Khái Niệm, Phân Loại, Đặc Điểm Của Dự Án Đầu Tư.


Chính vì vậy, để có vốn duy trì hoạt động kinh doanh, các DN buộc phải vay mượn từ kênh tài chính phi chính thức, đặc biệt là từ bạn bè, người thân và thậm chí chấp nhận vay nặng lãi với lãi suất rất cao. Theo điều tra của Cục Phát triển DNVVN thuộc Bộ Kế hoạch& Đầu tư năm 2009, chỉ có 32,38% DNVVN có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn của các ngân hàng; 35,24% DN khó tiếp cận và 32,38% DN không tiếp cận được. Theo số liệu báo cáo về tình hình hoạt động của các DNVVN năm 2009 doViện Phát triển DN thuộc VCCI cũng cho thấy có 90,2% DNVVN có nhu cầu vayvốn ngân hàng, nhưng chỉ có 10,5% DN thỏa mãn được 100% nhu cầu. Đây là một thực trạng trái chiều khi mà ngày càng nhiều ngân hàng chú trọng hơn trong việc cho vay DNVVN, nhưng các DNVVN vẫn khó có thể tiếp cận được vốn vay từngân hàng do các hạn chế vốn có của mình.

- Trình độ lao động và quản lý còn thấp :

Trình độ và tay nghề của người lao động và đội ngũ quản lý trong các DNVVN cũng là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay. Một nghiên cứu vào tháng 03/2008 của Bộ KH&ĐT đối với 63.000 DN trên cả nước cho thấy 43% chủ DN có trình độ trung học trở xuống, 63% DN không tuyển dụng được người tài, 55% DN gặp khó khăn trong việc giữ chân người giỏi. Tình trạng trên là do nguồn vốn hạn hẹp, các DNVVN khó có thể chiêu mộ được lực lượng lao động và quản lý giỏi, có tay nghề. Lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo tay nghề và thiếu kỹ năng, đồng thời cũng ít được chủ doanh nghiệp quan tâm đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao tay nghề, trình độ cho lao động trong khi chất lượng nguồn lao động có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN.

Bản thân các lãnh đạo của DN cũng có trình độ rất hạn chế. Đội ngũ chủ DN, Giám đốc, cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng DNVVN có chủ DN, giám đốc giỏi, chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn các chủ DN, Giám đốc chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, từ đó, dẫn đến khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt động quản lý chủ yếu


trên kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức dẫn đến kinh doanh dễ phát sinh rủi ro.

- Kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu :

Công nghệ là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng của sản phẩm, giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường. Với việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới. Nhìn chung, trong những năm qua các DNVVN ở nước ta đã có sự đổi mới công nghệ ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, do nguồn vốn tài chính bị giới hạn và sự nhìn nhận tầm quan trọng của khoa học công nghệ còn hạn chế, dẫn đến các doanh nghiệp chưa thể tự mình đổi mới cũng như áp dụng mạnh mẽ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.

Theo báo cáo mới đây của Cục phát triển DN (thuộc Bộ KH &ĐT) tháng 04/2009 cho thấy, vẫn còn 80% số lượng DNVVN không có chiến lược đầu tư cho khoa học công nghệ. Hầu hết các DNVVN hiện đang sử dụng công nghệ lạc hậu 3-4 thập kỷ so với thế giới, năng lực nghiên cứu rất hạn chế, chỉ có 0,1% doanh thu hằng năm của DN được dành để đổi mới công nghệ thiết bị. Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết việc nhập khẩu công nghệ hằng năm của các DN là dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu, chỉ bằng ¼ so với các nước phát triển. Bên cạnh nguồn vốn ít nên ngại đổi mới, nhiều DN không hiểu công nghệ nào đã có và làm thế nào để tiếp cận, áp dụng công nghệ vào sản xuất do chưa thực sự xem yếu tố công nghệ là yếu tố cạnh tranh, tồn tại sống còn của DN. Các DNVVN thường thiếu vắng chiến lược công nghệ, do đó đổi mới công nghệ diễn ra một cách tự phát. Cá biệt thiếu định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ của nhà nước hoặc của các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, còn thiếu các thông tin hướng dẫn và điều kiện tiếp cận công nghệ, năng lực tài chính hạn hẹp. Việc đổi mới công nghệ vẫn chỉ là việc làm tự thân của doanh nghiệp vẫn chỉ là việc làm tự thân của DN, tiến trình thay đổi Công nghệ diễn ra chậm chạp, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của thị trường, đặc biệt là thiếu các đội ngũ chuyên gia, công nhân lành nghề, thợ bậc cao, những nhà hoạch định chính sách và tổ chức ứng dụng công nghệ mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Thiếu thông tin thị trường :


Giải pháp nâng cao chất lượng tài trợ dự án cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Vũng Tàu - 3

Một trong những yếu tố làm cho khả năng cạnh tranh của DNVVN bị hạn chế là tình trạng thiếu thông tin thị trường về sản phẩm, thị trường công nghệ, máy móc thiết bị. Vì vậy, sản phẩm làm ra có mẫu mã, kiểu dáng không thật hấp dẫn, chất lượng hạn chế, dẫn đến khó cạnh tranh do không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và DN khó có thể chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh khi thị trường thay đổi. Việc thiếu thông tin thị trường một phần xuất phát từ bản thân DN và một phần do chưa nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan chức trách của Chính phủ.

Ngày nay, việc nắm bắt các thông tin thị trường không chỉ dựa vào công ty tư vấn, nghiên cứu tìm hiểu thị trường mà còn có thể thực hiện dưới nhiều hình thức rất đa dạng thông qua CNTT. Tuy nhiên, các DNVVN tại nước ta vẫn chưa xem trọng và thật sự khai thác hết tính năng của CNTT trong việc tìm hiểu thị trường. Theo khảo sát củaVCCI năm 2009, có khoảng 23% DN thừa nhận có dưới 40% nhân viên có kỹ năng sử dụng những chương trình ứng dụng cơ bản trong khi gần 63% DN có dưới 20% nhân viên có thể sử dụng các chương trình ứng dụng chuyên dùng hỗ trợ kinh doanh. Bên cạnh đó, các DN chỉ dành 4,8% tổng chi tiêu ứng dụng CNTT cho việc đào tạo nhân viên. Cũng theo kết quả khảo sát này, 24% DN không sử dụng bất cứ một dịch vụ CNTT nào, 76% số DN sử dụng dịch vụ CNTT nhưng chủ yếu tập trung vào dịch vụ sửa chữa, bảo trì, lắp đặt và đặc biệt có đến 96,4% tổng số DN không sử dụng dịch vụ tư vấn. Qua đó cho thấy, một phần do nguồn vốn kinh doanh có hạn nên việc đầu tư vào công tác tìm hiểu, thăm dò, nắm bắt thông tin thị trường trong và ngoài nước còn hạn chế. Bên cạnh đó, một bộ phận DN cũng chưa xem trọng công tác tìm hiểu thông tin thị trường cho dù họ có đủ năng lực tài chính để thực hiện việc đó. Các DN chỉ quan tâm sản xuất những gì họ có thể mà ít quan tâm đến những gì thị trường cần.

Ngoài lý do về bản thân DN, sự hỗ trợ về thông tin của Chính phủ đối với các DNVVN cũng rất thấp. Các cơ quan ban ngành vẫn chưa làm hết vai trò của mình trong việc xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin thị trường cho DN, đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu. Có rất nhiều trường hợp sản phẩm do các DN Việt Nam làm ra, có chất lượng tốt, được thị trường nước ngoài chấp nhận nhưng vẫn


phải bán hàng dưới thương hiệu khác do không thể xâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách trực tiếp. Vì vậy, khả năng nắm bắt thị trường, xâm nhập và mở rộng thị trường để tăng cường năng lực cạnh tranh của DNVVN là không cao.

1.3 Tổng quan về chất lượng tài trợ dự án.

1.3.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm của dự án đầu tư.

Theo ngân hàng thế giới: Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí có liên quan đến nhau được hoạch định nhằm đạt được mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định.

Theo luật đầu tư năm 2005: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong thời gian xác định.

Các đặc điểm chính của dự án gồm:

Mục tiêu dự án rõ ràng: Dự án có các kết quả mong muốn và được phân chia thành nhiều nhiệm vụ nhỏ được phối hợp với nhau.

Thời hạn nhất định: có điểm khởi đầu và kết thúc của chu kỳ hoạt động của dự án. Bất kỳ một sự chậm trễ nào sẽ kéo theo nhiều yếu tố bất lợi.

Tính độc nhất (uniqueness): Tính độc nhất luôn thay đổi và không bao giờ lập lại giống nhau.

Sự tương tác lẫn nhau (interdependencies): sự tương tác lẫn nhau trong một dự án phải được duy trì các mối tương tác giữa các bộ phận trong tổ chức (tiếp thị, tài chính, sản xuất...) một cách rõ ràng cũng như với các đối tác bên ngoài.

Sự xung đột (conflict): các thành viên trong nhóm dự án luôn mâu thuẫn trong vai trò lãnh đạo, các nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề của dự án.


Hình 1.2.1.1: Chu kỳ hoạt động của dự án (life cycle).


100%


% dự án hoàn thành

Chậm



Điểm bắt đầu


Nhanh

II

III

Điểm kết thúc

I

Chậm

Khởi đầu Triển khai Kết thúc Thời gian


1.Giai đoạn I: Giai đoạn khởi đầu: hình thành sơ bộ các ý định đầu tư.

Phân tích và lập dự án (design). Sau đó là thẩm định dự án (appraisal), cuối cùng là chọn lựa (selection)

2.Giai đoạn II: giai đoạn triển khai: Hoạch định (planning); lập tiến độ (scheduling); điều hành (organizing); giám sát (monitoring) và kiểm soát (controlling) quá trình thực hiện.

3.Giai đoạn III: giai đoạn đánh giá và kết thúc dự án: phân tích những thành công và thất bại của dự án. Từ đó rút ra những kinh nghiệm và bài học

- Nhà quản lý dự án xem vòng đời dự án là nền tảng của việc quản lý dự án.

Việc xác định các giai đoạn trong vòng đời dự án chỉ mang tính tương đối.

+ Giai đoạn xác định dự án: xác định: (1) Mục tiêu, (2) Đặc điểm (tính năng kỹ thuật, thị hiếu, số lượng, chất lượng, …), (3) Công việc phải làm, (4) Sự chịu trách nhiệm, (5) Đội dự án.

+ Giai đoạn lập kế hoạch: xác định các yêu cầu của dự án, bao gồm: (1) Thời gian thực hiện/lịch trình, (2) Ngân sách, (3) Tài nguyên/nguồn lực đáp ứng, (4) Mức độ rủi ro/lợi nhuận, (5) Phân công nhân sự.


+ Giai đoạn thực hiện dự án: trả lời các vấn đề: dự án có thực hiện đúng tiến độ? Có đủ ngân sách hay không? Có cần thay đổi gì không? Do đó, các công việc phải làm trong giai đoạn này bao gồm: (1) lập báo cáo (tiến độ thực hiện, chi phí, các giải pháp kỹ thuật), (2) Xác định các nội dung cần thay đổi, (3) Xác định chất lượng quản lý dự án, (4) Đưa ra các dự báo.

+ Giai đoạn chuyển giao: gồm hoạt động phân phối sản phẩm cho khách hàng (huấn luyện khách hàng) và bố trí lại các nguồn lực thực hiện dự án này cho dự án khác.

- Chu kỳ dự án bao gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: (1) phân tích cơ hội, (2) chuẩn bị báo cáo tiền khả thi/khả thi, (3) đánh giá dự án và ra quyết định đầu tư.

+ Giai đoạn đầu tư: (1) thiết lập cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư (tài chính, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, đất đai…), (2) Thiết kế chi tiết/thiết kế cơ sở (chuẩn bị địa điểm, lựa chọn công nghệ, kế hoạch xây dựng, đấu thầu, ký hợp đồng,…), (3) Xây dựng, lắp đặt thiết bị, (4) Tiếp thị, (5) Tuyển dụng và huấn luyện nhân sự, (6) Đưa vào vận hành.

+ Giai đoạn sản xuất: hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.

Các yêu cầu của dự án đầu tư:

Tính pháp lý: dự án không vi phạm an ninh, quốc phòng, môi trường, luật pháp của nước Việt Nam. Dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển vùng miền, phù hợp với chính sách phát triển của từng địa phương.

Tính khoa học: Số liệu phải đảm bảo trung thực, khách quan tính toán phải mang tính khoa học và chính xác, đảm bảo tính chất so sánh với những chỉ tiêu.

Tính khả thi: dự án phải có khả năng ứng dụng và triển khai trong thực tế.

Tính hiệu quả: Phản ánh thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu tài chính, các hiệu quả kinh tế xã hội.

Phân loại dự án:

*Căn cứ vào tính chất của dự án:

Dự án thay thế :


Dự án thay thế là lọai dự án được thực hiện nhằm mục đích thay thế TSCĐ

cũ bằng TSCĐ mới tốt hơn, hiện đại hơn, hiệu quả hơn.

Dự án mở rộng :

Là loại dự án nhằm mục đích gia tăng thị phần, gia tăng doanh số. Hay mục

đích tăng cường khả năng sản xuất và tiêu thụ trên những sản phẩm hiện có.

Các dự án phát sinh nhằm đáp ứng yêu cầu pháp lý, phục vụ an tòan sức khỏe cộng đồng.

*Căn cứ vào tầm quan trọng và quy mô xây dựng công trình: (Theo quy định Bộ KH-ĐT).

a.Dự án nhóm A: Bao gồm các loại dự án sau đây:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình không kể mức vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực: bảo vệ an ninh quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng.

- Dự án đầu tư xây dựng công trình không kể mức vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực: sản xuất chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp.

- Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

- Các dự án xây dựng công trình có vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

- Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản, chế biến nông-lâm.

- Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư trên 200 đến 300 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng


dân dụng khác (trừ nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

b.Dự án nhóm B :gồm

- Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư tư 30 đến 600 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ, xây dựng khu nhà ở).

- Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn từ 20 đến 400 tỷ đồng thuộc: thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, thiết bị thông tin, điện tử, tin học hóa, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông.

- Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư từ 15 đến 300 tỷ đồng thuộc: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm.

- Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư từ 7 đến 20 tỷ đồng thuộc: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác .

c.Dự án nhóm C gồm :

- Các dự án xây dựng công trình có vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng thuộc lĩnh vực: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông, xây dựng khu nhà ở.

- Các dự án xây dựng công trình có vốn dưới 20 tỷ đồng, thuộc các lĩnh vực: thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỷ thuật, kỷ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2022