Hướng Quy Hoạch Phát Triển Cơ Sở Lưu Trú Tại Một Số Khu Tại Cần Giờ



STT


Tên CSLTDL


Địa chỉ

Số phòng lưu trú đang

kinh doanh


Hạng sao


5


Nhà nghỉ Cát Tường


Khu phố Miễu Nhì, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ,


12

Chưa phân loại, xếp hạng


6


Nhà hàng Nhạn Trắng

Khu phố Miễu Nhì, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TPHCM


12

Chưa phân loại, xếp hạng


7


Nhà nghỉ Khánh Vân


Khu phố Miễu Nhì, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ,


25

Chưa phân loại, xếp hạng


8


Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên TP


ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ


14

Chưa phân loại, xếp hạng


9


Nhà nghỉ Khoa Nguyên


ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ


17

Chưa phân loại, xếp hạng


10


Nhà nghỉ Thu Thảo


ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ


12

Chưa phân loại, xếp hạng


11


Nhà nghỉ Tâm Tâm


ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ


20

Chưa phân loại, xếp hạng


12


Khu nghỉ mát Kỳ Nam


ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ


25

Chưa phân loại, xếp hạng


13


Nhà nghỉ Phi Lao


ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ


24

Chưa phân loại, xếp hạng


14


Nhà nghỉ Thái Dương


ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ


40

Chưa phân loại, xếp hạng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh - 10



STT


Tên CSLTDL


Địa chỉ

Số phòng lưu trú đang

kinh doanh


Hạng sao


15


Nhà nghỉ Xuân Thành


ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ


18

Chưa phân loại, xếp hạng


Tổng cộng


417


(Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM, 2017)

Nhìn chung cơ sở lưu trú phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Cần Giờ phần lớn phục vụ du khách vào những ngày cuối tuần và các ngày Lễ, Tết. Các ngày còn lại trrong năm, địa phương phục vụ du lịch với công suất thấp (10-20%).

Trên cơ sở số lượng khách đến với Cần Giờ trong những năm qua thì huyện Cần Giờ hiện nay đã có định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phát triển hệ thống cơ sở lưu trú nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Hướng quy hoạch phát triển cơ sở lưu trú tại một số khu tại Cần Giờ


Phát triển nhà nghỉ du lịch và khách sạn hạng 1 sao trở lên tại các khu vực sau:

+ Khu vực dọc biển, đường Duyên hải của thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa.

+ Khu vực đường Rừng Sác thuộc xã Bình Khánh và đường Rừng Sác thuộc ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông.

+ Khu vực xã Tam Thôn Hiệp.

Phát triển nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê trong làng nghề tại các khu vực còn lại thuộc xã Bình Khánh, xã An Thới Đông, xã Lý Nhơn, xã Tam Thôn Hiệp.

Phát triển nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê gắn với ngành nghề truyền thống trên địa bàn xã Thạnh An.


(Nguồn: Đề án dự thảo quy hoạch cơ sở lưu trú du lịch TP.HCM 2016-2030 của Sở Du lịch TP.HCM,2016)


Hiện nay, Cần Giờ còn thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí nên việc khách lưu lại qua đêm rất hạn chế. Mặc dù số phòng lưu trú du lịch chưa nhiều so với lượng khách nhưng các cơ sở kinh doanh lưu trú tại đây gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động vì thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu phòng vào các ngày cuối tuần, ngày Lễ, Tết, nhất là dịp Lễ hội Nginh Ông nhưng lại trống phòng vào các ngày khác trong năm. Do lượng khách du lịch chủ yếu là khách trong nước nên hoạt động của du lịch Cần Giờ chịu rất nhiều tác động tiêu cực của tính thời vụ du lịch.

Trong tương lai, du lịch sinh thái bền vững Cần Giờ sẽ phát triển mạnh mẽ với các loại hình du lịch như: Du lịch truyền thống văn hóa lịch sử, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch đường thủy, làng nghề, du lịch ẩm thực gắn với các tài nguyên du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ, biển Cần Giờ, chiến khu rừng Sác. Khi đó nhu cầu phòng lưu trú du lịch của Cần Giờ sẽ tăng lên mạnh mẽ.

Bảng 2.10. Hướng quy hoạch phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch tới năm 2020 tại Cần Giờ

+Tạm ngưng cấp mới đăng ký kinh doanh đối với các khách sạn đạt tiêu chuẩn dưới hạng 2 sao. Khách sạn 1 sao có thể được cấp đăng ký kinh doanh ở khu vực dọc biển, đường Duyên hải của thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa, khu vực đường Rừng Sác thuộc xã Bình Khánh và đường Rừng Sác thuộc ấp An Nghĩa, xã An Thới Đông, khu vực xã Tam Thôn Hiệp.

+Không cấp mới đăng ký kinh doanh đối với nhà nghỉ du lịch (tourist guest house).

+Chỉ cấp mới đăng ký kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) tại khu vực nằm trong làng nghề truyền thống tại các khu vực còn lại thuộc xã Bình Khánh, xã An Thới Đông, xã Lý Nhơn, xã Tam Thôn Hiệp, xã Thạnh An.

+Để phục vụ cho tuyến du lịch đường sông Sài Gòn mà thành phố đang triển khai mạnh, ưu tiên phát triển các loại hình lưu trú du lịch như resort, Bungalow, làng du lịch, bãi cắm trại tại các nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, gần các làng nghề truyền thống đặc biệt là ven biển và sông với các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao dưới nước phong phú.

(Nguồn: Đề án dự thảo quy hoạch cơ sở lưu trú du lịch TP.HCM 2016-2030 của Sở Du lịch TP.HCM, 2016)


2.3.2.2. Các cơ sở dịch vụ:

Các dịch vụ hiện nay vẫn chưa đáp ứng được được nhu cầu mua sắm và ăn uống của du khách khi đến đây du lịch. Do đó, các dịch vụ này cần được đầu tư và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Đặc biệt là ý thức của người dân địa phương khi tham gia cung ứng các dịch vụ này phải đảm bảo về chất lượng, hình thức và giá cả hợp lý mang tính đặc trưng của vùng.

Với hệ thống cơ sở dịch vụ đủ tiêu chuẩn phục vụ cho khách du lịch của Cần Giờ hiện nay chưa đủ sức để phục vụ cho du khách khi đến tham quan nghỉ dưỡng và mua sắm. Một thực trạng hiện nay cho thấy, du khách khi đến Cần Giờ chủ yếu đi về trong ngày, ít lưu trú qua đêm do các cơ sở dịch vụ phục vụ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách quốc tế ví dụ như các loại hình dịch vụ giải trí về đêm hiện nay tại Cần Giờ hầu như không có. Đây chính là nguyên nhân khiến cho độ dài lưu trú tại nơi đây ngắn đi.

Bảng 2.11. Thống kê cơ sở dịch vụ du lịch tại huyện Cần Giờ từ năm 2013 – tháng 3/2017


Chỉ tiêu

Năm

2013

2014

2015

2016

Tháng

3/2017

1.Số lượng các khu, điểm du lịch

(chưa được công nhận khu điểm du lịch địa phương)


7


7


7


7


7

2.Cửa hàng mua sắm đạt tiêu chuẩn

phục vụ khách du lịch

0

0

1

1

1

3.Nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ

khách du lịch

0

0

1

2

2

24.Số lượng hộ kinh doanh hải sản,

cho thuê ghế phục vụ khách du lịch

0

0

8

8

8

(Nguồn Sở Du lịch TP.HCM 2017)


Do đó, để thu hút khách du lịch đặc biệt là du khách quốc tế đến đây lưu trú qua đêm cần phát triển mạnh các cơ sở dịch vụ như ăn uống, giải trí, mua sắm và các tour tham quan hấp dẫn hơn, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo quy tắc phát triển bền vững và không gây hại cho môi trường. Để làm được điều này, chính quyền và địa phương phải nổ lực nhiều hơn nữa trong việc định hướng, quy hoạch và hỗ trợ cho người dân địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái bền vững.

2.3.2.3. Hệ thống giao thông:

- Đường bộ: Hiện nay Huyện Cần Giờ chỉ có một trục đường bộ chính là tuyến đường Rừng Sác dài 36km, bắt đầu từ bến phà Bình Khánh đến vòng

30.04 Huyện Cần Giờ. Ngoài ra còn các nhánh đường khác rẻ vào các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Xã Lý Nhơn... Đường Rừng Sác rộng từ 30m - 120m, có 6 làn xe, tổng vốn đầu tư 1.561 tỉ đồng, bắt đầu thi công từ năm 2002 và hoàn thành vào ngày 22.1.2011; các tuyến đường thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa, Bình Khánh, Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp cũng được nâng cấp nhựa hóa góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Riêng đối với xã Thạnh An, đây là 1 xã đảo nằm biệt lập với 6 xã, được ngăn cách bởi sông Lòng Tàu, đến đây chỉ có thể di chuyển bằng phương tiện đường thủy. Hạ tầng giao thông tại đây cũng được quan tâm đầu tư. Đây cũng là địa điểm tiềm năng phát triển du lịch sinh thái do nơi đây có nhiều làng nghề truyền thống như nghề cá, nghề muối.

Các tuyến xe buýt nối liền các xã, thị trấn ngày cảng được đầu tư thêm, số chuyến trong ngày cũng được tăng lên đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách trong và ngoài huyện.

- Đường thủy: huyện Cần Giờ có một mạng lưới sông rạch chằng chịt. Diện tích sông rạch chiếm khoảng 32% tổng diện tích tự nhiên. Vì vậy đây tuyến đường giao thông quan trọng, huyết mạch để vận chuyển hàng hóa từ cửa Biển Cần Giờ vào cảng Sài Gòn. Trong đó, sông Lòng Tàu là đường giao


thông thủy chính, cho phép các tàu biển có trọng tải 20.000 tấn ra vào cảng Sài Gòn. Ngoài ra Cần Giờ có các sông chính như: Sông Xoài Rạp, Đồng Tranh, Lòng Tàu, Ngã Bảy, Gò Gia, giao thông thủy được xem là thế mạnh của huyện Cần Giờ. Việc lưu thông từ huyện, các xã, thị trấn đến các địa phương giáp ranh chủ yếu bằng các tuyến giao thông thủy. Trên địa bàn huyện Cần Giờ có 41 bến thủy nội địa được bố trí trãi đều ở các xã, thị trấn (trong đó, phục vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách là 24 bến), với 48 phương tiện chở khách. Thủy lộ chính là sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Soài Rạp.

- Hệ thống nước: có đường ống dẫn nước sạch Nhà Bè – Cần Giờ và đường ống nhánh kết nối các xã cơ bản đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.

- Hệ thống thông tin liên lạc: Ngành Điện và Bưu chính viễn thông cũng phát triển đa dạng, cơ bản phủ sóng toàn địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân; hệ thống cáp, mạng cũng được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho du khách, đặc biệt là các doanh nhân đến vui chơi, nghỉ dưỡng.

2.3.2.4. Hệ thống nhà vệ sinh:

Hệ thống nhà vệ sinh được Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ bắt đầu quan tâm và triển khai mạnh mẽ từ năm 2014, tuy nhiên do hạn chế về kinh phí nên hệ thống nhà vệ sinh phục vụ cho khách du lịch vẫn chưa thể đáp ứng theo tiêu chuẩn nhà vệ sinh phục vụ khách du lịch do Tổng Cục Du lịch ban hành. Các nhà vệ sinh tại các khu du lịch chỉ mang tính tương đối, tạm ổn.

2.3.3. Việc phát triển sản phẩm và dịch vụ:

2.3.3.1. Sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch tại Cần Giờ những năm qua. Bên cạnh các dịch vụ phục vụ khách như ăn uống, đi lại, lưu trú, vui chơi, giải trí thì việc sản xuất các hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách cũng rất phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ của Cần Giờ. Việc kích


thích khách du lịch khi đến một điểm du lịch để mua sắm đang là vấn đề cần khai thác để đem lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cho người dân khi tham gia hoạt động du lịch. Các sản phẩm hàng lưu niệm, hải sản cần có thương hiệu để đảm bảo về chất lượng và mẫu mã nhằm tạo ấn tượng cho du khách khi mua sắm. Hiện nay, hoạt động sản xuất những mặt hàng phục du khách rất đa dạng, thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.12. Những hàng hóa đặc sản được sản xuất tại Cần Giờ


STT

Nhóm hàng hóa

Các mặt hàng cụ thể

1

Hàng lưu niệm

Mũ, nón, áo các trang sức vỏ ốc, sò và các

món hàng làm bằng mây, tre, lá

2

Hàng đặc sản

Xoài, Dừa nước, mảng cầu, yến sào, khô

3

Hải sản và nguồn gốc từ hải sản

Tôm, cua, nghêu, hàu, mực. Đặc biệt khô cá

dứa, cá đù


4


Các món ăn đặc trưng của Cần Giờ

Cá đù một nắng, cơm trắng ăn kèm khô cá dứa, nghêu xào lá buôi, gỏi xoài óc giác, ốc mỡ hấp sả, tôm tít cháy tỏi, canh chua cá

khoai.

(Nguồn: UBND huyện Cần Giờ, 2016)


Các công ty du lịch đã chú trọng đến các yếu tố tinh thần như văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, phong cách phục vụ. Tuy nhiên, lực lượng lao động của Cần Giờ phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đã làm hạn chế chất lượng dịch vụ du lịch.

Việc phát triển hoạt động sản xuất hàng hóa trên đã góp phần gia tăng dịch vụ bổ sung phục vụ khách, đem lại công ăn việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

Ngoài việc đem lại thu nhập cho người dân để cải thiện đời sống, nó còn giúp cho người dân có động lực để tiếp tục sáng tạo và tạo ra nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách khi đến với Cần Giờ. Qua đó, cũng góp phần thúc đẩy việc quảng bá về hình ảnh du lịch sinh thái bền


vững tại Cần Giờ để du khách nước ngoài biết đến nhiều hơn. Đây là mục đích chính mà UBND huyện Cần Giờ đang hướng đến và thực hiện trong thời gian tới.

2.3.3.2. Các khu, điểm du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí:

Bảng 2.13. Thống kê các khu, điểm du lịch sinh thái tại Cần Giờ



Stt


Đơn vị


Diện tích và địa điểm

1

Khu du lịch dã ngoại thanh thiếu

niên thành phố

diện tích 1 ha, thuộc xã Long Hoà,

huyện Cần Giờ.

2

Khu du lịch Lâm viên Cần Giờ,

diện tích 514 ha, thuộc xã Long Hoà,

huyện Cần Giờ.

3

Khu du lịch sinh thái Rừng Sác

thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ.

4

Khu du lịch sinh thái Đông Bắc

cầu dần xây

diện tích 50 ha, thuộc xã An Thới

Đông, huyện Cần Giờ.


5


Khu du lịch sinh thái Vàm Sát

diện tích 500 ha, thuộc xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ

6

Khu du lịch sinh thái An Bình

diện tích 200 ha, thuộc xã An Thới

Đông, huyện Cần Giờ.

7

Khu du lịch sinh thái Nông

trường Cholimex

xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ

8

Khu du lịch sinh thái Nông

trường Duyên Hải-Gò Vấp

xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.


9

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ven sông Lòng Tàu

thuộc xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ.


10

Khu du lịch sinh thái dọc sông Soài Rạp

thuộc các xã Bình Khánh, An Thới Đông và Lý Nhơn, huyện Cần Giờ


11

Điểm du lịch sinh thái Cần Thạnh

thuộc thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 14/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí