web để mua sắm mới là thước đo chứ không phải là lượt tương tác trên mạng xã hội.Instagram đứng thứ hai với chỉ 10,7%.[22]
Facebook kiếm được 40% doanh thu quảng cáo digital hàng năm. Đó là chia sẻ của The Lion, với Google có cổ phần lớn nhất tiếp theo ở mức 12%. Đối với quảng cáo trên thiết bị di động, Facebook nhận được hơn một nửa tổng doanh thu, ở mức 58%. Đối với quảng cáo truyền thông xã hội, Facebook chiếm 75% thị trường. Và doanh thu quảng cáo đang tăng lên, tăng 28% so với năm trước.[22]
Thống kê xuất bản của Facebook
Tỷ lệ tương tác trung bình cho các bài đăng trên Facebook là 3,6%. Sử dụng điều này là con số chuẩn cho tương tác của bạn. Nếu bạn đạt được mức này, hãy xem danh sách các cách để tăng mức độ tương tác của Facebook.[22]
Tỷ lệ tiếp cận organic trung bình cho một bài đăng trên Facebook là 5,5%. Điều đó có nghĩa là các bài đăng organic chỉ đạt 5,5% trên tổng số người theo dõi Trang, giảm 2,2% so với năm ngoái. Đó là một thách thức thực sự đối với các nhà tiếp thị và buộc họ phải sử dụng các công cụ như story, nhóm, Messenger để tiếp cận thêm người dùng.
Tỷ lệ tương tác trung bình cho các bài đăng video trên Facebook là 6,13%. Hãy nhớ rằng tỷ lệ tương tác trung bình tổng thể chỉ là 3,6%. Đó là động lực mạnh mẽ để kết hợp nội dung video trong chiến lược tiếp thị của bạn.[22]
Trên thiết bị di động, Video đầu tiên được xem nhiều hơn 27%. Đó là so với video không được tối ưu hóa cho điện thoại di động. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi video xuất hiện đầu tiên trên thiết bị di động chiếm hơn 50% doanh thu video của Facebook.[22]
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam đã có hơn 69 triệu tài khoản Facebook. Chiếm 2/3 dân số Việt Nam (96,2 triệu người – số liệu năm 2019, Theo gso.gov.vn). Trong đó người dùng Facebook Việt Nam có đến 50,7% là nam giới, còn lại 49,3% là nữ giới và giới tính khác.[22]
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao hoạt động Content Marketing trên Fanpage của công ty cổ phần Green Beli - 3
- Giải pháp nâng cao hoạt động Content Marketing trên Fanpage của công ty cổ phần Green Beli - 4
- Tổng Quan Về Hoạt Động Digital Marketing Trong Lĩnh Vực Môi Trường
- Đánh Giá Thực Trạng Và Hoạt Động Content Marketing Trên Facebook Của Công Ty
- Phân Tích Thực Trạng Content Marketing Qua Kênh Facebook Của Công Ty Cổ Phần Green Beli
- Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Content Marketing Trên Fanpage Của Công Ty Cổ Phần Green Beli Thông Qua Kết Quả Đánh Giá Của Khách Hàng
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Người dùng Facebook tại Việt Nam Có 69.280.000 người dùng, chiếm 70,1%
toàn bộ dân số.[22]
Trong số người dùng Facebook tại Việt Nam chủ yếu là từ 18 đến 34 tuổi (chiếm hơn 23 triệu người), trong đó khoảng 50,7% là nam giới và 49,3% là nữ giới.[22]
Những người có độ tuổi ừ 25 đến 34 tuổi, thì nam giới có đến 1.000.000 người. Người dùng chủ yếu tham gia với các bài đăng video và hình ảnh hoặc sử dụng
Facebook Messenger để nhắn tin với bạn bè, hoặc giao dịch mua bán online, do đó doanh thu quảng cáo Facebook cũng đang tăng lên đáng kể tại thị trường Việt Nam.[22]
Hiện tại nhiều nguồn tin cho biết, hiện tại Việt Nam có hơn 1 triệu tài khoản quảng cáo Facebook, và chi tiêu chủ yếu rơi vào các thương hiệu lớn hoặc các Dịch vụ quảng cáo Facebook. [22]
Tại Việt Nam, Facebook cũng là một nền tảng phổ biến để bán hàng online, hiện nay xu hướng quay livestream cũng được các bạn trẻ sử dụng nhiều để giới thiệu hàng hóa và dịch vụ, phổ biến nhiều hơn so với các nước trong khu vực.[22]
1.2.3. Xu hướng Content Marketing
Phát triển Content Marketing thông qua blog tạo ra ROI cao hơn 13 lần so với những doanh nghiệp không ưu tiên.
Bài đăng trên blog là một trong những loại nội dung phổ biến nhất được sử dụng để làm marketing, với 55% người ra quyết định đều đồng ý rằng việc xây dựng blog là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược tiếp thị nội dung của họ. Quan điểm đó không là hoàn toàn chính xác, khi số liệu thống kê cho thấy các công ty sử dụng blog có lượng truy cập trang web cao hơn tới 97% so với các công ty không sử dụng. [9]
Các bài viết xếp hạng cao nhất trên Google thường dài khoảng 2.450 từ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên để mục đích của blog quyết định độ dài bài viết trung bình trên blog cho bạn. VÍ dụ như một số nội dung dành để chia sẻ trên mạng xã hội, thường mang một chủ đề chung và dành cho đối tượng thích các bài viết nhanh, hợp thời, bắt trend, sẽ có độ dài từ 300-500 từ là đủ. Sau đó, nếu bạn muốn viết cụ thể nhằm nâng cao thứ hạng tìm kiếm hay đơn giản là cung cấp thông tin chi tiết, thì một bài viết hơn 2000 từ có lẽ sẽ tốt hơn. [9]
54% người tiêu dùng muốn xem nhiều hơn các nội dung video từ thương hiệu hoặc doanh nghiệp họ ủng hộ.
Nhiều số liệu thống kê liên quan đến blog chỉ ra rằng người dùng, nói chung, thích xem video hơn là đọc một bài đăng trên blog. 8 trên 10 người đã mua một phần mềm hoặc ứng dụng sau khi xem video của một thương hiệu. Ngay cả trên mạng xã hội, người dùng cũng đánh giá cao video hơn, với hơn 70% người dùng thừa nhận bị ảnh hưởng bởi các video mang tính thương hiệu.[9]
Các marketer sử dụng video nhận được thêm 66% lead (khách hàng tiềm năng)
mỗi năm.
Thống kê về Video marketing được chia sẻ rộng rãi nhất chính là việc video sẽ chiếm 82% tổng lưu lượng truy cập internet vào năm 2021. Các cuộc khảo sát cho thấy rằng việc đầu tư vào video giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu và ROI cao hơn đồng thời giúp giảm đi các cuộc gọi hỗ trợ. Với hơn 60% các công ty thương mại B2C và B2B đã sử dụng video marketing, quảng cáo và các clip mô tả các sản phẩm và dịch vụ có thể sẽ đóng góp một phần lớn trong sự tăng trưởng của nội dung tiếp thị.[9]
85% video trên Facebook được xem mà không bật âm thanh.
Với việc người dùng ngày càng thích thú hơn với các video ngắn, thì điều quan trọng đối với các công ty sản xuất video marketing là tập trung vào chất lượng. Mặc dù người dùng dễ tiếp nhận hơn đối với các nội dung video, nhưng thống kê cho thấy có tới 75% người tiêu dùng thừa nhận rằng, họ quyết định không mua sản phẩm vì giọng nói trong video sản phẩm làm họ khó chịu. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng sự chú ý của người xem dường như giảm nếu video dài 2 phút nhưng lại xuất hiện trở lại cho các video trong khoảng từ 6 đến 12 phút. [9]
45% người dùng internet toàn cầu ở độ tuổi 25 trên 34 nghe podcast.
Mức độ phổ biến của audiobook và podcast ngày càng gia tăng do những nội dung đa dạng sẵn có trên các ứng dụng này. Điều này đồng nghĩa với việc một con đường khác cho các marketers đã được mở ra. Ở các quốc gia như Mỹ, nơi tập khán giả của podcast đã khá lớn và đang phát triển với tốc độ ổn định, các cơ quan truyền thông đều có thể khai thác xu hướng này để mang lại lợi nhuận tốt hơn. Khoảng 22% hoạt động nghe podcast được diễn ra trong xe hơi của mọi người, điều này mang đến cơ hội tiếp cận khách hàng trên đường mua hàng.[9]
84% các tổ chức sử dụng các kênh phân phối trả phí để đưa nội dung của họ đến
với người tiêu dùng.
Quảng cáo trên mạng xã hội là kênh phân phối trả phí phổ biến nhất, với 72% các tổ chức đều sử dụng quảng cáo trả tiền trên mạng xã hội hoặc các bài đăng quảng cáo như một phần của chiến lược seeding của họ. Điều này khác với các bài đăng trực tiếp trên mạng xã hội, dù nó có cùng mục đích là seeding tới người dùng. [9]
1.2.4. Hành vi khách hàng đối với bảo vệ môi trường
Trong năm vừa qua, các vấn đề liên quan đến môi trường và ô nhiễm môi trường đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của người Việt. Và xu hướng sống xanh, lối sống thân thiện với môi trường ban đầu chỉ như một “mốt” mới của giới trẻ thành thị, nay đã trở thành một xu hướng khá bền vững. Vì vậy, việc theo đuổi một hình ảnh xanh sẽ mang lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp. [15]
Hiện nay, 95% người trẻ từ 15 đến 38 tuổi quan tâm đến môi trường bởi vì nhận thấy sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường, cho rằng một người nên có trách nhiệm trong việc này, và thay đổi những thói quen hàng ngày để tạo tác động tích cực đến môi trường.[15]
Các hành động vì môi trường được thực hiện nhiều nhất trong 6 tháng qua là: sử dụng thực phẩm tự nhiên và hữu cơ - 73%, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng - 61%, tận dụng ánh sáng mặt trời khi có thể - 61%.[15]
Các hành động vì môi trường phổ biến nhất, các hành động liên quan đến việc tiết kiệm hơn - giảm lượng điện tiêu thụ, tái sử dụng quần áo cũ,... và cải thiện sức khỏe - ăn nhiều rau xanh, sử dụng thực phẩm hữu cơ, giảm việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn,... chiếm đa số.[15]
Việc sống xanh và bảo vệ môi trường không thể tách rời việc cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Mọi người sẽ có động lực sống xanh hơn khi việc bảo vệ môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân.[15]
Hành vi của các nhóm khách hàng
Gen Y có xu hướng sống xanh bằng cách sử dụng thực phẩm được sản xuất tại địa phương và sử dụng túi thân thiện với môi trường nhiều hơn Gen Z.[15]
Gen Z có xu hướng thay đổi các thói quen khi đi chơi hoặc mua sắm để sống xanh hơn - sử dụng ống hút giấy, mang theo bình nước cá nhân khi đi uống cafe, ưu
tiên mua sắm từ các thương hiệu xanh.[15]
⇒ Các hành động sống xanh của Gen Y mang tính cá nhân và gắn liền với sức khỏe hơn. Các hành động sống xanh của Gen X thường gắn với việc thay đổi thói quen mua sắm và thường sẽ gắn với các trào lưu trên mạng xã hội - không sử dụng ống hút nhựa, mang bình nước cá nhân,... Vì vậy, các thương hiệu xanh nhắm đến Gen Y nên truyền tải thông điệp gắn liền với những điều thiết thực như sức khỏe, tiết kiệm,... Còn với Gen X, thông điệp nên “trendy” và khiến họ cảm thấy hình ảnh bản thân được cải thiện khi sử dụng sản phẩm.[15]
Vai trò của truyền thông mạng xã hội trong bảo vệ môi trường
Trong khi nền tảng mạng xã hội đóng vai trò lớn nhất giúp một chiến dịch bảo vệ môi trường trở nên viral, các thương hiệu cũng không nên bỏ qua các kênh word of mouth và kênh thông tin đại chúng.[15]
Mạng xã hội chiếm ưu thế: 68% biết đến các chiến dịch sống xanh và bảo vệ môi trường trên mạng xã hội.
67% nghe thông tin từ bạn bè và gia đình, 59% qua các kênh thông tin đại chúng như TV, radio và 42% qua KOL.
Những chiến dịch sống xanh phổ biến nhất trong thời gian qua
Thử thách dọn rác: khuyến khích mọi người dọn rác từ bãi biển, công viên hoặc bất cứ nơi công cộng nào, chụp 2 tấm ảnh Before - After và đăng lên mạng xã hội
Sử dụng ống hút xanh - ống hút cỏ, tre,... thay vì nhựa
Gói đồ ăn bằng lá chuối thay vì nilon
Mang theo bình nước cá nhân
Ăn ít thịt hơn
Sử dụng túi vải thay vì túi nilon
Thu gom rác thải nhựa và bán để gây quỹ.
Có thể thấy được một số xu hướng đáng chú ý trong việc bảo vệ môi trường
Trong số các loại rác thải, vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt là nhựa dùng một lần được quan tâm và ưu tiên giải quyết nhất - 5 trong số 8 thử thách có liên quan đến việc thu gom hoặc cắt giảm rác thải nhựa. Do đó, việc cắt giảm hoặc loại bỏ nhựa trong sản
phẩm là một trong các yếu tố quan trọng khi thương hiệu muốn trở nên xanh hơn.[15]
Các chiến dịch sống xanh giúp người tham gia có thể công khai sự thay đổi mình tạo ra một cách rõ ràng - dọn rác, mang bình nước cá nhân,... chiếm đa số. Do đó, một chiến dịch bảo vệ môi trường thành công cần có cả 2 yếu tố: yếu tố thực tiễn với môi trường và yếu tố hình ảnh - tạo một hình ảnh tốt đẹp cho người tham gia một cách công khai và tách biệt họ với những người chưa bảo vệ môi trường.[15]
Nguồn thông tin nào có ảnh hưởng lớn nhất tới 2 thế hệ:
Với Gen Y, những nguồn thông tin ảnh hưởng lớn nhất tới họ là những nguồn mang tính “truyền thống” và gần gũi hơn: Gia đình và bạn bè (27%), các phương tiện thông tin đại chúng (26%) và mạng xã hội (24%) [15]
Với Gen Z, họ tiếp nhận các thông tin về môi trường chủ yếu qua mạng xã hội (37%), gia đình, bạn bè (22%) và KOL (12%).[15]
1.3. Các nghiên cứu liên quan:
Trong bài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phổ biến của nội dung có thương hiệu trên Facebook của Philipp R. Leb, theo đó mạng xã hội ngày càng có tầm quan trọng như một kênh thu thập thông tin về sản phẩm hành vi và dịch vụ. Các thương hiệu đang phát triển sự hiện diện của mình trên các trang mạng xã hội để đáp ứng nhận thức về thương hiệu cam kết và truyền miệng. Trong bối cảnh này, việc phân tích các yếu tố điều chỉnh tương tác của người tiêu dùng với nội dung có thương hiệu trở thành một vấn đề được quan tâm. Bài báo này nhằm mục đích làm sáng tỏ về những yếu tố được cho là sẽ ảnh hưởng đến mức độ phổ biến của bài đăng mang thương hiệu Facebook. Một mô hình sơ bộ được phát triển để phản ánh ảnh hưởng của mức độ phong phú của nội dung và khung thời gian đối với số lượng bình luận và lượt thích. Một phân tích thực nghiệm sử dụng nhiều hồi quy tuyến tính, kết quả cho thấy rằng sự phong phú của nội dung (bao gồm hình ảnh và video) làm tăng tác động của bài đăng về lượt thích. Mặt khác, việc sử dụng hình ảnh và thời gian xuất bản thích hợp đang ảnh hưởng đáng kể đến số lượng người tương tác.
Trong một nghiên cứu khác liên quan về “Các bài đăng trên Facebook của bạn sẽ đến được với nhiều người tham gia (tương tác, nhận biết) của Sean Bestor”, theo ông với 1,59 tỷ người trên Facebook (so với 320 triệu trên Twitter), phạm vi tiếp cận của
bạn lớn hơn một chút. Các bài đăng trên Facebook sẽ đến được với nhiều người hơn. Bên cạnh đó, ông cho rằng để lời kêu gọi hành động trên Facebook bao gồm bốn yếu tố: [13]
Thứ nhất, hình ảnh : Hình ảnh là yếu tố đầu tiên sẽ khiến mọi người dừng lại và đọc bài viết trên Facebook. 93% các bài đăng hấp dẫn nhất trên Facebook có hình ảnh . hình ảnh sáng hơn được ghi lại nhiều hơn 20 lần so với hình ảnh tối hơn .
Ngoài ra, những điều cần tránh đối với việc sử dụng hình ảnh:
Đừng chọn một hình ảnh buồn tẻ, u tối.
Không sử dụng hình ảnh có hình mờ không phải của bạn (đó chỉ là ăn cắp)
Không sử dụng hình ảnh có hạt hoặc mờ
Không sử dụng hình ảnh không liên quan đến bài đăng.
Thứ hai, dòng tiêu đề: Đây là dòng tiêu đề dưới hình ảnh và tiêu đề của bài viết. Những từ chọn để trình bày nội dung là rất quan trọng . Có thể có một hình ảnh tuyệt vời khiến mọi người ngừng cuộn, nhưng nếu dòng tiêu đề không khiến họ quan tâm thì chúng sẽ biến mất. Công thức cho một tiêu đề là (Danh từ) + (Hành động gây sốc) + (Kết quả gây sốc) .
Những điều cần tránh :
Đừng viết quá dài dòng tiêu đề.
Đừng mắc lỗi ngữ pháp.
Đừng nhàm chán.
Thứ ba, nội dung mô tả : Đây là nội dung dưới tiêu đề. Nó chức năng như một bổ ngữ cho dòng tiêu đề mô tả được xây dựng dựa trên sự quan tâm đó để thu hút người đọc nhấp vào.
Theo mặc định, mô tả cho bài đăng sẽ là một trong hai điều sau:
Mô tả trang : Đây là cách bạn mô tả trang. Về cơ bản nó là bản tóm tắt trang của bạn. Thông tin cập nhật liên quan đến trang. Những miêu tả đầu tiên trên trang : Nếu không có sẵn mô tả thì Facebook sẽ hiển thị những từ đầu tiên trên trang sẽ ít được người xem sẽ không để ý và nhận diện.
Mô tả nội dung chính : Đó là văn bản phía trên hình ảnh. Đó là những gì bạn thường sử dụng để truyền đạt cảm xúc của mình, mô tả tiêu đề.
Những điều cần tránh :
Đừng viết mô tả quá dài.
Đừng ngắt kết nối khỏi tiêu đề.
Đừng để lan man không tập trung vào tiêu đề.
Đó là những phát hiện của tác giả sau khi nghiên cứu cẩn thận mức độ tương tác trên các bài đăng của anh ấy đã tiếp cận hơn 2,2 triệu người . Đa số các Facebooker sẽ nhìn vào hình ảnh , sau đó là tiêu đề, sau đó là mô tả và có thể là nội dung.
Theo một nghiên cứu khác của Neil Patel về cách kiểm tra A / B mọi yếu tố trong
chiến lược nội dung. [14]
Về tiêu đề
Khi CoSchedule phân tích 1 triệu tiêu đề nhận thấy rằng những tiêu đề có chỉ số cảm xúc cao sẽ được chia sẻ nhiều hơn. Nghiên cứu tương tự cũng chia sẻ rằng 89% nội dung không bao giờ được chia sẻ quá 100 lần. Hơn nữa, chỉ 1% tổng số nội dung đạt mốc hơn 1.000 lượt chia sẻ. Bằng cách thử nghiệm tách biệt các tiêu đề có thể nhận được sự hiển thị cao hơn cho nội dung.
Hình ảnh
Hình ảnh ý nghĩa tạo thêm chiều sâu cho nội dung. Khi được sử dụng đúng cách, chúng có thể thiết lập giai điệu của nội dung. Nielsen báo cáo rằng sau các tiêu đề, độc giả trực tuyến có xu hướng xem hình ảnh và quét chú thích của họ . Nếu không sử dụng chú thích hình ảnh, hãy thử sử dụng chúng và đo lường cách chúng tác động đến mức độ tương tác của người đọc. Thử nghiệm tách hình ảnh không phải là thứ bạn nên hạn chế chỉ với các bản sao trang. Mở rộng nó vào nội dung blog và các bài đăng trên mạng xã hội.
Các bài đăng trên mạng xã hội có hình ảnh nhận được nhiều nhấp chuột, chia sẻ lại và ủng hộ hơn. Khi Buffer kiểm tra các bài đăng trên mạng xã hội của mình , họ nhận thấy rằng các bài đăng có hình ảnh hoạt động tốt hơn những bài đăng không có hình ảnh.
Thử nghiệm với các loại hình ảnh khác nhau: ảnh chụp màn hình, biểu đồ,