Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Dành Cho Các Dnvvn


dự án. Tổng nhu cầu tương lai của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án đầu tư.

+ Đánh giá cung sản phẩm: Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại về sản phẩm của dự án. Các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu %, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay do sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm thay thế đến thời điểm thẩm định. Dự đoán biến động của thị trường tương lai khi có các phương án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án. Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới. Tổng mức cung dự kiến và tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ này.

+ Tính cấp thiết phải đầu tư: Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ. Nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của phương án đầu tư trên các phương diện: Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay, tính hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm, công suất thiết kế, tính hợp lý về việc triển khai đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế, thời điểm bắt đầu khai thác sản phẩm của dự án).

+ Thị trường sản phẩm của dự án: Xác định thị trường mục tiêu của sản phẩm: Thay thế hàng nhập khẩu/xuất khẩu/chiếm lĩnh thị phần của các nhà sản xuất khác. Đánh giá khả năng canh tranh của sản phẩm đối với các thị trường sau:

- Thị trường nội địa: Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường có đặc tính gì nổi bật. Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ của người tiêu dùng. Giá cả so với sản phẩm cùng loại như thế nào, tại sao giá lại thấp hơn hoặc cao hơn so với sản phẩm cùng loại khác hiện có trên thị trường.

- Thị trường nước ngoài: Sản phẩm có đáp ứng được các yêu cầu về xuất khẩu

không. Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với


các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu. Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không. Sản phẩm của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thế nào. Từ đó, phân tích được khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đưa ra đánh giá về khả năng đạt được thị trường mục tiêu của sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

+ Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: Sản phẩm đầu ra của dự án dự kiến được tiêu thụ theo hình thức nào, có cần hệ thống phân phối không? Mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án đã được xác lập chưa, có phù hợp với đặc điểm thị trường và thị trường mục tiêu của dự án không. Chi phí thiết lập mạng lưới phân phối có cao không, khả năng của chủ đầu tư có đáp ứng được không. Phương thức bán hàng như thế nào: trả ngay, trả chậm, trả góp …Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể gây ra việc bị chèn ép giá từ các đơn vị phân phối hay không.

+ Đánh giá về khả năng tiêu thụ sản phẩm: Từ việc phân tích khả năng đạt được thị trường, khả năng cạnh tranh, các sản phẩm thay thế, mức giá bán và khả năng biến động giá của sản phẩm, đưa ra đánh giá về khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ dự án cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Vũng Tàu - 5

+ Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án: DN cần bao nhiêu NVL đầu vào để sản xuất hàng năm, mức dự trữ hàng bình quân. Khả năng cung ứng NVL đầu vào của thị trường. Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, đây là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng như thế nào. Chính sách nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào. Các biến động về giá mua, giá nhập khẩu NVL, tỷ giá …. trong trường hợp phải nhập khẩu. Vị trí vùng nguyên liệu, các chi phí chuyên chở, mua hàng từ nơi cung cấp NVL đến nơi sản xuất của DN.

+ Đánh giá tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư của dự án: Tổng vốn đầu tư có phù hợp với quy mô của dự án, công suất thiết kế, chất lượng sản phẩm không. Tổng vốn đầu tư đã bao gồm tất cả các hạng mục phát sinh hay chưa, đã bao gồm chi phí dự phòng về phát sinh thêm khối lượng, chi phí trượt giá, tỷ giá


ngoại tệ. Tổng dự toán hay dự toán của từng hạng mục công trình có hợp lý không, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không? Cơ cấu vốn đầu tư có phù hợp với các hạng mục dự kiến đầu tư hay không. So sánh suất đầu tư của dự án so với các dự án tương tự, lý do suất đầu tư cao hơn hay thấp hơn.

+ Đánh giá tính khả thi của cơ cấu nguồn vốn của dự án: Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn đầu tư (vốn tự có, vốn vay). Trong phần này ngân hàng thu thập tất cả các văn bản chứng từ chứng minh tính khả thi của vốn tự có của DN đầu tư vào dự án, nếu có các ngân hàng khác cùng cho vay thì việc phê duyệt cho cho vay dự án này của các ngân hàng đó như thế nào? Dự kiến tiến độ đầu tư, khả năng huy động vốn theo tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân vốn vay. Đánh giá nhu cầu vốn lưu động thực hiện dự án, khả năng đáp ứng vốn lưu động của chủ đầu tư.

+ Công nghệ thiết bị/quy mô, giải pháp xây dựng của dự án: Địa điểm xây dựng. Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông, có gần các nguồn cung cấp nguyên liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ, có nằm trong khu quy hoạch không? Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên nhiên vật liệu, tiêu thụ.

Quy mô sản xuất: Công suất thiết kế của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ không? Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có đòi hỏi như thế nào.

Quy mô, giải pháp xây dựng: Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không? Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay về các vấn đề hạ tầng cơ sở, giao thông, điện, nước, cấp thoát nước của dự án.

Công nghệ thiết bị: Xem xét quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại, ở

mức độ nào của thế giới, công nghệ, có phù hợp với với trình độ hiện tại của VN


như thế nào. Lý do lựa chọn công nghệ, phương thức chuyển giao công nghệ, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành công nghệ có hợp lý không? Xem xét đánh giá về số lượng, công suất quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không? Giá cả thiết bị, phương thức thanh toán có hợp lý, ràng buộc như thế nào? Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, uy tín của nhà thầu xây dựng, nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án không?

+ Khả năng tác động đến môi trường, PCCC, biện pháp phòng ngừa, xử lý: Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa? Trong phần này, ngân hàng lưu ý đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC như thế nào.

+ Mức độ ưu đãi của các cơ quan chức năng đối với dự án: Đánh giá dự án có nằm trong kế hoạch, chiến lược phát triển của địa phương. Dự án liệu có được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất .... và các điều kiện khác như thế nào. Dự án có được thanh toán bằng ngân sách nhà nước hay từ một nguồn khác.

+ Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý dự án: Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức, vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án. Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị công nghệ. Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất. Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.

Doanh nghiệp dùng các tài sản ngắn hạn có độ thanh khoản cao để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình. Khả năng thanh toán trong ngắn hạn thường là các mức trong khoảng 1.5 đến 1.55 là hợp lý; Vì DN đầu tư nhiều vào nhóm tài sản


ngắn hạn dễ chuyển đổi thành tiền, thể hiện độ linh hoạt trong cơ cấu tài sản từ nguồn vốn ngắn hạn của DN. Đối với các DNVVN có khả năng thanh toán nhanh cụ thể bằng tiền mặt, từ các khoản phải thu càng cao thì càng có lợi cho DN trong việc tăng khả năng sinh lợi từ trong cơ hội các khoản đầu tư ngắn hạn có hiệu quả. Khả năng thanh toán nhanh đối với các DNVVN tại NH phải lớn hơn 1, nhằm duy trình tính thanh khoản của DN được dùng cho việc thanh toán các món vay tại ngân hàng, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của DN thông qua việc trả lương cho người lao động, vấn đề quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp, phân phối các sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm, dịch vụ của DN sản xuất ra được đưa ra ngoài thị trường, tiêu thụ càng mau với giá cả hợp lý sẽ mang lại lợi nhuận kỳ vọng cho DN. Vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì số ngày luân chuyển càng nhỏ, tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho càng nhanh càng có lợi cho DN. Số vòng quay hàng tồn kho hiệu quả từ 8 đến 9 vòng thì DNVVN đã quản lý hàng tồn kho hiệu quả, đảm bảo hàng hóa được lưu chuyển kịp thời để cung ứng cho khách hàng. Hiệu quả hoạt động của DN được kỳ vọng là yếu tốt quan trọng nhất, quyết định đối với việc được vay tại Ngân hàng, đối với các DNVVN ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tốc độ tăng trưởng doanh thu và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận phải đạt từ 20% trở lên được cho là hiệu quả. DNVVN thích ứng rất nhanh với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh một cách chủ quan hoặc khách quan. Với quy mô vừa và nhỏ, bộ máy nhân sự không cồng kềnh, hiệu quả thì sẽ linh hoạt hơn trong việc thay đổi, điều chỉnh chiến lược kinh doanh của DN. Vấn đề tài sản thế chấp được cho là quan trọng đối trong việc tiếp cận nguồn vốn từ NH. Tài sản của KH DN tại NH đặc thù là các tài sản có giá trị từ 10 tỷ trở xuống thông qua bộ phận thẩm định của NH thường không lớn, có độ thanh khoản khá cao, dễ mua bán, chuyển nhượng trên thị trường. Tỷ lệ giá trị TSTC của DN trên dư nợ cho vay được ngân hàng tài trợ đạt giá trị từ 2 trở lên, số liệu này sẽ làm cho DN có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng các đồng vốn vay của ngân hàng đúng đối tượng, đúng mục đích; vốn được đưa vào trong sản xuất kinh doanh nhằm đem lại sự phát triển bền vững của DN trong tương lai.


1.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá dành cho các DNVVN

A. Nhóm chỉ tiêu tài chính đối dành cho DNVVN

* Khả năng thanh toán :


Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản lưu động của DN. Tỷ lệ này được đánh giá ở mức trên 1 lần là an toàn.

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Phải thu ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Hệ số này đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn, với mức độ an toàn được đánh giá lá trên 0,5 lần.

* Chỉ tiêu hoạt động:


Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =

Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = ܪà݊݃ ݐồ݊ ݇ℎ݋ ܾì݊ℎ ݍݑâ݊

Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh. Tuy nhiên nếu quá cao lại thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hoá cung ứng không kịp cung ứng cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân =

Doanh thu thuần Doanh thu BQ trong ngày

Kỳ thu tiền bình quân =

Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay nợ phải thu


Số vòng quay nợ phải thu càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh. Tỷ số vòng quay nợ phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp.


Vòng quay vốn lưu động =

Doanh thu thuần

Tài sản ngắn hạn bình quân



Số ngày của một vòng quay tài sản ngắn =

Số ngày trong kỳ ( 360 ngày) Số vòng quay tài sản ngắn hạn

Số vòng quay của tài sản ngắn hạn càng lớn hoặc số ngày một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh góp phần tiết kiệm vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, hạn chế sự ứ đọng hoặc bị chiếm dụng vốn.

Doanh thu thuần

Hiệu quả sử dụng tài sản =


Tổng tài sản


Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Số ngày của một vòng quay TSCĐ =


Số vòng quay TSCĐ


Số vòng quay của tài sản cố định càng lớn và số ngày của môt vòng quay tài sản cố định càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của doanh nghiệp nhanh hơn, tạo điều kiện tích lũy, tái đầu tư TSCĐ mới cải thiện tư liệu sản xuất,....

* Khả năng tự tài trợ:


Vốn chủ sở hữu

Hệ số tài trợ =

Tổng tài sản

x 100%


Hệ số tự tài trợ cho biết 1 đồng tài sản được tài trợ bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu của DN.


Hệ số đòn bẩy =

Tổng nợ vay của TCTD và ĐCTC Vốn điều lệ

Hệ số càng thấp thì áp lực trả nợ càng thấp và càng được ngân hàng đánh giá

cao.


LN sau thuế năm nay − LN sau thuế năm trước

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận =

LN sau thuế năm trước

x 100%


Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt, cho thấy sự tăng trưởng của DN càng cao.

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản =

Tổng Tài sản

x 100%


Tỷ số này càng cao càng tốt, cho thấy DN đang đầu tư tài sản một cách hiệu quả và doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận như mong muốn.


Tsut li nhun trên vn =

Li nhun sau thuế Vn chshu


x 100%

Tỷ số này càng cao càng tốt, cho thấy DN đang sử dụng vốn để hoạt động và có hiệu quả.

B.Nhóm chỉ tiêu phi Tài chính.


* Các chỉ tiêu vĩ mô liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp:


- Môi trường kinh doanh.


- Chu kỳ kinh doanh.


- Triển vọng tăng trưởng của ngành.


- Áp lực cạnh tranh.


- Các nguồn cung ứng trong ngành.


*Các chỉ tiêu vi mô liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp vừa và nhỏ:


- Thời gian hoạt động của Doanh nghiệp.


- Đánh giá về sản phẩm .


- Thị phần.


- Công nghệ .


- Tính ổn định của nguồn nguyên liệu.


- Địa điểm kinh doanh.


- Loại hình doanh nghiệp.


- Trình độ Nhà lãnh đạo Doanh nghiệp.


- Tư cách Nhà lãnh đạo.


- Kinh nghiệm Nhà lãnh đạo.


* Uy tín trong quan hệ tín dụng (với tất cả các TCTD):

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 13/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí