Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ dự án cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Vũng Tàu - 2


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1.1: Phân loại doanh nghiệp Vừa và Nhỏ theo NĐ số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 11

Bảng 1.1.2: Các tiêu chuẩn áp dụng để xác định DNVVN ở một số quốc gia 12

Bảng 1.2.1: Số lượng DNVVN ở Việt Nam 13

Bảng 1.2.5.1: Đánh giá chỉ tiêu tài chính 41

Bảng 1.2.5.2: Chỉ tiêu phi tài chính – Các chỉ tiêu vĩ mô 42

Bảng 1.2.5.3: Đánh giá uy tín quan hệ tín dụng của KH 42

Bảng 1.2.5.4: Đánh giá mức độ quan hệ với ngân hàng 43

Bảng 1.2.5.5: Tổng hợp điểm xếp hạng DNVVN 43

Bảng 2.2.1.1: Các chỉ tiêu cơ bản trong 3 năm phát triển gần nhất của Maritime Bank (Nguồn: Bản cáo bạch Maritime Bank năm 2009 - 2011) 53

Bảng 2.2.1.2: Dư nợ cho vay theo đối tượng từ năm 2009 đến quý 1 năm 2011 54

Bảng 2.2.2: Bảng dư nợ, thu nhập, chi phí của các nhóm tổ chức tín dụng trên địa bàn 56

Bảng 2.2.3.1: Dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến ngày 30/06/2011 57

Bảng 2.2.3.2 : Thu nhập chi phí của Ngân hàng Hàng Hải Vũng Tàu trong năm 2011.. 58 Bảng 2.2.3.3 : Tình hình hoạt động tín dụng của Maritime Bank với các DNVVN tại địa bàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tính đến ngày 30/09/2011 (do NHNN cung cấp).

.............................................................................................................................. 60

Bảng 2.2.3.4:Số lượng khách hàng và cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp... 61 Bảng 2.2.3.5: Phân loại nhóm nợ của DNVVN tại Ngân Hàng Maritime Bank Vũng Tàu trong 3 năm 2009 - 2011 62

Bảng 3.2.1.1: Bảng đánh giá KPI dành cho nhân viên kinh doanh của Maritime Bank Vũng Tàu 90


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.2.1.1: Chu kỳ hoạt động của dự án (life cycle) 20

Hình 1.2.5: Hình minh họa các bước đánh giá xếp hạng KH DNVVN 44

Hình 2.2.2.1: Danh sách cổ đông tiêu biểu của Maritime Bank 49

Hình 2.2.1.2: Mô hình cụ thể của Maritime Bank đến ngày 30/06/2011 51

Hình 2.2.1.3: Mô hình của Khối Phê Duyệt Tín dụng tại Maritime Bank 52

Hình 2.2.1.4: Mô hình hoạt động của Chi nhánh Maritime Bank 52

Hình 3.2.2: Minh họa quy trình đánh giá QCA tại Maritime Bank 93

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHẤT LƯỢNG TÀI TRỢ DỰ ÁN CHO DNVVN.

1.1 Định nghĩa DNVVN.

Cơ sở pháp lý để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP của chính phủ về trợ giúp phát triển với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định thì "Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.".

Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa.

Việc xây dựng các tiêu chí để xác định DNVVN có ý nghĩa rất quan trọng vì nó làm cơ sở cho việc theo dõi, phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê về tình hình hoạt động của DN, làm căn cứ cho việc ra chiến lược, tìm ra các giải pháp bằng các công cụ, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ cho loại hình này hoạt động một cách hiệu quả.

Để phân loại các DNVVN thống nhất 2 tiêu chí sau:

+Tiêu chí định tính: dựa trên các đặc trưng cơ bản của DNVVN như trình độ chuyên môn hóa, mức độ tự động hóa... Tiêu chí này phản ánh đúng thực tế hoạt động của DNVVN nhưng rất khó xác định trong thực tế, thường được bổ sung cho tiêu chí cụ thể khác và ít được dùng làm căn cứ phân loại.


+ Tiêu chí định lượng: được căn cứ vào các tiêu chí cơ bản như Doanh thu, số lượng lao động, tổng tài sản, lợi nhuận. Tiêu chí này mang tính chất cụ thể và rất dễ để tổng hợp và phân tích.

Tuy nhiên, quá trình phân loại còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: Trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, tính chất đặc điểm ngành nghề và trình độ phát triển của DN, tính phân vùng. Kết hợp những yếu tố trên nhằm phân loại để có các chính sách hỗ trợ về thuế (tập trung vào yếu tố lợi nhuận), khuyến khích đổi mới công nghệ (chú trọng vào yếu tố số lượng lao động) hay là phục vụ cho các mục tiêu cụ thể của Chính Phủ mang tính xã hội như giải quyết thất nghiệp, tăng việc làm cho các vùng khó khăn..

Bảng 1.1.1: Phân loại doanh nghiệp Vừa và Nhỏ theo NĐ số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009.

Quy mô


Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ


Doanh nghiệp nhỏ


Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao

động

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người

II. Công nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người

III. Thương mại và dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10

người đến 50

người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ dự án cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Vũng Tàu - 2


Bảng 1.1.2: Các tiêu chuẩn áp dụng để xác định DNVVN ở một số quốc gia.



Các tiêu chuẩn áp dụng

Quốc gia

Số lao động

Tổng số vốn

Tài

sản

Doanh thu

Canada

<500



<20 triệu CAD

Mỹ

<500





Nhật

+ <50 (ngành bán lẻ)

+ <100 ( ngành bán buôn)

+ <300 ( ngành khác)

+ <10 Triệu JPY

+ < 30 Triệu JPY

+ <100 Triệu

JPY



Singapore

DN Nhỏ: 10 -99

DN Vừa :100 - 199

<500 Triệu SGD




Thái Lan

DN Nhỏ: <50

DN Vừa: 50 -200

<20 Triệu Bath

20-100 triệu Bath



Trung

Quốc

DN Nhỏ:50 -100

DN Vừa: 101 -500




Nguồn website http://www.actetsme.org.

Qua số liệu bảng trên ta thấy, đa số các nước trên thế giới đều chọn hai tiêu chuẩn chủ yếu là số lượng lao động và lượng vốn sản xuất kinh doanh như là hai thước đo chính để phân biệt qui mô DNVVN. Độ lớn trong từng tiêu thức của mỗi quốc gia cũng không giống nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và đặc điểm riêng có của từng nước.

Đối với Maritime Bank, DNVVN là các doanh nghiệp có doanh thu năm trước liền kề trung bình từ 01 đến 70 triệu USD/năm. Tỷ giá quy đổi áp dụng là tỷ giá liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà nước công bố tại thời điểm 31/12 năm trước đó.


1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Bảng 1.2.1: Số lượng DNVVN ở Việt Nam.



Năm

2000

Năm

2001

Năm

2002

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

Năm

2006

Tháng

6/2008

DNVVN ( vốn

<10 tỷ)

36,305

44,670

54,216

61,977

79,420

98,232

114,340

307,388

DNVVN (Số lao

động <300 người)

39,897

49,062

59,853

68,687

88,222

109,336

127,600

328,207

Tổng số DNVVN

42,288

51,680

62,908

72,012

91,756

112,950

131,332

349,305

Nguồn: Báo cáo thường niên DNVVN Việt Nam năm 2008 của Bộ KH&ĐT. Qua thống kê trên cho thấy, đến cuối năm 2006 số DN tại Việt Nam đã tăng

311% so với năm 2000, DNVVN theo tiêu chí về vốn tăng 315% và theo tiêu chí về số lao động là 320%. Đồng thời, số lượng DNVVN cũng chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng số DN với 97% ( nếu theo tiêu chí lao động ) và 87% ( theo tiêu chí về vốn). Đến tháng 06/2008, đã có 349.305 DN đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký trên 1.389.000 tỷ đồng, trong đó, khoảng 93,96% DN là DNVVN ( theo tiêu chí lao động ), và 88% DN là DNVVN ( theo tiêu chí về vốn).

1.2.1 Vai trò của DNVVN ở Việt Nam.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ “đã góp phần đáp ứng nhu cầu về hàng hóa dùng cho xã hội, sản xuất các sản phẩm hàng công nghiệp, thủ công mỹ nghệ và duy trì, phát huy ngành nghề truyền thống. Phát triển trải rộng trên cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ những khu vực có điều kiện thuận lợi đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa.Mọi DNNVV có thể tận dụng mọi nguồn lực lao động, kể cả các lao động phổ thông, lao động là người tàn tật, mọi nguồn nguyên liệu, kể cả các nguyên liệu trước kia không dùng đến như bèo tây, cây cỏ... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa”.

DNNVV ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và trở thành lực lượng quan trọng trong nền kinh tế. Tại thời điểm năm 2000, vốn sản xuất kinh doanh của DNNVV chỉ chiếm 9,86% tổng vốn các loại hình doanh nghiệp (gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp do tư


nhân trong nước thành lập), thì đến năm 2006 đã chiếm 28,16% và năm 2007 chiếm 30,15% cao hơn cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2006 chỉ chiếm 19,92% và năm 2007 là 22,44%); giá trị tài sản và đầu tư tài chính dài hạn năm 2000 chiếm 8,24% đến năm 2006 tăng lên 20,86% và năm 2007 là 21,21%; Doanh thu thuần năm 2000 chiếm 25,09% đến năm 2006 đã tăng lên chiếm 41,96%, năm 2007 chiếm 42,93% cao hơn cả khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tạo thêm nhiều việc làm. Theo thống kê của Hội DNVVNViệt Nam năm 2008, các DNVVN đóng góp 40% đến 50% việc làm mới hằng năm cho người lao động, đóng góp vào tăng trưởng GDP. Đến tháng 09/2008, mức đóng góp của DNVVN hằng năm khoảng 40%GDP của cả nước, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần tăng thu NSNN.

Theo thống kê mới nhất từ website Chính Phủ (chinhphu.vn) cả nước có trên

500.000 DNVVN chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp, với số vốn đăng ký gần 2.313.857 tỷ đồng (tương ứng 121 tỷ USD). Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam (VINASME) đến ngày 31/12/2010, có đến 96% doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam là DNVVN. Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP của nền kinh tế. Khối này tạo ra đến 40% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội. Hiện các DNVVN sử dụng trên 50% lao động của toàn xã hội. Qua các số liệu trên cho thấy DNVVN giúp thu hút công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần ổn định an sinh xã hội. Ngoài ra, với việc huy động các nguồn vốn xã hội vào phát triển kinh tế đất nước, các DNVVN còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc dân.

1.2.2 Những hạn chế của DNVVN ở Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng và tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn, DNVVN Việt


Nam đang đứng trước thách thức rất lớn dưới áp lực cạnh tranh của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia. Trong khi đó, bản thân các DNVVN của Việt Nam hiện nay tuy đã có những cải tiến, đổi mới nhất định để đáp ứng với tình hình mới, nhưng vẫn đang tồn tại những hạn chế vốn có của mình. Các hạn chế đó là :

- Hạn chế về vốn:

Vốn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các DNVVN nước ta, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay thiếu vốn. Mặc dù đã có những chuyển biến lớn về vốn của DNVVN nếu như so số vốn đăng ký kinh doanh bình quân của năm 2009 là 8 tỷ đồng, với năm 2000 là 962 triệu đồng, nhưng với áp lực cạnh tranh ngày càng cao, với số vốn đó (nếu thực tế DN góp đúng như đăng ký) cũng khó có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Do thiếu vốn, dẫn đến hàng loạt các khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của DN như: không có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển và duy trì thị phần, khả năng đầu tư vào phương tiện kỹ thuật, trang bị, cải tiến máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, lại vừa bị hạn chế, khó thu hút được lực lượng lao động và nhân sự có trình độ, tay nghề cao.

Mặc dù hiện nay các DNVVN có thể khai thác và huy động vốn từ ba nguồn chính thức là thị trường chứng khoán, ngân hàng và các chương trình hỗ trợ phát triển của Chính phủ từ NSNN như Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ hỗ trợ phát triển, nhưng việc tiếp cận các nguồn tài chính trên đều gặp khó khăn. Huy động từ thị trường chứng khoán thì đòi hỏi nhiều điều kiện mà nhiều DN khó có thể đáp ứng như hoạt động có lãi nhiều năm liền, có uy tín trên thị trường, báo cáo tài chính có kiểm toán, phải là công ty cổ phần đại chúng có quy mô lớn. Vay vốn từ ngân hàng thì yêu cầu về tài sản thế chấp, nhiều thủ tục rườm rà, số tiền vay và thời gian vay thường không đáp ứng được nhu cầu của DN…Đặc biệt trong năm 2011 vừa qua, các DN còn phải hứng chịu mức lãi suất cho vay rất cao và không phải DN nào cũng được vay do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ để phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 13/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí