Thực Trạng Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Khu Dự Trữ Sinh Quyển Cần Giờ


Tóm tắt Chương 1:

Có nhiều khái niệm về du lịch sinh thái tuy nhiên có thể khái quát du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa với sự tham gia của cộng đồng địa phương. Đồng thời, phải gắn với công tác bảo tồn và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững”. Hoạt động du lịch sinh thái (DLST) ngày nay đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, với lượng khách du lịch DLST tăng khoảng 20%/năm (UNWTO, 2006). Nhưng để DLST bền vững phát triển đúng hướng, đạt được mục tiêu đề ra của nó cần phải dựa vào những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLST. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu những bài học kinh nghiệm trên thế giới. Để từ đó đưa ra mô hình phát triển phù hợp với thực tế của từng quốc gia, vùng, địa phương.

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được đánh giá là nơi có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, hội đủ điều kiện để phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững. Một số tài nguyên đã và đang được khai thác trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên vẫn chưa đạt được hiệu quả với tiềm năng thực sự của nó vốn có để thu hút khách du lịch đặc biệt là du khách quốc tế đến nơi đây.

Việc phát triển DLST trước hết cần dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển DLST, đồng thời phải gắn liền với việc khai thác nguồn tiềm năng nhằm đưa ra các giải pháp pháp triển đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

Kết quả nghiên cứu của Chương I, sẽ là cơ sở lý luận để thực hiện các nội dung tiếp theo của Luận văn, đồng thời có thể là cơ sở lý luận có thể áp dụng vào việc khai thác tiềm năng DLST ở Việt Nam nói chung và tại Cần Giờ TP.HCM nói riêng.


Chương 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ

2.1. Khái quát về Cần Giờ

2.1.1. Vị trí địa lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh với tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông.

Khu dự trữ sinh quyển cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km, Cần Giờ tiếp giáp: phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; phía Nam giáp với biển Đông; phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An; phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. Đặc biệt, đây là huyện duy nhất của TP.HCM có biển, với bờ biển dài trên 13km.

Với vị trí thuận lợi nằm kề với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, trung tâm kinh tế văn hóa chính trị lớn nhất của cả nước. Do đó, lượng du khách quốc tế đến với thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 40% tổng số khách quốc tế đến với Việt Nam. Đây chính là lợi thế để Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thu hút du khách quốc tế đến tham quan và du lịch.

Đây là một trong những điểm vui chơi, giải trí cuối tuần của người dân thành phố trong những năm qua và là nơi thu hút nhiều công trình, dự án du lịch của thành phố.



Bản đồ 2 1 Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ Nguồn Ủy ban nhân dân huyện 1

Bản đồ 2.1.Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, 2015)


2.1.2. Lịch sử:

- Trước đây Rừng Ngập Mặn Cần Giờ (RNM CG) che phủ một vùng có diện tích 40.000 ha; tán rừng dày đặc với cây rừng cao trên 25m, đường kính từ 25 - 40 cm. Trong đó đước, bần, mắm, sú là các loài cây chiếm ưu thế.

- Từ năm 1962 đến năm 1971 đế quốc Mỹ đã tiến hành các chiến dịch khai hoang bằng chất độc hóa học, thuốc diệt cỏ. Mỹ đã rải xuống RNM CG với gần 4 triệu lít chất độc hóa học, vì vậy đã làm cho Hệ Sinh Thái RNM CG gần như bị phá vỡ hoàn toàn.

- Sau 1975, RNM CG một phần diện tích đất Cần Giờ bị thoái hóa, nước mặn lấn sâu vào nội địa, nhiều nguồn giống, loài thủy sản, thú rừng, chim muông mất nơi sinh sống. Điều đó đã làm cho nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước chứng kiến cảnh tượng này đã phải thốt lên rằng: "phải hàng trăm năm sau RNM CG mới được khôi phục".

- Từ năm 1978 UBND TP.HCM đã chủ trương phục hồi lại RNM CG nhằm mục tiêu khôi phục thảm thực vật Rừng Sác nhiệt đới, bảo tồn các di sản thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử cách mạng, tạo nên các vành đai xanh với hệ sinh thái môi trường đa dạng và phong phú cho hàng triệu cư dân thành phố. Việc khôi phục RNM được tiến hành liên tục bền bỉ cho đến ngày hôm nay.

2.1.3. Điều kiện tự nhiên:

Diện tích Cần Giờ chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn TP.HCM, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đất đai phần lớn nhiễm phèn và nhiễm mặn. Trong đó, vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, cây mắm.


Cần Giờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo, hướng gió chính là Tây Nam, mùa mưa bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với các địa phương khác trong vùng (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 250C - 290C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm.

Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng quan trọng này, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”.

Cần Giờ có bờ biển dài gần 13 km, vùng biển có thể nuôi trồng nhiều loài hải sản như: nghêu, tôm, sò, hàu, cá. Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.4. Điều kiện xã hội:

-Dân số: Huyện Cần Giờ có 74.960 người (năm 2015), mật độ dân số 106 người/km2. Gồm các dân tộc: Kinh chiếm 84,4%, Hoa chiếm 11%, còn lại là dân tộc Khơmer và Chăm. Sống tập trung trên 7 xã và thị trấn: Xã Bình Khánh, Xã Tam Thôn Hiệp, Xã An Thới Đông, Xã Lý Nhơn, Xã Long Hòa, Thị trấn Cần Thạnh, Xã Thạnh An.

-Xã hội: Sau 30 năm kể từ ngày được sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, mảnh đất Cần Giờ tuy vẫn còn nghèo, nhưng đã có nhiều đổi thay đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ vào năm 1998 là 38,47% kéo giảm xuống còn 2,22% vào cuối năm 2003. Năm 2004, theo chuẩn mới (4 triệu/ người/năm), tỷ lệ này giảm còn 20%. Năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống còn 14,46% (theo chuẩn 06 triệu đồng/năm).


+Hệ thống y tế tại huyện và cơ sở được xây dựng, nâng cấp. Các xã đều có bác sĩ và nữ hộ sinh trung cấp, xây dựng mạng lưới nhân viên y tế ấp và nhân viên sức khỏe cộng đồng, đến năm 2005 đạt 2000 dân có 01 bác sĩ.

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững của Cần Giờ

2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên:

- Địa hình địa mạo, địa chất:

+Địa hình huyện Cần Giờ tương đối bằng phẳng, cao độ khoảng 2,2- 1,5m ; riêng núi đá andesdit Giồng Chùa là điểm cao nhất (11,4m) và lộ diện khoảng vài ha. Địa hình có xu hướng thấp dần ra phía biển, nhưng đặc biệt có các đới cao chung quanh nên từ phía Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam và địa hình cũng thấp dần vào trung tâm, hơi có dạng lòng chảo.

+Ngoài núi đá andestsit Giồng Chùa (xã Thạnh An), hầu hết bề mặt huyện Cần Giờ được cấu tạo bởi các trầm tích thuộc phù sa mới, gồm 2 loại trầm tích: Trầm tích biển tiến Hologen giữa và trầm tích thuộc giai đoạn biển lùi. Với đặc điểm này cho thấy ý nghĩa tiềm năng quan trọng trong việc ưu tiên chọn khu vực ưu tiên để phát triển phù hợp các loại hình: khu đô thị, khu du lịch, khu cảng (nước sâu) và công nghiệp, dịch vụ cảng (Viện địa lý tài nguyên TP.HCM, 2015).

- Thổ nhưỡng:

Đất huyện Cần Giờ còn rất trẻ, chứa nhiều yếu tố bất lợi là phèn và mặn nhưng mặn giữ vai trò chủ đạo và chủ yếu gồm 5 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn, nhóm đất mặn, nhóm đất mặn phèn và nhóm đất than bùn. Nhóm đất mặn giúp cho cây đước phát triển tốt trên vùng đất này.

- Thảm thực vật và tài nguyên rừng:

Rừng ngập mặn có hệ động và thực vật quý hiếm và đa dạng phong

phú:

+ Về thực vật: nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần hợp đước đôi - bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng v.v… và các loại nước lợ


như bần chua, ô rô, dừa lá, rang. Rừng ngập mặn Cần Giờ có 220 loài thực vật bậc cao với 155 chi, thuộc 60 họ; trong đó, các họ có nhiều loài nhất gồm: họ Cúc (Asteraceae) 8 loài, họ thầu dầu (Euphorbiaceae) 9 loài, họ Đước (Rhizophoraceae) 13 loài, họ Cói (Cyperaceae) 20 loài, họ Hòa thảo (Poaceae) 20 loài, họ Đậu (Fabaceae) 29 loài (Phạm Văn Ngọt và cộng sự, 2007).

+ Về động vật: khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè, kỳ đà nước, trăn gấm, rắn hổ mang, rắn hổ chúa, vích, cá sấu hoa cà…ngoài ra, còn có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau (Phạm Văn Ngọt và cộng sự, 2007).

- Diện tích đất lâm nghiệp: sau 15 năm khôi phục (1978-1993), hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đã được phục hồi, tài nguyên rừng đa dạng và phong phú, nhiều loài động vật rừng có mặt trở lại, môi trường thủy sản được phục hồi, tái sinh tự nhiên của cây rừng tốt. Do rừng ngập mặn có nhiều giá trị về phòng hộ, kinh tế, cảnh quan, môi trường...nên cần được bảo vệ và phát triển, giữ gìn sự bền vững hệ sinh thái, sử dụng và khai thác hợp lý các tiềm năng tự nhiên, xây dựng các mô hình lâm ngư kết hợp.

Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái rừng để du khách có thể khám phá và tìm hiểu về các loài động và hệ thực vật của rừng ngập mặn tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

- Hệ thống sông rạch và đặc điểm chế độ dòng chảy trên các các sông chính:

- Cần Giờ có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển theo chế độ bán nhật triều với biên độ - 2-3m ngày đêm. Tổng lượng dòng chảy hàng năm bình quân của hệ thống sông Đồng Nai đổ ra biển trên 30 tỉ m3 qua hai cửa sông Lòng Tàu- Ngã Bảy và Soài Rạp. Mùa lũ sông Soài Rạp tháo nước nguồn mạnh hơn


trong mùa kiệt và hình thành các cồn ven sông, cồn bãi cửa sông. Mặn sông nhập vào Lòng Tàu nhiều hơn làm cho biên độ của độ mặn trên sông Lòng Tàu lớn hơn trên sông Soài Rạp. Sông Đồng Tranh là môt con sông rộng, chiều dài sông ngắn, đóng vai trò một vực nước nửa kín, nước ít trao đổi và ít được tiếp nước ngầm.

- Sông Vàm Cỏ đổ nước vào bờ phải sông Soài Rạp, nhất là thời kỳ sông Vàm Cỏ tiêu nước lũ của vùng Đồng Tháp Mười. Sông Gò Gia – Thị Vải – Cái Mép tiêu thoát dòng chảy cục bộ hay những dòng sông nước mạnh quanh năm và đổ ra vịnh Gành Rái.

- Do cấu trúc đặc biệt của hệ thống sông vùng này, đặc biệt là các cửa sông, cho nên càng đi về phía đông, triều truyền càng thuận lợi, vì thế mặn xâm nhập lên phía thương lưu từ phía Gành Rái xa hơn. Tổng lượng triều lớn nhất truyền vào cửa song vào tháng 4 qua các cửa trong một ngày triều cường khoảng 1,36 tỉ m3(tính theo thủy lực). Trong đó, các cửa sông chiếm tỷ lệ, gồm: cửa Soài Rạp (22%); cửa Lòng Tàu (59%), cửa Đồng Tranh (3%); cửa Cái Mép-Gò Gia-Thị Vải và các cửa khác (16%). Đây cũng là một trong nhân

nhân tố quan trọng để phát triển du lịch đường sông tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ mà Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Du lịch và huyện Cần Giờ đang tập trung triển khai quyết liệt nhằm tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái mới tại nơi đây.

- Tiềm năng nông-lâm-ngư nghiệp:

- Dựa trên tiềm năng đất đai và nguồn nước mặn, huyện Cần Giờ được chia thành 16 vùng tiềm năng về phát triển nông-lâm-ngư nghiệp. Đây là điều kiện để định hướng phát triển các loại hình sinh thái tại các xã của Cần Giờ như du lịch nhà vườn, tham quan tìm hiểu các làng nghề, du lịch mạo hiểm.

- Với việc phân bổ và quy hoạch các vùng lâm-nông-ngư nghiệp như hiện nay của Cần Giờ là một lợi thế lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái bền vững và lâu dài, du khách có thể khám tìm hiểu các ngành nghề truyền

Ngày đăng: 14/09/2022