Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Hải Việt - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


B/L Bill of Lading – Vận đơn đường biển BCTC: Báo cáo tài chính

C/O Certificate of Orgin – Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa CTCP Công ty cổ phần

EU: European Union - Liên Minh Châu Âu

H/C Health Certificate – Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm HAVICO: Hai Viêt Corporation – Công Ty Cổ Phần Hải Việt

HĐ: Hợp đồng

KQHĐKD: Kết quả hoạt động kinh doanh L/C: Letter of Credit- Thư Tín Dụng

NAFIQAD: National Argo- Forestry-Fisheries Quanlity Assurance Department- Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Và Thủy Sản

NQ -CP: Nghị quyết chính phủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

T/T: Telegraphic Transfer or Telex Transfer: Phương thức chuyển khoản

U.A.E : United Arab Emirates: Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất UBND: Ủy Ban Nhân Dân

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Hải Việt - 2

UBTƯ: Ủy Ban Trung Ương VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO: World Trade Organization - Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế XK: Xuất khẩu

XNK: Xuất nhập khẩu

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thị trường xuất khẩu năm 2010 42

Bảng 2.2 Tóm tắt một số chỉ tiêu kinh tế của HAVICO năm 2008-2010 48

Bảng 2.3 Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời của HAVICO 49

Bảng 2.4 Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của HAVICO 50

Bảng 2.5 Chỉ tiêu khả năng thanh toán bằng tiền của HAVICO 51

Bảng 2.6 Chỉ tiêu doanh lợi tài sản của HAVICO 53

Bảng 2.7 Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu của HAVICO 54

Bảng 2.8 Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu của HAVICO 55

Bảng 2.9 Hệ số vòng quay hàng tồn kho của HAVICO 56

Bảng 2.10 Chỉ tiêu vòng quay tài sản của HAVICO 58


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Sơ dồ tổ chức công ty Hải Việt 35

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia và mỗi nền kinh tế trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, các quốc gia có thể khai thác được những lợi thế của mình trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

Đối với Việt Nam, một nền kinh tế non trẻ đang trên đà phát triển thì hoạt động xuất nhập khẩu lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Đặc biệt là Việt Nam có một lợi thế rất quan trọng đó là lợi thế về vị trí địa lý: Việt Nam là nơi giao thương của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, địa hình hầu hết đều tiếp giáp với biển khoảng 3.444km2. Nếu Việt Nam khai thác hiệu quả lợi thế này thì chắc chắn nền kinh tế sẽ phát triển. Đặc biệt hơn nữa Việt Nam cũng là thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO). Đây cũng chính là lợi thế giúp Việt Nam giao thương với các nước khác trên thế giới được dễ dàng hơn, thuận lợi hơn.

Thực tế đã chứng minh rằng hội nhập kinh tế quốc tế đã trực tiếp góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, đồng thời làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Chỉ riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, trong đó đặc biệt phải kể đến xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản một mặt hàng chủ lực của nước ta. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, do sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia khác nên Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu mặt hàng này. Vì thế vấn đề được đặt ra là làm sao để cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được hiệu quả hơn!

Trong rất nhiều công ty xuất nhập khẩu trong nước, Công ty cổ phần Hải Việt (HAVICO) là một đơn vị đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty là các mặt hàng thủy hải sản đã qua chế biến. Ngoài những thành tích đạt được trong nhiều năm qua của doanh nghiệp thì bên cạnh đó doanh nghiệp còn một số mặt hoạt động chưa thực sự

hiệu quả vì những lý do này mà tôi đã chọn công ty là nơi thực tập và nghiên cứu và chọn đề tài: "Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Hải Việt”.

Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài sẽ tập trung vào các yếu tố như: tình hình hoạt động của công ty qua các năm gần đây (2008-2010), một số nhân tố ảnh đến thực trạng hoạt động của công ty, quy trình xuất khẩu của công ty. Đưa ra một số phương hướng, nhiệm vụ để công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

Phạm vi nghiên cứu:


Đề tài được nghiên cứu tại văn phòng đại diện TP.Hồ Chí Minh của Công ty CP Hải Việt qua các số liệu được cung cấp từ văn phòng, và phòng kế toán.

Đề tài được thực hiện bắt đầu từ tháng 10/7/2011 đến tháng 30/9/2011, các số liệu nghiên cứu từ năm 2008 đến hết năm 2010.

Phương pháp nghiên cứu:


+ Phương pháp tập hợp và xử lý thông tin đa cấp hệ: thông qua sách báo, mạng và các tài liệu thực tế ghi chép tại văn phòng.

+ Phương pháp thống kê, chọn mẫu: các thông tin sẽ được thể hiện qua các biểu bảng thông qua các số liệu đã thu thập được.

+ Phương pháp so sánh: so sánh số liệu qua các năm.


Dự kiến kết quả nghiên cứu


Sau khi nghiên cứu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đưa ra các giải pháp cụ thể sẽ làm cho đơn vị nghiên cứu sẽ tăng doanh thu, tăng kim ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp và cho toàn ngành. Doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả hơn nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Kết cấu nội dung của đề tài:


Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 3 chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận: Những khái niệm liên quan đến hiệu và kinh doanh và hoạt động xuất khẩu.

Chương 2. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thủy sản của Công Ty CP Hải Việt: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp qua các năm từ 2008- 2010

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công Ty CP Hải Việt: Căn cứ lý luận và thực tiễn đã phân tích, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cho công ty HAVICO trong thời gian tới

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN


1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh


Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế được biểu hiện bằng các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật, xác định trên cơ sở so sánh chỉ tiêu đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp. Nó phản ảnh trình độ sử dụng nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp đã xác định từ đó khẳng định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định như: giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số người thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường;...

1.2 Tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp


Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì doanh nghiệp cũng đều phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất như: nhà xưởng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, để tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp đó là tạo ra lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có.

Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn có thể tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng doanh thu và giảm chi phí kinh doanh. Phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa.

Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? sẽ không thành vấn

đề nếu nguồn tài nguyên không hạn chế. Nhưng thực tế, mọi nguồn tài nguyên như

đất đai, khoáng sản, hải sản, lâm sản là hữu hạn và ngày càng khan hiếm và cạn kiệt do con người khai thác và sử dụng chúng. Khan hiếm tăng lên dẫn đến vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra nghiêm túc, gay gắt.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất thì con người ta cũng tìm ra nhiều phương pháp khác nhau để chế tạo sản phẩm như: cùng những nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều sản phẩm và nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm (cơ cấu sản phẩm) tối ưu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất, thu được nhiều lợi ích nhất.

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó có nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất, nhưng không ít doanh nghiệp đã bị thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể đứng vững các doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín... nhằm đạt được mục tiêu tối là tối đa lợi nhuận.

Như vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

1.3 Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh


1.3.1 Về kinh tế


1.3.1.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán


1.3.1.1.1 Khả năng thanh toán hiện thời


Khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng thanh toán ngắn hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn của doanh nghiệp. Các chỉ số thanh toán ngắn hạn xác định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn của doanh nghiệp (nói cách khác, chi trả các hóa đơn được chuyển tới).Với dòng tiền đủ lớn, doanh nghiệp có thể trang trải các nghĩa vụ tài chính, nhờ đó mà không lâm vào tình cảnh vỡ nợ hay kiệt quệ tài chính.

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong thời hạn dưới một năm kể từ ngày ghi. Nguồn cơ bản để thanh toán các khoản nợ này là tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được tính như sau:



Nếu gặp khó khăn về tài chính, doanh nghiệp có thể không còn khả năng thanh toán đúng hạn các khoản phải trả hoặc cần phải mở rộng hạn mức tín dụng tại ngân hàng. Kết quả là, nợ ngắn hạn sẽ tăng nhanh hơn tài sản ngắn hạn và chỉ số thanh toán ngắn hạn giảm xuống. Tất nhiên, chỉ số thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp cũng cần được tính toán và thống kê trong khoảng thời gian đủ dài để có cái nhìn đầy đủ với lịch sử vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng có thể so sánh chỉ số này giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

1.3.1.1.2 Khả năng thanh toán nhanh


Bằng cách loại bỏ giá trị không chắc chắn của hàng tồn kho và tập trung vào những tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn, chỉ số khả năng thanh toán nhanh được thiết lập nhằm xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ của công ty. Công thức được tính như sau:



Chỉ số này biết rằng công ty có khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn hay không? công ty có gặp khó khăn nào trong việc chuyển các tài sản ngắn hạn khác thành tiền mặt. Chỉ số này cũng nói lên trung bình cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn sẵn sàng để chi trả, sau khi trừ ra giá trị hàng tồn kho. Vì thực tế, hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì ta phải mất thời gian, chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền được.

1.3.1.1.3 Khả năng thanh toán bằng tiền


Một lưu lượng tiền mặt dương chỉ ra rằng công ty có thu nhập đầy đủ để chi trả các chi phí và phân chia cổ tức. Khả năng thanh toán bằng tiền của công ty cao

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí