Xây Dựng Và Hoàn Thiện Kết Cầu Hạ Tầng, Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Du Lịch:


cầu của thị trường, thu hút đầu tư phát triển các loại sản phẩm du lịch đặc thù thể hiện nét truyền thống, đặc trưng trong văn hóa của địa phương và thế mạnh tài nguyên tự nhiên của khu dự trữ sinh quyển phục vụ cho du khách như các sản phẩm du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm, du lịch đường sông,..

2. Xây dựng và hoàn thiện kết cầu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch:

- Tập trung đầu tư cải tạo hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, đặc biệt hệ thống giao thông tại các khu du lịch, hệ thống cầu tàu bến đỗ phục vụ tuyến du lịch đường sông. Ưu tiên nâng cấp, mở rộng bến phà Bình Khánh đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch. Ngoài ra, tăng cường kêu gọi đầu tư xây dựng các hệ thống khách sạn và cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn du lịch (ưu tiên các dự án đầu tư gắn với bảo vệ và phát huy giá trị môi trường sinh thái của địa phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách.

- Có chính sách đặc biệt cho các nhà đầu tư hoặc dự án đầu tư vào việc xây dựng các trung tâm mua sắm và khu vui chơi giải trí về đêm hiện nay đang là điểm yếu của Cần Giờ nhằm kéo dài độ lưu trú của du khách khi đến Cần Giờ.

3. Tập trung cho công tác quảng bá xúc tiến du lịch Cần Giờ đến với du khách:

- Quảng bá giá trị của tài nguyên du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ, xác định rõ ràng và nhất quán du lịch sinh thái bền vững là hình ảnh đại diện của du lịch Cần Giờ trong các chiến dịch quảng bá xúc tiến.

- Đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước thông qua các chiến dịch truyền thông hiện đại, các chương trình hội chợ triển lãm. Đồng thời triển khai chỉ thị 14 của Chính phủ trên địa bàn huyện nhằm nâng cao nhận thức của người dân địa phương thông qua chương trình “Mỗi người dân là một hướng dẫn viên, niềm nở với khách du lịch”.

4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

- Tập trung nâng cao nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại địa phương về ngoãi ngữ để đáp ứng thị trường khách như Nhật, Hàn, Anh, Nga … và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ du lịch bằng chính sách hỗ trợ và phối hợp với các Sở ban ngành có liên quan và các tổ chức trong và ngoài nước. Qua đó, tạo nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng địa phương, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái bền vững.

5. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường:

Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh - 14

- Nâng cao hiệu quả công tác giám sát và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện, lấy bảo vệ môi trường làm nền tảng cốt lõi trong công tác phát triển du lịch sinh thái bền vững của địa phương.

- Giáo dục và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương.

3.2.Một số giải pháp về khai thác tài nguyên phục vụ cho du lịch sinh thái bền vững

3.2.1.Giải pháp về khai thác tài nguyên phục vụ cho du lịch sinh thái bền vững:

- Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững: đảm bảo việc khai thác tài nguyên với việc duy trì và phát triển các tài nguyên phải lâu dài, đặc biệt là ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên của huyện do các chất thải từ các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng và du khách mang đến.

- Xác định được thế mạnh và tiềm năng tài nguyên trong khai thác phục vụ du lịch sinh thái bền vững: đặc điểm về địa hình, địa mạo, địa chất ví dụ như Cần Giờ có trầm tích biển rừng ngập mặn hay đầm mặn, là những vùng đất thấp, bị ngập thủy triều, thích hợp cho sự phát triển rừng ngập mặn, trầm tích đồng thủy triều, phân bố giữa các loại Giồng cát, được sử dụng cho trồng lúa, màu, do ít bị phèn hoặc nhiễm mặn. Ngoài ra, các tiềm năng về thực vật, rừng, hệ thống sông rạch, nông-lâm-ngư nghiệp cũng là lợi thế để phát triển


du lịch sinh thái của Cần Giờ, qua đó xây dựng các loại hình du lịch như biển, nhà vườn, du lịch đường sông.

- Xác định và kiểm tra các yếu tố tác động đến môi trường do các công trình, dự án có thể gây ra cho nguồn tài nguyên trước khi có quyết định cấp phép đầu tư.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống nước thải và rác thải, đảm bảo hệ thống xử lý theo tiêu chuẩn quy định để không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên nơi đây.

- Tổ chức giám sát, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các nguồn tác động đến môi trường để có biện pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời.

3.2.2. Giải pháp về cơ sở vật chất phục vụ du lịch sinh thái bền vững:

- Công bố danh mục các dự án đầu tư với các nhà đầu tư để triển khai thực hiện, bao gồm: các tuyến và sản phẩm du lịch, các điểm du lịch mới hình thành, các dự án hạ tầng và hệ thống các cơ sở lưu trú, các cầu tàu, bến cảng phục vụ cho du lịch.

- Khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng kinh tế- xã hội, đồng thời rà soát đầu tư mới công trình trọng điểm phát triển kinh tế- xã hội.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả và vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ của nhà nước về phát triển kinh tế biển, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị thành phố, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.

- Thúc đẩy nhanh các dự án đang xin chủ trương để phát triển các khu du lịch sinh thái tại Cần Giờ.

- Cải tạo, đầu tư và nâng cấp hệ thống đường bộ, giao thông thủy, bến cảng, khách sạn cao cấp, bãi tắm, cầu tàu đang phục vụ du lịch.

- Trong quá trình đầu tư không làm phá vỡ môi trường tự nhiên của Cần Giờ, đấy cũng là việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng, biển, truyền thống lịch sử, văn hóa.


- Ngoài việc đầu tư dự án mới, nên tập trung nâng cấp chất lượng các khu du lịch hiện có, mỗi khu du lịch cần quan tâm, giới thiệu nét đặc trưng của mình.

3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực tham gia hoạt động du lịch sinh thái tại Cần Giờ:

- Triển khai thực hiện chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện.

- Chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ bằng cách tổ chức các khóa tập huấn hoặc các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về du lịch sinh thái bền vững cho người dân và công đồng địa phương tham gia, đặc biệt là các khóa đào tạo về hướng dẫn viên du lịch sinh thái, thuyết minh viên tại điểm đến (có thể sử dụng ngoại ngữ tương đối lưu loát khi thuyết minh và hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế).

- Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông, tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đi học nghề, trung học chuyên nghiệp; định hướng cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi vào các trường cao đẳng, đại học về các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động làm việc trong ngành du lịch, thương mại và dịch vụ.

- Mở các lớp dạy nghề thương mại-du lịch tại huyện nhằm xây dựng lực lượng lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên và tư vấn du lịch, đội ngũ quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch, công nhân lành nghề thuộc lĩnh vực thương mại-du lịch.

- Rà soát, nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp lĩnh vực du lịch trên địa bàn về lao động trong lĩnh vực du lịch để xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về chuyên đề nhà hàng, khách sạn và các nghiệp


vụ và kỹ năng khác như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm.

- Có chính sách, cơ chế thông thoáng, ưu đãi hơn nữa đối với việc đào tạo, đãi ngộ nguồn nhân lực trong công tác lĩnh vực du lịch.

3.2.4. Giải pháp về công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch sinh thái bền vững:

- Giải pháp về công tác tuyên truyền, vận động:

- Tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân trên địa bàn nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch, có thái độ lịch sự, hòa nhã, tạo ấn tượng tốt cho du khách khi đến du lịch tại địa phương theo tiêu chí “Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch”.

- Tổ chức tuyên truyền và giáo dục ý thức cho nhân dân, đặc biệt là người trực tiếp tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch về kiến thức bảo vệ môi trường, văn hóa, lịch sử địa phương, văn hóa giao tiếp, thái độ thân thiện, phục vụ ân cần, tạo ấn tượng tốt cho du khách.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động các tiểu thương thực hiện đúng các quy định về công khai niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, đảm bảo chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện nếp sống văn minh thương mại.

- Tuyên truyền, khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, trong đó có các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

- Triển khai thực hiện Cuộc vận động “Chung tay vì môi trường du lịch thành phố” bằng các tiêu chí như: thái độ thân thiện, ứng xử văn minh; niềm nở với khách du lịch; tận tình hướng dẫn, giúp đỡ du khách; tích cực, tự giác giữ gìn vệ sinh.

- Giải pháp về công tác xúc tiến, quảng bá:


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch Cần Giờ bằng nhiều hình thức như thực hiện các chương trình giới thiệu, quảng bá thông qua webside, phim ảnh, brochure, tờ rơi, tờ bướm để giới thiệu đến các du khách.

- Đưa các thông tin cơ bản, hình ảnh, địa chỉ, dịch vụ về khu, điểm du lịch, cơ sở ăn uống, lưu trú, mua sắm, trên bản đồ du lịch, trang webside của huyện và các trang mạng xã hội khác nhằm thông tin, quảng bá cho du khách trong và ngoài nước có nhu cầu tìm hiểu du lịch Cần Giờ.

- Tham gia thường xuyên các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế, phối hợp với các cấp, các ngành, các đơn vị có liên quan tiến hành các chiến dịch phát động thị trường.

- Tổ chức các sự kiện về du lịch Cần Giờ, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ nhằm tạo ra điểm nhấn trong việc nâng cao hình ảnh du lịch của huyện.

- Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc trưng của huyện nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm để quảng bá, giới thiệu đến với du khách.

- Công nhận điểm du lịch địa phương cho một số điểm du lịch của huyện nhằm góp phần nâng cao giá trị điểm đến để gây sự chú ý của khách du lịch khi đến với Cần Giờ là phải đến các điểm du lịch địa phương đã được các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch công nhận.

- Chủ động kết nối với doanh nghiệp lữ hành với các điểm tham quan, mua sắm, lưu trí và ăn uống tại địa phương nhằm tạo ra các tour du lịch mang tính đặc sắc, phong phú, đồng bộ về mặt chất lượng cũng như về giá cả để giới thiệu đến với các du khách.

- Đẩy mạnh việc xã hội hóa trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch để khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách và đóng góp của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng công tác quảng bá du lịch.

3.2.5. Giải pháp về vốn đầu tư:


- Đối với các nhà đầu tư trong nước: nên có chính sách ưu đãi về thuế, đất đai hoặc về hạ tầng du lịch khác để khuyến khích người giàu hoặc các doanh nghiệp có sẳn vốn và chuyên môn về đầu tư vào du lịch tại Cần Giờ.

- Đối với các nhà đầu tư nước ngoài: cần có cơ chế thoáng về các thủ tục đầu tư nhưng vẫn đảm báo tính pháp lý và quy định của nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Cần Giờ.

- Xem xét và giải quyết nhanh các dự án đang xin phép đầu tư để nhằm thúc đẩy và phục vụ cho phát triển du lịch tại Cần Giờ.

- Thúc đẩy nhanh các dự án đang triển khai để phục vụ cho hoạt động du lịch tại Cần Giờ, ưu tiên cho các dự án phát triển về vui chơi giải trí về đêm, các cơ sở lưu trú, ăn uống.

- Các ngân hàng tạo điều kiện vay vốn cho các nhà đầu tư trong nước (với điều kiện các dự án có khả thi thực hiện và thu hồi lại vốn).

- Huyện Cần Giờ cần khảo sát, nắm bắt lợi thế của huyện trong phát triển du lịch để tham mưu và xây dựng các chính sách, chủ trương, cơ chế, kế hoạch hoặc các dự án ngắn hạn, dài hạn gắn với thực tiễn phát triển du lịch của huyện để thu hút vốn đầu tư của tổ chức trong và ngoài nước “Theo các đơn vị tư vấn nước ngoài khuyên TPHCM đánh giá tiềm năng phát triển của Cần Giờ thật cụ thể, thực tế nhưng đừng quá lãng mạn, vì sẽ không đủ vốn đầu tư”. Việc quan trọng tiếp nữa là cụ thể hóa nguồn vốn đầu tư: Nhà nước đứng ra làm hay kêu gọi doanh nghiệp đầu tư và mỗi nguồn vốn sẽ mang lại được – mất như thế nào, để từ đó tính toán phương án đầu tư và quản lý dài hơi. Trong trường hợp phải kêu gọi vốn doanh nghiệp thì cần có cơ chế thật rõ ràng về vai trò quản lý của Nhà nước, doanh nghiệp được ưu tiên những gì và giới hạn đến đâu” (Khánh Lê, 2017).

3.2.6. Giải pháp về công tác bảo vệ môi trường và giáo dục về ý thức người dân địa phương về du lịch


Công tác bảo vệ môi trường, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Cần Giờ là vấn đề rất quan trọng. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh vấn đề truyền thông về môi trường du lịch, tạo cho Cần Giờ là một điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện.

Công tác giáo dục môi trường không chỉ dừng lại ở du khách và cộng đồng cư dân địa phương mà còn phải tiến hành cho các nhà lập chính sách, các nhà quản lý, các đơn vị và đối tượng kinh doanh du lịch tại các điểm tài nguyên.

a. Đối với các nhà lập chính sách, các nhà quản lý tại các điểm tài nguyên, khu bảo tồn:

Việc giáo dục môi trường cho đối tượng này không chỉ chú trọng đến lợi ích bảo tồn mà cũng cần nhấn mạnh đến tiềm lực kinh tế mà du lịch sinh thái có thể mang lại cho địa phương. Tức là, nhấn mạnh đến việc phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Cần Giờ đóng góp vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường. Hình thức triển khai đối với đối tượng này chủ yếu là việc triển khai các văn bản hướng dẫn, các nghiên cứu ứng dụng và tập huấn ngắn hạn.

b. Đối với khách du lịch

Để việc giáo dục tạo được hiệu quả thì nội dụng giáo dục phải cụ thể và phù hợp giúp du khách liên hệ trực tiếp đối với điều họ đã từng nghe trong quá trình đi tham quan. Đặc biệt phải tạo ra được cảm giác cho du khách là mình đã góp phần vào việc bảo tồn thiên nhiên. Hình thức triển khai là thông qua việc diễn giải môi trường của các hướng dẫn viên du lịch, các ấn phẩm phát cho du khách nhờ tờ rơi, tập gấp (brochure), tập sách nhỏ đặt tại các cổng vào điểm tài nguyên. Ngoài ra, việc thiết kế các buổi chiếu phim ngắn trước khi khách đi tham quan tại từng điểm tài nguyên là rất sinh động và đạt hiệu quả cao.

c. Đối với các đơn vị, đối tượng kinh doanh du lịch

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 14/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí