Huy Động Vốn Thông Qua Phát Hành Giấy Tờ Có Giá


NHTM có số lượng khách hàng rất đông làm cho tổng số vốn huy động qua tiền gủi thanh toán của tất cả khách hàng trở nên lớn đáng kể.

Tiền gửi có kỳ hạn

Là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút ra khi đáo hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp bình thường các ngân hàng vẫn cho khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện chỉ được hưởng lãi không kỳ hạn, hoặc hưởng lãi có kỳ hạn tương ứng với thời hạn gửi thực tế. Loại tiền này có những đặc điểm :

Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng cho loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, chủ tài khoản phải làm thủ tục để rút tiền. Tuy không thuận lợi cho khách hàng bằng hình thức tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn càng dài thì lãi suất sẽ càng cao.

Tiền gửi có kỳ hạn có sự ổn định tương đối cao. Các NHTM thường sử dụng để cho vay trung và dài hạn. Tiền gửi có kỳ hạn có chi phí sử dụng vốn khá cao. Người gửi tiền có kỳ hạn nhằm mục đích hưởng lãi, ngân hàng muốn tăng khoản này phải trả lãi thỏa đáng sao cho người gửi vừa bảo toàn vốn vừa có một khoản thu nhập hợp lý từ tiền gửi của mình. Do đó, lãi suất hấp dẫn, lãi suất cao là đòn bẩy, là công cụ chủ yếu để thu hút nguồn vốn này.

Tài khoản vãng lai

Đối với tài khoản tiền gửi thanh toán, chủ tài khoản được quyền ra lệnh cho ngân hảng chi trả trong phạm vi số tiền đã gửi vào. Còn đối với tài khoản vãng lai, thường áp dụng với khách hàng có uy tín, ngân hàng có thể cho thấu chi đến hạn mức phù hợp với thu nhập bình quân của chủ tài khoản nhằm đảm bảo trả nợ vay. Tài khoản vãng lai là cộng cụ riêng có của ngân hàng ở tầm vi mô. Trong đó, hai bên thỏa thuận về hạn mức cho vay, thời hạn, lãi suất, các hình thức đảm bảo như tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba.

1.1.4.3. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là chứng nhận của NHTM phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa NHTM và người mua. Giấy tờ có giá có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.


Căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia giấy tờ có giá thành hai loại:

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 4

Giấy tờ có giá ghi danh: là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có ghi tên người sở hữu.

Giấy tờ có giá vô danh: là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ, không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ nó.

Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá có thể chia thành hai loại: Giấy tờ có giá ngắn hạn.

Giấy tờ có giá dài hạn.

1.2. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn

Bất cứ hoạt động nào của mình, con người đều quan tâm đến hiệu quả. Điều này có nghĩa với một lượng chi phí nhất định, con người đều mong muốn có một kết quả lớn nhất, đáp ứng nhu cầu cao nhất của con người hoặc muốn tạo ra một khối lượng sản phẩm cho trước, con người muốn chi phí ít nhất. Hiện nay có nhiều quan niệm về hiệu quả, có thể xem xét một số định nghĩa sau về hiệu quả:

+ Trong “ Đại từ điển tiếng việt ” hiệu quả là “ kết quả đích thực ”

+ Trong “ Đại từ điển kinh tế thị trường ” thì hiệu quả là “ hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế ”, đó là sự so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế với thành quả có ích đạt được. Nói một cách đơn giản, đó là sự so sánh giữa chi phí đầu ra với chi phí đầu vào, giữa chi phí với kết quả. Phạm trù hiệu quả phản ánh mối quan hệ tương hỗ giữa mục đích, kết quả, chi phí, nguồn lực trong huy động vốn, hay một quá trình được nghiên cứu. Vì vậy trong khuôn khổ luận văn, hiệu quả huy động vốn của NHTM được nhìn nhận như là kết quả đích thực thu được từ hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Để hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhuận cao, các NHTM phải đảm bảo cho các hoạt động đạt được hiệu quả. Huy động vốn là một hoạt động kinh doanh của NHTM, hiệu quả trong huy động vốn góp phần quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong việc tạo nên lợi nhuận nói riêng. Là một hoạt động kinh doanh nên có thể hiểu hiệu quả huy động vốn với ngân hàng là mối tương quan so sánh các kết quả và chi phí bỏ ra. Hiệu quả này càng cao khi kết quả đạt được càng cao và chi phí bỏ ra càng thấp. Hiệu quả huy động vốn góp phần quan trọng tạo nên lợi nhuận ngân


hàng, tạo nên sự ổn định của nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

Nói cách khác, huy động vốn có hiệu quả là huy động vốn ổn định, vừa đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Hiệu quả huy động vốn của NHTM chính là kết quả huy động mà ngân hàng đạt được, kết quả huy động này phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinh lợi cao cho ngân hàng trong từng thời kỳ.

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn đòi hỏi công tác huy động vốn đáp ứng các yêu cầu sau:

Thứ nhất, nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tức là vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng, có thể thỏa mãn các nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ hai, Nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, đó là tính cân đối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn, giữa huy động ở dân cư, huy động ở tổ chức…một cơ cấu vốn hợp lý phải là một cơ cấu vốn đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng và không có tình trạng bất hợp lý, dư thừa hay thiếu vốn.

Thứ ba, Nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hóa chi phí. Đây là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí này chính là số tiền mà ngân hàng phải trả cho các lượng vốn huy động được, chi phí hoạt động cao hay thấp phụ thuộc vào mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra, tất nhiên là lãi suất huy động càng cao thì càng hấp dẫn khách hàng. Nhưng cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều là công cụ cạnh tranh của ngân hàng và hai loại này lại có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau và có khi đối ngược nhau, nếu ngân hàng nâng lãi suất huy động để tăng cường huy động vốn thì cũng buộc phải nâng lãi suất cho vay để đảm bảo bù đắp chi phí huy động và kinh doanh có lãi. Như vậy, nâng lãi suất huy động quá cao thì dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh về cho vay và đầu tư. Yêu cầu đặt ra cho ngân hàng là phải làm sao đưa ra mức lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo cạnh tranh trong huy động vốn và cạnh tranh trong cho vay và kinh doanh có lãi.

16


Làm thế nào để biết nguồn vốn đó ổn định và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh thì phải dựa vào các chỉ tiêu cụ thể khi đánh giá. Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM‌

1.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM


Tỷ lệ vốn huy động so với tổng nguồn vốn.


Tỷ lệ vốn huy động so với tổng nguồn vốn được tóm tắt theo công thức sau:


Tổng nguồn vốn của NHTM bao gồm vốn huy động vốn đi vay vốn đi vay là nguồn 7


Tổng nguồn vốn của NHTM bao gồm vốn huy động, vốn đi vay (vốn đi vay là nguồn vốn dùng để giúp cho các NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn của mình để đảm bảo duy trì hoạt động một cách bình thường) hai phần vốn này thuộc phần : Nợ phải trả trong bảng “ Cân Đối Kế toán của NHTM ” và Vốn chủ sở hữu là phần thuộc về Vốn chủ sở hữu trong bảng “ Cân Đối Kế toán của NHTM ”, tức là tổng nguồn vốn của NHTM gồm : Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu, một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn là dùng vốn huy động so sánh với tổng nguồn vốn.

Nhìn vào công thức ở trên, tỷ lệ so sánh này thể hiện: nguồn vốn huy động mà ngân hàng huy động được chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nếu tỷ lệ so sánh này cao tức là nguồn vốn huy động của ngân hàng cao, điều này có nghĩa là NHTM huy động vốn có hiệu quả nên khách hàng rất tin tưởng, yên tâm khi gửi tiền vào NHTM này.

Tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn so với tổng nguồn vốn huy động


Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM gồm các nguồn vốn có kỳ hạn (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn) và nguồn vốn không kỳ hạn .

Thông thường nguồn vốn có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định hơn những nguồn vốn không kỳ hạn, NHTM dùng nguồn vốn có kỳ hạn này để cấp tín dụng kỳ hạn trung và dài hạn, do vậy các NHTM thường áp dụng các mức lãi suất huy động cao và hấp dẫn hơn các loại huy động vốn không kỳ hạn, tuy nhiên nếu áp dụng mức lãi suất cao thì ắt hẳn chí phí huy động vốn sẽ cao.

17


Dùng vốn huy động có kỳ hạn để so sánh với tổng nguồn vốn để đánh giá tính ổn định của tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được tránh rủi ro thanh khoản.

Tóm tắt theo công thức sau:


Nhìn vào công thức ghi bên trên ta thấy nếu tỷ trọng vốn huy động có kỳ 8


Nhìn vào công thức ghi bên trên, ta thấy nếu tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ cao tức là NHTM phải trả một mức chi phí trả lãi lớn, đáng kể để có được quyền sử dụng nguồn vốn đó trong hoạt động kinh doanh bởi lẽ nguồn vốn huy động tương ứng với kỳ hạn càng dài thì lãi suất áp dụng sẽ càng cao và càng hấp dẫn; nếu tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động là thấp tức là nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, có nghĩa là NHTM đang sở hữu một nguồn vốn rẽ do chi phí huy động vốn không kỳ hạn thấp.

1.2.2.2 Hệ số đòn bẩy tài chính


Hệ số này được xác định bằng cách: dùng tổng nguồn vốn huy động chia vốn chủ sở hữu; hệ số này được tóm tắt theo công thức sau:


Nhìn vào công thức nếu hệ số đòn bẩy tài chính càng nhỏ thì Vốn chủ sở 9


Nhìn vào công thức, nếu hệ số đòn bẩy tài chính càng nhỏ thì Vốn chủ sở hữu càng lớn, Vốn chủ sở hữu lại là nguồn vốn không hoàn trả điều đó có nghĩa là khả năng tài chính càng tốt, tức là huy động vốn có hiệu quả, ngược lại nếu tỷ lệ này càng cao tức là ngân hàng đang có một khoản nợ lớn tức là tổng vốn huy động lớn, trong khi đó thì Vốn chủ sở hữu nhỏ nếu có bất cứ biến động nào bất lợi xãy ra thì sẽ bị mất thanh khoản. Thông thường hệ số đòn bẩy tài chính này nằm trong khoảng từ 12-18 lần thì NHTM sẽ được đánh giá là huy động vốn có hiệu quả.

1.2.2.3 Chí phí huy động vốn


Là toàn bộ số tiền mà ngân hàng phải bỏ ra để có được số vốn đó, bao gồm chi phí trả lãi và chi phi khác. Mục tiêu của các NHTM là hạ thấp chi phí trả lãi mà vẫn tăng thu nhập thì mới đạt được mục tiêu huy động vốn có hiệu quả, có nghĩa là nếu chi

18


phí huy động vốn càng thấp thì ngân hàng sẽ kinh doanh có lãi, tức là huy động vốn có hiệu quả, ngược lại nếu chi phí huy động vốn càng cao thì ngân hàng kinh doanh không có lãi tức là huy động vốn không có hiệu quả. Tuy nhiên, việc hạ thấp chi phí trả lãi là một vấn đề nan giải vì nó là mức chi phí cao nhất trên cả chí phí nhân lực, chi phí quản lý và các chi phí khác, chi phí trả lãi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức cung tiền gửi, khả năng cạnh tranh của ngân hàng, lãi suất cho vay, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay….

Tìm ra phương pháp xác định chi phí huy động vốn thích hợp rất hữu ích cho ngân hàng để xây dựng một chính sách kinh doanh có hiệu quả. Có 3 phương pháp xác định chi phí huy động vốn thường được các NHTM áp dụng như sau:

Phương pháp chi phí vốn bình quân (chi phí huy động vốn bình quân)

Đây là phương pháp thông dụng nhất để tính chi phí vốn của NHTM. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem xét mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn huy động.

Tóm tắt theo Công thức:


Việc tính toán như trên là chưa hoàn chỉnh vì nó chỉ dừng lại ở mức độ 11


Việc tính toán như trên là chưa hoàn chỉnh, vì nó chỉ dừng lại ở mức độ xem xét giá vốn của nguồn vốn, nhiều chi phí khác có liên quan đến huy động vốn vẫn chưa được đề cập.

Chi phí trả lãi: chi phí này bao gồm tiền lương và các chi phí quản lý gián tiếp, mức dự trữ bắt buộc theo quy định, phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí được tính như sau:


Công thức trên có nghĩa là thu nhập từ các tài sản sinh lời tối thiểu phải 12

Công thức trên có nghĩa là thu nhập từ các tài sản sinh lời tối thiểu phải bằng tỷ lệ này để bù đắp tổng chi phí huy động vốn.


Tuy nhiên, để ngân hàng nhận được sự ủng hộ của cổ đông thì phải đảm bảo có tỷ suất sinh lợi tối thiểu được tính như sau:



(tỷ suất sinh lợi sau thuế cho cổ đông/ ( 1- thuế suất )* ( vốn cổ đông/tài sản sinh lợi )

Phương pháp này đơn giản nhưng chỉ nhìn về quá khứ để xem xét chi phí huy động vốn. Trong khi đó, phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân hàng là cho hiện tại và tương lai. Dưới đây là phương pháp tính chi phí huy động vốn có bước cải tiến hơn:

Phương pháp chi phí huy động vốn cận biên ( chi phí biên)

Là chi phí bỏ ra để có thêm một đồng vốn huy động. Dựa vào chi phí biên, NHTM xác định mức lợi nhuận tối thiểu cần đạt được từ những tài sản có thêm từ nguồn vốn huy động tăng thêm.


Hay nói cách khác chi phí biên thay đổi trong tổng chi phí lãi suất mới tổng số 15


Hay nói cách khác, chi phí biên = thay đổi trong tổng chi phí = lãi suất mới * tổng số huy động theo lãi suất mới - lãi suất cũ * tổng số huy động theo lãi suất cũ.

Phương pháp chi phí huy động vốn hổn hợp

Mỗi một khoản vay của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Cho nên thực tế thì khi tính chi phí huy động vốn cần phải tính trên cơ sở hổn hợp gồm nhiều nguồn vốn khác nhau. Trình tự theo 4 bước như sau:

Bước 1: Xác định những nguồn vốn dự kiến huy động. Bước 2: Xác định mức khả dụng của mỗi nguồn vốn

Bước 3: Xác định chi phí lãi và phi lãi của mỗi nguồn vốn.


Bước 4: Tập hợp chi phí lãi của tất cả nguồn vốn xác định tương quan với tổng nguồn vốn huy động.


Tóm tắt chi phí huy động vốn theo công thức dưới đây.


Trong đó



1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại

Để có thể đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM, tác giả đã sử dụng phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia là những thầy, cô đã trực tiếp giảng dạy tại trường ĐH Kinh Tế TP HCM, khoa ngân hàng, đặc biệt là PGS TS Nguyễn Đăng Dờn – giáo viên hướng dẫn của tác giả, ngoài ra tác giả còn tham khảo ý kiến của các nhà lãnh đạo ngân hàng là: Ông Trần Văn Minh – giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tân Bình, Ông Nguyễn Vũ Toàn – phó giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tân Bình, bà Lưu Thị Ngọc Quỳnh – trưởng PGD Tân Sơn Nhì - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tân Bình.

Các yếu tố được nêu dưới đây như: yếu tố từ phía ngân hàng, yếu tố từ phía khách hàng và yếu tố khách quan từ môi trường trước hết sẽ ảnh hưởng đến nguốn vốn huy động của ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của các NHTM .

1.3.1 Yếu tố từ phía các NHTM

Lãi suất huy động


Đây có thể nói là nhân tố rất quan trọng nhằm tác động vào các đối tượng khách hàng gửi tiền khác nhau, nó ảnh hưởng trực tiếp lên hiệu quả huy động vốn của các NHTM. Đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Việc định giá nguồn vốn huy động tiền gửi là một việc rất quan trọng và khá phức tạp đối với các nhà quản trị ngân hàng. Nếu ngân hàng phải trả một mức lãi suất lớn để thu hút và duy trì sự ổn định tiền gửi của khách hàng thì phải chịu áp lực lớn về việc gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, trước sự canh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau để thu hút nguồn vốn tiền gửi, việc duy trì lãi suất cạnh tranh là điều khó tránh khỏi. Các ngân hàng cạnh tranh với nhau để thu hút nguồn vốn tiền gửi không chỉ giữa các ngân hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2024