Biểu 2.3. Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng tín dụng của VIB từ 2009-2011
Đơn vị tính: tỷ đồng
50000
45000
41731
43497
40000
35000
30000 27353
25000
20000
16774
17775
15000
10000
5000
3139
0
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất của VIB năm 2011
2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn của NH TMCP Quốc Tế Việt Nam trong thời gian qua
2.3.1. Những kết quả đạt được
- VIB xác định tầm nhìn của mình trong nhiều năm qua là liên tục không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, năng lực tài chính, quản trị rủi ro hướng tới chuẩn mực quốc tế.
- Sự kiện Commonwealth Bank of Australia (CBA) công bố tiếp tục “rót” vốn, hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã trở thành “tâm điểm” chú ý của giới tài chính và ngân hàng trong trong tháng 10/2011. Trong bối cảnh thị trường đang gặp khó khăn, VIB đạt được điều mà nhiều ngân hàng khác đang ao ước: tăng cao vốn tự thân mà không cần niêm yết trên thị trường chứng khoán, có một khoản thặng dư lớn để mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh.
- Với 100 năm kinh nghiệm, CBA là một tổ chức tài chính hàng đầu tại Úc, đồng thời, là 1 trong 20 ngân hàng an toàn nhất thế giới và hiện đứng trong nhóm 10 ngân hàng lớn nhất toàn cầu về giá trị vốn hóa thị trường. Ngay sau đợt góp vốn 15% đầu tiên, CBA đã thực hiện chương trình “Chuyển giao năng lực” cùng VIB nâng cao hơn nữa năng lực điều hành và kinh doanh, quản lý rủi ro và tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho VIB. Hiện CBA có 2 thành viên cao cấp của Ban điều hành là đại diện tại HĐQT VIB là ông Garry LyntonMackrell - Giám đốc Bank West, Giám đốc ngân hàng Hàng Châu, Giám đốc ngân hàng ASB LTD kiêm giám đốc tập đoàn (Life) ASB LTD – là một ngân hàng thuộc Tập đoàn Commonwealth Bank và ông Wayne Hoy - Giám đốc Dịch vụ Tài chính quốc tế, CBA SydneyCBA hiện có 1 đại diện trong Ban Kiểm soát VIB và trên 20 chuyên gia đang làm việc tại VIB trong các lĩnh vực then chốt bao gồm: ngân hàng bán lẻ, quản lý rủi ro, phát triển nhân sự, công nghệ thông tin, hoạt động nguồn vốn và tài chính. Số lượng chuyên gia CBA làm việc tại VIB sẽ tăng lên 40 người trong năm 2012 và sẽ tiếp tục tăng dần trong các năm tiếp theo. CBA và VIB cũng sẽ tăng cường hoạt động trao đổi nhân sự giữa 2 bên nhằm đáp ứng cho việc triển khai các mục tiêu chiến lược nhằm đưa VIB trở thành tổ chức tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB, tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB đã tăng từ 15% lên 20% vốn điều lệ của VIB. Hiện nay, VIB cũng đã nâng vốn chủ sở hữu lên trên 8.200 tỷ đồng. Trong bối cảnh thị trường ngân hàng đang gặp khó, nhiều ngân hàng nhỏ lao đao về thanh khoản, nhất là trước chỉ thị giữ trần huy động lãi suất 14%/năm năm 2011, 13%/năm vào tháng 3/2012, 12% vào tháng 4/2012 và 11% vào giữa cuối tháng 5 năm 2012, khoản tiền thặng dư vốn từ vốn góp của CBA là 2550 tỷ cho VIB trở thành niềm mơ ước của không ít đối tác. VIB sẽ sử dụng vốn thặng dư đó để phát triển các hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
Với sự hợp tác giữa VIB và CBA thì khách hàng sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất bởi cả hai ngân hàng đều có cùng quan điểm luôn đặt lợi ích khách hàng lên
trước trong mọi hành động, do vậy, khách hàng của VIB sẽ được hưởng ngày càng nhiều dịch vụ tiện ích và trải nghiệm tốt nhất khi đến với VIB.
- Thị trường vốn năm 2010 – 2011 gặp nhiều khó khăn khi lãi suất nhiều lần đảo chiều, những tháng cuối năm 2010 các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, NHNN áp dụng nhiều biện pháp để ổn định thị trường. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Ngân hàng đã đưa ra các quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị trường, triển khai nhiều chương trình tiếp thị, khuyến mại. Cùng với hiệu quả từ việc triển khai mô hình kinh doanh và dịch vụ mới, đầu tư vào cơ sở vật chất, xây dựng thương hiệu và phát triển chất lượng dịch vụ ngân hàng, đã giúp VIB vừa đảm bảo thanh khoản vừa tiếp tục tăng trưởng và giữ được nguồn vốn huy động để phục vụ cho kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Tổng kết cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động tăng hơn 74% so với năm 2009, vượt kế hoạch 12%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.051 tỷ đồng và vượt 15% chỉ tiêu kế hoạch, ngoài ra năm 2010 VIB còn phát hành thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu. Riêng năm 2011, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 849 tỷ đồng, giảm 19,2%, tổng tài sản tăng 3,3% và huy động giảm 3.48% so với thực hiện năm 2010. Cùng thời với sự tăng trưởng về tổng tài sản và đảm bảo giữ được nguồn vốn, VIB cũng duy trì và phát triển được một lượng khách hàng lớn trong năm qua.
Bảng 2.5. Bảng số liệu tăng lợi nhuận trước thuế qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Lợi nhuận trước thuế | 200 | 426 | 230 | 610 | 1051 | 849 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Tmcp Quốc Tế Vn
- Thực Trạng Hiệu Quả Hoạt Động Huy Động Vốn Thông Qua Các Chỉ Tiêu Đánh Giá
- Bảng Số Liệu Tăng Trưởng Huy Động Của Vib Qua Các Năm
- Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Nh Tmcp Quốc Tế Việt Nam
- Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - 11
- Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Biểu 2.4. Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ năm 2006 - 2011
Đơn vị tính: tỷ đồng
1200
1051
1000
849
800
610
600
426
400
200
230
200
0
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB năm 2009 - 2011
Ngoài ra, với nỗ lực không ngừng của tập thể Ngân hàng Quốc Tế -VIB, trong những năm qua VIB luôn đạt được những ghi nhận của các Cơ quan quản lý cấp Nhà nước:
Năm 2010, vinh dự nhận được Cờ thi đua Ngân hàng Nhà nước cho những thành tích của VIB trong năm 2009.
VIB vinh dự nhận Bằng khen của Thống đốc NHNN trao tặng trong năm 2006 và 2008
Giải thưởng Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc năm 2009 + 2010 của Bộ Công Thương
Bốn năm liền đạt danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam (2005 – 2008).
Bốn năm liền đạt danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng” do Cục Sở hữu Trí tuệ trao tặng từ 2006 - 2009.
Hai năm liên tiếp đạt danh hiệu “Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ được yêu thích nhất” do độc giả báo Sài Gòn tiếp thị bình chọn (2009 + 2010)....
Các giải thưởng mà VIB đã dành được trong những năm qua là sự ghi nhận của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức và cộng đồng đối với những hoạt động kinh doanh của VIB. Những giải thưởng này cũng chính là cam kết để VIB tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa và trở thành một ngân hàng ngày một lớn mạnh, an toàn và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội chung của cả nước.
2.3.2. Những hạn chế
- Các loại hình huy động tuy đã khá hấp dẫn nhưng chưa đa dạng, cụ thể là trong nhiều hình thức huy động vốn, VIB chỉ mới áp dụng 3 hình thức đó là: huy động từ tiết kiệm của dân cư, doanh nghiệp và tiển gửi và vay của các TCTD khác.
- Qui mô, cơ cấu giữa nguồn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của ngân hàng.
- Các chương trình khuyến mãi chưa thực sự hấp dẫn và thu hút khách hàng, thậm chí các sản phẩm khuyến mãi không đảm bảo chất lượng.
- Dịch vụ ngân hàng điện tử còn rườm rà, hay bị lỗi hệ thống không đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ.
- Các dịch vụ tiện ích gắn với tài khoản tiền gửi thanh toán luôn đi sau những NHTM khác và có nhiều bất cập, thiếu xót, không linh hoạt, gây phiền cho khách hàng. Chẳng hạn như: dịch vụ thu hộ tiền điện chỉ mới triển khai từ đầu năm 2012 và những khách hàng đang sử dụng không hài lòng, trong khi những NH TMCP khác đã có từ mấy năm trước, ngoài ra còn các dịch vụ như: thu hộ tiền nước, thanh toán tiền internet, tiện ích mở tài khoản, gửi tiết kiệm bằng điện thoại di động… VIB chưa triển khai.
- Dịch vụ rút tiền tự động tại các cột ATM của VIB không đảm bảo chất lượng, cụ thể: thường xuyên bị lỗi khiến khách hàng bị trừ tiền trong tài khoản mà không nhận được tiền. Đồng thời, số lượng cột ATM của VIB trên địa bàn rất ít, thậm chí có một số chi nhánh và phòng giao dịch của VIB cũng không đặt luôn cột ATM, điều này rất bất tiện cho khách hàng khi giao dịch tự động, ngoài ra khi
khách hàng muốn chuyển khoản trong cùng hệ thống bằng máy ATM họ sẽ mất phí chuyển tiền, thêm vào đó dao diện không hiển thị tên người nhận, điều này sẽ rất rủi ro, tạo cho họ cảm giác không an tâm khi sử dụng máy ATM của VIB.
- Cho đến thời điểm này, tại VIB, khi khách hàng muốn giao dịch với số tiền lớn tại phòng giao dịch, thậm chí tại chi nhánh có khi cũng không đảm bảo thanh toán cho khác hàng ngay lập tức mà khách hàng phải đợi điều tiền từ chi nhánh khác hay phải rút tiền từ NHNN. Đây là một điều rất tối kị cho bất kỳ một ngân hàng nào, vì điều này khiến khách hàng nghi ngờ khả năng thanh khoản của ngân hàng đó, làm mất niềm tin của khách hàng, họ sẽ thấy hoang mang khi gửi tiền tại đây.
2.3.3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan: Năm 2011 là năm mà thị trường tài chính tiền tệ gặp rất nhiều khó khăn.Về lãi suất, thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, ngân hàng nhà nước đã bốn lần hạ lãi suất cơ bản đối với VNĐ, các ngân hàng thương mại quốc doanh thường xuyên duy trì lãi suất cho vay ở mức ngang bằng, thậm chí thấp hơn lãi suất cơ bản khiến cho mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường bị duy trì liên tục ở mức thấp, trong khi đó lãi suất huy động VNĐ trên thị trường không giảm.
Các NHTM cạnh tranh gay gắt, nhất là những NH TMCP có quy mô nhỏ, khả năng thanh khoản thấp đua nhau huy động ngầm vượt trần lãi suất đối với những khách hàng có lượng tiền tương đối lớn, thậm chí không quá lớn, điều này khiến VIB khó giữu chân khách hàng vì lãi suất không cạnh tranh.
- Nguyên nhân chủ quan: Dịch vụ ngân hàng hiện đại được VIB triển khai nhưng có một số dịch vụ tiện ích không đạt hiệu quả cao trong sử dụng là do trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển sản phẩm của VIB chưa cao.
VIB tăng cường cắt giảm chi phí, chưa đầu tư mạnh vào giao dịch tự động, nên số lượng ATM còn hạn chế, vì thẻ của VIB đã liên minh với những ngân hàng khác, tuy nhiên khi khách hàng dùng thẻ VIB để giao dịch với ATM của ngân hàng
khác sẽ mất phí, do đó khách hàng không thích. Điều này khiến khách hàng hạn chế mở tài khoản và sử dụng thẻ của VIB.
Chế độ đãi ngộ chưa tốt, khiến nhiều cán bộ nhân viên nòng cốt, có trình độ nghiệp vụ cao và chuyên nghiệp qua các ngân hàng khác, nhân viên mới tuyển dụng vào phải đào tạo lại, điều này tạo nhiều khoảng cách giữa khách hàng và sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Cơ chế quản lý, điều hành của VIB chưa linh hoạt, hạn mức tồn quỹ tại các chi nhánh và phòng giao dịch rất thấp, đồng thời VIB cũng tính luôn cả lãi điều chuyển vốn giữa các chi nhánh và phòng giao dịch với nhau, nên phần lớn, các phòng giao dịch thường điều hết tiền và chỉ để lại kho quỹ một lượng tiền đảm bảo không vượt hạn mức, điều này đã không đảm bảo đáp ứng kịp thời, nhanh chóng khi khách hàng giao dịch với lượng tiền lớn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hoạt động huy động vốn tại VIB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nguồn vốn huy động của VIB luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, các sản phẩm tiết kiệm ngày càng được cải tiến đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, sản phẩm tiền gửi thanh toán liên tục được hoàn thiện, tăng thêm tiện ích cho khách hàng, mở rộng các kênh và các hình thức giao dịch để tăng cường khả năng tiếp cận và phục vụ khách hàng.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động huy động vốn của VIB còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục để có thể giảm thiểu chi phí huy động vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh, đó là sản phẩm tiết kiệm chưa thật sự đa dạng, chưa gia tăng tối đa tiện ích sản phẩm tiền gửi, hoạt động marketting cũng như thái độ phụ vụ, sự chuyên nghiệp để đem đến sự hài lòng cho khách hàng chỉ mới được cải thiện trong thời gian gần đây.
Chương 3 của khóa luận sẽ đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế này, tiến đến mục tiêu huy động vốn hiệu quả và trở thành ngân hàng hướng tới khách hàng tốt nhất Việt Nam hiện nay trong cung cách phục vụ khách hàng vượt trội hơn so với những ngân hàng khác.