cáo Tài chính, Hà Nội.
13. Thủ tướng chính phủ (2012), Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai
đoạn 2011-2015, Hà Nội.
14. Website Ngân hàng TMCP Đông Á: www.dongabank.com.vn
15. Website Ngân hàng TMCP Đông Nam Á: www.local.seabank.com.vn
16. Website Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam: www.techcombank.com.vn
17. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn
18. WebsiteNgân hàng TMCP Sài Gòn: www.saigonbank.com.vn
19. Website Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn