Chất lượng giao dịch phục vụ khách hàng còn một số hạn chế: có một vài nhân viên không phục vụ khách hàng với thái độ tận tình, chu đáo, hoặc gây ra một số lỗi trong khâu kiểm đếm, gây tranh cãi với khách hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân thuộc về phía SGD:
Khối lượng công việc của SGD nhiều nhưng biên chế lao động được bổ sung chưa tương xứng. Một số phòng chuyên môn, nghiệp vụ hiện nay còn thiếu cán bộ làm việc, đôi lúc chưa coi trọng công tác tiếp thị khách hàng...vì vậy chất lượng phục vụ khách hàng đã bị ảnh hưởng.
Tuy chất lượng cán bộ đã tăng lên rất nhiều nhưng có một số cán bộ còn chưa được đào tạo bồi dưỡng kịp thời dẫn tới những bất cập và mắc một vài sai lầm trong công tác xử lý tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp, chưa phân tích kỹ việc thẩm định tình hình tài chính cũng như phương án kinh doanh trước khi cho khách hàng vay.
Công tác kiểm tra, kiểm soát của Sở vẫn còn một số tồn tại: đôi khi đã quan tâm tới khâu thẩm định trước khi cho vay, còn khâu quản lý sử dụng khoản vay vẫn còn đôi chút lỏng lẻo.
Nguyên nhân thuộc về các DNNN:
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Đối Với Dnnn Tại Sgd Nh Đt&ptvn
- Thực Trạng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Đối Với Dnnn Tại Sgd Nhđt&pt Vn
- Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Đối Với Dnnn Tại Sgd Nhđt&pt Vn
- Kiểm Tra, Giám Sát Chặt Chẽ Các Khâu Trong Hoạt Động Tín Dụng
- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 9
- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Trong số những DNNN là khách hàng của SGD, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có năng lực trong điều hành quản lý nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp không có năng lực nên không thể trả được nợ cho ngân hàng.
DNNN dù đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện công nghệ kỹ thuật, tiếp cận với thị trường nhưng họ vẫn thiếu thông tin trong kinh doanh, không kịp thời nắm bắt được tình hình thị trường trong và ngoài nước làm cho sản phẩm xuất ra không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, dẫn đến không tiêu thụ được. Một số doanh nghiệp vay vốn của Sở để nhập khẩu máy móc từ nước ngoài do thiếu thông tin nên
giá mua cao, máy móc lại lạc hậu, năng suất thấp nên không thu hồi được vốn kịp thời để trả nợ cho ngân hàng.
Vẫn còn tồn tại một vài DNNN có tư cách kém: họ cố ý lừa đảo trong quá trình lập hồ sơ vay vốn, hoặc đến khi vốn đã được cấp thì nó lại không được sử dụng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp mà lại được một số cán bộ trong doanh nghiệp sử dụng để phục vụ mục đích cá nhân của mình.
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì việc không trả được nợ của một số DNNN còn do một nguyên nhân vô cùng quan trong là nguyên nhân thuộc về đối tác làm ăn của doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đã giao hàng nhưng bị đối tác dây dưa hoặc tình hình tài chính khó khăn đột ngột dẫn tới việc không trả được tiền hàng, như vậy kết quả là doanh nghiệp sẽ không thu kịp số vốn vay để trả cho ngân hàng.
Nguyên nhân khác:
Hệ thống pháp lý ban hành chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, do đó đã có tình trạng các doanh nghiệp, cá nhân đã lợi dụng sơ hở để gây thất thoát cho ngân hàng.
Các nguyên nhân bất khả kháng: nước ta là một nước nhiệt đới, khí hậu luôn thay đổi, đặc biệt trong những năm gần đây thì thiên tai hạn hán thường xuyên xảy ra đã làm cho nhiều DN bị gián đoán trong hoạt động kinh doanh, có nhiều DN còn bị thiệt hại rất nặng nề nền khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NH ĐT&PTVN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA SGD NHĐT&PTVN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGTRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN
Trong hoạt động kinh doanh, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp luôn đặt ra các mục tiêu cần đạt được trong những tháng, quý, năm tiếp theo để từ đó đề ra định
hướng hoạt động. SGD cũng vậy, Sở đã đặt ra các định hướng trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN để đạt được một số mục tiêu:
Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh tín dụng, tạo vị thế, hình ảnh và thương hiệu riêng từ đó không bị lúng túng trong cạnh tranh quốc tế.
Phát triển, triển khai và hoàn thiện các sản phẩm tín dụng đa dạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu hợp lý của khách hàng, thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ theo hướng hội nhập.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN theo hướng bảo đảm hiệu quả, an toàn, chất lượng cho DN và SGD.
Tạo lập một cơ chế thích hợp để động viên các nguồn lực trong nước là chính, tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước; góp phần giải phòng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, đồng thời bảo đảm cho DNNN giữ vững vai trò chủ đạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; góp phần bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, gắn tăng trưởng với chất lượng tín dụng và giới hạn an toàn vốn theo quy định.
Với mục tiêu đó, SGD đã có những định hướng hoạt động sau:
3.1.1. Giới hạn tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN
Giai đoạn tới Sở có định hướng là giảm tỷ trọng của cho vay trung và dài hạn đối với DNNN (đặc biệt là các DN xây lắp kém hiệu quả) vì chỉ tiêu kế hoạch tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trong tổng dư nợ là nhỏ hơn hoặc bằng 45%; chỉ tiêu kế hoạch dư nợ cho vay DNNN trên tổng dư nợ là nhỏ hơn hoặc bằng 60%.
3.1.2. Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu
Danh mục đầu tư chủ yếu:
Xây lắp dân dụng, công nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Bưu chính, viến thông.
Công nghiệp khai khoáng.
Chế biến nông sản thực phẩm, thủy hải sản xuất khẩu.
Sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.
Năng lượng, dầu khí.
Du lịch.
Các khu công nghiệp trọng điểm.
Trong đó:
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường, sản xuất hàng hóa có khả năng thay thế hàng nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu.
Phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm - thủy hải sản gắn liền với phát triển các vùng nguyên liệu, chăn nuôi, trồng rừng...
Đầu tư vào một số ngành sản phẩm chủ yếu: xi măng, sành sứ, thép, công nghiệp điện tử, sản xuất đồ dân dụng, khu đô thị, chung cư...
Với NHĐT&PTVN, giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm là:
Dư nợ tối đa cho ngành dầu khí trong tổng dư nợ là 8%.
Dư nợ tối đa cho ngành điện trong tổng dư nợ là 10%.
Dư nợ tối đa cho ngành sản xuất xi măng trong tổng dư nợ là 8%.
Dư nợ tối đa cho ngành bưu chính viễn thông trong tổng dư nợ là 5%.
Dư nợ tối đa cho ngành than và khoáng sản trong tổng dư nợ là 5%.
Các ngành khác, dư nợ tối đa cho mỗi ngành trong tổng dư nợ là 3%.
3.1.3. Chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra - đầu vào tối thiểu 2%/năm
3.1.4. Sản phẩm tín dụng
Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà pháp luật nước ta không cấm.
Các sản phẩm tín dụng trung và dài hạn cung cấp cho DNNN phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
Đánh giá được mức độ rủi ro.
Loại hình tín dụng đề xuất phải phù hợp với đặc điểm, nhu cầu và loại hinh kinh doanh của DN.
3.1.5. Một số định hướng quan trọng khác
Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn nữa, tối đa là 2%. Tiếp tục đẩy mạnh xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ tồn đọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Chú trọng kiểm tra giám sát sau giải ngân, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích vay, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra với khoản vay.
Tăng cường công tác tiếp thị để mở rộng và đa dạng hóa khách hàng, tập trung vào khách hàng là DNNN kinh doanh có hiệu quả.
Tăng cường công tác thu nợ, giảm bớt cho vay trung và dài hạn đối với dự án mới, chỉ cấp tín dụng cho những dự án có hiệu quả, thời gian thu hồi vốn nhanh.
Nâng cao vai trò của công tác thẩm định với các nội dung chủ yếu như: tính khả thi về công nghệ, kỹ thuật của dự án, sức cạnh tranh của sản phẩm, tính khả thi, hiệu quả tài chính của dự án và doanh nghiệp vay vốn....để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng.
Khai thác tối đa tài sản đảm bảo của khách hàng dư nợ hiện nay tại SGD.
Thường xuyên hơn nữa trong việc tính chi phí huy động vốn trên các mặt bình quân, cơ cấu kỳ hạn... để có chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo hiệu quả đặt ra.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNGTRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NHĐT&PTVN
3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng hợp lý
Luôn phân tích môi trường kinh doanh để có một chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho hoạt động của SGD hiệu quả hơn. Chiến lược kinh doanh của Sở phải được xây dựng trên cơ sở phân tích các yếu
tố môi trường kinh doanh để đưa ra các biện pháp phù hợp với đặc điểm, điều kiện hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ của ngân hàng.
Môi trường kinh doanh gồm có môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Môi trường vĩ mô gồm các nhân tố nằm bên ngoài sự quản lý của ngân hàng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng, gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị - xã hội, môi trường pháp luật...những môi trường này luôn luôn thay đổi: các văn bản pháp luật luôn được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn, lãi suất, tỷ giá luôn biến động...vì vậy SGD phải luôn tổ chức thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về môi trường này để có thể dự báo được sự biến động của chúng, giúp cho ngân hàng có cơ sở để điều chỉnh hoạt động ngân hàng cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường.
Môi trường kinh doanh vi mô bao gồm: các yếu tố thuộc về nội lực của ngân hàng, các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng, khách hàng của ngân hàng, đối thủ cạnh tranh của ngân hàng. SGD sẽ không thể nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN nếu không có một nội lực mạnh hoặc không coi trọng các đối thủ cạnh tranh của mình. Do đó, trên cơ sở phân tích môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, SGD phải luôn xây dựng một chiến lược kinh doanh bám sát với những sự thay đổi của các môi trường đó, có như vậy mới nâng cao được chất lượng tín dụng.
Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp:
Chính sách tín dụng của SGD cần được xây dựng phù hợp với từng địa bàn, từng ngành như: Chính sách tín dụng đối với các vùng kinh tế động lực, trọng điểm, các ngành then chốt; chính sách tín dụng phục vụ phát triển kinh tế miền núi và Tây nguyên; chính sách tín dụng đầu tư phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn...trong mỗi chính sách tín dụng đó lại nên tập trung chú trọng vào đặc điểm của từng ngành, của từng vùng mà xây dựng các chính sách lãi suất, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng...cho phù hợp. Đồng thời, với mỗi lĩnh vực, Sở nên soạn thảo ra hướng dẫn chi tiết về quy trình cho vay, phương thức kiểm tra, đánh giá và quản lý tín
dụng, đề cương đánh giá toàn diện tình hình khách hàng để áp dụng thống nhất và bắt buộc trong toàn hệ thống.
Với chính sách khách hàng:
Tăng cường công tác tiếp thị để mở rộng và đa dạng hóa khách hàng ở mọi ngành, mọi lĩnh vực.
Phân loại khách hàng truyền thống và quan trọng, khách hàng khác đồng thời có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống.
Luôn tổng kết tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp để có phương thức quản lý tín dụng riêng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng này.
Với chính sách sách lãi suất:
Lãi suất tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng thông qua phải luôn được phổ biến đến mọi cán bộ tín dụng, bao gồm có: lãi suất cơ bản và lãi suất bình quân đối với các kỳ hạn, các ngành và lĩnh vực chủ yếu.
Có chính sách lãi suất linh hoạt, cho phép khách hàng được lựa chọn hình thức của lãi suất.
Với chính sách về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nguồn:
SGD phải luôn dựa trên kỳ hạn của nguồn để quyết định chính sách kỳ hạn cho vay.
Phải luôn tuân thủ theo quy định về tỷ lệ chuyển hoán tối đa nguồn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn.
Với chính sách về các khoản đảm bảo: Cần luôn khai thác tối đa tài sản đảm bảo của các khách hàng dư nợ hiện nay tại SGD bằng cách áp dụng tổng hợp các biện pháp sau:
Hoàn thiện việc ký hợp đồng đảm bảo tằng tài sản hình thành từ vốn vay và đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tất cả các dự án đang còn dư nợ.
Ký hợp đồng thế chấp trụ sở, cầm cố dây chuyền thiết bị, máy móc thi công và tiến hành đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tất cả các doanh nghiệp vay đang vay vốn lưu động.
Bước đầu tiến hành cầm cố quyền đòi nợ phát sinh từ các khoản phải thu đối với các doanh nghiệp vay vốn lưu động.
3.2.2.Cải tiến quy trình phân tích tín dụng, không ngừng hoàn thiện nội dung của sổ tay tín dụng
Trong 4 bước của quy trình phân tích tín dụng như đã đề cập ở trên thì bước 1 – phân tích trước khi cấp tín dụng có vai trò quan trọng nhất, quyết định chất lượng của phân tích tín dụng. Nội dung chủ yếu của bước này là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến khách hàng.
Với vai trò trên, việc tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng của bước này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. Để thực hiện điều này, có một số giải pháp như sau:
Thiết lập hệ thống thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: thông tin cần phải được đa dạng từ nhiều nguồn, không chỉ bó hẹp ở một số nguồn. Hiện nay có thể thu thập thông tin từ các nguồn, bên cạnh các nguồn thông tin từ việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng hay mua, tìm kiếm thông tin qua trung gian thì có một số biện pháp khác như:
Áp dụng hơn nữa tiến bộ công nghệ thông tin trong việc quản lý khách hàng, tiến hành thống kê, nghiên cứu, lưu trữ thông tin từ đó bổ sung cho việc phân tích đánh giá khách hàng cho các lần vay sau.
SGD nên tổng kết và hoàn thiện các công cụ, phương pháp phân tích thẩm định dự án, đánh giá các thông tin pháp lý của các doanh nghiệp. Hoàn thiện các báo cáo về phương pháp dự báo dòng tiền và mô hình cảnh báo rủi ro tín dụng, hướng dẫn đánh giá lợi thế cạnh tranh của khách hàng theo mô hình SWOT, mô hình porter và