Thực Trạng Khai Thác Du Lịch Homestay Trên Cù Lao An Bình Trong Giai Đoạn Từ 2012 - 2016‌


nay tập trung phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) và nghệ thuật Hát bội gắn với phát triển du lịch với lý do đây được xem là sản phẩm chính trong việc gắn kết phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn Vĩnh Long nói chung và homestay nói riêng.

Đờn ca tài tử: Theo Nguyễn Thị Kim Hường - Ban Quản lý Di tích tỉnh thì: ĐCTT do nhiều yếu tố nên khai thác ĐCTT phục vụ du lịch diễn ra ở cù lao An Bình, thuộc huyện Long hồ nhiều nhất và gần như duy nhất ở Vĩnh Long khai thác loại hình ĐCTT vào hoạt động du lịch, tạo điểm nhấn cho địa phương. Trang phục phục vụ trình diễn thường là các trang phục truyền thống Nam bộ áo bà ba, chân mang guốc mộc, phối hợp chiếc nón lá, cổ đeo khăn rằn, kết hợp với diễn xuất phần nào giúp cho du khách hiểu được nếp sống cũng như nét văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ cho nghệ nhân, tài tử chưa hợp lý thực tế đã và đang diễn ra, gây bức xúc, bất mãn. Đồng thời, việc khai thác quá mức nhưng không chịu đầu tư, thiếu sự gìn giữ và trân trọng những người thực hành di sản của các đơn vị kinh doanh du lịch đang là “vấn nạn” trong tổ chức trình diễn ĐCTT. Vấn nạn này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch Vĩnh Long về lâu dài.

Hát bội: Theo Nguyễn Diễm Phúc - Trung tâm TTXTDL Vĩnh Long thì Hát bội, hát bộ hay hát tuồng là một loại hình trình diễn nghệ thuật cổ truyền, giữ một vị trí quan trọng trong kho tàng văn hóa dân gian dân tộc Việt Nam. Bên cạnh các di sản văn hóa phi vật thể đã được Unesco công nhận: nhã nhạc cung đình Huế, hát bài chòi, ca trù… thì hát bội Bình Định (cái nôi của nghệ thuật hát bội) đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2015. Hát bội xuất hiện ở cả ba miền đất nước tuy nhiên, mỗi địa phương mang những nét đặc trưng riêng.

Hát bội Vĩnh Long đã từng được Bộ Văn hóa - Thông tin chọn đi biểu diễn tại Mỹ và gây tiếng vang lớn cho hát bội Việt Nam tại Lễ hội Smithsonian năm 2007, chủ đề “Mê Kông - Dòng sông kết nối các nền văn hóa” do Viện Smithsonian tổ chức tại thủ đô Washington, Mỹ từ ngày 23-6 đến 9-7/2007 với vở diễn “Tiết Giao đoạt ngọc”.


Nhận thấy được các giá trị độc đáo cũng như thế mạnh địa phương trong việc khai thác hát bội phục vụ du khách và nhằm tạo dựng loại hình nghệ thuật này thành thương hiệu riêng của du lịch Vĩnh Long; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra biểu diễn loại hình nghệ thuật tuồng cổ hát bội phục vụ khách du lịch. Sau 4 lần tổ chức biểu diễn tại địa phương vào cuối năm 2016 và Ngày hội Du lịch TP.HCM vào 3/2017, sản phẩm du lịch này đã đạt thành công nhất định, đáp ứng được sự kỳ vọng của lãnh đạo ngành Văn hóa, Du lịch tỉnh nhà cũng như là quan tâm tích cực từ các doanh nghiệp lữ hành cả quốc tế lẫn nội địa trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh được sự quan tâm của lãnh đạo chỉ đạo từ Tỉnh ủy, UBND, ngành văn hóa, thể thao và du lịch, còn có sự hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp du lịch tại Vĩnh Long như Công ty TNHH TMDV Du lịch Vinh Sang, Công ty TNHH Du lịch Mekong travel, Công ty Cổ phần Du lịch Cửu Long… cũng như các công ty lữ hành từ TP. HCM và Cần Thơ trong việc chủ động tìm kiếm thông tin nhằm đưa sản phẩm hát bội Vĩnh Long vào chương trình du lịch vùng ĐBSCL.

Tuy nhiên, do các nghệ nhân sinh sống ở nhiều địa phương và nghề nghiệp khác nhau nên thời gian tập hợp phải báo trước khoảng 3 ngày. Do đó, bị hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu tức thời của các doanh nghiệp du lịch. Chi phí biểu diễn cao (7.000.000đ/lượt) do phải qui tụ nhiều nghệ nhân trong một vở diễn, dẫn đến sự so sánh và lựa chọn giá cả của các doanh nghiệp du lịch giữa Hát Bội và các nghệ thuật cổ truyền khác tại địa phương và các tỉnh khác: đờn ca tài tử, múa bóng rỗi…

Làm gì để bảo tồn và phát huy vốn nghệ thuật quý giá để phát triển bền vững sản phẩm du lịch cũng là một thách thức lớn đối với ngành du lịch Vĩnh Long khi đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Phải thừa nhận rằng, một thực trạng chung của sân khấu truyền thống trong cả nước là thiếu lực lượng kế thừa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Văn hóa ẩm thực: là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL nên ẩm thực cũng mang những nét chung của vùng, tuy vậy cù lao An Bình nói riêng và Vĩnh Long nói chung cũng có những nét độc đáo riêng. Với đặc tính là sông ngòi chằng chịt, bốn bề là sông nước, cù lao An Bình có một nền ẩm thực gắn với văn minh sông nước miệt vườn, các loài thủy sản nước ngọt, vườn rau, cây trái mang dấu ấn của cư dân nơi đây. Mỗi


Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long - 8

loại thực phẩm đều toát lên cái hồn, tính phóng khoáng của người dân miền sông nước. Một số món tiêu biểu như: canh chua bần, cá kho tộ, bánh xèo, cá nướng trui, trà mật ong, cá tai tượng chiên xù,... người dân nơi đây sử dụng từ ngọn chiếc dưới bờ sông cho đến đọt súng non trong ao vườn hay rau cải mọc dại bên hè để làm phong phú thêm cho bửa cơm gia đình. Những món ăn truyền thống được gìn giữ theo thời gian, ngoài ra người dân nơi đây cũng tiếp nhận những văn hóa ẩm thực mới để tăng thêm tính độc đáo cho văn hóa ẩm thực tại địa phương.

Với nét đặc trưng về ẩm thực của xứ cù lao đã góp phần thu hút khách du lịch đến với cù lao An Bình tìm hiểu nét văn hóa ẩm thực truyền thống và lối sống mộc mạc không kém phần độc đáo của người dân bản xứ, góp phần giúp khách du lịch hòa nhập nhiều hơn khi chọn các điểm homestay nơi đây để nghỉ ngơi và trải nghiệm.

2.2.2. Thực trạng khai thác du lịch homestay trên Cù lao An Bình trong giai đoạn từ 2012 - 2016‌

2.2.2.1 Thực trạng quản lý du lịch homestay‌

Đăng ký thẩm định cơ sở đạt tiêu chuẩn homestay: Qua buổi phỏng vấn trực tiếp Ông Trần Minh Triết - Trưởng Phòng Quản lý Du lịch, về đăng ký được thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam đánh giá Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (TCVN 7800:2009) tiêu chuẩn được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Đầu tiên các hộ kinh doanh homestay đăng ký kinh doanh tại Phòng Kế hoạch Tài chính của huyện nơi cư trú, liên hệ đơn vị Công an huyện để có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Kế tiếp liên hệ Bộ phận nhận và trả kết quả hồ sơ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được hướng dẫn hồ sơ và thủ tục được công nhận Đạt chuẩn kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay).


Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị thẩm định theo mẫu;

- Biểu đánh giá theo TCVN 7800:2009;

- Danh sách quản lý và nhân viên phục vụ theo mẫu;


- Bản sao có giá trị pháp lý các loại giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đối với quản lý và nhân viên;

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Biên lai phí thẩm định (phí thẩm định 1.000.000 đồng)

Sau khi nhận được hồ sơ từ bộ phận nhận và trả kết quả, trong thời hạn 10 ngày làm việc Phòng Quản lý Du lịch tổ chức thẩm định (tổ thẩm định gồm 03 công chức am hiểu chuyên môn nghiệp vụ) và kiểm tra thực tế tại cơ sở, kết quả kiểm tra là căn cứ để Giám đốc Sở ra quyết định công nhận hoặc thông báo trả lời bằng văn bản về trường hợp không đạt, kết quả được gửi tại bộ phận nhận và trả kết quả của Sở. Cuối cùng hộ kinh doanh homestay đến nhận kết quả theo giấy hẹn. Thời gian để các cơ sở homestay thực hiện hoàn tất các loại giấy tờ trong vòng 03 tháng.

ĐĂNG KÝ KINH DOANH

(Phòng Tài chính Kế hoạch huyện)

CƠ SỞ HOMESTAY

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN NINH TRẬT TỰ

(Công an huyện)

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

(Trung tâm Y tế huyện)

BỘ PHẬN NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ HỒ SƠ

(Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)


Hình 2.2 : Mô hình đăng ký kinh doanh (nguồn: Tác giả)‌

Với quy trình này có mặt thuận lợi giúp cho người dân thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, hoạt động theo khuôn khổ, không đại trà, có tiêu chuẩn áp dụng cụ thể, các nhà quản lý hỗ trợ thông tin. Tuy nhiên, hoạt động theo khuôn khổ là tốt nhưng có thể mất đi tính chất của nhà dân hoạt động du lịch, chạy theo tiêu chuẩn, chạy theo kinh doanh lợi nhuận làm mất đi bản chất của du lịch homestay.


Đào tạo tập huấn nghiệp vụ: hàng năm Phòng Quản lý Du lịch phối hợp cùng Trường Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ, Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực thuộc Công ty TNHH MTV Kiến Trí Cần Thơ tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh. Tính từ năm 2012 đến 2016, trong vòng 05 năm đã mở 05 lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch về Nghiệp vụ Lễ tân, Nghiệp vụ Buồng, Quản lý lưu trú. Trong giai đoạn 05 năm này, theo Ông Lưu Hoàng Minh - Giám đốc Trung tâm TTXTDL cho biết đã mở tổng cộng 05 lớp trong đó đào tạo về kỹ năng phục vụ bàn, phổ cập kiến thức về du lịch, thuyết minh viên, phổ cập kiến thức du lich cộng đồng cho các đối tượng hoạt động homestay và lớp thiết kế sản phẩm trong du lịch homestay. Như vậy, có thể khẳng định tỉnh Vĩnh Long rất chú trọng trong công tác đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho các cơ sở hoạt động du lịch đặc biệt đối với lưu trú du lịch, trong giai đoạn 5 năm 02 đơn vị đã phối hợp tổ chức 10 lớp nghiệp vụ.

Công tác báo cáo và kiểm tra: Công tác báo cáo Phòng Quản lý Du lịch hướng doanh nghiệp báo cáo tình hình hoạt động theo quý, có thể gửi trực tiếp, đường bưu điện hoặc qua email. Hiện tại các đơn vị đang được hướng dẫn báo cáo khách lưu trú qua mạng Internet, đem lại thuận tiện trong đi lại, việc báo cáo thực hiện qua phần mềm tại https://vinhlong.xuatnhapcanh.gov.vndo cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh hướng dẫn thực hiện. Hạn chế từ phần mềm là chỉ thực hiện trên khách quốc tế, khách nội địa vẫn thực hiện báo cáo sổ giấy như trước đây, đồng thời khi có sự cố về đường truyền Internet thì các cơ sở sẽ không báo cáo kịp thời gian quy định. Các đơn vị chịu trách nhiệm gửi báo cáo thống kê kinh doanh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an xã, Phòng Văn hóa và Thông tin, Công an huyện, Chi cục thuế huyện. Ngoài ra, các đơn vị phải báo cáo thường xuyên khi có khách lưu trú, thủ tục kê khai khách qua đêm tại các xã ngày càng được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị. Trong công tác báo cáo còn hạn chế, cụ thể đối với một đơn vị như hộ kinh doanh du lịch phải chịu báo cáo tổng cộng về 05 đơn vị, cho thấy áp lực của các hộ khá lớn, cùng 01 lĩnh vực hoạt động phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý nhà nước.


Đối với công tác kiểm tra, theo Ông Nguyễn Hữu Thanh - Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, hàng năm Sở phối hợp cùng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Long Hồ và các đơn vị có liên quan định kỳ 6 tháng mở 01 cuộc kiểm tra với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn và xử lý vi phạm hành chính khi có trường hợp nhắc nhở nhiều lần không khắc phục.

Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch: Theo ông Lưu Hoàng Minh - Giám đốc Trung tâm TTXTDL, trong giai đoạn 2012 - 2016 công tác quảng bá xúc tiến du lịch Vĩnh Long được thực hiện liên tục, thực hiện các ấn phẩm du lịch như: brochure, tập gấp, bản đồ du lịch, sách hướng dẫn du lịch, đĩa DVD giới thiệu Vĩnh Long, ... phối hợp cùng các đơn vị như Đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long, Tạp chí Du lịch, Vietnam Today, Công ty Truyền thông Điền Quân TPHCM, Đài Truyền hình HTV7 và Đài Truyền hình Cần Thơ,... để có các sản phẩm quảng bá du lịch đến khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Việc liên kết hợp tác xúc tiến du lịch với 4 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang, Long An tạo nên điểm nhấn thu hút khách thương mại và công chúng đến tìm hiểu tiềm năng, điểm đến, tour tuyến du lịch. Nổi bật trong giai đoạn 2012 - 2016 Trung tâm đã tổ chức các 03 cuộc khảo sát cho 05 đoàn của Trung tâm Xúc tiến ĐTTM&DL thành phố Cần Thơ, Trung tâm TTXTDL tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang, Trường Tiếp thị Du lịch quốc tế, Hiệp hội Du lịch TPHCM và Hiệp hội Du lịch Miền Trung và 02 cuộc tọa đàm chuyên về du lịch homestay. Chỉ riêng trong năm 2016 công tác tham gia và tổ chức được 14 sự kiện hội chợ, triển lãm, hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt tháng 4 năm 2017, trong khuôn khổ sự kiện Hội chợ Du lịch VITM Hà Nội diễn ra từ ngày 06/4/2017 đến 09/4/2017 Vĩnh Long được trao tặng giải thưởng danh hiệu ASEAN HOMESTAY STANDARD 2017 - 2019 cho Homestay Út Trinh thuộc cụm Homestay xã Hòa Ninh. Giải thưởng này do Tổng Thư ký ASEAN và Bộ trưởng Du lịch các quốc gia thành viên chứng nhận danh hiệu “Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê ASEAN” (ASEAN HOMESTAY STANDARD). Qua đây cho thấy sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long trong việc thực hiện kế hoạch phát triển du lịch tỉnh nhà.


Tuy nhiên, trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh nói chung còn hạn chế như: đội ngũ viên chức của Trung tâm còn thiếu nên gây khó khăn trong hoạt động chuyên môn. Việc tham gia và công tác chuẩn bị của các doanh nghiệp tham gia các sự kiện chưa thật sự chu đáo. Cụ thể, doanh nghiệp chưa chú trọng làm mới các ấn phẩm, nhân viên chuyên trách tham gia quảng bá tại sự kiện chưa thật sự năng động tìm kiếm đối tác.

2.2.2.2 Thực trạng khai thác hoạt động du lịch homestay‌

Các điểm du lịch homestay:

Út Trinh: tọa lạc tại ấp Hòa Quí, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, hình thành từ năm 2010 và chính thức đi vào hoạt động với 32 phòng, chuyên phục vụ khách quốc tế, trong năm phục vụ toàn bộ khách quốc tế, thỉnh thoảng có vài nhóm sinh viên, công chức viên chức, giáo viên đến để tham quan, nghiên cứu. Hàng năm đón khoảng

15.000 lượt khách/năm, được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, thiết kế bằng gỗ và ngói, xung quanh là vườn cây trái, ao cá và những lối đi cho khách thư giãn. Theo Bà Phạm Thị Ngọc Trinh - Giám đốc công ty, Homestay Út Trinh là cơ sở “con” của Công ty TNHH TM Mekong Travel chuyên về lữ hành quốc tế, hiện nay công ty có 40 chiếc tàu du lịch sức chứa từ 15-45 khách và 01 đội đờn ca tài tử phục vụ khách nghỉ đêm tại homestay.

Mười Đậy: ngụ tại ấp Hòa Lợi, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, được hình thành từ năm 2007, số lượng 03 phòng với đặc trưng nhà sàn, lợp ngói, vách gỗ, sau nhà là vườn chôm chôm, vườn nhản kết hợp ao cá tạo không gian thoải mái nghỉ ngơi cho khách du lịch. Vị trí đuôi cồn rạch Hòa Ninh, nằm tách biệt với các cơ sở khác trên cù lao, thích hợp cho khách du lịch thích sự yên tỉnh. Nguồn khách chính có được từ việc gửi khách của các công ty lữ hành như Mekong Travel, Cửu Long, Vĩnh Long,... Thực tế hiện nay, lượng khách đến rất ít vì để đến được đây phải tốn khoảng thời gian khá dài gần 40 phút ngồi tàu du lịch, chi phí vận chuyển tương đối cao, nhân lực phục vụ tại cơ sở ít, cơ sở vật chất đang xuống cấp, dịch vụ bổ sung cho khách lưu trú lại hạn chế,.....


Hai Đào: chính thức hoạt động vào năm 2009, tọa lạc tại ấp Bình Thuận 2, xã Hòa Ninh, ngồi tàu du lịch xuôi theo sông Cái Muối khoảng 30 phút sẽ đến với homestay Hai Đào. Với số lượng 10 phòng được thiết kế bằng gỗ kết hợp ngói, chuyên phục vụ khách ăn uống và lưu trú qua đêm. Đây là ngôi nhà đã được xây dựng vào năm 1944 theo kiến trúc truyền thống, nội thất bên trong được chạm trỗ rất đẹp. Đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất của cù lao An Bình.

Bảy Thời: tọa lạc tại ấp Bình Thuận 2, xã Hòa Ninh, đưa vào phục vụ khách từ năm 2006 với số lượng 12 phòng. Sau khi ông Sáu Giáo qua đời, điểm du lịch vườn Sáu Giáo chỉ hoạt động cầm chừng cho khách tham quan cho đến khi ngừng hoạt động hẳn. Là con trong gia đình và hỗ trợ cha phát triển điểm du lịch Sáu Giáo, cô Bảy Thời đã xây dựng điểm homestay đối diện để đón khách lưu trú. Hiện nay, khách đến đây ngoài việc lưu trú, ăn uống còn được tham quan vườn hoa kiểng quý do ông Sáu để lại, những hình ảnh về “ông Sáu quốc tế” của xứ cù lao, thưởng thức đờn ca tài tử. Nguồn khách từ các công ty lữ hành tại Vĩnh Long và TP HCM, đặc biệt hiện nay cơ sở đã xây dựng trang web của đơn vị mình, khách du lịch có thể đăng ký trực tiếp trên web.

Tám Hổ: Được hình thành từ rất lâu, du lịch sinh thái Tám Hổ được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, nhất là khách du lịch. Tọa lạc tại ấp Bình Thuận 1, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, đối diện với Homestay Út Trinh dọc theo con Kênh Mương Lộ, ngôi nhà chính được xây dựng từ năm 1980 với lối kiến trúc 3 gian. Xung quanh là vườn rộng 2.5 ha trồng đủ loại cây đặc sản và vườn giống xen kẽ các ao cá. Đến đây ngoài việc thưởng thức đặc sản địa phương, khách du lịch có thể tham quan vườn cây giống, mô hình du lịch nông trang kết hợp du lịch sinh thái. Đồng thời, khách du lịch trong giai đoạn trước tháng 3/2014 được gặp gỡ với ông Tám Hổ là người nông dân Nam Bộ với bộ râu dài, mái tóc bạc trắng luôn nở nụ cười sảng khoái khi đón tiếp khách (ông mất vào tháng 3/2014). Đến cuối năm 2015, con trai ông Tám là chú Trí Nghiệp cho hoạt động lưu trú, với số lượng là 03 phòng, chủ yếu phục vụ khách quốc tế. Ngoài ra, điểm Tám Hổ còn thu hút lượng khách tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm về mô hình du lịch kết hợp nông trang.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí