Giải pháp nâng cao hoạt động Content Marketing trên Fanpage của công ty cổ phần Green Beli - 3


Các nền tảng của Digital Marketing

Website

Social media

E-mail marketing

Online PR

Afflilate Marketing & Strategic

SEO

Mobile & App

Vai trò của Digital Marketing

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Khi mà công nghệ ngày càng phát triển, việc sử dụng internet cũng kéo theo đó trở nên phổ biến và được đông đảo người dân sử dụng, gắn như là công cụ chính cho các hạt động tìm kiếm thông tin sản phẩm dịch vụ. Do đó, Digital Marketing giúp cho doanh nghiệp đưa hình ảnh thương hiệu , của mình đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất và đúng đối tượng mục tiêu nhất. Không còn như ngày trước, đa số khách hàng mục tiêu, tiếp cận thông tin sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông như TVC quảng cáo, báo chí…nhưng chi phí bỏ ra không hề thấp mà việc đo lường lại khó khăn thì ngay bây giờ chỉ bằng những click chuột đơn giản doanh nghiệp đã có thể đo lường được hiệu quả của hoạt động marketing dễ dàng qua các thông số thống kê về mức độ tiếp cận người tiêu dùng và phản ứng của họ về sản phẩm.[11]

1.1.2. Social Media Marketing

Giải pháp nâng cao hoạt động Content Marketing trên Fanpage của công ty cổ phần Green Beli - 3

Khái niệm về Social Media

Khái niệm Social media ra đời và phát triển hoàn toàn dựa vào sự phát triển của internet, là sự lan truyền thông tin giữa các thành viên trong mạng xã hội để thỏa mãn nhu cầu tự thân của người dùng. Nói cách khác, Social Media như là sự lan truyền miệng trên Internet.[11]

Theo đó, khách hàng đến với sản phẩm thông qua các diễn đàn (forum), các mạng xã hội (facebook, instagram, youtube…), các blog,..và hoàn toàn chủ động trong việc nhận - truyền thông tin. Với các công truyền tin này, thông tin mang tính hai chiều, nhiều nguồn phát tin và nhiều nguồn nhận tin. Mỗi cá nhân sẽ đóng vai trò như một nguồn phát tin, họ đưa thông tin ra cộng đồng theo quan điểm của riêng họ, cộng


đồn tiếp nhận, phản hồi và tiếp tục truyền tin đi, tạo nên sức mạnh của số đông và có hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ. Bên cạnh đó, khả năng tương tác, phản biện, bình luận, bổ sung thông tin…của người dùng được tiến hành một cách đơn giản thông qua các thiết bị phổ thông như laptop, điện thoại,…khiến môi trường truyền thông này trở nên đa dạng và phong phú thông tin hơn nhiều so với nguồn tin một chiều trong môi trường truyền thống. Đó cũng chính là những thế mạnh mà các công cụ truyền thông truyền thống trước đây không thể có được (báo in, truyền hình, banner áp phích, truyền thanh,…).

Thêm vào đó, cùng với sự phát triển và phổ biến mạnh mẽ của internet như hiện nay, việc ứng dụng social media để quảng bá cho thương hiệu thật sự là một nhu cầu rất cấp thiết của mỗi doanh nghiệp.

Đặc điểm của Social Media Marketing

Sự phụ thuộc nhiều vào công nghệ hiện đại

Social Media Marketing phụ thuộc rất lớn vào công nghệ hiện đại, cụ thể ở đây là công nghệ web 2.0. Đây là thế hệ web thứ hai xuất hiện sau thế hệ thứ nhất là web 1.0. Thuật ngữ này lần đầu tiên được nhắc đến bởi Dale Dougherty, phó chủ tịch của OReilly Media, đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do OReilly Media và MediaLive International tổ chức. Khi nhắc đến web 2.0 người ta chú ý đến yếu tố công nghệ, nhấn mạnh tới vai trò nền tảng ứng dụng với hàng loạt công nghệ mới được phát triển nhằm làm cho ứng dụng trên web “mạnh” hơn, nhanh hơn và dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên, đến hội thảo Web 2.0 lần thứ 2 tổ chức một yếu tố quan trọng và sâu xa hơn của web 2.0 được nhắc đến, đó là tính chất cộng đồng. Theo đó, web 2.0 được coi là tập hợp của “trí tuệ số đông”. Việc chuyển từ “duyêt và xem” sang “tham gia” hay thay thế những trang web mang nội dung tĩnh (Stactic Webpage) sang những trang web có tính tương tác cao, nội dung thông tin dễ dàng chia sẻ ví dụ như các mạng xã hội là cuộc cách mạng thực sự, làm thay đổi thói quen sử dụng Internet của con người.[5]

Tính đối thoại đa chiều

Công nghệ web 2.0 từ khi ra đời đã được đã được đánh giá là “trí tuệ của số đông” đem lại tính chia sẻ và tương tác cao cho người sử dụng Internet, cho phép


người sử dụng đối thoại được với nhiều người khác thông qua ứng dụng của web 2.0.[5]

Tính lây lan nhanh trong cộng đồng mạng

Song song với tính đối thoại đa chiều là tính lây lan nhanh trong cộng đồng mạng. Hay nói cách khác, đây chính là yếu tố “viral” trong marketing truyền thông xã hội. Có thể nói chính các cuộc đối thoại đa chiều được nhắc đến ở trên đã tạo ra sức lây lan nhanh chóng cho loại hình marketing này. [5]

Thời gian và công sức đầu tư lớn

Hiện nay, khi đề cập đến vấn đề chi phí trong marketing truyền thông xã hội vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằng loại hình marketing này có chi phí đầu tư rất thấp. Quan điểm này xuất phát từ một thực tế là việc tham gia các trang web truyền thông xã hội hiện nay như đăng kí một tài khoản mang tên mình trên các mạng xã hội hay gây dựng một blog là hoàn toàn miễn phí. Ngay cả chi phí quảng cáo trên những trang web này, ví dụ như Facebok, cũng rẻ hơn rất nhiều so với việc đăng quảng cáo trên báo in hay tivi.[5]

Khó khăn trong việc kiểm soát thông tin và đo lường hiệu quả

Khó khăn trong việc kiểm soát thông tin và đo lường hiệu quả được coi là nhược điểm lớn nhất của Social Media Marketing. Việc quyết định tham gia vào các mạng xã hội, blog, hay diễn đàn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chấp nhận tham gia vào quá trình đối thoại với khách hàng của họ thông qua các trang web truyền thông xã hội này. [5]

Khái niệm về Social Media Marketing

Đối với đối tượng doanh nghiệp, truyền thông xã hội thường được sử dụng trong hoạt động marketing nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình. Việc các chuyên gia marketing tìm đến với truyền thông xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng đây là hướng đi mới của marketing trong tương lai. Cũng từ đó, một khái niệm mới đã xuất hiện bên cạnh khái niệm truyền thông xã hội. Đó chính là marketing truyền thông xã hội ( Social Media Marketing ).


Còn theo trang web Social Media Marketing là một dạng của marketing trực tuyến được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu marketing và thương hiệu thông qua việc tham gia vào các mạng xã hội khác nhau (MySpace, Facebook, LinkedIn), các mạng đánh dấu và lưu trữ đường link (Digg, Stumbleupon), các mạng chia sẻ (Flickr, Youtube), các trang web đánh giá (ePinions, BizRate), các blog, diễn đàn, hệ thống đọc tin trực tuyến và mạng ảo.[11]

Tóm lại, Social Media là một phương thức truyền thông và đang mang lại hiệu quả cao.

Lợi ích của Social Media Marketing

SMM có tính lan truyền. Với hoạt động marketing qua Mạng xã hội, các thông tin được cập nhật liên lục, không giới hạn về số lượng cũng như thời gian gửi. Hơn nữa, khi thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được đăng tải lên Mạng xã hội, chúng ngay lập tức tiếp cận và lan truyền một cách nhanh chóng.[11]

SMM là một hình thức marketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Nếu có một chiến lược marketing rõ ràng, có sự phân tích thị trường cũng như đối tượng khách hàng, chắc chắn hiệu quả mang lại cho chúng ta không hề thua kém bất kỳ phương thức quảng cáo truyền thông nào. Bên cạnh đó, Mạng xã hội xuất hiện không còn là xu hướng mà đã chuyển đổi thói quen của người dùng. Do đó, với chi phí bỏ ra không hề quá lớn, quảng cáo của doanh nghiệp xuất hiện, lan truyền rộng khắp và đạt được hiệu quả.[11]

Độ tương tác cao là một trong những ưu điểm nổi bật của marketing qua Mạng xã hội. Doanh nghiệp có thể tiếp thu nhanh chóng phản hồi từ khách hàng,…Từ đó kiểm soát tối đa các vấn đề tiêu cực có thể phát sinh.[11]

1.1.3. Content Marketing

Khái niệm Content Marketing

Theo định nghĩa của Joe Pulizzi, “Content Marketing là cách tiếp cận thị trường, thay vì gây cho khách hàng mất tập trung với những quảng cáo không liên quan đến họ, chúng ta sẽ tạo ra những nội dung có giá trị, hấp dẫn và có liên quan dựa trên nền tảng nhất quán từ đó theo thời gian, tạo nên nhóm khách hàng và sự thay đổi về hành vi của khách hàng mang tính lợi nhuận”. [7]


Tiếp cận với khái niệm này, theo Vincent Do, CEO của GTV SEO (2017) cho rằng: “ Content Marketing là một chiến lược tập trung vào việc tạo và phân phối các content giá trị, liên quan và liên tục tới thị thị trường nhằm mục đích biến họ thành khách hàng và từ khách hàng sang khách hàng mua lại. Loại nội dung bạn chia sẻ liên quan chặt chẽ đến những gì bạn bán, nói cách khác, bạn đang giáo dục mọi người để họ biết, thích và tin trưởng đủ để làm ăn với bạn. Thay vì quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn cung cấp nội dung thật sự hữu ích cho khách hàng tiềm năng và khách hàng của bạn để giúp họ giải quyết các vấn đề của họ đang gặp phải”.[6]

Theo Le D (2013) ông cho rằng “Content Marketing là thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng bằng cách tạo và chia sẻ nội dung miễn phí có giá trị. Mục đích của tiếp thị nội dung là giúp các công ty tạo ra sự trung thành thương hiệu bền vững và cung cấp thông tin có giá trị cho người tiêu dùng cũng như tạo ra sự sẵn lòng mua sản phẩm từ công ty trong tương lai. Hình thức tiếp thị tương đối mới này không liên quan đến bán hàng trực tiếp. Thay vào đó, nó tạo lòng tin và mối quan hệ với khách hàng”.[7]

Ở khía cạnh khác Brandsvietnam (2015) cũng có một khái niệm như sau “Content Marketing là lập ra kế hoạch chi tiết về những chuyên mục, chủ đề bao quát, kế hoạch viết bài, đăng bài với nội dung đã được đưa ra trong chiến lược, kế hoạch đi bài trên website cũng như những kênh truyền thông phù hợp để tạo ra những phản ứng và thảo luận (theo hướng tích cực về nội dung truyền tải, từ đó có thể thay đổi suy nghĩ, thái độ và hành động của khách hàng mục tiêu”.[9]

“Content marketing là một phương pháp tiếp thị chiến lược tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút và giữ chân đối tượng được xác định rõ ràng - và cuối cùng là thúc đẩy hành động có lợi của khách hàng” [6]

Content marketing là hình thức marketing khởi tạo và phát tán nội dung hữu ích, liên quan trực tiếp đến khách hàng mục tiêu nhằm mục đích gây sự chú ý, tạo tương tác và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng - đem lại lợi nhuận cho công ty” [6]

Hay nói một cách đơn giản hơn, Content Marketing là quá trình tạo ra và chia sẻ những nội dung để thu hút và tạo thêm khách hàng mới và content ở đây đem lại những thông tin giá trị cũng như giá trị giải trí nhất định cho khách hàng. Content có thể bao gồm


tin tức, hình ảnh, video, ebook, infographic, whitepaper, case studies,…[17]

Phân biệt Content Marketing và Social Media Marketing

Về mục tiêu

Social Media Marketing là phương pháp tiếp thị được sử dụng khi các thương hiệu, nhãn hàng,…có nhu cầu xây dựng hoặc gia tăng nhận diện thương hiệu trên môi trường mạng xã hội hoặc một số mục tiêu khác cũng liên quan chủ yếu đến danh tiếng thương hiệu và giữ chân khách hàng như: nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng bằng cách phản hồi, tư vấn, hỗ trợ khách hàng ngay trên mạng xã hội, tăng mức độ và số lượng khách hàng trung thành nhờ tương tác thông tin thường xuyên với họ. Vì vậy, Social Media Marketing được dùng để nói chuyện với người tiêu dùng, lắng nghe thấu hiểu các phản ứng của họ về nhãn hàng, thương hiệu để thay đổi theo hướng tốt hơn, đồng thời làm khách hàng hài lòng hơn, yêu mến thương hiệu, nhãn hàng, doanh nghiệp nhiều hơn. Bản chất của quá trình này là việc trao đổi nội dung giữa doanh nghiệp và khách hàng, trong đó, doanh nghiệp chủ động tìm đến hoặc tạo ra cuộc đối thoại một cách có mục đích chứ không phải là người quyết định nội dung cho cuộc đối thoại đó. [21]

Còn mục tiêu của một doanh nghiệp, thương hiệu, nhãn hàng khi sử dụng Content Marketing là để thu hút khách hàng và khách hàng mục tiêu về phía mình bằng việc sản xuất ra những nọi dung có giá trị đối với họ. Nội dung này phải đáp ứng được những gì khách hàng cần, muốn và cao hơn là có thể tạo ra được những gì khách hàng cần, muốn và cao hơn là có thể tạo ra được giá trị gia tăng của họ. Nội dung đó có thể là lời giải cho vấn đề khách hàng đang đi tìm cách giải quyết, là hình ảnh đẹp đúng với sở thích của cá nhân khách hàng. Doanh nghiệp, nhãn hàng, thương hiệu hoàn toàn có thể chủ động với những nội dung này. [21]

Về định dạng nội dung

Khi làm Social Media Marketing thì nội dung chỉ là yếu tố thứ yếu được quyết định bởi: tính năng của nền tảng/kênh được chọn sử dụng trong chiến lược/ chiến dịch và hành vi của trên Mạng xã hội của khách hàng. [21]

Đối với một chiến lược Content Marketing thì nội dung lại là yếu tố tiên quyết. Câu chuyện và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, thương hiệu, nhãn hàng sẽ quyết


định nội dung mà họ đưa đến cho đối tượng mục tiêu. Theo đó, chính nội dung này sẽ quyết định hình thức thể hiện và cả việc lựa chọn hay kết hợp những nền tảng nào để truyền tải nội dung đó. [21]

Về bản chất

Khi có tầm nhìn về một chiến lược Content Marketing có giá trị lâu dài và lý tưởng nhất là một câu chuyện hoặc nội dung tốt để kể, doanh nghiệp, thương hiệu hay nhãn hàng sẽ sử dụng Content Marketing trong hoạt động Marketing tổng thể của mình. Dựa trên nghiên cứu về khách hàng, doanh nghiệp, thương hiệu và nhãn hàng sản xuất ra những nội dung vừa tạo ra được giá trị cảm tính của mình và vừa mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng một cách đồng nhất với “sợi dây” Brandstory”. Chiến lược Content Marketing thường sử dụng các kênh owned và earned media (Social media, website, letter, email, eBook, white paper…). Trong đó Social Media chỉ đóng vai trò là một kênh vừa là owned, vừa là earned media mà thôi. Chiến lược Content Marketing cũng sẽ quyết định hình thức thể hiện các nội dung của Brand story và theo đó những người làm kế hoạch sẽ lựa chọn các nền tảng hoặc kênh phù hợp để thực hiện.[21]

Phân biệt Content Marketing và Content Strategy (chiến lược nội dung)

Content Strategy và Content Marketing là 2 khái niệm khác nhau, cho dù sự liên kết là rất chặt chẽ.

Content Strategy (Chiến lược nội dung) là đưa ra định hướng, nguyên tắc, khuôn mẫu, cách thức, chiến thuật để phát triển nội dung cho mục tiêu tiếp thị. Một chiến lược nội dung tốt sẽ giúp xây dựng được khung sườn vững chắc, tập trung vào những tư khóa tạo nên sự khác biệt, xác định được những nọi dung mà sẽ bao quát, người viết, văn phong cũng như quy trình đăng bài, đi bài, và trên hết là đảm bảo phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển của thương hiệu. (theo Brandsvietnam) [21]

Có nghĩa là chúng ta làm Content Strategy:

Thấy được bức tranh lớn, trong đó gắn liền với tầm nhìn của thương hiệu.

Thống nhất nội dung (theme) chủ đạo và cấu trúc (chưa đi vào chủ đề, bài viết).

Xây dựng quy trình, khuôn mẫu, nguyên tắc biên tập và sản xuất nội dung.


Xác định cách thức, công nghệ xử lý và truyền tải nội dung. Content Marketing (Tiếp thị Nội dung ) là lập ra kế hoạch chi tiết về những chuyên mục, chủ đề sẽ bao quát, kế hoạch viết bài, đăng bài với nội dung, văn phong đã được đưa ra trong chiến lược, kế hoạch đi bài trên fanpage cũng như những kênh truyền thông phù hợp để tạo ra phản ứng và thảo luận (tích cực ) về nội dung truyền tải, theo đó thay đổi suy nghĩ, thái độ, hành động của khách hàng mục tiêu.[21]

Content Marketing có thể là:

Xây dựng nhận biết thương hiệu, tạo ra nhu cầu (demand creation, awareness).

Thay đổi nhận thức về một vấn đề để khuyến khích hành động (trial conversion).

Củng cố niềm tin và sự trung thành nhãn hiệu bằng những nội dung chuyên gia (loyalty building, expertise/how-to).

Phân loại Content Marketing

Dựa vào mục đích của chiến lược marketing người ta phân Content marketing làm 3 loại chính:

Content để ra đơn hàng: Với mục đích này, bài viết của doanh nghiệp phải giải quyết được nỗi lo của khách hàng. Khách hàng đang muốn cái gì và sản phẩm của bạn giải quyết được vấn đề gì cho họ. Với loại bài viết này, cần đánh đúng vào tâm điểm của khách hàng, làm cho họ nghĩ bạn đang giải quyết vấn đề của họ, bạn đồng cảm với họ. Từ đó sẽ tạo được sự kết nối giữa sản phẩm của bạn và khách hàng. Ngoài ra khi viết xong, bạn cần phải dùng một câu chốt mang tính hành động cực kỳ cao. Làm cho khách hàng phải thực hiện ngay khi đọc xong bài. Nếu đạt được những bước trên thì chắc chắn rằng khách hàng của bạn sẽ là một trong những nhóm người trung thành của công ty.

Bài viết tăng tương tác: Đây là loại bài viết đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi liên tục, nắm bắt đúng sở thích và hành vi đối tượng khách hàng như các chiến thuật tâm lý: tặng quà ( tài liệu free, gift, voucher tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của công ty), góc giao lưu với khách hàng (kích thích khách hàng comment), nội dung kích thích cảm xúc, trends (trào lưu, nhân vật và sự kiện được chú ý).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/01/2024