Tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ phát triển rừng, quảng bá hình ảnh tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ gắn với phát triển các loại hình du lịch sinh thái rừng.
Xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu, văn minh, mỹ quan đô thị, đặc biệt là tuyến đường Rừng Sác và nâng cao ý thức của người dân và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tại địa phương về việc bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan tự nhiên phục vụ du khách, tránh tình chạy theo lợi nhuận làm ảnh hưởng đến môi trường nơi đây, định hướng cho công đồng dân cư theo hướng kinh doanh du lịch sinh thái bền vững trong đó việc bảo vệ môi trường là hàng đầu khi tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch.
- Về an ninh trật tự, an toàn cho du khách:
Vấn đề an ninh và an toàn cho du khách là một trong những nhân tố quan trọng khi kinh doanh du lịch, du khách chỉ thích đến một nơi có nền an ninh đảm bảo, bất kỳ quốc gia nào dù cảnh quan thiên nhiên, chất lượng phục vụ tốt, giá cả hợp lý mà nền chính trị bất ổn thì du khách sẽ không bao giờ đặt chân đến quốc gia đó.
Hiện nay khách du lịch nội địa và du khách nước ngoài rất ngại đến Cần Giờ vì xảy ra tình trạng chèo kéo, chặt chém gây cho du khách cảm giác khó chịu và bất an. Để giải quyết vấn đề này Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã chỉ đạo cho các Ủy ban nhân dân các xã tăng cường biện pháp giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra và kiên quyết xử lý triệt để tình trạng chèo kéo khách du lịch theo Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch;
Tăng cường công tác phòng chống tệ nạn xã hội trong các cơ sở kinh doanh du lịch và đảm bảo an toàn, tiện lợi cho du khách tại các bến phà, bến đò và các tuyến xe buýt công cộng.
- Về công tác giáo dục cộng đồng:
Trong giai đoạn từ năm 2013-2015, Sở Du lịch đã phối hợp với UBND huyện Cần Giờ tổ chức các lớp về ý thức bảo vệ môi trường, các lớp về du lịch có trách nhiệm, các chuyên đề về phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững và lâu dài cho người dân giúp người dân địa phương hiểu và có định hướng cũng như ý thức trong công tác bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Quy Hoạch Phát Triển Cơ Sở Lưu Trú Tại Một Số Khu Tại Cần Giờ
- Các Dịch Vụ Cần Thiết Phục Vụ Nhu Cầu Của Khách Du Lịch Tại Cần Giờ
- Thực Trạng Về Công Tác Tuyên Truyền Và Quảng Bá Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Tại Cần Giờ
- Xây Dựng Và Hoàn Thiện Kết Cầu Hạ Tầng, Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Du Lịch:
- Nội Dung Tối Thiểu Cần Triển Khai Trong Giáo Dục Cộng Đồng Cho Du Lịch
- Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh - 16
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, để cộng đồng dân cư địa phương có ý thức bảo vệ môi trường cho bản thân cũng hư đối với du khách cần phải có thời gian dài và phải kiên trì để người dân từng bước nhận thức và hiểu được tác động của môi trường nếu bị ô nhiểm và phá hủy. Hiện nay công tác này mặc dù đã triển khai, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn cụ thể như:
+ Các sản phẩm và đặc sản Cần Giờ chưa đảm bảo chất lượng, khách du lịch dễ bị lừa như cá dứa được thay bằng cá basa làm mất thương hiệu của đặc sản này.
+ Giá cả thì không được niêm yết đủ các loại giá gây hoan man cho khách du lịch. Thiếu các thông tin trên Webside về các cơ sở, cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc sản, hàng lưu niệm của Cần Giờ có uy tín chất lượng, nguồn gốc rõ ràng để cho du khách biết và đến để mua về làm quà tặng cho bạn bè và người thân. Đây cũng được xem là kênh thông tin quảng bá có hiệu quả về du lịch cho Cần Giờ thông qua các sản phẩm đặc sản và hàng lưu niệm.
Để khắc phục các tình trạng trên cần tổ chức các buổi tập huấn kiến thức về kinh doanh văn minh thương mại, kỹ năng giao tiếp, các quy định về đăng ký xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, về giá cả cho các cơ sở kinh doanh du lịch.
2.8. Đánh giá chung:
Cần Giờ có thế mạnh về rừng, biển nhưng thế mạnh này đến nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Bên cạnh đó, việc thiếu các khu vui chơi giải trí
tại các khu, điểm du lịch sinh thái cũng như các hoạt động giải trí về đêm đã làm cho lượng du khách đến với Cần Giờ là chưa tương xứng.
Chất lượng sản phẩm chưa tốt, sản phẩm quà tặng của Cần Giờ chưa đa dạng và phong phú. Các dự án thực hiện chậm, công tác quy hoạch ngành du lịch chưa thực hiện nên ảnh hưởng đến việc triển khai xây dựng các công trình trên địa bàn Cần Giờ.
Công tác quảng bá và giới thiệu du lịch sinh thái bền vững chưa được thực hiện thường xuyên và chưa tập trung vào thị trường mục tiêu nên hiệu quả không cao. Đội ngũ nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Một số hạn chế của Cần Giờ trong việc phát triển các nguồn lực nhằm phục vụ cho công tác phát triển du lịch sinh thái bền vững:
1. Hạn chế nguồn nhân lực du lich:
Nguồn nhân lực mỏng lại phân bố không đều và vị trí công tác, thiếu cán bộ có kinh nghiệm, chuyên gia có kiến thức đầy đủ về phát triển du lịch, nhất là trong lĩnh vực biển -đảo, các hướng dẫn viên du lịch hiện rất thiếu kiến thức về thực hành cũng như diễn giải về tài nguyên theo các tour-điểm du lịch còn rất sơ khai, thiếu chuyên môn và yếu về nghiệp vụ.
2. Công tác tổ chức, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế:
Việc khai thác và phát triển du lịch ở Cần Giờ còn ở mức khởi phát, chưa thành hệ thống. Thiếu cơ chế chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy, khuyến khích các thành phần của xã hội tham gia đầu tư phát triển du lịch. Việc xúc tiến quảng bá cho hoạt động du lịch chưa được chú trọng triển khai, chưa đến đuợc với du khách trong và ngoài nước. Ý thức của người dân và khách du lịch và cả những nhà đầu tư nói chung về bảo vệ thiên nhiên và môi trường chưa cao và chưa đồng bộ. Nhiều xã, người dân trình độ dân trí còn thấp, nghèo, là hậu quả gián tiếp gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ rừng và biển cho phát triển du lich sinh thái bền vững.
3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái còn hạn chế
Việc quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ và giao thông chưa đồng bộ. Việc khai thác nhìn chung còn manh múm, thiếu sự liên kết tổ chức hoàn thiện các tour, thiếu sự quy hoạch khai thác các điểm du lịch một cách bài bản, đồng bộ. Du lịch sinh thái văn hóa cũng bị hạn chế.
4. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch còn thấp, chủng loại sản phẩm du lịch còn đơn điệu
Hiện nay, phần lớn sản phẩm du lịch của Cần Giờ chỉ tập trung khai thác các tài nguyên du lịch sẵn có, đầu tư vào các cảnh quan thiên nhiên thành những khu du lịch sinh thái, các khu nghỉ dưỡng ven bờ biển. Thiếu những sản phẩm nhân tạo với quy mô lớn, mang những đặc trưng riêng, đặc biệt là những sản phẩm du lịch độc đáo đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng của du khách có thu nhập cao. Những sản phẩm du lịch nhân tạo như sân khấu nhạc nước, các sân khấu biểu diễn ca nhạc hiện đại, trung tâm thể thao tiêu chuẩn quốc tế, các spa cao cấp vốn rất quen thuộc với du khách khi đến bất kỳ nơi nào để du lịch, những sản phẩm ấy lại hoàn toàn chưa có trong danh mục sản phẩm du lịch Cần Giờ.
5. Tiến độ triển khai các dự án du lịch còn nhiều bất cập
Tốc độ triển khai các dự án còn chậm do vướng mắc về pháp lý cả sự yếu kém về năng lực tài chính của các nhà đầu tư. Trong đó có rất nhiều nhà đầu tư thuê đất với lý do xây dựng khu du lịch nhưng thực chất họ chờ giá đất lên rồi “sang tay” cho nhà đầu tư khác để kiếm lời.
Phần lớn những công trình du lịch chất lượng cao được xây dựng trên những cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp của Cần Giờ để phục vụ cho đại tràn khách du lịch trong và ngoài nước. Cần Giờ cũng rất giàu tiềm năng về một số loại hình du lịch thể thao, khám phá rừng, lặn biển, thể thao biển và du lịch nghỉ dưỡng có thể mang lại nguồn thu lớn, nhưng hiện nay chưa được đầu tư nghiêm túc để có thể trở thành thế mạnh của du lịch địa phương. Các dự án du
lịch có quy mô lớn đầu tư vào những sản phẩm du lịch hiện đại thì đang triển khai, tốc độ thi công chậm.
6. Nguyên nhân chủ yếu
Thiếu nguồn lực đầu tư cho du lịch, ở đây là nguồn lực về vốn, con người. Công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch của huyện còn lúng túng, chưa theo kịp sự phát triển trên thực tế. Cho đến nay, vẫn chưa có chiến lược huấn luyện, đào tạo cụ thể nguồn nhân lực du lịch cho từng xã có hoạt động du lịch sinh thái.
Bên cạnh những hạn chế trong việc khai thác các tiềm năng để phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái thì Cần Giờ cũng đạt được những thành công nhất định:
1. Cơ sở vật chất để phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái ngày càng hiện đại nhưng gần gũi với thiên nhiên hạn chế bê tông hóa trong xây dựng, tận dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên để du khách cảm nhận được đang sống cùng với thiên nhiên, thiên nhiên luôn ở quanh đây.
2. Lượng du khách quốc tế và trong nước đến du lịch sinh thái tại Cần Giờ tăng qua các năm mang lại thu nhập và ổn định đời sống cho người dân địa phương.
3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được nâng cao dưới sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước đặc biệt là tổ chức EU đã dành nhiều chính sách và chương trình đào tạo cho cộng đồng địa phương trong 3 năm gần đây.
4. Các nhà đầu tư và lãnh đạo thành phố quan tâm đặc biệt và có những chỉ đạo sâu sát trong việc phát triển du lịch sinh thái bền vững theo xu hướng quốc tế hóa tại Cần Giờ.
5. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm nhằm đem lại những mặt tích cực cho người dân, các tour du lịch bảo vệ môi trường khi đến tham quan du lịch tại Cần Giờ được nhân rộng và triển khai mạnh mẽ như trồng cây gây
rừng được du khách trong và ngoài nước ủng hộ và tham gia tích cực góp phần cải thiện môi trường.
6. Người dân địa phương có ý thức nhiều hơn trước khi tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương, nhắc nhở du khách không xã rác, để rác đúng nơi quy định.
Để việc phát triển du lịch sinh thái bền vững đạt hiệu quả cao nhất trong tương lai Cần Giờ nên có những chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, thúc đẩy các dự án du lịch đang triển khai, tăng cường công tác giáo dục và bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên, giữa cơ quan nhà nước và người dân địa phương phải có sự đồng thuận cao trong việc phối hợp phát triển du lịch sinh thái bền vững và phải có sự phân chia rõ ràng về lợi nhuận giữa hai bên khi cùng tham gia và đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái bền vững trong những giai đoạn tiếp theo.
Tóm tắt chương 2:
Thực trạng khai thác du lịch Cần Giờ chưa xứng tầm với tiềm năng hiện có, các tài nguyên khai thác vào các hoạt động du lịch chưa đạt hiệu quả cao chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế, chủ yếu là khách nội địa, lượng khách quốc tế bình quân đến Cần Giờ bình quân chỉ chiếm khoảng 10-15%. Mặc dù, có chiến lược, quy hoạch và đề án quy hoạch phát triển du lịch nhưng Cần Giờ vẫn chưa thật sự trở thành những điểm đến hấp dẫn nhất của thành phố. So với Củ Chi thì lượt khách quốc tế đến nơi đây nhiều hơn mặc dù tiềm năng của nơi đây thật sự không đa dạng và phong phú như Cần Giờ. Do đó, để thu hút khách và khai thác các tiềm năng thì đòi hỏi Cần Giờ nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ các dự án về đầu tư như công trình lấn biển, các trung tâm thương mại và hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vào hoạt động phát triển du lịch.
Được mệnh danh là khu dự trữ sinh quyển thế giới với lợi thế là rừng và biển việc phát triển du lịch sinh thái đã hình thành từ rất lâu nhưng việc khai thác vẫn chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là việc bảo vệ tài nguyên môi trường đang là vấn đề được đặt ra. Làm sao để khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo môi trường, đồng thời phải bảo vệ và tôn tạo nhằm phát huy và duy trì cảnh quan nơi đây. Trên cơ sở đó, việc phát triển du lịch sinh thái bền vững là định hướng phát triển du lịch tại Cần Giờ trong thời gian tới. Để thực hiện được điều này cần có những nguồn lực khác như con người, đường xá, an ninh trật tự, chính sách và chủ trương về đầu tư cho du lịch, công tác quảng bá xúc tiến, cơ sở lưu trú, mua sắm và ăn uống và các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với môi trường tự nhiên phải mới nhằm thu hút khách du lịch.
Bên cạnh những khó khăn cần khắc phục, những mặt thuận lợi của Cần Giờ là một trong những nhân tố giúp Cần Giờ phát triển du lịch sinh thái bền vững như các danh mục đầu tư cùng các dự án phát triển du lịch đang được huyện quyết liệt chỉ đạo và thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Sự quan tâm và chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố và Thành ủy trong các cuộc họp với Sở ban ngành phải tạo điều kiện tốt nhất và tập trung vào phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại Cần Giờ.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ
3.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Cần Giờ:
Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững thì Cần Giờ cần tập trung khai thác các tiềm năng thế mạnh vốn có, đồng thời cần phải đầu tư phát triển hoàn chỉnh và tổ chức khai thác có hiệu quả không gian du lịch sao cho phù hợp với tâm lý, văn hóa tín ngưỡng của người dân bản đại, thể hiện sự đa dạng của hệ sinh thái khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, bảo đảm sức tải tối đa của điểm đến để đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường khách du lịch hiện nay.
Để đảm bảo định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững, Cần Giờ cần khắc phục những yếu kém tồn tại ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách liên quan đến các vấn đề cơ sở hạ tầng, giao thông, chất lượng nguồn nhân lực. Qua đó, từng bước hoàn thiện hơn nữa về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ tại địa phương, tăng cường thu hút đầu tư xây dựng thêm hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với đặc trưng của địa phương, tăng cường công tác tiếp thị và quảng bá chuyên đề về du lịch sinh thái Cần Giờ. Đồng thời, tăng cường công tác hoạch định chính sách chiến lược, tập trung nguồn lực đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Căn cứ nguồn lực hiện nay của Cần Giờ để phát triển du lịch sinh thái bền vững thì cần đẩy mạnh và thực hiện 5 định hướng sau để thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Cần Giờ:
1. Phát triển sản phẩm mới, đặc thù gắn với du lịch sinh thái:
- Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với thế mạnh tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ và các giá trị nhân văn của các cư dân Cần Giờ nói chung và vùng Rừng Sác nói riêng. Nâng tầm các sự kiện, lễ hội truyền thống của địa phương theo định hướng phục vụ du lịch, đáp ứng yêu