Thống Kê Các Vùng Nông -Lâm-Ngư Nghiệp Tại Huyện Cần Giờ


thống của người dân tại đây và thưởng thức hải sản của vùng biển Cần Giờ, tham quan tìm hiểu về đời sống của ngư dân cũng như khám phá rừng ngập mặn. Đây cũng là một trong những thế mạnh mà Cần Giờ cần phát huy và khai thác triệt để phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái bền vững tại đây, tuy nhiên cũng còn phải có những giải pháp thiết thực để duy trì và bảo vệ môi trường. Đây còn là ngành nghề kinh tế của người dân địa phương bao năm qua, giúp cho người dân có cuộc sống ổn định hơn nếu biết cách khai thác nhằm phục vụ cho du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài. Vì xu hướng hiện nay, du khách nước ngoài thích các loại hình du lịch sinh thái gần gũi với tự nhiên và người dân bản địa để giúp họ có những giây phút thư giản.

Bảng 2.2. Thống kê các vùng nông -lâm-ngư nghiệp tại huyện Cần Giờ


Vùng

Sản phẩm của vùng

Diện tích

1

Vùng lúa loại A-Thủy sản nước lợ

7.658 ha

2

Vùng lúa loại B

277 ha

3

Vùng lúa loại B- Thủy sản – Dừa nước

1.650 ha

4

Vùng lúa loại C- Thủy sản – Dừa nước

4.217 ha

5

Vùng lúa loại C- Dừa nước-Lác trồng-Thủy sản

190 ha

6

Vùng lúa loại C- Thủy sản hoặc Khu du lịch sinh thái

460 ha

7

Vùng Ruộng muối- Thủy sản- Rừng tự nhiên

2.960 ha

8

Vùng Dừa nước- Thủy sản- Bạch đàn- Lác

1.416 ha

9

Vùng Rừng Đước- Thủy sản

29.499 ha

10

Vùng Tự nhiên- Mắm

513 ha

11

Vùng Thủy sản- Rừng Đước- Rừng Tự nhiên- Khu công nghiệp

(Giồng Chùa)

2.900 ha

12

Vùng Thủy sản – Rừng Tự nhiên

624 ha

13

Vùng Ruộng muối- Thủy sản- Bến cảng cá

216 ha

14

Vùng Thổ cư- Cây ăn trái- Dịch vụ du lịch

1.826 ha

15

Vùng Bãi bồi- Thủy sản

1.345 ha

16

Vùng Rừng tự nhiên- Thủy sản

213 ha

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

(Nguồn: Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM, năm 2015)


2.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn

- Di tích lịch sử văn hóa, lịch sử:

Theo các nhà khảo cổ học cách đây 2 - 3 ngàn năm đã có cư dân đến đây sinh sống. Vùng đất này là một nền văn hóa Cần Giờ cổ. Điều này được thể hiện qua việc khai quật phát hiện ra các di chỉ khảo cổ học ở Giồng chùa, Giồng Cá Vồ, Giồng phệt. ( năm 1993: khai quật mộ chum - Văn hóa Sa Huỳnh, khuyên tai 2 đầu thú, Văn hóa Óc Eo).

Bảng 2.3. Các di tích được công nhận của Cần Giờ

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao, năm 2016) So với 2 quận/huyện cũng xác định là trung tâm phát triển du lịch của Thành phố thì Cần Giờ có nhiều lợi thế hơn về di tích được công nhận cấp quốc gia và thành phố, đặc biệt còn có Khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESSCO công nhận năm 2000. Đây là lợi thế lớn của Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ trong việc phát triển du lịch đặc biệt là loại hình du lịch tâm

linh và tìm hiểu về lịch sử, con người và văn hóa.


Quận/huyện

Di tích cấp quốc gia

Tổng số

Tên di tích được công nhận

1.Cần Giờ

Di tích khảo cổ học, di tích lịch

sử

2

Giồng Cá Vồ;

Căn cứ Rừng Sác

2.Củ Chi

Di tích lịch sử

2

Địa đạo Bến Đình; Địa đạo Bến Dược

Quận/huyện

Di tích cấp Thành phố

Tổng số

Tên di tích được công nhận


1.Cần Giờ


Kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử


6

Đình Cần Thạnh; Lăng Ông Thủy Tướng; Đình Bình Trường; Đình Phú Lạc; Đình Dương Văn Hạnh; Đình Bình Khánh và Mộ Tiền hiền Trần

Quang Đao

2.Củ Chi

Kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch

sử

3

Chùa Linh Sơn; Đình Xóm Huế; Đình

Cây Sộp

- Lễ hội truyền thống:

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ nét văn hóa của người dân vùng biển trong tâm tưởng Ngư dân Việt Nam nói chung hay Ngư dân Cần Giờ nói


riếng, cá Ông hay cá Voi là loài sinh vật biển hiền lành, thân thiện và hay giúp đỡ người đi biển vượt qua sóng to gió lớn. Vì vậy, họ xem cá Ông là vật linh, tôn đặt tước hiệu Nam Hải Đại tướng quân và khi loài cá này bị nạn phải trôi dạt vào bờ thì cư dân miền biển nhiệt tình cứu hộ hoặc tổ chức ma chay đình đám rất long trọng. Từ đó hình thành tập quán tín ngưỡng thờ Ông Nam Hải, vị thần phù trợ người đi biển mà lễ hội Nghinh Ông tại các vùng biển trên cả nước đã phần nào cụ thể truyền thống tâm linh này. Lễ hội Nghinh Ông là dịp cầu mưa thuận gió hòa, cầu quốc thái dân an, đặc biệt cầu mong sự an toàn cho những người đi biển, Lễ hội thường được tổ chức vào ngày 15/8 Âm lịch hàng năm trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh. Vào ngày 19/9/2013, UBND huyện Cần Giờ đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Lăng Ông Thủy tướng. Đây là một trong những sự kiện lớn được tổ chức quy mô và bài bản nhằm thúc đẩy các hoạt động và sự kiện để thu hút khách du lịch đến địa phương, còn là một trong những điều kiện để phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng dành cho các du khách tìm hiểu về đời sống văn hóa, tập tục của người dân địa phương nơi đây.

Hàng năm cứ đến ngày 15 tháng Tám âm lịch, ngư dân Cần Giờ lại náo nức với Lễ hội Nghinh Ông, các chủ phương tiện cất công trang hoàng cờ phướn cho con tàu thêm rực rỡ để tham gia cuộc rước Nghinh Ông và được giới thiệu rộng rãi lại nằm gần kề thành phố nên vào dịp này có rất đông du khách trong và ngoài nước về đây tham dự, thông thường khách có thể lên bất cứ con tàu nào để tham gia đoàn Nghinh Ông trên biển.

Mở đầu, những người mặc trang phục binh lính thời vua Gia Long cung nginh kiệu Đức Ông Nam Hải cùng các sắc phong lên tàu hoa. Tàu hoa sẽ dẫn đầu đoàn tàu ra biển qua hướng Vũng Tàu. Sau khi chạy một vòng ra biển và khấn vái xong đoàn tàu sẽ quay trở về bến Cần Giờ để chuyển sang cuộc diễu hành trên bờ. Tại đây, hai con rồng dài uốn lượn nhịp nhàng mở đường cho


các đoàn tôm, cua, cá theo sau, có cả đoàn người đi trên những chiếc cà kheo tạo thêm nét hóm hỉnh cho cuộc diễu hành.

- Các làng nghề truyền thống:

Tại địa phương, có rất nhiều làng nghề đang hoạt động, tuy nhiên chỉ có 3 làng nghề nổi tiếng tại Cần Giờ vẫn được giữ gìn và phát huy, các làng nghề góp phần thúc đẩy cho việc phát triển du lịch. Du khách còn được trãi nghiệm và tìm hiểu các quy trình sản xuất ra các sản phẩm của các các làng nghề tại đây.

Bảng 2.4. Hoạt động của 3 làng nghề đang được khai thác phục vụ du lịch sinh thái bền vững tại Cần Giờ


Tên làng nghề

Đặc điểm

1.Làng Chài

-Tập trung ở bến chài Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An hay các bến đò nơi có thuyền, ghe, tàu, xuồng đánh bắt cá trở về mỗi buổi sáng sớm hay chiều tà, ngư dân thường tụ họp với tiểu thương buôn bán tôm, cá, mực các loại hải sản khác. Tấp nập người mua, kẻ bán nhưng mọi hoạt động chỉ diễn ra trong vài giờ là làng chài

trở lại bình yên.

2. Làng Chiếu

Tại xã Tam Thôn Hiệp, có làng dệt chiếu truyền thống từ lâu đời. Những gian nhà rộng thoáng chứa nhiên liệu sợi cói khô, đã được nhuộm màu. Vùng nguyên liệu vốn khá rộng, cây cói được trồng trên những cánh đồng tại xã. Dân trong làng, đa phần là phụ nữ và trẻ em đều biết đan chiếu, tay nghề càng cao từ thế hệ này sang

thế hệ khác.

3. Làng Muối

tại ấp Tân Điền, xã Lý Nhơn gần khu du lịch Vàm Sát vào mùa nắng (khoảng tháng 12 đến tháng 5 dương lịch) du khách sẽ bắt gặp hai bên đường những ruộng muối trắng xóa. Hạt muối xã Lý Nhơn đã vươn cánh bay xa ra cả nước và xuất khẩu qua EU. Huyện Cần Giờ đang quy hoạch nghề muối gắn với chương trình

muối quốc gia.

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, 2015)


Hiện nay, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn được du khách biết đến với nghề nuôi yến, đây là một trong những sản phẩm quà lưu niệm được du khách mua về làm quà tặng cho người thân và bạn bè.

- Cảnh quan thiên nhiên- Khu du lịch- danh thắng khác:

Cảnh quan thiên nhiên: bao gồm các khu rừng đặc trưng, bãi biển, bãi cát, vịnh và Giồng Cát, đây là cảnh quan thiên nhiên đẹp và nổi tiếng của Cần Giờ. Là địa duy nhất của TP.HCM có biển, mặc dù biển nơi đây không thể sánh với các biển nổi tiếng của các tỉnh như Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.

+Bãi cát thủy triều có nhiều ưu thế về tự nhiên nhưng để phát triển du lịch biển, cần có đầu tư phát triển lấn biển, cải tạo nguồn nước để có những bãi tắm sạch đẹp và là cơ sở cho việc cải tạo bãi biển tại Cần Giờ thành khu bãi tắm, nghỉ ngơi và giải trí. Đây là những công trình đầu tư quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu cho khu du lịch biển TP.HCM.

Bảng 2.5. Cảnh quan thiên nhiên đặc trưng của Cần Giờ


Tên loại

Đặc điểm


1. Vịnh Đồng Tranh

Độ sâu đáy vịnh không lớn, dưới 18% diện tích mặt nước có độ sâu 8-10m; trên 75% diện tích mặt nước có độ sâu <6m. Đường bờ vịnh Đồng Tranh đơn giản, thoải, phần lớn là các bãi bồi. Trên cơ sở đặc điểm của vịnh có thể xây dựng các điểm du lịch sinh thái dọc theo song Đồng Tranh (với mặt nước rộng, đáy nông và yên tĩnh,…) nhằm phục vụ cho nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu,

thuyền buồm, lướt ván


2. Giồng cát

Chứa nhiều di tích khảo cổ, ngoài ra nó còn có một số đặc điểm như: có nước ngầm trữ lượng tốt mặc dù trữ lượng hạn chế, không còn bị xói lở (sau khi đã được kè đá), có bãi cát bờ biển rộng, giao thông thủy -bộ tốt, nền móng công trình tương đối thuận lợi. Điều này có ý nghãi thực tiễn rất lớn trong xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ

phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.


3.Rừng Ngập mặn

Đây là khu rừng có chức năng để bảo vệ môi trường được ví như lá

lá phổi để lọc môi trường. Với hệ động thực vật phong phú, rất thích hợp cho các loại hình du lịch khám phá rừng và tìm hiểu về đời sống


Tên loại

Đặc điểm


của các hệ thực vật của rừng.


4.Biển

Mặc dù nước biển đen và không xanh như các bãi biển khác, tuy nhiên đây là bãi biển duy nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, thích hợp cho việc khai thác các loại hình du lịch thể thao dưới nước.

5.Sông ngòi, kênh rạch

Chằn chịt, trãi dài khắp huyện và trải qua nhiều nơi trên các sông

khác, rất thích hợp cho các loại hình du lịch đường sông, chèo thuyền.

(Nguồn: Viện địa lý tài nguyên TPHCM, 2013)

Nhờ vào các cảnh quan thiên nhiên đẹp, nên một số khu du lịch sinh thái đã ra đời, nhằm phục vụ cho nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách, các khu du lịch sinh thái hiện nay đang thu hút khách du đặc biệt là du khách nước ngoài.

Bảng 2.6. Thống kê lượt khách, chi tiêu và khách quốc tế tại 3 khu du lịch Cần Giờ

Nội dung

Tên khu du lịch sinh thái


Chỉ tiêu


1.Khu Du lịch Vàm Sát


2.Khu du lịch sinh thái Dần Xây

3.Khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác (bao gồm Lâm viên

đảo khỉ)

1.Trung bình lượt khách

năm

50.000

16.000

136.000

2.Tỷ lệ khách quốc tế

30-35%

10%

20-25%

3.Bình quân chi tiêu của

khách/ngày (ĐVT: đồng)

1.345.000

265.000

285.000

(Nguồn tác giả tổng hợp qua báo cáo, 2016)


2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

2.3.1. Thực trạng về khai thác khách tại Cần Giờ:

Với lượng khách đến với Cần Giờ ngày càng tăng qua các năm, đặc biệt năm 2015 lượt khách chỉ đạt 655.300 nhưng đến năm 2016 lượt khách


đạt 1 006 500 chỉ trong vòng 1 năm mà lượng khách tăng gần gấp đôi Đây là 1

đạt 1.006.500 (chỉ trong vòng 1 năm mà lượng khách tăng gần gấp đôi). Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển du lịch sinh thái của Cần Giờ. Nhưng để thu hút khách du lịch đến với nơi đây nhiều hơn thì Cần Giờ cần có những chính sách, định hướng phát triển theo hướng bền vững để không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên nơi đây, đồng thời khai thác được hết hiệu quả của cảnh quan môi trường, tài nguyên thiên nhiên vào phát triển DLSTBV theo xu hướng toàn cầu. Đây là loại hình du lịch được du khách nước ngoài quan tâm và trở thành khuynh hướng mà các nước trong vực Châu Á, đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN hướng đến.


1,200,000


1,000,000


800,000


600,000


400,000


200,000

0

2012

2013

2014

2015

2016



Lượng khách

420,000

407,000

492,106

655,300

1,006,500

Doanh thu

126,000

122,100

143,431

239,320

402,600

Biểu đồ 2.7. Thống kê khách du lịch và doanh thu du lịch qua các năm tại huyện Cần Giờ

(Nguồn: Ủy ban nhân dân Huyện Cần Giờ, 2017)


Thị trường khách quốc tế đến Cần Giờ chủ yếu từ các quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nga, Đức... để tham quan, tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn, học tập, trồng rừng... chiếm từ 5-10%. Còn lại là lượng khách nội địa đến đây với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng và thưởng thức


đặc sản địa phương là chính vào các ngày cuối tuần và các ngày Lễ trong năm.

Trong 05 năm qua, huyện Cần Giờ đã thu hút được khoảng 2.3 triệu lượt khách đến tham quan nghỉ dưỡng tại huyện Cần Giờ, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 9.8%, doanh thu đạt trên 400 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 18.4%.

Doanh thu về du lịch tăng nhưng chưa bền vững trong 5 năm trở lại đây, do vậy, phải có những chiến lược cụ thể về quảng cáo, quảng bá, xây dựng sản phẩm thì doanh thu mới phát triển mạnh và bền vững.

2.3.2. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ du lịch sinh thái:

2.3.2.1. Về cơ sở lưu trú du lịch, cửa hàng mua sắm và các điểm tham quan mua sắm.

Tính đến hết tháng 3/2017, Thành phố có trên 50.000 phòng, trong đó số Phòng lưu trú của Cần Giờ chỉ có 417 phòng chiếm trên 8% tổng số phòng lưu trú tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với số lượng cơ sở lưu trú du lịch và số phòng lưu trú thì Cần Giờ không thể đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách du lịch vào các mùa cao điểm.

Bảng 2.8. Thống kê số cơ sở phục vụ lưu trú du lịch tại huyện Cần Giờ đến

3/2017



STT


Tên CSLTDL


Địa chỉ

Số phòng lưu trú đang kinh

doanh


Hạng sao

1

Khu du lịch Cần Giờ

ấp Long Thạnh,

xã Long Hòa, huyện Cần Giờ

80

3


2

KDL sinh thái biển Phương Nam Cần Giờ

ấp Đồng Hòa xã Long Hòa


70


3

3

Trung tâm du lịch sinh thái biển Tiếng Sóng

ấp Đồng Hòa xã Long Hòa

28

1


4


Khách sạn Gió Lộng

Khu phố Miễu Ba, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ,


20

Chưa phân loại, xếp

hạng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2022