-Cơ cấu dư nợ/tài sản có ≤ 62%: Nợ trung dài hạn/tổng dư nợ ≤ 40%, Nợ dài hạn/ Tổng dư nợ ≤ 27%.
- Cơ cấu thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế ≥ 40%
- Nợ xấu < 5% tổng dư nợ
- Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân: 40%/năm
- Khả năng sinh lời: ROA ≥1%, ROE ≥ 15%
Trên cơ sở phân tích về năng lực cạnh tranh thực tế của SeABank Vũng Tàu như đã trình bày ở chương II và các mục tiêu định tính và định lượng như trên, có thể thấy rằng để đạt được các mục tiêu trên trong tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt hiện nay là điều không phải dễ dàng, do vậy việc đề ra các giải pháp có hiệu quả để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đạt được mục tiêu trên là vấn đề thiết yếu hiện nay của SeABank Vũng Tàu, tuy nhiên để đạt được mục tiêu trên thì phương hướng và nhiệm vụ trước mắt cần:
- Tập trung thu hồi nợ xấu nợ quá hạn. Tiếp tục có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả phấn đấu giảm dư nợ quá hạn, xấu nợ quá hạn xuống mức còn 2,5 đến 3%.
- Bố trí sắp xếp lại lao động, phù hợp với tiêu chuẩn cán bộ, thực hiện định mức năng suất lao động ở từng phòng ban, tập trung nguồn lực khơi tăng nguồn vốn huy động với số dư bình quân 700 tỷ đồng trong đó tiền gửi có kỳ hạn 6 đến 12 tháng chiếm 24,5%, trên 12 tháng chiếm 24,6% và giảm tỷ trọng không kỳ hạn xuống dưới mức 50%.
- Rà soát lại hoạt động tín dụng, đồng tài trợ các dự án lớn, mở rộng cho vay phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay phát triển du lịch, dầu khí đảm bảo tăng trưởng tín dụng khoảng 16%/năm với dư nợ bình quân 500 tỷ đồng. Chuyển dịch dư nợ tín dụng từ dài hạn sang ngắn hạn với tỷ lệ 27%, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn khoảng 21%.
- Tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động bằng việc dự kiến thành lập thêm các phòng giao dịch tại các khu kinh tế trọng điểm như: tại phường 12, Tp.Vũng Tàu, tại huyện Tân Thành, khu phía Bắc Sân bay, Cảng Phú Mỹ và huyện Đất Đỏ. Có quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành, các đối tác trên địa bàn.
- Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cán bộ đến năm 2020. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, kết hợp các độ tuổi, đảm bảo tính liên tục, kế thừa. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, công tác phân loại làm cơ sở cho công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ. Ban hành quy định về đào tạo, luân chuyển, ưu đãi để tạo nguồn cán bộ.
- Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hàng ngày, dịch vụ thẻ, chuyển tiền kiều hối, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, đưa hình ảnh SeABank trở thành hình ảnh quen thuộc đối với mỗi người dân gắn với khẩu ngữ “Kết nối giá trị cuộc sống” để đạt mục tiêu ngân hàng bán lẻ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
3.3. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2011- 2015
3.3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng, nhưng tiềm ẩn nhiều khó khăn, bất ổn, chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức,cơ cấu lại các ngành kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước, cạnh tranh về kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng căng thẳng. Những vấn đề đó sẽ tác động đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh trong thời gian tới. Tuy vậy hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều đạt ở mức tăng trưởng, kết quả nổi bật trong năm vừa qua như sau:
- Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng chiếm 64,3% (giảm 0,26% so với năm 2011), dịch vụ chiếm 31,2% (tăng 3,48% so với năm 2011) và nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm 3,22% so với năm 2011); tính cả dầu thô và khí đốt: công nghiệp - xây dựng 72,52%, dịch vụ 24,02%, nông nghiệp 3,46%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm gần 96%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 18,19%.
- Doanh thu thương mại - dịch vụ tăng bình quân 26,61%/năm.
- Giá trị xuất khẩu trừ dầu thô đạt 4.066 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 26,71%/năm.
- Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất năm 2011 tăng 1,41 lần so với năm 2011, tốc độ tăng bình quân 7,1%/năm (NQ 6,53%). Trong đó: giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp tăng bình quân 6,47%/năm, GTSX lâm nghiệp tăng bình quân 6,92%/năm. GTSX ngư nghiệp tăng bình quân 7,78%/năm.
- Tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm ước đạt 94.807 tỷ đồng, vượt trên 21 ngìn tỷ đồng (6,99%).
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 402.471 tỷ đồng, trong đó riêng thu ngân sách nội địa đạt 65.096 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 17,25%/năm (NQ 11,18%). Tổng chi ngân sách nhà nước 26.645 tỷ đồng, vượt 46,6%, tốc độ tăng bình quân khoảng 11%.
- Đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Cấp 177 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 88.922 tỷ đồng. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 280 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 27,2 tỷ USD và 341 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 135.915 tỷ đồng.
- Tỉnh có 14 khu công nghiệp với quy mô 8.800 ha, trong đó 7 khu công nghiệp thành lập trước năm 2006 đã đi vào hoạt động, lấp đầy 77% diện tích. Tổng số dự án đầu tư trong khu công nghiệp lên 222 dự án với tổng vốn đầu tư quy đổi đạt 14 tỷ USD. Đã quy hoạch 30 cụm công nghiệp, trong đó có 6 cụm đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
3.3.2. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Để đảm bảo được mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trong giai đoạn 2011- 2015 tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đã nêu ra các mục tiêu cơ bản:
- Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân 14%/năm, kể cả dầu khí bình quân 10,8%/năm. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 11.500 USD, kể cả dầu khí khoảng 15.000 USD; cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng 62%, dịch vụ 35%, nông nghiệp 3%, kể cả dầu khí: công nghiệp, xây dựng 66,3%, dịch vụ 31,1%, nông nghiệp 2,6%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,4%/năm, kể cả dầu khí tăng 11,66%/ năm.
- Doanh thu các ngành dịch vụ tăng 24,39%/năm, doanh thu thương mại tăng 25,52%/năm, doanh thu dịch vụ tăng 21,7%/năm, trong đó: dịch vụ du lịch tăng 15,9%/năm, dịch vụ cảng tăng 35%/năm, dịch vụ dầu khí tăng 22%/năm.
- Giá trị xuất khẩu trừ dầu khí đạt 7.280 triệu USD, tốc độ tăng 13,5%/năm, riêng xuất khẩu hải sản đạt 1.595 triệu USD, tốc độ tăng 7,84%/năm.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,46%/năm, trong đó trồng trọt tăng 3,5%/năm; chăn nuôi tăng 6,5%/năm. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 2,45%/năm. Giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng 5,6%/năm.
- Có từ 20% trở lên số xã của các huyện đạt tiêu quốc gia về nông thôn mới.
- Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011- 2015 khoảng 240 ngàn tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng 16,6%/năm.
- Tổng thu ngân sách nội địa trong 5 năm đạt 113.000 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng thu khoảng 10,4%/năm. Tổng chi ngân sách khoảng 39.800 tỷ đồng, tốc độ tăng chi khoảng 9,76%/năm.
3.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho SeABank Vũng Tàu
3.4.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính
3.4.1.1. Giải pháp tăng vốn điều lệ, vốn tự có
- Sơ sở thực hiện: Vốn là điều kiện bắt buộc mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải đưa lên hàng đầu trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của riêng mình. Là một ngân hàng TMCP nên bản thân SeABank phải tự mình hết sức nỗ lực và bằng các biện pháp cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa để tăng vốn tự.
- Mục tiêu: SeABank nâng cao vốn điều lệ, nhằm tránh bị tụt hạng về vốn so với các số đối thủ cạnh tranh, giữ vững vị trí nằm trong tốp đầu những ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn và đặc biệt có thể tồn tại, phát triển trong tình hình cạnh tranh hiện nay tại Việt Nam.
- Kết quả dự kiến:
ĐVT: tỷ đồng
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | Tốc độ tăng BQ | |
Vốn điều lệ | 5.335 | 6.402 | 7.682 | 9.219 | 11.063 | 13.275 | 20% |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 10
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 11
- Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cho Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á - Chi Nhánh Vũng Tàu
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 14
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 15
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Vũng Tàu - 16
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
- Nội dụng:
-Tăng vốn từ lợi nhuận để lại, đây là cách thức cơ bản để tăng vốn và là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm giúp SeABank không phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, SeABank cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại để tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu ngân hàng. Vì vậy, nếu SeABank có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng.
- Tăng vốn bằng việc đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo giá thị trường. Do SeABank là ngân hàng được thành lập từ năm 1994 đã gần 20 nên tồn tại nhiều tài sản đã sử dụng hết khấu hao nhưng giá trị thực tế còn rất lớn, nhất là giá trị bất động sản như: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất. Phần giá trị tăng thêm của các loại tài sản này sau khi định giá lại sẽ góp phần đáng kể tăng cường vốn tự có.
- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: đây là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên việc tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn chỉ là giải pháp mang tính tình thế để đáp ứng yêu cầu tăng vốn trước mắt, còn về lâu dài sẽ là gánh nặng nợ nần của SeABank. Do vậy song song đó SeABank cần phải đề ra những chiến lược phát triển dài hạn có hiệu quả để tận dụng tối ưu đồng vốn này, để đảm bảo khả năng chi trả trong tương lai.
- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu, nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của ngân hàng và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Đối với ngân hàng, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có lợi thế như: trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu không có tính chuyển đổi, ngân hàng sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường
(điều này dẫn tới việc làm cho giá cổ phiếu thường bị sụt giảm), thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị giảm sút, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, vì với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì mặc dù lãi suất cao hơn so với huy động tiền gửi ngắn hạn nhưng khi ngân hàng có nguồn vốn ổn định thì có thể cho vay các dự án có thời gian dài hơn, điều này đồng nghĩa với việc có được một mức lãi suất cao hơn, mặt khác, do khách hàng mua trái phiếu chuyển đổi có thêm quyền và cơ hội sở hữu cổ phiếu của ngân hàng (đặc biệt trong trường hợp ngân hàng có uy tín lớn) sẽ chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn, do vậy ngân hàng có thể đưa ra một mức lãi suất ”mềm” hơn khi phát hành loại trái phiếu này, kết quả là chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra cao hơn dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Đối với nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị của thị trường vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như vậy, trái phiếu chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng như: khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” do tăng số cổ phiếu lưu hành, từ đó cũng gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng; nợ ngân hàng giảm thông qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn. Việc ngân hàng tăng vốn tự có là hết sức cần thiết, nhưng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng, nên nếu vốn tăng quá nhanh nhưng hoạt động ngân hàng không tăng tương ứng, trình độ quản lý không theo kịp thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả. Vì vậy điều quan trọng là SeABank phải xác định được mức vốn tự có cần thiết đủ để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng
3.4.1.2. Giải pháp ngăn ngừa và xử lý nợ xấu nâng cao chất lượng tín dụng
- Sơ sở thực hiện: Hiện nay tỷ lệ nợ xấu nợ quá hạn tại Chi nhánh Vũng Tàu đang ở mức báo động lên đến 15,72%. Cùng với các chính sách giải quyết nợ xấu của Chính phủ, Hội sở thì Chi nhánh cần chủ động nắm bắt và ứng phó với tình hình thực tế tại đơn vị để từ đó đưa ra được giải pháp xử lý phù hợp.
- Mục tiêu: Giảm nợ xấu (từ hóm 3 đến nhóm 5) ở mức hiện tại trong năm 2012 từ 15,72% xuống dưới < 5% tổng dư nợ trong năm 2017.
- Kết quả dự kiến của giải pháp:
ĐVT: tỷ đồng
Tổng dư nợ tăng trưởng trung bình 17%/năm | Nợ xấu | Số tiền nợ xấu | Chi phí xử lý (trung bình 7% * Nợ xấu) | Lợi nhuận phương án xử lý nợ xấu (10% * Nợ xấu) | |
2012 | 266.90 | ||||
2013 | 266.90 | 15.7% | 41.96 | 2.94 | 4.20 |
2014 | 312.27 | 10.0% | 31.23 | 2.19 | 3.12 |
2015 | 365.36 | 7.0% | 25.58 | 1.79 | 2.56 |
2016 | 427.47 | 6.0% | 25.65 | 1.80 | 2.56 |
2017 | 500.14 | 4.0% | 20.01 | 1.40 | 2.00 |
TỔNG | 144.41 | 10.11 | 14.44 |
- Nội dụng:
Từ thực tế về tình hình hoạt động hệ thống SeABank trong những năm qua, nhất là Chi nhánh Vũng Tàu việc bảo đảm an toàn cho hoạt động Ngân hàng với trọng tâm là giảm nợ xấu, kiếm soát chất lượng tín dụng là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Các biện pháp đề xuất bao gồm:
- Biện pháp kiểm tra, phòng ngừa:
Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro, để có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng SeABank cần áp dụng các giải pháp sau:
Phân tích, đánh giá chính xác khách hàng vay vốn phân tích đánh giá chính xác khách hàng là một trong những biện pháp quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư thể hiện qua bốn nội dung sau:
Một là, đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng: nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật và để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Xác định tính hợp lý chính là cơ sở để ký kết và thực hiện các hợp đồng tín dụng.
- Đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp trên một số mặt sau:
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp.
+ Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
+ Giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề.
+ Vốn điều lệ và vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tài sản riêng độc lập thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
+ Tình hình thực hiện các văn bản quy định của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Hai là, đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp: vị trí của người lãnh đạo điều hành trong doanh nghiệp quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, có thể đánh giá trên một số khía cạnh sau: Phân tích năng lực, trình độ chuyên môn:
+ Công việc của người lãnh đạo được phân công có phù hợp với chuyên môn của họ không?
+ Khả năng hoạch định chính sách của người lãnh đạo trong kinh doanh thông qua các chiến lược về sản phẩm, về thị trường, khách hàng, về định hướng phát triển của doanh nghiệp.
+ Phân tích năng lực tổ chức quản lý điều hành thông qua các tiêu chí như: tổ chức sắp xếp lao động, cách thức hạch toán, quyết toán tài chính hàng năm, phân tích các phương án sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá xác định uy tín, vị trí của người lãnh đạo điều hành về khả năng điều hành doanh nghiệp để từ đó SeABank xác định được mức vốn đầu tư cho doanh nghiệp bao nhiêu thì phù hợp.
Ba là, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp: nhằm giúp cho ngân hàng nắm được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định chính xác thực trạng và triển vọng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Bốn là, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp: nhằm xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Phân tán rủi ro Phân tán rủi ro được thực hiện theo phương pháp chia sẻ rủi ro giữa các nhà đầu tư với nhau, như không tập trung vốn vay vào một khách hàng, hoặc một lĩnh vực đầu tư, SeABank phải đa dạng hóa loại hình cho vay và đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư. Sử dụng các đảm bảo chắc chắn SeABank cần lựa chọn một hình thức đảm bảo phù hợp với yêu cầu của một khoản vay đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm vay vốn.
- Đối với đảm bảo bằng tài sản: SeABank phải xác định chính xác được quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lưu thông và sự tồn tại thực tế của tài sản đó đối với người vay tiền. Cần lưu ý thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo lớn hơn thời hạn vay tiền.