Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 1


LUẬN VĂN:


Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam



LỜI MỞ ĐẦU


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Nước ta đang trong thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất của một nền sản xuất lớn, hiện đại nên nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế là rất cao. Trong khi đó, tuy thị trường chứng khoán ở nước ta đã ra đời nhưng việc huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế chưa nhiều, do đó, nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế chủ yếu vẫn do hệ thống ngân hàng thương mại, trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh cấp. Đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng thương mại.

Trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn, tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng. Đối với các ngân hàng, hoạt động này đóng góp không nhỏ vào tổng lợi nhuận của ngân hàng. Đối với các Doanh nghiệp nhà nước, nó đáp ứng vốn cho các Doanh nghiệp nhà nước để họ thực hiện vai trò to lớn của mình: là lực lượng mở đường, hỗ trợ và định hướng cho các thành phần kinh tế khác phát triển theo mục tiêu kinh tế- xã hội; góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và đặc biệt sẽ là lực lượng quan trọng để Nhà nước điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 1

Hoạt động trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế, do đó chưa phát huy được hết khả năng to lớn của mình.

Với ý nghĩa này, việc tìm hiểu về tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động này là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.


Em xin trình bày bố cục luận văn thành 3 chương:


Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Chương 2: Thực trạng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (SGD NHĐT&PTVN). Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN


1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN


1.1.1. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG

Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế thì thuật ngữ này được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:

Xét trên giác độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay.

Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể.

Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng.

....

Như vậy có nhiều cách hiểu về “ tín dụng”, tuy nhiên theo quan điểm của em thì tín dụng có thể được hiểu là: sự vay mượn hoặc sử dụng vốn của nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả và sự tin tưởng.

Căn cứ vào hai tiêu thức là chủ thể và đối tượng tín dụng thì quan hệ tín dụng gồm có các loại hình: Tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng thuê mua, tín dụng tiêu dùng và tín dụng quốc tế. Trong mỗi loại hình này, tín dụng lại được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau.

Trong phạm vi nghiên cứu, em chỉ xin đề cập đến “tín dụng” gắn liền với chủ thể nhất định là ngân hàng. Theo đó, tín dụng ngân hàng là hoạt động tài trợ (cho vay) của ngân hàng cho khách hàng. Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 49 ghi: “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá


khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”.

Tín dụng ngân hàng được chia thành nhiều loại khác nhau căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau. Trong đó, phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo thời gian thì tín dụng được phân thành:

Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống, tài trợ cho tài sản lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức, có hoặc không cần đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển.

Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm (theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam), tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải, trang thiết bị chóng hao mòn, mở rộng sản xuất kinh doanh hay để xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều...Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, tín dụng trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập.

Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20 – 30 năm, nhiều trường hợp đặc biệt có thể lên đến 40 năm, tài trợ cho công trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu, đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu.

Nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng từ những năm 70 trở lại đây các ngân hàng thương mại đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng.

Ở các nước khác nhau, những ngân hàng khác nhau có thể có những cách quy định khác nhau về thời gian trung và dài hạn.



1.1.2. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản tín dụng theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại này tuy chỉ mang tính tương đối nhưng nó lại rất quan trọng vì nó là cơ sở khoa học để thiết lập quy trình tín dụng một cách thích hợp đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.

Cũng như tín dụng nói chung, ta có thể phân chia tín dụng trung và dài hạn theo những tiêu thức khác nhau:

- Căn cứ vào loại khách hàng:

Cấp tín dụng cho doanh nghiệp: Ngân hàng cấp tín dụng cho những tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Quy mô của hầu hết các khoản vay này là lớn, lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường.

Cấp tín dụng cho cá nhân: các cá nhân có thể sử dụng vốn vay từ ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng nhưng chủ yếu là để tiêu dùng. Quy mô khoản tín dụng thường nhỏ hơn so với khoản cấp cho các doanh nghiệp, lãi suất thường “cứng nhắc” và cao.

Cấp tín dụng cho các đơn vị khác: các đơn vị như các tổ chức xã hội cũng cần vốn với nhiều mục đích khác nhau, để giải quyết sự thiếu hụt vốn họ cũng có thể vay từ ngân hàng.

- Căn cứ vào tính chất đảm bảo:

Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp: Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng của mình phải có tài sản cầm cố hoặc thế chấp. Và trên nguyên tắc, mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều có đảm bảo.

Tín dụng không đảm bảo bằng tài sản (Gồm: tín chấp và bảo lãnh bằng uy tín). Tín dụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín, trung thực trong kinh doanh, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình


hình tài chính vững mạnh, quản trị có hiệu quả, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ mà Chính phủ yêu cầu, không cần tài sản đảm bảo. Các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc những khoản cho vay mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng... cũng có thể không cần tài sản đảm bảo.

- Căn cứ vào mục đích sử dụng:

Cho vay kinh doanh: các cá nhân, tổ chức vay vốn từ ngân hàng để mở rộng sản xuất; đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới...nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao doanh số...chứ không phải để thỏa mãn các nhu cầu (ăn, mặc...) của cá nhân.

Cho vay tiêu dùng: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ, du lịch, giáo dục, y tế...Việc cho vay tiêu dùng giúp các ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng đồng thời tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. Với người tiêu dùng, nhờ vay tiêu dùng mà họ được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn là nó rất cần thiết cho những trường hợp khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế.

- Căn cứ vào phương thức quản lý:

Tín dụng trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Tức là trong loại tín dụng này có mối quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng trong toàn bộ quá trình từ khi nộp hồ sơ vay vốn, phân tích thẩm định, ra quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ... đến khi thanh lý hợp đồng vay.

Tín dụng gián tiếp: khác với tín dụng trực tiếp là có sự tham gia của các tổ chức trung gian trong toàn bộ tiến trình cho vay. Các tổ chức trung gian có thể là: Tổ,


đội, hội, nhóm (Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân...); hay những người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất.

Hình thức này có rất nhiều ưu điểm: giảm thời gian, chi phí đi lại trong việc làm thủ tục vay của người vay vốn, đồng thời thông qua các hội, tổ, nhóm thì người vay sẽ được phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý vốn, giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, đạt kết quả, tránh rủi ro trong quá trình kinh doanh... Đối với ngân hàng, ngân hàng sẽ chủ động chuẩn bị vốn để cho vay, sắp xếp lịch giải ngân hợp lý, tránh ùn tắc hay quá tải vào cao điểm vụ sản phẩm. Tuy nhiên, hình thức cho vay này bộc lộ khuyết điểm là các trung gian có thể lợi dụng vị thế của mình và nếu ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất để cho vay lại, hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên khác cho riêng mình.

- Căn cứ vào mức độ rủi ro: Xem xét về mặt rủi ro hay tính an toàn, tín dụng có thể ở các “cung bậc” khác nhau: khoản có mức độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp. Để phân loại theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro. Xếp loại tín dụng theo các dấu hiệu rủi ro từ thấp đến cao, nhiều ngân hàng có thể chia tới rất nhiều thang bậc rủi ro. Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại khoản mục tín dụng, dự trù quỹ cho các khoản tín dụng rủi ro cao, đồng thời để đánh giá chất lượng tín dụng.

Tín dụng lành mạnh: Các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.

Tín dụng có vấn đề: Các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm, khách hàng gặp thiên tai, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính...

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Các khoản nợ đã quá hạn với thời hạn ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn...

Nợ quá hạn khó đòi: Nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chây ì...

- Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:

Tín dụng có thời hạn: là loại tín dụng có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng. Trong loại này lại được phân chia tiếp, bao gồm:

Ngày đăng: 19/10/2023