Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Đối Với Dnnn Tại Sgd Nhđt&pt Vn



Dư nợ

% Dư

nợ

Dư nợ

% Dư

nợ

Dư nợ

% Dư

nợ

Ngắn hạn

922

20,59

917

17,68

1.119

22,12

Trung- dài hạn

3.556

79,41

4.269

82,32

3.938

77,88

1. T- DHTM1

2.432

54,31

3.366

64,91

3.264

64,54

2. KHNN&CĐ2

1.124

25,1

903

17,41

674

13,34

Tổng dư nợ

4.478

100

5.186

100

5.057

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 6

(Nguồn: Báo cáo KQKD- BIDV) Cơ cấu tín dụng theo thời gian

Trong tổng dư nợ thì cơ cấu cũng có nhiều thay đổi: năm 2002, dư nợ trung và dài hạn là 3.556 tỷ đồng, chiếm 79,41% tổng dư nợ; năm 2003, dư nợ trung và dài hạn là

4.269 tỷ đồng, chiếm 82,32%. Như vậy dư nợ trung và dài hạn đã tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. Tuy nhiên, cơ cấu này lại thay đổi khi chuyển sang năm 2004: dư nợ trung và dài hạn là 3.938 tỷ đồng (77,88% tổng dư nợ) giảm so với năm 2003 là 331 tỷ đồng. Mặc dù có nhiều thay đổi trong cơ cấu nhưng tựu trung lại thì hoạt động tín dụng trung và dài hạn vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong hoạt động tín dụng (đều trên 75%), khẳng định tầm quan trọng của nó trong hoạt động tín dụng của SGD. Trong năm 2004, Tín dụng trung và dài hạn đã giảm về số tương đối và cả số tuyệt đối nên đã đảm bảo được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu loại cho vay.

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Dư nợ

%Dư nợ

Dư nợ

%Dư nợ

Dư nợ

%Dư nợ

DNNN

3.835

85,64

4.479

86,37

4.276

84,56

DNNQD

643

14,36

707

13,63

781

15,44

Tổng

4.478

100

5.186

100

5.057

100

(Nguồn: Báo cáo KQKD- BIDV)


1 Tín dụng trung-dài hạn thương mại.

2 Kế hoạch nhà nước và chỉ định.


Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế

Theo định hướng phát triển của Ngân hàng ĐT&PT VN, hoạt động tín dụng của SGD đã chú trọng đến việc mở rộng tín dụng cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, dân doanh; tỷ lệ về loại tín dụng này tăng sẽ làm giảm tỷ trọng cho vay DNNN trên tổng dư nợ.

Mặc dù đã có nỗ lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng nhưng tỷ lệ dư nợ của DNNN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (cả 3 năm 2002, 2003, 2004 đều có tỷ lệ trên 80% so với tổng dư nợ). Năm 2002, dư nợ DNNN là 3835 tỷ đồng, năm 2003 tăng 644 tỷ đồng so với năm 2002, đến năm 2004 lại giảm 203 tỷ đồng so với năm 2003 và chỉ còn 4.276 tỷ đồng. Để đảm bảo con số này sẽ giảm trong năm tới theo như chính sách tín dụng mà Sở đặt ra thì cần phải tìm ra nguyên nhân cùng những biện pháp khắc phục.


Cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN

Đơn vị: tỷ đồng


Dư nợ trung- dài hạn TM

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Dư nợ

% Dư nợ

Dư nợ

% Dư nợ

Dư nợ

% Dư nợ

DNNN

2.092

86

2.763

82

2.596

80

DNNQD

340

14

603

18

668

20

Tổng

2.432

100

3.366

100

3.264

100

(Nguồn: Báo cáo KQKD- BIDV)

Cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế

%

100


80


DNNN

DNNQD

60

40


20


0

2002 2003 2004


N¨m


Biểu đồ biểu diễn cơ cấu tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN tại Sở chiếm một tỷ trọng lớn: năm 2002 là 2.092 tỷ đồng chiếm 86% tổng dư nợ trung- dài hạn thương mại; năm 2003 là 2.763 tỷ đồng chiếm 82%, năm 2004 lại giảm 167 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 80% tổng dư nợ trung và dài hạn thương mại. Như vậy, về số tuyệt đối thì chỉ tiêu này tăng rồi lại giảm qua 3 năm nhưng nếu xét về số tương đối thì tỷ lệ này giảm liên tục qua 3 năm. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu đề ra năm 2004 là nhỏ hơn 65% thì tỷ lệ này vẫn chưa đạt yêu cầu, còn quá cao. Sở dĩ như vậy là vì: thứ nhất, các DNNN đang dần thích ứng với môi trường kinh doanh mới, họ hoạt động có hiệu quả hơn và có nhu cầu ngày càng tăng về vốn trung và dài hạn cho việc mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ...; thứ hai, là vì SGD luôn phát huy lợi thế về các mặt như: lợi thế về việc huy động vốn, lợi thế về sự ưu đãi của Chính phủ, kinh nghiệm...trong việc cho các DNNN vay, đồng thời, với những DNNN uy tín, làm ăn hiệu quả, SGD luôn có mối quan hệ tín dụng tốt, có những chính sách khách hàng, chính sách ưu đãi với họ như ưu đãi về lãi suất, thời gian trả nợ, tài sản đảm bảo...

Trong dư nợ tín dụng trung và dài hạn thương mại (DNNN) năm 2004, dư nợ khối xây lắp là 674,96 tỷ đồng chiếm 26%, khối điện lực là 597,08 tỷ đồng chiếm 23%, khối dệt may là 142,78 tỷ đồng chiếm 5,5%, khối xăng dầu là 597,08 tỷ đồng chiếm 23%, khối khác là 584,1 tỷ đồng chiếm 22,5%. Như vậy cơ cấu tín dụng theo ngành đã có những chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng, không chỉ tập trung vào cho vay xây lắp mà còn tập trung vào các ngành khác như: xăng dầu, điện lực...

Trong hoạt động của mình, Sở luôn nhận thức được tầm quan trọng của tài sản đảm bảo, vì vậy với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc Sở và với sự nỗ lực cao của các cán bộ nhân viên, Sở đã áp dụng mọi biện pháp an toàn để làm tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo nợ vay trong tổng dư nợ nói chung và dư nợ trung và dài hạn đối với DNNN nói riêng. Năm 2002, dư nợ có tài sản đảm bảo là 1.235 tỷ đồng chiếm 27,58% tổng dư nợ; năm 2003 lại giảm 134 tỷ đồng còn 1.101 tỷ đồng, chiếm 21.23% dư nợ; năm 2004 lại tăng lên đến 2.901 tỷ đồng, chiếm 57,37% dư nợ, tăng gấp 2,63 lần năm


2003. Trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN, dư nợ có tài sản đảm bảo năm 2002 là 576,96 tỷ đồng chiếm 12,88% dư nợ, năm 2003 là 586,59 tỷ đồng chiếm 11,31% dư nợ, năm 2004 là 1.489,22 tỷ đồng chiếm 29,45% dư nợ.

Qua các số liệu trên ta có thể thấy rằng: quy mô tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN tại SGD là rất lớn, số lượng các DNNN có nhu cầu tín dụng trung và dài hạn tại SGD ngày càng tăng, trong đó có rất nhiều khách hàng truyền thống, có uy tín như: Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty xi măng Việt Nam, Tổng công ty điện lực... điều này thể hiện thế mạnh của Sở trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn đối với DNNN.


2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚIDNNN TẠI SGD NHĐT&PT VN


2.3.1.Kết quả

Như ta đã biết, chất lượng tín dụng được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu và cũng được xét trên nhiều giác độ (đối với ngân hàng, với khách hàng và với nền kinh tế). Trong các chỉ tiêu định lượng thì chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi hơn cả trong việc đánh giá chất lượng tín dụng là chỉ tiêu nợ quá hạn, bên cạnh đó là một số chỉ tiêu khác như: lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, giá trị tài sản đảm bảo...


Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

NQH 31/12/2002

NQH 31/12/2003

NQH 31/12/2004

Tuyệt đối

Tỷ lệ %

Tuyệt đối

Tỷ lệ %

Tuyệt đối

Tỷ lệ %

Ngắn hạn

1,33

6,1

37,632

48,51

22,43

48,01


T- D hạn

0,76

3,5

21,919

28,26

18,759

40,15

a.DNNN

0,6536

3

17,995

23,16

14,932

31,96

b.DNNQD

0,1064

0,5

3,924

5,1

3,827

8,19

KHNN&CĐ

19,673

90,4

18,02

23,23

5,529

11,84

Tổng NQH

21,763

100

77,571

100

46,718

100

(Nguồn: Báo cáo KQKD SGD- BIDV) Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian và theo thành phần kinh tế


2.3.1.1. Các kết quả đạt được

Chỉ tiêu định lượng

Nợ quá hạn:

Nợ quá hạn năm 2004 đã giảm đi đáng kể so với năm 2003 (giảm 30,853 tỷ đồng). Trong đó nợ quá hạn trung và dài hạn đối với DNNN đã giảm xuống 3,063 tỷ đồng so với năm 2003, chỉ còn 14,932 tỷ đồng, điều này cho thấy kết quả của các biện pháp đảm bảo an toàn tín dụng đồng thời cũng thấy được sự tích cực của SGD trong việc xử lý nợ quá hạn, làm cho chất lượng tín dụng nâng lên rõ rệt.

Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN có xu hướng tăng nhưng vẫn trong tỷ lệ giới hạn cho phép, chất lượng tín dụng đảm bảo.

Tỷ lệ nợ quá hạn nhìn chung là rất thấp (năm 2002 là 0,47%, năm 2003 là 1,46%, năm 2004 là 0,92%).

Công tác thu hồi nợ:

Công tác thu hồi nợ trong các năm đã được tiến hành theo đúng kế hoạch, đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong năm qua đã thu được 138,92 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, trong đó thu hồi nợ tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN cũng tăng lên, đóng góp đáng kể trong tổng nợ được thu hồi. Việc thu nợ tốt đã giúp Sở chủ động thêm nguồn vốn để góp phần đẩy mạnh sự tăng trưởng tín dụng trong các năm tiếp theo.

Giá trị tài sản đảm bảo:


Giá trị tài sản đảm bảo tăng lên rất cao trong năm 2004 đạt 2874 tỷ đồng, trong đó có sự đóng góp quan trọng của giá trị tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN vì theo quy định hiện nay thì các thành phần kinh tế đều bình đẳng trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, DNNN vay cũng phải có tài sản đảm bảo, nếu không thì phải đáp ứng yêu cầu là có tín nhiệm với Sở trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi; có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay.

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN: nếu như lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm 2004 là 112 tỷ đồng thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN chiếm tới khoảng 57%, đây là một sự đóng góp không phải là nhỏ của hoạt động này.


Chỉ tiêu định tính

SGD NH ĐT&PT VN rất có uy tín trong hoạt động tín dụng ở trong và cả ở nước ngoài, nhờ đó khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng là rất cao. SGD đã cung ứng một khối lượng vốn lớn, đặc biệt là vốn tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN, góp phần không nhỏ trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định tiền tệ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế xã hội trên từng đại bàn và trên cả nước: phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất vật liệu xây dựng với hệ thống các nhà máy sản xuất gạch tuynen, gạch ốp lát, các nhà máy xi măng: Hoàng Thạch, Hải phòng, Bỉm Sơn..., mà sự tồn tại của các Doanh nghiệp này đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho bao lao động trên toàn quốc.

Sở luôn thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN- phát huy vai trò chủ đạo của ngân hàng quốc doanh trong đầu tư phát triển.


2.3.1.2. Nguyên nhân

Sở dĩ có được những kết quả đó là do:


Thứ nhất, Sở đã thực hiện nghiêm túc luật tín dụng, các quy định, quy chế trong hoạt động tín dụng và cơ chế ủy quyền của Tổng Giám đốc NH ĐT&PT VN cũng như quy trình nghiệp vụ ban hành theo hệ thống quản lý chất lượng ISO đã ban hành.

Thứ hai, Chính sách tín dụng của Sở luôn bám sát với chủ trương, chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Đảng, Nhà nước; tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương, các Bộ từ khâu chủ trương đầu tư, quy hoạch sản phẩm, danh mục đầu tư, quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu đã chủ động thẩm định các dự án có hiệu quả, dự án đầu tư khả thi, tham mưu cho UBND các địa phương và Bộ, ngành chủ quản ngay từ khâu quyết định đầu tư, tư vấn cho chủ đầu tư ngay từ khi lập dự án để có cơ cấu đầu tư, cơ cấu nguồn vốn hợp lý.

Bên cạnh đó, các nguyên tắc trong quy trình phân tích tín dụng được quy định chặt chẽ hơn: đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng trên cơ sở hệ thống định hạng rủi ro tín dụng và các chỉ số rủi ro an toàn; SGD chỉ thực hiện giao dịch với các khách hàng được xác định rõ ràng, minh bạch; các khách hàng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết...

Công tác kiểm tra, kiểm soát các khâu trong hoạt động tín dụng cũng như công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, mạng lưới hậu kiểm công tác tín dụng từ Hội Sở chính được thực hiện thường xuyên hơn. Sở cũng luôn tiến hành công tác đánh giá quản trị rủi ro tín dụng, nhận diện rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro thông qua hệ thống thông tin dự báo và thông tin phòng ngừa rủi ro, tuân thủ theo đúng các tỷ lệ về đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của Hội sở chính.

Với các hoạt động nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên cũng như việc tuyên truyền về những nghĩa vụ, những trách nhiệm cán bộ nhân viên sẽ phải chịu nếu không tiến hành đúng các quy định trong việc cho vay... đã giúp nhân viên trong Sở nhận thức được tầm quan trọng của công việc và có ý thức hơn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sở luôn có những chương trình đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cũng như trình độ của cán bộ nhân viên, đồng thời trong Sở cũng thường xuyên tổ


chức các cuộc thi về nghiệp vụ, tin học...giúp cho mặt bằng trình độ của các nhân viên trong SGD ngày càng đều hơn.

Môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt đã buộc nhiều DNNN phải chấn chỉnh lại hoạt động của mình, và bằng nhiều biện pháp thì hoạt động của họ đã có hiệu quả hơn, do đó có thể hoàn trả vốn vay cho SGD theo đúng thời hạn trong hợp đồng đã ký.

Và cuối cùng, một nguyên nhân rất quan trọng đó là: môi trường kinh tế, chính trị- xã hội ở nước ta khá ổn định, không có sự biến động lớn, điều kiện này đã thực sự tạo ra một môi trường khá thuận lợi cho hoạt động tín dụng của SGD.


2.3.2.Một số hạn chế 2.3.2.1. Một số hạn chế

Dư nợ chưa cân đối, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn đối với DNNN còn cao.

Quy trình, chất lượng thẩm định, công tác kiểm tra, giám sát vốn vay còn chứa đựng một số tồn tại.

Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo tuy đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa cao, ảnh hưởng tới sự an toàn trong hoạt động tín dụng.

SGD tuy đã tập trung nhiều công sức để giải quyết nợ quá hạn, nợ tồn đọng nhưng kết quả thu nợ quá hạn còn chưa cao, tình hình tài chính của một số đơn vị có nợ quá hạn rất khó khăn không có khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo tiền vay có nhiều tranh chấp, không đầy đủ yếu tố pháp lý nên rất khó khăn trong việc sử lý tài sản để thu nợ.

Tiềm ẩn nợ quá hạn của một số bộ phận dư nợ đang trong hạn là nguy cơ làm giảm chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó thì tỷ giá thường xuyên biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với các DNNN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, do đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Sở.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí