Tín dụng chỉ có một kỳ hạn trả nợ: là loại chỉ thanh toán một lần theo thời hạn đã thỏa thuận.
Tín dụng có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể hay còn gọi là tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. Loại này thường được áp dụng rộng rãi trong cho vay bất động sản nhà ở thương mại, cho vay tiêu dùng...
Tín dụng không có thời hạn cụ thể: đối với loại này thì ngân hàng có thể yêu cầu hoặc để người vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý (có thể được thỏa thuận trong hợp đồng).
- Căn cứ vào các tiêu thức khác:
Theo ngành kinh tế (Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ...).
Theo số lượng ngân hàng tham gia cấp tín dụng (Do một ngân hàng thực hiện; đồng tài trợ).
- Bàn thêm về một số loại tín dụng trung và dài hạn khác:
Tín dụng tuần hoàn: là một hình thức cho vay, trong đó ngân hàng cam kết chính thức dành cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định. Cần chú ý rằng, cam kết này có thể kéo dài từ 1 đến 3 hoặc 5 năm, chính vì vậy đây cũng là một loại tín dụng trung và dài hạn.
Khi có nhu cầu về vốn trung và dài hạn, các doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp để huy động vốn như: phát hành các chứng khoán, vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng khác...tuy nhiên, việc phát hành những chứng khoán mua, bán trên thị trường không phải là biện pháp hàng đầu để các doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động của họ vì rất mất thời gian để tiến hành công việc này trong khi cơ hội thì lại “đến” và “đi” rất nhanh. Chính vì vậy, nguồn vốn được tài trợ từ ngân hàng là vô cùng quan trọng. Họ có thể vay ngân hàng dưới hình thức tín dụng tuần hoàn để tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng tài sản lưu động, sử dụng khi ngân hàng chưa xác định được phần tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 1
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Đối Với Dnnn
- Thực Trạng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Đối Với Dnnn Tại Sgd Nh Đt&ptvn
- Thực Trạng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Đối Với Dnnn Tại Sgd Nhđt&pt Vn
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Tín dụng thuê mua: là hình thức vay tài sản thông qua một hợp đồng tín dụng thuê mua.
Khách hàng thường đến vay ngân hàng với mục đích là mua tài sản. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, khách hàng không thể đáp ứng được các điều kiện để vay. Để giúp khách hàng có thể thực hiện được mục đích, đồng thời không để bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh, các ngân hàng đã tiến hành mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng và cho khách hàng thuê lại. Tài sản này không nằm trong tài sản của doanh nghiệp mà nằm trong tài sản của ngân hàng, chính vì vậy ngân hàng có thể thu hồi để bán hoặc cho người khác thuê khi người thuê không trả nợ được. Điều này góp phần làm giảm thiệt hại cho ngân hàng. Thông thường, để thực hiện nghiệp vụ này, các ngân hàng thường thiết lập các công ty còn để chuyên quản. Công ty con này có nhiệm vụ nghiên cứu cùng với bên vay để lựa chọn các máy móc, trang thiết bị thích hợp để thực hiện hợp đồng thuê mua.
1.1.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Tín dụng trung và dài hạn cũng là hoạt động tín dụng nên nó cũng có vai trò như hoạt động tín dụng nói chung. Vai trò đó được thể hiện ở các điểm sau:
Góp phần làm ổn định nền kinh tế (quá trình sản xuất kinh doanh của các cá thể, cá nhân thường xuyên hơn), tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế: hoạt động sản xuất kinh doanh không phải lúc nào cũng suôn sẻ, các tổ chức, cá nhân luôn phải đương đầu với những khó khăn để tồn tại cũng như để đi lên. Một trong những khó khăn mà đa số họ gặp phải trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay là sự thiếu hụt vốn trong kinh doanh. Bên cạnh việc đi vay mượn ở người thân, bạn bè...còn gọi là vay nóng thì việc các tổ chức, cá nhân đi vay ở các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn là rất thường xuyên.
Tích tụ và tập trung vốn (góp phần làm giảm số tiền nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông và khắc phục lạm phát tiền tệ).
Mỗi người, với một khoản tiền nhỏ thì rất khó có thể đầu tư, kinh doanh hay mua những vật có giá trị lớn. Nhưng nếu nhiều người góp lại thì nó sẽ trở thành một khoản tiền lớn. Tuy nhiên việc tập trung các lượng vốn nhỏ này lại rất khó khăn đối với chỉ một người hay một nhóm người mà họ không được mọi người trong xã hội biết đến.
Trong khi đó lại có rất nhiều người cần một lượng tiền lớn, nhiều công trình, dự án cần vốn lớn để đầu tư…Để kết nối những trường hợp trên lại, chúng ta phải nhờ đến các tổ chức tín dụng mà đặc biệt là các ngân hàng. Cũng thông qua hoạt động này của ngân hàng, số tiền nhàn rỗi trong dân cư sẽ giảm xuống vì họ có một nơi để “đầu tư” kiếm lời thay vì cất giữ ở nhà, do đó lượng tiền mặt trong lưu thông sẽ giảm, khắc phục lạm phát tiền tệ.
Là công cụ điều tiết vĩ mô thông qua việc phân bổ lại các nguồn lực, qua đó góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu với những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, nền kinh tế nước ta so với các nước trên thế giới mới chỉ được xếp là “nước đang phát triển”. Sự tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật…của nước ta là rất lớn. Để tiến lên hội nhập với thế giới, không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nặng về nông nghiệp sang phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Muốn vậy, Nhà nước cần phải phân bổ các nguồn lực cho hợp lý giữa các ngành này. Một trong những cách để làm điều đó là thông qua hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn. Với cách này, khi Nhà nước muốn mở ra hay phát triển một ngành, lĩnh vực, Nhà nước sẽ có những khuyến khích trong chính sách tín dụng như có những ưu đãi về lãi suất, thời hạn, tài sản đảm bảo trong việc vay vốn…để các cá nhân, doanh nghiệp chú ý đến và thực hiện đầu tư.
Thực hiện chức năng phản ánh, tổng hợp và kiểm soát các hoạt động kinh tế, góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế.
Thật vậy, thông qua hoạt động này của ngân hàng, ta có thể biết được nền kinh tế đang cần vốn như thế nào. Mà ta biết rằng, một nền kinh tế phát triển luôn có nhu cầu lớn về vốn cho sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy nó sẽ phản ánh một phần về hoạt động kinh doanh của một đất nước.
Đồng thời, với chức năng này, đồng tiền được sử dụng để xây dựng các thước đo, chỉ tiêu và xác định xem các hoạt động sản xuất kinh doanh có hợp pháp, hợp lệ hay
không, có hiệu quả hay không. Do đó nó có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp, kiểm soát các hoạt động kinh tế, thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế.
1.1.4.CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN
1.1.4.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng
Trong thời gian qua, hoạt động của các ngân hàng đã đạt được nhiều thành công, đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vẫn còn có nhiều khó khăn đe dọa đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng nói riêng và của toàn xã hội nói chung; vẫn còn nhiều mối quan tâm, lo ngại cần các ngành, các cấp giải quyết. Một trong những mối quan tâm lo ngại đó chính là chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Cho đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống như vậy là cần thiết không chỉ đối với đội ngũ thanh tra trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm soát các ngân hàng thương mại mà còn là cơ sở để các ngân hàng thương mại tự đánh giá độ an toàn và chất lượng của đồng vốn mà họ cung cấp cho các khách hàng.
Vậy chất lượng tín dụng là gì? Có thể hiểu: chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng ( bao gồm cả người gửi và người vay), phù hợp sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Với khái niệm này, chất lượng tín dụng được thể hiện ở cách khía cạnh sau:
Đối với ngân hàng thương mại:
Phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng của ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn và có lãi.
Đối với khách hàng:
Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng phải có thái độ đón tiếp, hướng dẫn và phục vụ khách hàng một cách hòa nhã, ân cần.
Thủ tục đơn giản.
Phục vụ nhanh nhất cho khách hàng trong phạm vi thờigian quy định.
Đảm bảo cung ứng đúng và đủ lượng tiền theo hợp đồng tín dụng đã ký.
Tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa; giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người đi vay cũng như người cho vay, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng.
Với việc phân tích trên đây ta thấy rằng:
Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể lại vừa trừu tượng vì nó vừa có thể được biểu hiện bằng những chỉ tiêu định lượng như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn…lại vừa được biểu hiện bằng những chỉ tiêu định tính như khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế…Đồng thời, chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan như khả năng quản lý, trình độ cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ..và các nhân tố khách quan như sự thay đổi của môi trường bên ngoài, sự cố ý của khách hàng…
Chất lượng tín dụng phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng thương mại với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, nó là một chỉ tiêu tổng hợp.
Chất lượng tín dụng được biểu hiện thông qua các yếu tố: thủ tục đơn giản, mức độ an toàn của vốn tín dụng…và một điều quan trọng mà chúng ta đều phải thừa nhận về chất lượng tín dụng là: nó không tự nhiên mà có, nó là kết quả của sự kết hợp “ăn ý” giữa nhiều người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung.
1.1.4.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn
Như đã đề cập ở trên, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu vừa mang tính định lượng lại vừa mang tính định tính. Với những chỉ tiêu định tính, việc xác định là hết sức khó khăn, nó chỉ mang tính tương đối. Với nhóm chỉ tiêu định lượng, có dễ dàng hơn nhưng vẫn có nhiều tranh cãi, theo quan điểm của em thì hệ thống phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn gồm các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu định lượng
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ gia hạn trung và dài hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn trung - dài hạn và tổng dư nợ trung – dài hạn của Ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Nợ gia hạn về bản chất cũng là nợ quá hạn nhưng đã được tăng thêm thời hạn vay. Tỷ lệ này làm rõ trong dư nợ ngoài phần nợ thực sự quá hạn thì đã có bao nhiêu phần trăm quá hạn.
Vì tín dụng là việc sử dụng vốn của nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả và sự tin tưởng nên trong hoạt động tín dụng, tính an toàn (khả năng hoàn trả của người vay) là yếu tố quan trọng nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được trả một đúng hạn như đã cam kết mà không có lý do chính đáng thì nó đã vi phạm nguyên tắc trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và nó bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề, có khả năng mất vốn, tức là tính an toàn thấp.
Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro xảy ra cho ngân hàng là điều đương nhiên và do đó việc tồn tại nợ quá hạn và nợ gia hạn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu một ngân hàng thương mại có nhiều khoản nợ quá hạn thì nó sẽ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh vì có thể bị mất vốn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và làm giảm thu nhập của ngân hàng, nặng hơn nữa thì ngân hàng có thể đi đến bờ vực phá sản. Còn nợ gia hạn là một biện pháp giúp khách hàng vượt qua những khó khăn tạm thời nhưng nếu quá nhiều khoản được gia hạn nợ thì chứng tỏ danh mục cho vay của ngân hàng thương mại thực sự đang có vấn đề. Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ
gia hạn cao sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn
Khoản mục tín dụng thường chiếm khoảng 70% tổng tài sản, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của tín dụng trung và dài hạn. Với quy mô đó, hoạt động tín dụng trung và dài hạn mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng; có ảnh hưởng cũng lớn đến rất nhiều yếu tố như chiến lược kinh doanh của ngân hàng, dự trữ, đầu tư, vay… chính vì lý do đó mà có thể nói rằng chỉ tiêu này cũng rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng. Dựa vào chỉ tiêu này ta còn có thể tính thêm được một vài chỉ tiêu khác phản ánh chất lượng tín dụng như:
Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn
Tỷ lệ sinh lời trung và dài hạn =
Tỷ lệ lợi nhuận trung và dài hạn =
Chỉ tiêu quay vòng vốn:
Tổng dư nợ trung và dài hạn
Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn
Tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Thu nợ trung-dài hạn
Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn =
Dư nợ tín dụng trung-dài hạn BQ
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trung và dài hạn (thường là một năm). Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các ngân hàng tính toán để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chỉ tiêu này càng tăng càng phản ánh tình hình tổ chức quản lý vốn tín dụng tốt, chất lượng tín dụng cao.
Cơ cấu vốn đầu tư:
Mục đích của các ngân hàng là an toàn và sinh lời (bên cạnh các mục tiêu thực hiện chính sách của nhà nước) vì vậy trong hoạt động tín dụng nói riêng và các hoạt động khác nói chung của ngân hàng luôn có sự cân nhắc giữa an toàn và sinh lời. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng nếu cho vay quá nhiều mà không quan tâm đến khả năng thanh toán của ngân hàng thì rủi ro cũng sẽ rất cao, tức là tính an toàn thấp. Hơn nữa, nếu ngân hàng cho vay quá nhiều trong một ngành, lĩnh vực nào đó mà không đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư thì như người ta thường nói, ngân hàng đã “đặt quá nhiều trứng trong một rổ”, không phân tán được rủi ro. Do đó, các ngân hàng phải quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa bảo đảm an toàn vốn lại vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất.
Giá trị tài sản đảm bảo và tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay:
Để vay được tiền từ ngân hàng, các cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải áp dụng các biện pháp để bảo đảm tiền vay, các biện pháp đó có thể là: tín chấp, bảo lãnh, có tài sản cầm cố, thế chấp. Trong trường hợp hoạt động kinh doanh của người vay thua lỗ, không thể lấy từ lợi nhuận để trả ngân hàng:
Nếu là bảo lãnh, tín chấp: người vay phải bán tài sản để trả nợ ngân hàng.
Nếu là vay có tài sản đảm bảo: ngân hàng sẽ là người bán tài sản đó đi để xiết nợ. Nếu số tiền bán được lớn hơn số tiền vay thì sau khi trừ đi khoản nợ, ngân hàng sẽ phải trả lại người vay, nếu số tiền bán được lại nhỏ hơn số tiền vay thì ngân hàng sẽ phải chịu lỗ.
Ta gọi chung khoản tiền thực mà ngân hàng thu được từ việc bán tài sản của khách hàng là A, tổng doanh số thu nợ là B. Khi đó xác định được chỉ tiêu:
Tỷ lệ thanh toán nợ do việc bán tài sản của người vay =A/B
Chỉ tiêu định tính:
Khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng (qua uy tín, kết quả hoạt động, các dịch vụ đi kèm như tư vấn…): Một ngân hàng sẽ không thể hoạt động được nếu