Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Theo Hướng Bền Vững:


ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong hoạt động du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của nhiều vùng, nhiều quốc gia.

*Về xã hội: phát triển DLST theo hướng bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân vùng xa vì là một ngành dịch vụ, do đó DLST có hệ số sử dụng lao động tương đối cao. Theo ước tính của một số chuyên gia, tỷ lệ bình quân về số lao động bình quân trên một khách DLST từ 0,863 đến khoảng 1,108. Tỷ lệ này theo đánh giá còn cao hơn đối với nhiều quốc gia nơi nền công nghiệp du lịch chủ yếu dựa vào DLST. Với hệ số sử dụng lao động cao, DLST đã trở thành một biện pháp hữu hiệu nhằm tạo công ăn việc làm, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999a và 1999b).

Ngoài ra, theo thống kê của Hiệp hội Sinh thái Thế giới thì DLST còn nhiều vai trò và tác dụng khác. Trong phạm vi luận văn này chỉ nêu ra một vài vai trò quan trọng, có thể dễ dàng nhận thấy trong việc phát triển DLST.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững:

1.4.1. Yếu tố tài nguyên:

Tài nguyên DLST là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách du lịch.

Nhóm các yếu tố này thường được tính đến gồm có:

Tính hấp dẫn: Tính hấp dẫn của điểm tài nguyên DLST thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên. Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Nơi nào có tài nguyên hấp dẫn, đặc sắc nơi đó có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động DLST, ví dụ như Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẽ Bàng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia "tính hấp dẫn" của tài nguyên mới


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

chỉ là “điều kiện cần” để phát triển hoạt động DLST. Vì sự phát triển DLST còn liên quan đến công tác quản lý, tổ chức hoạt động DLST.

Tính bền vững: Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn. Tính bền vững là một trong những nhân tố thức đẩy sự phát triển của DLST.

Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh - 6

Tính thời vụ:Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư, phát triển hoạt động DLST. Tài nguyên nào có tính thời vụ dài sẽ tạo điều kiện cho việc khai thác phát triển DLST và ngược lại. Tính thời vụ bị ảnh hưởng rất nhiều yếu tố kể cả yếu tố tự nhiên và xã hội như thời tiết; thời gian nghỉ lễ, nghỉ hè, nghỉ Tết,…Ví dụ: Một số bãi biển ở Bà Rịa – Vũng Tàu (đông vào cuối tuần và ngày Lễ, Nha Trang (từ tháng 7 đến tháng 9), Phú Quốc (từ tháng 9 đến tháng 3 âm lịch) thời gian khai thác cho hoạt động tắm biển khoảng trong năm.

Tính liên kết:Một trong những yếu tố hấp dẫn khách du lịch không chỉ là tính hấp dẫn của chính điểm tài nguyên đó mà còn là tính liên kết với các tài nguyên du lịch khác. Rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng du khách thích được tham quan nhiều điểm tài nguyên tại một điểm đến (khu vực hoặc vùng) (Hiệp hội Du lịch Sinh thái, 1999a). Đặc biệt, sự hấp dẫn sẽ càng tăng nếu các tài nguyên nằm gần nhau khác về thể loại. Điều này sẽ tạo điều kiện tổ chức nhiều loại hinh du lịch đa dạng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên:Vị trí và khả năng tiếp cận điểm TNDL có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút khách du lịch. Nếu tài nguyên DLST ở gần vị trí thuận lợi (gần đô thị, đường giao thông bộ, đường thủy) sẽ tạo điều kiện trong việc giảm chi phí đầu tư, chi phí đi lại của du khách và đương nhiên sẽ thu hút khách du lịch tốt hơn. Nhân tố này được xem là giá trị vô hình để thu hút khách.


1.4.2. Nhóm yếu tố liên quan đến công tác quản lý, tổ chức du lịch sinh thái:

- Yếu tố liên quan đến chính sách phát triển du lịch sinh thái: đây là yếu tố rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định đến sự phát triển DLST. Thực tế đã cho thấy: Nếu quốc gia nào quan tâm và có những chính sách thiết thực, hiệu quả thì DLST ở đó phát triển. Bởi hoạt động DLST không thể thiếu vai trò của nhà nước như công tác quy hoạch, đầu tư CSHT, đào tạo cán bộ.

Chính sách khuyến khích sự phát triển DLST cũng sẽ góp phần nâng cao ý thức và sự quan tâm của mọi người cũng như du khách vào DLST.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật: nhân tố này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý, khai thác tài nguyên phục vụ nhu cầu DLST của du khách. Cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) trong kinh doanh du lịch nói chung và DLST nói riêng gồm: CSHT & CSVCKT phục vụ cho nhu cầu xã hội và cho hoạt động du lịch (CSHT & CSVCKT loại 1) như hệ thống đường, điện, thông tin liên lạc, hệ thống nước… dẫn đến điểm tài nguyên. Hệ thống CSHT & CSVCKT (CSHT & CSVCKT loại 2) chỉ phục vụ chủ yếu cho ngành du lịch như hệ thống đường, điện, thông tin liên lạc trong điểm tài nguyên, hệ thống nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí của điểm tài nguyên. Tuy nhiên, yếu tố này liên quan đến vốn đầu tư cho hoạt động DLST.

- Công tác quản lý, tổ chức hoạt động du lịch sinh thái: Yếu tố này liên quan đến nhiều mặt hoạt động, từ việc đề ra nguyên tắc, thiết lập hệ thống quản lý đến việc xây dựng hệ thống tổ chức hoạt động DLST như mô hình tổ chức, quản lý, công tác giám sát, đào tạo nguồn nhân lực. Công tác này được coi là hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động DLST phát triển bền vững.


- Chất lượng phục vụ: Yếu tố về chất lượng phục vụ rất quan trọng đối với sự phát triển DLST, đặc biệt là các tài nguyên đã đưa vào khai thác. Nơi nào chất lượng phục vụ tốt sẽ thu hút được du khách và ngược lại. Để làm tốt chất lượng phục vụ lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ DLST.

- Công tác quảng bá: Công tác quảng bá ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động DLST, công tác này liên quan đến công tác tổ chức hoạt động DLST. Nếu làm tốt công tác quảng bá DLST sẽ góp phần thu hút du khách, thúc đẩy sự phát triển của DLST. Đặc biệt công tác này ngày càng được quan tâm do sự cạnh tranh "điểm đến" về DLST giữa các điểm tài nguyên, các vùng trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau ngày càng gay gắt.

1.4.3. Yếu tố liên quan đến du khách:

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng còn có rất nhiều vấn đề liên quan đến du khách ảnh hưởng đến sự phát triển DLST bên cạnh các yếu tố trên. Một số yếu tố có thể như đặc điểm (giới tính, tuổi tác, quốc tịch), xu hướng, nhu cầu của du khách, mục đích. Do đó, trong nhiều hoạch định phát triển DLST trên thế giới, người ta sử dụng phương pháp “tiếp cận nhu cầu của du khách đến”. Roby Ardiwidjaja (2008) đã chỉ ra sự cần thiết của việc nghiên cứu nhu cầu du khách trong việc xem xét các "nguồn lực của điểm đến" du lịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều này cũng được quan tâm đúng mức. Khi nghiên cứu trường hợp điển hình tại Kenya, Paul F. J. Eagles và Brayn R. Higgins (1998) đã chỉ ra có rất ít nghiên cứu được tiến hành về động cơ và nhu cầu của khách DLST.

1.4.4. Sức chứa của tài nguyên:

Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt động DLST tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động của khách (số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên, xã hội. Sức chứa không chỉ liên quan đến


độ lớn của tài nguyên mà còn liên quan đến độ “nhạy cảm” của tài nguyên. Sự phát triển của hoạt động DLST liên quan rất nhiều đến nhân tố sức chứa của tài nguyên.

Nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động có thể có do hoạt động DLST gây ra cho môi trường tự nhiên, DLST phải tính đến điều kiện “sức chứa” hoặc “sức tải”. Khái niệm sức chứa được hiểu ở 4 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. Sức chứa về khía cạnh vật lý được hiểu là lượng khách tối đa mà điểm đến DLST có thể tiếp nhận, điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Công thức chung để xác định sức chứa của một điểm du lịch như sau:



AR

CPI= ----------


a


Trong đó: CPI: sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity) AR: Diện tích của khu vực du lịch (Size of Area)

a: Tiêu chuẩn không gian tối thiểu cho một du khách.

Trong đó: có thể tham khảo tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch:

Ví dụ hoạt động giải trí ở các khu du lịch:

Nghỉ dưỡng biển : 30-40m2/người

Pichnic : 60-80 m2/người

Thể thao : 200-400 m2/người

Hoạt động dã ngoại : 100-200 m2/người

1.4.5. Tác động của biến đổi khí hậu:


- Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra những biến đổi hoàn lưu khí quyển và đại dương, đặc biệt là hoàn lưu gió mùa và hoàn lưu nhiệt - muối dẫn đến những biến động về nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiệt độ không khí trung bình ở nước ta tăng khoảng 0,1°C/thập niên. Hiện tượng Elnino ngày càng có tác động mạnh đến chế độ thời tiết và khí hậu ở nhiều khu vực. Nhiệt độ gia tăng và nắng gắt, khô hạn đã gây ảnh hưởng tới mực nước của các con sông, lòng hồ, khe suối,…vốn được dùng để khai thác du lịch đường sông, hoặc những con suối đẹp không có nước chảy làm mất đi cảnh quan du lịch.

- Tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên:

Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.

Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trong số 10 thành phố bị ngập lụt nhất thế giới dưới tác động của nước biển dâng. Các điều kiện tự nhiên thay đổi cũng khiến thói quen sống và sinh sản của thủy, hải sản có những biến động. Nhiều loài sinh vật biển cũng bị suy giảm nghiêm trọng và giảm dần về chất lượng cũng như trữ lượng.

- Tác động đến các di sản thiên nhiên:

Trong thời gian qua, kèm với lũ lụt và không khí nóng ẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, mối mọt, cây cối mọc ký sinh trên các công trình, dẫn đến sự phá hủy di tích. Khu dự trữ sinh quyển ở Cần Giờ (thành


phố Hồ Chí Minh), U Minh thượng (Kiên Giang), hệ sinh thái san hô, rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới tại các Vườn quốc gia... thay đổi. Hàng năm, các di sản này vẫn đe dọa bị nhấm chìm khi mực nước biển dâng cao.

Nhìn chung tác động biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đối với hoạt động du lịch: bão lụt và hạn hán tăng đe dọa lớn tới chất lượng môi trường sống của con người, bởi bão lụt tạo môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi và ký sinh trùng, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh. Những khu du lịch cộng đồng ít có sự đầu tư về công tác vệ sinh môi trường và công nghệ xử lý ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng của tác động trên, làm giảm sức hấp dẫn đối với du khách.

1.4.6. Nhóm các yếu tố khác:

Một số yếu tố khác có liên quan đến sự phát triển DLST như môi trường kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia nơi có điểm tài nguyên; sự phát triển của các loại hình du lịch khác và các dịch vụ bổ trợ và một vài yếu tố khác.

Tóm lại: trên đây là một số yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển DLST. Trong đó yếu tố về tài nguyên là yếu tố “điều kiện” để phát triển DLST; yếu tố về tổ chức quản lý là yếu tố rất quan trọng, tuy nhiên đây là yếu tố “chủ quan” khi triển khai hoạt động DLST.

1.5. Kinh nghiệm về khai thác tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Việt Nam và trên thế giới

1.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới:

- Tại Bali – Indonesia:

Bali là một đảo nghèo khó vì đất đai khô cằn và núi lửa luôn đe doạ hoạt động, thuận lợi của Bali là có những bãi biển rất đẹp. Để giải quyết vấn đề kinh tế-xã hội của Bali nói riêng và Inđonexia nói chung, năm 1970 Chính phủ Indonexia đã nhờ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) quy hoạch phát triển du lịch tại hòn đảo này trở thành một trung tâm du lịch lớn của khu vực.


Các nhà quy hoạch đã thảo luận với cộng đồng dân cư tại đây về quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch để tìm ra một sự đồng thuận.

Bảng 1.7. Một số chính sách phát triển du lịch tại Inđonesia


1. Xây dựng cảng quốc tế và sân bay quốc tế.

2.Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, điện,cấp nước,thoát nước, thông tin liên lạc.

3.Miễn thị thực nhập cảnh cho công dân của 40 nước trên thế giới có nhiều người đi du lịch. 4.Tạo ra cơ chế ưu đãi thuận lợi và thông thoáng thu hút các nhà đầu tư khách sạn lớn như: Accor, Hillton, Sheraton, Shangglia, Meritos, Câu lạc bộ Địa Trung Hải.

5.Những quy định chặt chẽ trong quy hoạch về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (ví dụ: các khách sạn không được xây cao quá ngọn cây dừa) và việc bảo vệ môi trường sinh thái (hệ thống thoát nước thải ra biển phải được xử lý trước khi thoát).



2013)

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ chính sách phát triển du lịch tại Indonesia,


Các nhà quy hoạch thống nhất với cộng đồng dân cư địa phương về:

+Tạo việc làm cho người dân tham gia trực tiếp vào quá trình phục vụ

du lịch như: làm việc trong các khách sạn, nhà hàng. Làm hướng dẫn du lịch.Tổ chức các hoạt động văn hoá mang bản sắc Bali. Làm các đồ thủ công mỹ nghệ để bán cho khách du lịch. Lái tàu ra biển và làm hướng dẫn viên lặn biển.

+ Giữ gìn môi trường xã hội và môi trường sinh thái nhằm phát triển du lịch bền vững.

+ Đào tạo và bồi dưỡng cộng đồng dân cư địa phương về nghiệp vụ du lịch và các nghề cơ bản.

Ngày nay, Bali không chỉ là khu du lịch nổi tiếng trong khu vực mà cả trên thế giới về loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội nghị mà cả du lịch sinh thái. Mỗi một năm Bali đã đón tiếp trên 2 triệu lượt khách quốc tế đem lại một thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước và cải thiện điều kiện sống và thu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2022