Chất Lượng Tài Trợ Dự Án Cho Các Dnvvn Của Maritime Bank Vũng Tàu



Tên TCTD


Dư Nợ

Nợ

Nhóm 1

Nợ

Nhóm 2

Nợ

Nhóm 3

Nợ

Nhóm 4

Nợ

Nhóm 5

Ngắn Hạn

Trung

Dài Hạn

Chi Phí

Thu Nhập

Ngân Hàng TM

Nhà Nước

13,898

11,880

1,335

339

192

150

8,775

5,123

1,635

537

Ngân Hàng

TMCP

9,062

8,695

277

14

30

45

6,034

3,027

2,118

236

Quỹ TDND

117

113

1

-

-

1

114

3

13

-

Ngân Hàng

CSXH

929

918

-


9

1

50

879

14

10

Việt Nga

873

847

9

15

-


555

317

82

14

PVFC

2,218

2,074

134

-

-

9

129

2,089

88

93

Tổng cộng

27,097

24,527

1,756

368

231

206

15,657

11,438

3,950

890

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ dự án cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Vũng Tàu - 8

Bảng 2.2.2: Bảng dư nợ, thu nhập, chi phí của các nhóm tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Từ bảng trên, ta thấy với dư nợ chiếm 51.2% của nhóm Ngân Hàng TM Nhà Nước so với tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trong đó nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1, Nhóm 2) chiếm 96.9% trên tổng dư nợ. Tiếp theo sau là nhóm NHTMCP chiếm 33.4% dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Doanh số cho vay cao làm gia tăng lợi nhuận của khối NHTM NN chiếm 60% so với lợi nhuận của toàn ngành trên địa bàn.

2.1.3 Chất lượng tài trợ dự án cho các DNVVN của Maritime Bank Vũng Tàu

Tiếp nối sự phát triển của Maritime Bank Việt Nam, Maritime Bank Vũng Tàu được thành lập vào ngày 05 tháng 12 năm 1996 có trụ sở tại 55-57 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 3, Thành phố Vũng Tàu; là một trong những Chi nhánh đầu tiên của hệ thống ngân hàng Hàng Hải Việt Nam. Maritime Bank Vũng Tàu đã không ngừng phát triển và được vào TOP 5 chi nhánh phát triển vượt bậc của Maritime Bank Việt Nam.

Đối với Maritime Bank Vũng Tàu, trong tổng số 634 tỷ đồng dư nợ tại chi nhánh trong năm 2011, dư nợ của nhóm khách hàng DNVVN chiếm 95% trong tổng dư nợ tại chi nhánh. Trong số các ngân hàng hoạt động tín dụng có chất lượng thì dư nợ tại Maritime Bank Vũng Tàu có số dư khiêm tốn. Trong đó các Ngân Hàng có dư nợ cao nhất trên địa bàn là Ngân hàng Nông nghiệp Vũng Tàu với số dư là 4.197 tỷ đồng, kế tiếp là ngân hàng Vietcombank Vũng Tàu với số


dư là 2.424 tỷ đồng. Với chỉ tiêu dư nợ, Maritime Bank Vũng Tàu phấn đấu trở vào top 5 trong khối các ngân hàng có dư nợ tín dụng cao nhất trên địa bàn vào cuối năm 2012.

Theo báo cáo tổng hợp từ NHNN Tỉnh BRVT ngày 30/06/2011 hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng chủ chốt trên địa bàn tỉnh như sau: (ĐVT: Tỷ đồng).



Tên tổ chức TD

Nợ Nhóm

1

Nợ Nhóm

2

Nợ Nhóm

3

Nợ Nhóm

4

Nợ Nhóm

5

Ngắn Hạn

Trung Dài Hạn

Chi Phí

Thu Nhập

Ngân Hàng CT

BRVT

2,214

16

18

8

-

1,197

1,060

310

48

Ngân Hàng

BIDV BRVT

2,083

104

25

5

4

1,382

840

329

101

VCB Vũng Tàu

1,606

559

251

-

6

2,014

410

125

126

NH Nông Nghiệp

Vũng Tàu

3,601

477

18

55

43

2,334

1,862

539

199

NH Hàng Hải

Vũng Tàu

670

13

1

-

2

532

154

91

38

PVFC

2,074

134

-

-

9

129

2,089

88

93

SACOMBANK

1,196

0

-

1

2

801

398

84

5

EXIMBANK

1,206

1

2

12

5

690

537

131

11

Các tổ chức tín

dụng khác

9,879

454

58

164

142

6,580

4,090

2,25

271

Bảng 2.2.3.1: Dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến ngày 30/06/2011.

Với dư nợ của Maritime Bank 670 tỷ đồng trong đó nhóm nợ ngắn hạn chiếm 532 tỷ đồng chiếm 79.4% trên tổng dư nợ, nhóm nợ trung dài hạn với số dư 154 tỷ đồng chiếm 21,6% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu khá thấp chiếm 0.44% trên tổng dư nợ. Mặc dù, số dư nợ thấp hơn Sacombank (1.196 tỷ đồng) và Eximbank (1.206 tỷ đồng) nhưng Maritime Bank Vũng Tàu đã quản lý doanh thu từ tín dụng và các chi phí khác hiệu quả hơn. Do đó lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2011 đạt 38 tỷ đồng cao hơn nhiều so với lợi nhuận của 2 ngân hàng đối thủ lần lượt là 5 tỷ đồng và 11 tỷ đồng.


Bảng 2.2.3.2 : Thu nhập chi phí của Ngân hàng Hàng Hải Vũng Tàu trong năm 2011


c á c Ch ỉ t iê u

NĂM 2011

NĂM 2010

I. Thu từ lãi



1.Thu lãi cho vay

250,293,993,574

161,261,588,955

2.Thu lãi tiền gửi

71,630,244

25,923,666

3.Thu lãi góp vốn, mua cổ phần



4.Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính



5.Thu khác về hoat động Tín dụng

8,491,626,403

1,125,282,248

Tổng thu tiền lãi

258,857,250,221

162,412,794,869

II. Chi trả lãi



1.Chi trả lãi tiền gửi

155,940,961,540

93,835,623,101

2.Chi trả lãi tiền đi vay



3.Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá

286,192,383

4,177,078,160

Tổng chi trả lãi

156,227,153,923

98,012,701,261

III. Thu nhập từ lãi (Thu nhập lãi ròng)

102,630,096,298

64,400,093,608

IV. Thu ngoài lãi



1. Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh

2,749,299,274

3,053,911,222

2. Thu phí dịch vụ thanh toán

5,533,096,763

6,084,232,330

3. Thu phí dịch vụ ngân quỹ

66,874,526

73,577,188

4. Thu từ tham gia thị trờng tiền tệ



5. Lãi từ kinh doanh ngoại hối



6. Thu từ nghiệp vụ uỷ thác và đại lý


186,120,725

7. Thu từ các dịch vụ khác

1,199,753,385

827,946,033

8. Các khoản thu nhập bất thờng

4,647,004,133

5,855,568,018

Tổng thu ngoài lãi

14,196,028,081

16,081,355,516

V. Chi phí ngoài lãi



1. Chi khác về hoạt động huy động vốn

20,199,854,083

1,154,149,937

2. Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

1,446,146,165

648,913,529

3. Chi về tham gia thị trờng tiền tệ



4. Lỗ từ kinh doanh ngoại hối

12,847,312,677

18,618,914,406

5. Chi về hoạt động khác



6. Chi nộp thuế

426,482,016

400,395,062

7. Chi nộp các khoản phí, lệ phí

21,338,260

18,333,050

8. Chi phí cho nhân viên

46,899,000

109,941,263

9. Chi hoạt động quản lý và công cụ

5,273,272,721

6,292,089,884

10. Chi khấu hao cơ bản TSCĐ

995,824,652

536,023,472

11. Chi khác về tài sản

2,066,223,758

2,141,264,202

12. Chi dự phòng

3,433,239,601

922,880,000

13. Chi nộp phí bảo hiểm,bảo toàn tiền gửi của khách hàng , chi bồi

thường BHTG

1,056,102,000

853,824,000

14. Chi bất thờng khác


20,772,727

Tổng chi phí ngoài lãi

47,812,694,933

31,717,501,532

VI. Thu nhập ngoài lãi

-33,616,666,852

-15,636,146,016

VII. Thu nhập trớc thuế

69,013,429,446

48,763,947,592

VIII. Thuế thu nhập doanh nghiệp



IX. Thu nhập sau thuế

69,013,429,446

48,763,947,592


Năm 2011, hoạt động huy động vốn của Maritime Bank Vũng Tàu đạt 1.102 tỷ đồng đạt 110% so với kế hoạch được giao và đạt 106% so với năm 2010. Nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào các khoản huy động tiền gửi Tiết kiệm từ dân cư trên địa bàn chiếm 75% doanh số huy động, các khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 20% doanh số huy động, còn lại là các thành phần kinh tế khác. Chi phí từ hoạt động huy động vốn đạt 155.9 tỷ đồng đạt 167% so với năm 2010. Dư nợ cho vay năm 2011 đạt 635 tỷ đồng bằng 80% kế hoạch được giao. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, lãi suất cho vay khá cao, chính sách tín dụng thắt chặt nhằm tránh rủi ro cho ngân hàng. Doanh số cho vay đạt được như trên thể hiện sự tin tưởng ngày càng cao của KH dành cho Maritime Bank Vũng Tàu. Nguyên nhân do ngân hàng đã duy trì nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú, tăng cường các hình ảnh quảng bá của ngân hàng. Thu thuần từ họa động cho vay đạt 250 tỷ đồng tăng gấp 1.55 lần so với năm 2010.

Năm 2011 lãi suất cho vay bình quân 18%/1 năm, đầu vào huy động vốn được điều chỉnh liên tục và cuối năm theo thông tư 11 của ngân hàng nhà nước lãi suất huy động được bình ổn 14% nhưng lãi suất đầu ra lại biến động do nhu cầu vốn trên thị trường rất lớn vào cuối năm. Cùng với đó là các khoản thu thuần từ các nghiệp vụ bão lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vu ngân quỹ đạt lần lượt là

2.7 tỷ đồng, 5,5 tỷ đồng, 66 triệu đồng giảm so với năm 2010. Do doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay tại ngân hàng với mức giá khá cao nên ngân hàng giảm các phí bão lãnh, phí thanh toán, phí dịch vụ ngân quỹ trên cho các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho mảng thanh toán, dịch vụ của doanh nghiệp góp phần giảm chi phí, hỗ trợ trong hoạt động của các doanh nghiệp. Chi phí dự phòng được lập để dự phòng cho những tổn thất xảy ra do khách hàng của Maritime Bank Vũng Tàu không thực hiện đúng như cam kết trong hợp đồng, chi phí dự phòng được lập trên cơ sơ dư nợ của từng khách hàng tại Maritime Bank. Năm 2011, chi phí dự phòng 3.4 tỷ tăng gấp 3.65 lần so với năm 2010 thể hiện Maritime Bank đã chú trọng trong việc tăng cường khả năng dự phòng cho các


khoản nợ nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng mang lại. Lợi nhuận của Maritime Bank Vũng Tàu đạt 69 tỷ đồng tăng đạt 140% so với năm 2010, lợi nhuận của Maritime Bank Vũng Tàu tăng dần qua các năm và bình quân trong 4 năm 2008 – 2011, mỗi năm lợi nhuận tăng bình quân tăng 25% đã được hội sở chính và ngân hàng nhà nước địa phương đánh giá là chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả trên toàn hàng và trong các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Với sự thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới trong năm 2009, cùng với kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2011. Maritime Bank được đánh giá có bước đi bài bản và hiệu quả trong công tác truyền thông quảng bá thương hiệu đến với khách hàng đặc biệt là các KH doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Cùng với việc Maritime Bank quảng cáo hiệu quả trên các phương tiện truyền thông quốc gia. Đặc biệt là các chương trình mang giá trị văn hóa cao như: Chương trình “Chào năm mới” được tổ chức tại Hà Nội, “Tôi Tin” được tổ chức tại Hồ Chí Minh đã làm tăng độ nhận biết thương hiệu, cũng như những ấn tượng tích cực đối với Khách hàng trong suốt quá trình phát triển 20 năm của ngân hàng.

Bảng 2.2.3.3 : Bảng so sánh hoạt động tài trợ của Maritime Bank cho DNVVN tại

địa bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tính đến ngày 30/09/2011 (do NHNN cung cấp).



Loại DN

Tổng Dư Nợ (ĐVT: Tỷ đồng)

Dư Nợ Maritime Bank

(ĐVT:tỷ đồng)

DN Nhà nước địa phương

9.00

9.00

Công Ty cổ phần Nhà Nước

385.00

-

Công ty cổ phần khác

1,179.00

295.00

Công ty TNHH Nhà Nước

109.00

-

Công ty TNHH Tư Nhân

1,792.00

196.00

Công ty Hợp Danh

35.00

-

Doanh nghiệp Tư Nhân

709.00

48.00

DN có vốn đầu tư nước ngoài

52.00

-

Kinh tế tập thể

11.00

-

Kinh tế cá thể

3,392.00

69.00

Tổng

7,673.00

617.00


Tính đến ngày 30/09/2011, Maritime Bank đã và đang tài trợ đa số tất cả các loại hình doanh nghiệp trong đó thành phần DN Nhà nước địa phương. Maritime Bank Vũng Tàu cho vay DNVVN 617 tỷ đồng đạt 150% so với đầu năm 2010. Mảng tín dụng DNVVN cũng đã có bước tiến đáng kể trong việc chuyên nghiệp hóa với sự ra đời các bộ sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu vay vốn của nhiều đối tượng khách hàng mới, góp phần đáng kể mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong năm 2011, ngoài việc duy trì và tăng trưởng tín dụng đối với những khách hàng truyền thống, phát triển hơn 40 DNVVN mới, tăng hơn 30% so với năm 2010. Maritime Bank cho vay các DNVVN nhà nước địa phương với số dư tuyệt đối 9 tỷ đồng chiếm 100% khả năng tài trợ cho nhóm thành phần kinh tế này của tổ chức tín dụng trên địa bàn. So với tổng dư nợ của các TCTD ngoài quốc doanh thì Maritime Bank Vũng Tàu chiếm 7.6% tổng dư nợ cho vay trên, một con số khá khiêm tốn so với tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn.

Bảng 2.2.3.4:Số lượng khách hàng và cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp.




Dư nợ đến


Số




30/09/2011


Khế


STT

Loại DN

(Đơn vị

Số lượng KH

ước

Tỷ trọng dư nợ



tính: Tỷ


nhận




đồng)


nợ


1

Doanh nghiệp Lớn

23

5

40

3.3%

2

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

617

109

605

89.2%

3

Khách hàng cá nhân

51

300

607

7.4%

Tổng cộng

681

414

1252

100.0%


Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữ các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Maritime Bank Vũng Tàu đã thể hiện được khả năng cạnh tranh lớn với tốc độ phát triển cao, hoạt động với mục tiêu vì khách hàng, do đó để vượt qua được các ngân hàng trong nước và có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Maritime Bank Vũng Tàu không ngừng tập trung chăm sóc, duy trì các khách hàng cũ, có nhiều tiềm năng. Đặc biệt là các DNVVN trên địa bàn, chú trọng đến các khách hàng đặc biệt truyền thống như khối hải sản,


xăng dầu, xây dựng …trên địa bàn; khai thác và mở rộng nguồn khách hàng mới từ sự giới thiệu và ủng hộ từ các khách hàng thân thiết, có giao dịch lâu năm tại Maritime Bank Vũng Tàu. Doanh số cho vay đến ngày 30/09/2011 của Maritime Bank Vũng Tàu đối với DNVVN trên địa bàn chiếm tỷ trọng cao nhất 89,2% so với tổng dư nợ của chi nhánh. Với số lượng DNVVN là 109 DN, Maritime Bank Vũng Tàu đang hướng tới việc phục vụ cho vay tập trung vào các DNVVN đang hoạt động trên địa bàn.

Bảng 2.2.3.5: Phân loại nhóm nợ của DNVVN tại Ngân Hàng Maritime Bank Vũng Tàu trong 3 năm 2009 - 2011

Nhóm nợ

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Nợ đủ tiêu chuẩn

894,640,063,461

617,744,264,106

560,879,806,435

Nợ cần chú ý

14,928,590,000

18,494,731,283

63,690,107,693

Nợ dưới tiêu chuẩn

1,480,000,000

156,000,000

1,703,031

Nợ nghi ngờ

298,000,000

18,327,083,692

10,059,157,192

Nợ có khả năng mất

vốn


2,152,790,000


64,500,000


73,426,500

Dự phòng rủi ro

7,153,050,000

7,531,055,261

7,538,987,772

Tỉ lệ nợ xấu

0.43%

2.83%

1.60%

Dư nợ

913,499,443,461

654,786,579,081

634,704,200,851


Dư nợ của Maritime Bank Vũng Tàu giảm trong 3 năm liên tiếp từ năm 2009 đến năm 2011 lần lượt là 913 tỷ đồng, 654 tỷ đồng, 634 tỷ đồng. Nguyên nhân là do nguồn khách hàng DNVVN được tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn tại các ngân hàng nhà nước địa phương với mức lãi suất từ 14%- 17%, công tác thẩm định tài trợ cho vay được thắt chặt theo hướng tập trung xử lý tại hội sở chính, tài liệu chứng minh tài chính, tài sản đảm bảo của khách hàng đòi hỏi khắt khe và chặt chẽ hơn. Tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank Vũng Tàu 1.6% trong năm 2011 giảm so với năm 2010 là 2.83%, tỷ lệ nợ xấu nằm trong mức an toàn, thể hiện sự chủ động của ngân hàng trong vấn đề cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận mà vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng cần thiết. Và điều này chứng tỏ Maritime Bank Vũng Tàu đã có các chính sách kiểm soát tín dụng tốt đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong các năm tiếp theo.


Đây là kết quả của việc Maritime Bank đã tập trung chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế, áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp. Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh thiếu ổn định, có độ rủi ro lớn và kém hiệu quả. Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi như DNVVN; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định. Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả.

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng tại Maritime Bank đã đạt được những kết quả đáng kể. Cụ thể:

Dư nợ cho vay đảm bảo ở mức cao, quản lý rủi ro tốt và kinh doanh hiệu quả, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên thị trường nhưng Maritime Bank Vũng Tàu vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao về huy động vốn và doanh số cấp tín dụng cho nhóm DNVVN vẫn giữ ở mức cao. Ngân hàng đã tận dụng hệ thống giao dịch ngân hàng trực tuyến và danh mục sản phẩm huy động và cho vay phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập thị trường tại địa bàn trọng yếu là Thành phố Vũng Tàu, cùng với chiến lược phát triển thị trường tại các vùng kinh tế phát triển.Ngân hàng đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cho vay. Cụ thể, cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý

Ngân hàng đã tích cực phát triển hệ thống kênh phân phối, không chỉ là các chi nhánh và phòng giao dịch mà còn là hệ thống máy ATM và kênh ngân hàng điện tử để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn với nhu cầu của người dân, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 13/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí