DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1.AUD Đô la Úc
2. CCTG Chứng chỉ tiền gửi
3. CHF France Thuỵ Sỹ
4.EUR Đồng EURO
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Sự Cần Thiết Của Việc Huy Động Vốn Có Hiệu Quả
- Huy Động Vốn Thông Qua Phát Hành Giấy Tờ Có Giá
- Kinh Nghiệm Huy Động Vốn Tiền Gửi Có Hiệu Quả Của Một Số Ngân Hàng Tmcp Nước Ngoài Và Ngân Hàng Tmcp Việt Nam.
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
5. HKD Đô la Hồng Kông
6. FATCA Foreign Account Tax Compliance Act.
6. GBP Bảng Anh
7. PGD Phòng Giao dịch
8. NHNN Ngân hàng Nhà nước
9. NH TMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần
10. NHTM Ngân hàng thương mại
11. NV Nguồn vốn
12. JPY Yên Nhật
13. USD Đô la Mỹ
14. SGD Đô Singapore
15. TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
16. TĐTT Tốc độ tăng trưởng
17. TL Tỷ lệ
18. Vốn HĐ Vốn Huy động
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các chi nhánh Vietcombank trên địa bàn TP HCM và các PGD 32
Bảng 2.2.Kết quả kinh doanh của Vietcombank trên địa bàn TP HCM 33
Bảng 2.3 Kết quả huy động vốn của Vietcombank trên địa bàn TP HCM 36
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động tính theo kỳ hạn của Vietcombank trên địa bàn TP. HCM 39
Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động tính theo đối tượng huy động của Vietcombank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 40
Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động tính theo loại tiền gửi của Vietcombank trên địa bàn TP.HCM 41
Bảng 2.7 Tương quan giữa quy mô huy động vốn và chi phí huy động vốn 44
Bảng 2.8 Bảng khảo sát khách hàng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 51
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế của Vietcombank trên địa bàn TP HCM 33
Biểu đồ 2.2 Quy mô huy động vốn và tốc độ tăng trưởng vốn huy động của các chi nhánhVietcombank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 37
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ vốn huy động so với tổng nguồn vốn của Vietcombank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 42
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1 Mô tả các quận, huyện thuộc địa bàn TP. HCM 31
Hình 2.2 Vốn Huy động của các chi nhánhVietcombank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. .....................................................................................................46,47
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân ngân hàng thương mại và đối với nền kinh tế bởi nguồn vốn mà ngân hàng huy động được cũng chính là nguồn vốn mà ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế thông qua hoạt động cấp tín dụng với mục tiêu lợi nhuận.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian qua Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã không ngừng nâng cao hiệu quả huy động vốn để đảm bảo cho hoạt động sử dụng vốn của mình. Tuy nhiên trong những năm gần đây dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế sâu và rộng năm 2011 vừa qua vẫn còn đó, điều này làm cho tình hình huy động vốn của hầu hết các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói riêng đã gặp không ít khó khăn.
Mặc dù trước đây đã từng có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động huy động vốn nhưng mỗi ngân hàng lại có những đặc điểm, sản phẩm khác nhau, hơn nữa vết thương của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng này là rất nặng nề, vì vậy nếu muốn xoa dịu vết thương cho nền kinh tế thì ngân hàng cũng nên đóng góp một phần công sức trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế tức là làm cầu nối giữa những cá nhân, tổ chức thiếu vốn với những cá nhân, tổ chức thừa vốn, để dòng vốn được lưu chuyển nhịp nhàng hơn, cho nên vấn đề về huy động vốn lại một lần nữa cần được nghiên cứu.
Với mục đích nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - nơi tôi đang công tác đó chính là lý do tôi chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là tập trung đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy
động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài này được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại hội sở chính giai đoạn 2009 – 2013.
Số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp chọn ngẫu nhiên thông qua khảo sát 225 khách hàng đang giao dịch tại các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 5/2014 để trả lời những câu hỏi theo bảng câu hỏi nghiên cứu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bài viết sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp thống kê, mô tả.
Để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bài viết còn sử dụng thêm phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để trả lời theo bảng câu hỏi nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
4.1 Địa bàn nghiên cứu
Bài viết tập trung nghiên cứu về hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho nên địa bàn nghiên cứu là tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Đề tài thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu khoảng thời gian từ 2009 – đến
2013.
4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là hiệu quả huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Qua kết quả nghiên cứu, tác giả mong đợi sẽ giúp cho các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có cái nhìn rõ hơn về thực trạng hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh của mình cũng như sử dụng một số giải pháp mà bài viết đề ra, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
6. Cấu trúc của đề tài
Nội dung của đề tài gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương I: Tổng quan về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại.
Chương II: Thưc trạng hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề chung về huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại muốn hoạt động một cách bình thường thì phải có “Vốn”. Vốn trong ngân hàng thương mại gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có đặc điểm, phương thức sử dụng và biện pháp quản lý khác nhau. Nguốn vốn của ngân hàng thương mại gồm: Vốn tự có ( vốn chủ sở hữu ), vốn huy động và vốn đi vay, trong đó vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của một ngân hàng thương mại nào cho nên huy động vốn được coi là hoạt động cơ bản, có tính chất sống còn của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào.
1.1.1 Khái niệm về huy động vốn
Huy động vốn là việc Ngân hàng sử dụng uy tín, chất lượng dịch vụ để thu hút tiền gửi của cá nhân, tổ chức có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực chất nguồn vốn huy động này là tài sản của chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng để tạo ra nguồn vốn cho nền kinh tế.
Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại ( NHTM
), nguồn vốn này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại nên đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động của ngân hàng gồm:
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng.
Nguồn vốn từ tiền gửi định kỳ như tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế, cá nhân, tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân.
Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
Nguồn vốn huy động khác như: tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo thanh toán, tiền tạm giữ, tiền đang chuyển, các khoản khác.
Ngân hàng được sử dụng nguồn vốn huy động để hoạt động kinh doanh nhưng phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ và kịp thời cho khách hàng nên cần phải sử dụng một cách an toàn và hiệu quả nhất.