Bảng Số Liệu Tăng Trưởng Huy Động Của Vib Qua Các Năm



khách vẫn được hưởng lãi cao… tạo điệu kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng vốn của mình.

Có kết quả như trên là do VIB đã thực hiện nhiều giải pháp để giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửi phù hợp với diễn biến của thị trường; tăng cường tiếp thị, cung cấp các gói sản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh toán quốc tế…); khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy động vốn linh hoạt; đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng…, đặc biệt đã nâng cấp phát triển thêm nhiều điểm giao dịch mẫu có thiết kế quy chuẩn mang thương hiệu mới. Tuy nhiên, xét về từng chi nhánh trong hệ thống, dù sự điều hòa vốn rất nhanh nhạy, hiệu quả trong hệ thống VIB, nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động chưa tương ứng với mức tăng trưởng dư nợ cho vay đã tạo nên áp lực đối với một số Chi nhánh.

Do đó, tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững là yêu cầu bức thiết đối với các chi nhánh VIB trong hiện tại và cả lâu dài. Để tăng trưởng nguồn vốn, VIB đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp huy động vốn như: đa dạng hóa sản phẩm, lãi suất huy động, cung cấp sản phẩm trọn gói, tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng…

Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại, ngân hàng bị khống chế mức trần lãi suất, chi phí khuyến mại áp dụng trong huy động vốn phải tính đủ trong lãi suất, ngân hàng nào cũng có khuyến mại, nên chính sách lãi suất, khuyến mãi không còn là lợi thế cạnh tranh để thu hút khách hàng. Hơn nữa trong ngắn hạn, việc đưa ra một sản phẩm huy động vốn mới còn phải chịu độ trễ nhất định về thời gian. Nhưng nếu không huy động đủ vốn sẽ làm giảm khả năng mở rộng tín dụng và quan trọng hơn là khả năng cân đối nguồn vốn kinh doanh.

Do đó, VIB ngay từ đầu đã xác định được việc thực hiện tốt chính sách khách hàng là một trong những giải pháp hữu hiệu. Chiến lược khách hàng được xem như là quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện những hoạt động nhằm duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, mục tiêu duy trì phối hợp giữa khả năng của ngân hàng với điều kiện



thị trường. Thực hiện tốt chính sách khách hàng không chỉ giữ chân và thu hút khách hàng mà còn tạo ưu thế cho ngân hàng trong cạnh tranh khi có được sự trung thành của khách hàng. Chính sách khách hàng cần phải vượt lên trên tập quán kiểu bán hàng là xong mà còn phải biết lắng nghe và chiếm lĩnh trái tim người tiêu dùng, để xây dựng mối quan hệ gắn bó có chiều sâu giữa ngân hàng và khách hàng. “Nghe” là để biết khách hàng cần gì và thái độ như thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu và sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Và bằng chính chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và một thái độ phục vụ tốt, sẵn sàng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu, ngân hàng sẽ nhận được sự ủng hộ và lòng trung thành của khách hàng. Xác định được mục tiêu, VIB đã thực hiện phân nhóm để xác định rõ đối tượng khách hàng và có giải pháp phù hợp.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp (DN): ngoài số dư tiền gửi lớn, lãi suất phải trả thường thấp hơn các hình thức huy động khác, ngân hàng còn có thể tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong khâu thanh toán. Tuy nhiên, trong thời gian qua, ưu thế lãi suất thấp, lượng vốn lớn của DN trong cơ cấu nguồn vốn ngân hàng không còn phổ biến. Khi đa số DN chia nhỏ số dư tiền gửi ở nhiều ngân hàng, đề nghị được hưởng mức lãi suất như các hình thức huy động khác, thậm chí một số DN yêu cầu ngân hàng để được hưởng lãi suất cao hơn khi có số dư lớn. Chưa kể việc hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn, các tổng công ty cũng thành lập ngân hàng cổ phần và chuyển phần tiển gửi trước đây tại các NHTM về ngân hàng mình. Nên dù phải tiếp tục thực hiện tốt chính sách khách hàng đối với DN như chính sách về lãi suất, một số loại phí … cũng cần thấy rằng nguồn tiền gửi từ DN sẽ khó duy trì ở số dư lớn, lãi suất thấp và kỳ hạn dài (trừ một số trường hợp đã có thỏa thuận với ngân hàng hay gửi theo kỳ hạn). Điều này thể hiện rõ khi có sự dịch chuyển nguồn vốn DN từ ngân hàng này sang ngân hàng khác trong thời gian qua nếu có sự khác nhau về mức lãi suất, một số chính sách khách hàng khác hay có một NHTM cổ phần ra đời từ một tập đoàn, tổng công ty.

Đối với nguồn tiền gửi từ khách hàng cá nhân: khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên, người dân có điều kiện tích lũy nhiều hơn



nên VIB đã đưa ra các sản phẩm phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi này. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định và quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.

Xác định được điều này, qua các năm VIB đã không ngừng đẩy mạnh huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư và trong cơ cấu nguồn vốn của VIB thì nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2009 tỷ trọng vốn huy động từ dân cư trong tổng nguồn vốn là 57%, năm 2010 là 48% và năm 2011 là 53,6%. Tóm lại, nguồn vốn huy động tại VIB là tương đối ổn định đáp ứng nhu cầu cho vay và khả năng thanh khoản tốt … đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường gay gắt như hiện nay.



Bảng 2.2. Bảng số liệu tăng trưởng huy động của VIB qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Huy động

9.813

19.225

23.958

34.210

59.564

57.489

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - 8


Biểu 2.2. Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng huy động của VIB qua các năm

Đơn vị tính:Tỷ đồng


70000

59564

60000

57489

50000

40000

34210

30000

23958

20000

19225

9813

10000

0

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Nguồn: Báo cáo thường niên của năm 2009-2011

2.2.2.2. Chi phí huy động:

Để đánh giá được hiệu quả hoạt động huy động vốn thông qua chỉ tiêu này, ta phải tìm hiểu tổng nguồn vốn huy động qua các năm thay đổi như thế nào và phi phí huy động tương ứng tăng giảm ra sao.



Bảng 2.3. Bảng số liệu quy mô vốn huy động và chi phí huy động qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Năm Chỉ tiêu

2009

2010

2011


Số tiền


Số tiền

Tăng, giảm so với 2009

(%)


Số tiền

Tăng, giảm so với 2010 (%)

- Nguồn vốn huy động

34.210

59.564

74,1%

57.489

-3.48%

- Chi phí huy động

2.586,6

4.727,05

82,75%

8.100,8

71,37%

- Chi phí vốn huy động/ quy mô vốn huy động

(nguồn vốn huy động)


7,56%


7,93%



14.09%



Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng nguồn vốn huy động của VIB có sự tăng trưởng và thay đổi đáng kể từ năm 2009 đến 2010. Năm 2010, nguồn vốn huy động tăng 74,1% so với năm 2009 nhưng chi phí huy động đến 82,75%, chi phí tăng cao hơn so với huy động tăng. Nhưng năm 2011 chi phí huy động vốn tăng 71,3% so với năm 2010, trong khi đó quy mô nguồn vốn giảm 3,48%. Điều này nếu xét riêng về mảng huy động vốn thì nguồn vốn huy động là chưa hiệu quả. Nhưng xét về mặt tổng thể, quy mô vốn huy động tăng và có đạt hiệu quả hay không không chỉ dựa vào chi phí huy động vốn mà còn nhiều yếu tố khác như sự ổn định nguồn vốn, tình hình sử dụng nguồn vốn huy động này như thế nào có đem lại lợi nhuận đủ lớn để bù đắp chi phí và dôi ra hay không, …

Xét về hoạt động cho vay, tại VIB cho vay đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Đối tượng đi vay của ngân hàng là các thành phần kinh tế - xã hội có nhu cầu, nhưng đặc biệt chủ yếu là doanh nghiệp. Lãi suất huy động được coi là lãi suất đầu vào (lãi phải trả), trong khi đó lãi suất cho vay là lãi suất đầu ra (lãi



phải thu). Ta có bảng chênh lệch thu lãi cho vay và chi lãi huy động bình quân của ngân hàng qua các năm như sau:

Bảng 2.4. Bảng thu lãi cho vay và chi lãi huy động qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu


2009


2010


2011

Thu lãi cho vay

3723,608

6821,796

11835,087

Chi phí trả lãi vốn huy động

2,586.595

4,727.048

8100,793

Chênh lệch thu chi lãi

1137,013

2094,748

3734,294

Chênh lệch thu chi lãi/ Chi phí

trả lãi

0,44

0,44

0,46


Nguồn : Báo cáo tài chính của VIB năm 2009 – 2011

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, hầu như chi lãi cho huy động và thu lãi từ hoạt động cho vay đều tăng qua các năm, mặc dù thị trường hoạt động của ngành ngân hàng năm 2010 và 2011 rất khó khăn, cạnh tranh gay gắt, thực hiện theo đúng thông tư 13 NHNN quy định về tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, chính sách tài chính tiền tệ áp dụng trần lãi suất … và VIB đã phải nỗ lực để thực hiện mục tiêu đã đặt ra, năm 2009 – 2010 lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí bỏ ra để huy động vốn vẫn ổn định, riêng năm 2011 con số này đã tăng lên không đáng kể từ 0.44 đến 0.46, ngân hàng thu được 11835.087 tỷ đồng từ hoạt động cho vay, trong khi chỉ bỏ ra 8100.793 tỷ đồng để huy động vốn. Như vậy, một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra sẽ thu được lợi nhuận là 0.46 đồng, con số này tăng 4.5% so với năm 2009 và 2010. Chứng tỏ, VIB đã sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả mặc dù chi phí huy động tăng cao trong khi quy mô vốn huy động lại giảm.



2.2.2.3. Khả năng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động:

Thực chất nguồn vốn mà VIB huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư chủ yếu là ngắn hạn với kỳ hạn phổ biến là 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng, 6 tháng và các kỳ hạn trên 6 tháng đến dưới 12 tháng là tương đối thấp hơn nhưng cũng đảm bảo nhu cầu vốn cho vay. Trong khi đó đối với đầu ra, phần lớn khách hàng vay vốn tại VIB vay với thời gian trung hạn và dài hạn có kèm theo điều kiện thay đổi lãi suất theo định kỳ, tỷ lệ cho vay dài hạn thấp hơn và được VIB đặt biệt lưu ý với những điều kiện và điều khoản nhất định để đảm bảo an toàn tránh nợ quá hạn, nợ xấu, nợ khó đòi... Và có khi vì khách hàng muốn chủ động được việc thanh toán nợ vay trước và đúng hạn. Buộc lúc này ngân hàng mới đưa ra biện pháp là tỷ lệ % phạt trên phần vốn vay trả trước hạn của khách hàng (tỷ lệ này tùy thuộc từng NHTM). Ngân hàng đã có kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn nên phải thực hiện hình thức này. Hiện nay, một điều nghịch lý tồn tại hiện hữu trong các TCTD (tổ chức tín dụng) là hầu hết dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để đầu tư cho vay trung và dài hạn. Nếu như dùng nguồn vốn huy động trung và dài hạn cho vay vốn ngắn hạn thì không sao, nhưng dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay vốn trung và dài hạn thì rất nguy hiểm, có thể xảy ra rủi ro thanh khoản bất cứ lúc nào.

Sở dĩ như vậy là hiện nay nền kinh tế thế gới chưa ổn định do hậu quả của tình hình khủng hoảng kinh tế vừa qua. Nền kinh tế Việt Nam tình trạng lạm phát cao, đồng tiền nội tệ mất giá liên tục trong nhiều năm. Mặt khác với tâm lý cũng như tập quán của người dân Việt Nam là dự trữ vàng và ngoại tệ mạnh. Chính vì lẽ đó việc các TCTD huy động nguồn vốn trung và dài hạn là còn hạn chế. Sự mất cân đối trong việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là điều hết sức nguy hiểm và mang tiềm ấn nhiều rủi ro về thanh khoản mà Ngân hàng có thể không chủ động được.

Đúng ra là kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn: là dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay ngắn hạn, nguồn vốn trung và dài hạn cho vay trung và dài hạn. Đây là điều lý tưởng mà hầu hết các NHTM đều đang cố gắng thực hiện. Nhưng



điều này đã không xảy ra theo ý muốn. Cũng may mắn do đặc thù hoạt động kinh doanh tiền tệ, người này rút tiền thì người khác gửi vào. Do đó họ dùng tiền gửi của người này để trả cho người khác để bù đắp cho khoản đã đầu tư cho vay chưa thu được. Nếu như nguồn này gặp vấn đề thì các TCTD đã có cách khác như chúng ta đã thấy hiện nay có rất nhiều TCTD , nên việc vay mượn lẫn nhau theo lãi suất qua đêm là chuyện bình thường. Ngoài ra các TCTD còn một số cửa khác nữa để họ giải nguy... Tuy nhiên, đây là những giải pháp tình thế trước mắt của các TCTD. Dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ dẫn đến rủi ro lãi suất. Nhưng điều này đã được các TCTD nhận thức được nên trong hợp đồng tín dụng có điều khoản điều chỉnh lãi suất theo thời gian... Nếu như các TCTD không nhận thức điều này sớm thì sớm muộn gì có một số TCTD sẽ nằm trong tầm kiểm soát đặc biệt của NHNN do tỷ lệ nợ xấu có tỷ lệ vượt quá cao so với tỷ lệ cho phép.

Mặc dù kiểm soát và quản lý nguồn vốn trong tín dụng rất chặc chẽ không những đảm bảo dư nợ cho vay và cân đối thanh khoản tốt. Nhưng hoạt động tín dụng ngành năm 2011 của VIB tăng trưởng chậm do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế và các biện pháp kiểm soát của NHNN. Thực hiện chủ trương thắt chặt tín dụng, nâng cao độ an toàn trong hoạt động Ngân hàng, NHNN ban hành thông tư 13 có hiệu lực từ 1/10/2010 với nhiều về hạn chế tăng trưởng tài sản có sinh lời cũng như tăng trưởng tín dụng. Với việc tăng vốn điều lệ kịp thời từ CBA và các chính sách tín dụng linh hoạt, năm 2010 VIB đã đạt được tăng trưởng dư nợ tốt. Tính đến 31/12/2010 tổng dư nợ tín dụng của VIB đạt 41.731 tỷ đồng tăng 52.6% so với năm 2009, cuối năm 2011 dư nợ tín dụng VIB đạt 43.497 tỷ đồng, tăng chỉ 4.23%. Cùng với tăng trưởng tín dụng, VIB chú trọng đến chất lượng tín dụng, tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay nhờ đó các khoản vay được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính ổn định và bền.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 22/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí