chất lượng tín dụng giảm. Nhưng ngược lại, nếu được xây dựng tốt, nó sẽ phát huy vai trò to lớn đối với hoạt động của ngân hàng.
Quy trình phân tích tín dụng:
Để chuẩn hoá quá tình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy tình phân tích tín dụng. Đó là các bước mà cán bộ tín dụng ở các phòng ban khác nhau có liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ cho khách hàng. Quy trình này gồm các bước: phân tích trước khi cấp tín dụng, xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng, và thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Trong quy trình phân tích tín dụng, nếu ngân hàng chỉ cần lơi lỏng một hay một số khâu như: không phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn diện về khách hàng trước khi cho vay; không tôn trọng đầy đủ quy trình cho vay, làm thiếu hoặc bớt một số khâu gây ra sự sơ hở để khách hàng chiếm đoạt vốn của ngân hàng; điều tra, kiểm soát đối tượng vay vốn về phương án kinh doanh lúc đầu không đảm bảo, thiếu cân nhắc dẫn đến sơ hở thiếu đảm bảo cho sự đầu tư vốn có hiệu quả; hay không kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kiểm tra, đôn đốc quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi vốn nên dẫn đến có khách hàng sử dụng vốn sai mục đích...sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ:
Theo luật các tổ chức tín dụng, tại điều 38 có nói: Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, thực hiện kiểm toán nội bộ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của tổ chức tín dụng. Như vậy, đây là một hoạt động hết sức quan trọng trong mỗi ngân hàng. Công tác này thực hiện đều đặn, thường xuyên sẽ giúp ngân hàng kịp thời phát hiện những biểu hiện vi phạm pháp luật, những tiềm ẩn rủi ro, những tồn tại yếu kém trong hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
Trình độ và đạo đức của đội ngũ nhân viên:
Ngân hàng cũng như những tổ chức khác: đều sẽ không thể hoạt động nếu thiếu các cán bộ nhân viên. Nhân viên tốt sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro và ngược lại,
nếu chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không đúng, cố tình làm sai... là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng. Ta biết rằng, nhân viên ngân hàng luôn phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng, nhiều quốc gia khác nhau. Nếu không am hiểu khách hàng và lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống thì việc cấp tín dụng sẽ không có hiệu quả. Các nhân viên ngân hàng phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay, đến xu hướng của nền kinh tế trong nước và trên thế giới...Như vậy, họ cần phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, kiên tục và toàn diện. Khi nhân viên tín dụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng, rủi ro tín dụng luôn rình rập họ. Hơn nữa, do sống trong môi trường luôn phải tiếp xúc với “tiền”, nhiều nhân viên ngân hàng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền: họ tiếp tay cho khách hàng để lừa bịp ngân hàng, họ gian lận, tham nhũng, cố tình vi phạm quy định hoặc có hành vi lừa đảo gây thất thoát vốn nghiêm trọng cho ngân hàng. Như vậy, chất lượng nhân viên của ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 1
- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Đối Với Dnnn
- Thực Trạng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Đối Với Dnnn Tại Sgd Nhđt&pt Vn
- Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Đối Với Dnnn Tại Sgd Nhđt&pt Vn
- Một Số Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Đối Với Dnnn Tại Sgd Nh Đt&ptvn
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, “nhân viên tốt” ở đây không chỉ đề cập đến chất lượng nhân viên mà còn đề cập đến số lượng nhân viên trong ngân hàng. Ta biết rằng, tùy theo đối tượng khách hàng, quy mô của khoản cho vay và đặc điểm của ngân hàng mà những người làm công tác cho vay, làm tín dụng lại tiếp tục được phân công những công việc chi tiết cụ thể ở những phòng ban khác nhau: thẩm định dự án, tín dùng...nhưng nhìn chung, các cán bộ tín dụng là người trực tiếp phải thực hiện về quy chế cho vay của ngân hàng đối với khách hàng, quy định về đảm bảo tiền vay, quy trình cho vay cụ thể của từng ngân hàng. Nếu như món vay càng nhỏ, địa bàn cư trú của người vay càng phân tán, trình độ dân trí càng thấp...thì khối lượng công việc cán bộ tín dụng phải thực hiện càng nhiều. Song, số lượng công việc chỉ có thể thực hiện được trong giới hạn thời gian nhất định. Do đó, nếu công việc quá nhiều trong khi số lượng cán bộ lại có hạn thì sẽ dẫn tới tình trạng quá tải về công việc dành cho mỗi nhân viên. Trong tình trạng này, nhân viên ngân hàng sẽ phải làm thêm giờ hoặc là phải bỏ bớt một số khâu trong công việc hay thực hiện qua loa, đại khái, có tính chất hình thức.
Như vậy, các nhân viên sẽ không thực hiện được đúng quy trình tín dụng đã đề ra và hậu quả sẽ là nợ quá hạn phát sinh, hoặc bị khách hàng lừa đảo... làm chất lượng tín dụng giảm sút.
1.2.3.2. Các nhân tố thuộc về DNNN
Tình trạng mất khả năng trả nợ của của người đi vay có thể do nhiều nguyên nhân, chủ quan và khách quan, trực tiếp và gián tiếp. Nhưng cho dù nguyên nhân nào, thì cuối cùng vấn đề là người vay không thực hiện được các cam kết và nghĩa vụ tín dụng; không có khả năng trả nợ do năng lực tài chính suy giảm, do đó làm giảm chất lượng tín dụng. Có thể liệt kê một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía các doanh nghiệp như sau:
Trình độ quản lý, kinh doanh của DNNN:
Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi thời kỳ bao cấp, nhiều DNNN hiện nay vẫn còn tồn tại tư tưởng “được Nhà nước bao cấp” nên họ không cố gắng kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp do trình độ kinh doanh yếu kém (đội ngũ cán bộ lãnh đạo phần đông là trải qua kinh nghiệm trong thời bao cấp, kiến thức về kinh tế thị trường nắm bắt chưa được bao nhiêu,trình độ tay nghề hạn chế, ý thức kỷ luật lao động thấp, chưa có tác phong công nghiệp... làm khả năng tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp yếu kém) nên hoạt động của doanh nghiệp không hiệu quả trên đồng vốn vay từ ngân hàng, làm khả năng trả nợ giảm đi. Cũng có nhiều doanh nghiệp không có sự linh hoạt trong kinh doanh: không cải tiến quy trình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại, không thay đổi mẫu mã hoặc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn tới sản phẩm sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh (giá thành cao, sản phẩm đơn điệu, hình thức kém hấp dẫn), bị ứ đọng trên thị trường khiến cho doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho ngân hàng. Tất cả những nguyên nhân đó đều ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng, cụ thể là nó làm giảm chất lượng tín dụng.
Đạo đức của các cán bộ trong doanh nghiệp:
Các nguyên nhân kể trên đã rất nguy hiểm, nhưng nguy hiểm hơn nữa là tình trạng bản thân doanh nghiệp có chủ định lừa gạt, chiếm dụng vốn của ngân hàng. Ta biết rằng, các doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu tiên trong việc vay vốn từ ngân hàng, tuy luật đã có những quy định thay đổi làm việc vay này trở nên gắt gao hơn nhưng quả thật là vẫn có sự ưu tiên hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng sự ưu tiên này để lừa gạt ngân hàng trong việc vay vốn (ví dụ như: DNNN có thể tận dụng lợi thế này để vay vốn từ các ngân hàng rồi cho vay lại đối với các doanh nghiệp khác nhằm kiếm lời chênh lệch, từ đó sẽ gia tăng rủi ro cho ngân hàng), làm chất lượng tín dụng giảm. Trong tương lai, khi các doanh nghiệp đều thật sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, khi các DNNN được cổ phẩn hóa, họ sẽ ý thức hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, cùng cố gắng, nỗ lực như bao doanh nghiệp khác để tồn tại thì chắc chắn rằng chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể.
1.2.3.3. Các nhân tố khác
Môi trường kinh tế:
Việt nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế duy trì được tốc độ phát triển cao, các hoạt động kinh tế xã hội đạt được tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP, công nghiệp, xuất khẩu và một số hoạt động dịch vụ đặc biệt là du lịch, hàng không, bưu chính viễn thông đạt kết quả tốt... đã có tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng, làm chất lượng tín dụng tăng lên đáng kể. Đồng thời, trong quá trình hội nhập, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước càng trở nên gay gắt, sản phẩm đa dạng hơn với những công nghệ tinh vi hơn đã làm cho các ngân hàng luôn phải cải tiến bản thân mình. Trong môi trường kinh tế đó, có nhiều ngân hàng đã quá nóng vội nên có những quyết định không đúng đắn như: hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, bỏ qua một số khâu trong quy trình tín dụng, tăng lãi suất huy động vốn,
hạ thấp lãi suất cho vay đối với các DNNN hoạt động có hiệu quả...dẫn tới năng lực tài chính yếu, kinh doanh kém hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đặc biệt, những biến động của nền kinh tế theo chiều hướng không tốt, vượt quá khả năng phán đoán của ngân hàng như thay đổi lãi suất và tỷ giá, khủng hoảng nợ dây chuyền... luôn đe doạ chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Môi trường chính trị-xã hội:
Những mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo; hay những cuộc xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động, chiến tranh luôn đe dọa sự không ổn định trong nội bộ đất nước. Ở nước ta tuy những sự kiện trên là rất hiếm nhưng không phải là không có. Nước ta có 54 dân tộc với những phong tục, truyền thống khác nhau, trình độ văn hóa, khoảng cách giàu nghèo cũng khác nhau nên đòi hỏi các ngân hàng luôn phải chú ý đến từng đối tượng, từng vùng hoạt động để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng nhưng cũng để góp phần vào hiệu quả kinh tế chung của đất nước.
Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý được thể hiện ở các văn bản pháp luật, dưới luật quy định về hoạt động của ngân hàng, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Tuy nhiên ở Việt nam hiện nay, môi trường này vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng: nhiều văn bản chưa đầy đủ, đôi khi lại thừa hoặc chồng chéo, sơ hở, có nhiều bất cập (hiệu lực pháp lý chưa cao, chậm sửa đổi những bất cập)... ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Các nguyên nhân bất khả kháng:
Các nguyên nhân này tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng như: thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan...) làm cho người vay lẫn người cho vay không thể kiểm soát được, làm giảm chất lượng tín dụng.
Tất cả những yếu tố đó tác động liên tục tới người vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Nếu người vay có khả năng trong việc dự báo hoặc khắc phục, thích ứng với những khó khăn thì sẽ vẫn có thể tiếp tục kinh doanh, trả nợ được cho
ngân hàng. Nhưng nếu những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ sẽ bị suy giảm, có thể không trả được nợ cho ngân hàng.
Một số nhân tố khác:
Thông tin không cân xứng, các cấp quản lý điều hành ngân hàng không có thông tin kịp thời, hoặc thông tin sai lệch, thiếu đầy đủ để xử lý các tình huống...luôn làm giảm chất lượng tín dụng.
Những biến động của thị trường có thể làm giảm giá tài sản đảm bảo, hoặc do quá thời hạn bảo quản nên chất lượng tài sản thế chấp bị hỏng, khi doanh nghiệp không trả được nợ, buộc các ngân hàng phải bán tài sản đảm bảo thì khoản tiền mà ngân hàng thu được sẽ giảm đi, chất lượng tín dụng giảm.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NH ĐT&PTVN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ SGD NH ĐT&PTVN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD
Gắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng ĐT&PT VN là quá trình hình thành và phát triển của SGD:
Ngày 26/04/1957,Ngân hàng ĐT&PT VN khai trương hoạt động với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, lúc này ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán và quản lý vốn do nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản, mục đích là để thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, hỗ trợ sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
Ngày 21/06/1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 259-CP, chuyển Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng có nhiệm vụ mới là thu hút và quản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây cơ bản, các công trình không do ngân sách cấp hoặc không đủ vốn tự có, làm đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diện ngân sách đầu tư.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Lúc này, ngân hàng có chức năng huy động vốn trung và dài hạn ở trong và ngoài nước, đồng thời nhận vốn từ ngân sách nhà nước để cho vay các dự án chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư. Kể từ ngày 1/1/1995, NH ĐT&PT VN hoạt động với đầy đủ nghiệp vụ của một Ngân hàng thương mại.
SGD NH ĐT&PT VN được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 28/03/1991.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD
Hiện nay, SGD có 14 phòng với tổng số cán bộ là 217. Các phòng của Sở giao dịch gồm có:
Phòng tín dụng 1.
Phòng tín dụng 2.
Phòng tín dụng 3.
Phòng thanh toán quốc tế.
Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân.
Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
Phòng tiền tệ kho quỹ.
Phòng giao dịch .
Phòng thẩm định và quản lý tín dụng.
Phòng kế hoạch nguồn vốn.
Phòng tài chính kế toán.
Phòng điện toán.
Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Phòng tổ chức hành chính.
Để góp phần xây dựng một SGD “hùng mạnh”, các phòng ngoài việc phải thực hiện đầy đủ, đúng đắn các chức năng nhiệm vụ được giao thì còn cần phải có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và giúp đỡ giữa các phòng với nhau.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NH ĐT&PT VN
Qua mỗi năm thì hoạt động của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có một “bộ mặt” mới và SGD Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam cũng vậy. Mặc dù trong hoạt động kinh doanh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, đã và đang hiện ra ở trước mắt mà SGD nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung phải đối mặt, cụ thể như sau:
Thuận lợi:
Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định.
Thu nhập cũng như trình độ giáo dục của người dân ngày càng được cải thiện.
Chính phủ cũng có những chính sách, những văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Xu thế của hội nhập quốc tế ngày càng tăng, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư vì nước ta được nhiều nhà đầu tư ở các nước bạn chú ý, coi là một môi trường đầu tư an toàn và ổn định..., qua hội nhập, ngân hàng có điều kiện để tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý của các nước tiên tiến, đội ngũ cán bộ qua làm việc, tiếp xúc với các chuyên gia nước ngoài sẽ tăng thêm độ nhanh nhạy và sự năng động sáng tạo.
Khó khăn: