Lượt Khách Và Doanh Thu Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long‌


Mười Hưởng: là điểm được hình thành rất sớm, đưa vào hoạt động từ năm 2000, tọa lạc tại ấp Bình Hòa 2, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, nằm trên tuyến kênh chính sông Cái Muối, với 03 phòng hoạt động cho khách lưu trú qua đêm, ông Mười chủ gia đình rất giỏi tiếng Pháp thường xuyên hướng dẫn khách tạo dáng cây kiểng, dùng cơm, thưởng thức trà thơm, trò chuyện cùng gia đình, tham quan vườn trái cây của gia đình. Hiện nay do tính cạnh tranh giữa các điểm và đặc thù của gia đình nên điểm Mười Hưởng chỉ chuyên phục vụ khách dùng cơm trưa, dần dần không cho khách thuê lưu trú. Tuy nhiên, lượng khách du lịch trong năm đến dùng cơm tại điểm tương đối đông với lý do khách rất thích những món ăn của gia đình chế biến, đậm chất Nam Bộ. Nguồn khách chủ yếu đến với gia đình từ các công ty lữ hành tại Vĩnh Long và TP HCM.

Nhà cổ ông Cai Cường: được xây dựng vào năm 1885, tọa lạc tại ấp Bình Hòa 1, xã Bình Hòa Phước, là nhà của ông cai Phạm Văn Bổn giàu có nhất vùng lúc bấy giờ, nhà được xây dựng độc đáo mang dáng dấp Châu Âu và nét truyền thống Á Đông. Bên ngoài, tường nhà được xây xựng và trang trí phù điêu đều theo lối kiến trúc Pháp, tuy nhiên kết cấu bên trong lại được làm hoàn toàn bằng gỗ quý và bày trí theo truyền thống Việt Nam với các hoành phi, bao lam, khu vực tiếp khách, thờ cúng và khu vực phòng ngủ, các vật dụng từ thời xưa vẫn còn giữ gìn tương đối nguyên vẹn. Từ năm 2002, gia đình đã cho Công ty Cổ phần Du lịch Cửu Long thuê lại để cho khách tham quan, lưu trú với số lượng 02 phòng, cho khách dùng cơm và thưởng thức đờn ca tài tử.

Mai Quốc Nam 1: tọa lạc tại ấp Phú An 1, xã Bình Hòa Phước, có vị trí thủy bộ thuận lợi do ngay ngã tư Cái Muối - Mương Lộ cạnh trung tâm xã Hòa Ninh. Đây là điểm cho khách tham quan vườn cây trái đặc biệt chôm chôm, vườn kiểng đặc biệt là mai vàng, thưởng thức ẩm thực, cho khách lưu trú qua đêm. Hiện tại, cơ sở có 05 phòng nhưng do lượng khách ít nên cơ sở tập trung cho khách dùng cơm trưa và bán hàng lưu niệm.

Mai Quốc Nam 2: có hệ thống nhà sàn gỗ nằm trên bãi bồi sông Tiền gồm 10 phòng với 02 khu nhà ăn. Xung quanh là những tán bần và lục bình, khách du lịch có


cơ hội được thưởng thức không khí trong lành, dịch vụ nơi đây chủ yếu cho khách lưu trú, ăn uống, tắm sông. Cơ sở hiện nay tọa lạc tại ấp Bình Hòa 2, xã Bình Hòa Phước.

Ba Hùng: tọa lạc tại ấp Phú An, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, cùng với sự đam mê du lịch, chủ cơ sở Ba Hùng là chú Lê Tấn Dũng bắt đầu xây dựng điểm từ năm 2000 và chính thức cho khách lưu trú qua đêm từ năm 2005, đây là điểm nổi bật nhất của cù lao An Bình. Hiện nay, cơ sở được 07 phòng cho khách ở, mái nhà lợp lá, vách bằng tre, kiểu nhà sàn nhưng trong khuôn viên vườn nhà. Kết hợp cho khách nghỉ qua đêm, tại cơ sở phục vụ ăn uống, tham quan vườn trái cây,... Homestay Ba Hùng từng được lọt vào Top 100 điểm ấn tượng của Việt Nam do UNESCO Việt Nam tổ chức năm 2013, đây là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cả gia đình chú Ba Hùng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Ba Lình - Bảy Trung: Đây là 02 ngôi nhà tách biệt nhau, tuy nhiên chủ nhà là anh em ruột, họ cùng kinh doanh và cùng chia lợi nhuận với nhau. 02 cơ sở này cùng tọa lạc tại ấp An Thạnh, xã An Bình. Đối với cơ sở Ba Lình nhà được xây dựng bằng ngói kết hợp vách gỗ bên ngoài được 04 phòng và vách bằng tre được 06 phòng, riêng đối với nhà chính còn để nguyên giá trị truyền thống của người dân Nam Bộ đó là nền đất với những nốt sần sùi nổi lên mà chủ nhà và người dân địa phương quen gọi là “vẩy rồng”, đây là điểm thu hút khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế. Đối với cơ sở Bảy Trung có 04 phòng được xây dựng bằng ngói và vách gỗ, được xem là điểm bổ trợ cho cơ sở Ba Lình dành cho khách thích không gian yên tỉnh. Có thể khẳng định rằng, đây là 02 cơ sở homestay còn giữ nguyên vẹn giá trị truyền thống của gia đình Nam Bộ, gia đình tự tay chạm khắc, trang trí và xây dựng toàn bộ khu nhà, từ vật dụng nhỏ như “sống chén” bằng gỗ, “bếp củi”, tự tay thiết kế những sản phẩm trang trí bằng rau củ quả trên bàn ăn tạo thêm sự hấp dẫn cho bửa ăn phục vụ khách.

Sông Tiền: Nằm giữa hai cơ sở Ba Lình và Bảy Trung, cơ sở của Bác Tám Tiền hoạt động từ năm 2000 với số lượng hiện nay được 10 phòng, tọa lạc tại ấp An Thạnh, xã An Bình. Điều đặc biệt khi khách du lịch đến đây luôn được ông kể những câu


chuyện về cách mạng, tạo sự thích thú cho khách du lịch. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cơ sở đang xuống cấp nghiêm trọng, nguồn lực phục vụ không có, bác Tám lớn tuổi, ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch.

Năm Thành: thuộc ấp Bình Lương, xã An Bình, cách bến đò An Bình khoảng 300m, số lượng 2 phòng tập thể, chủ cơ sở là chú Năm Thành là người tâm huyết với du lịch homestay, du lịch vườn. Kết hợp với lưu trú, tham quan vườn ăn trái, câu cá giải trí,... Đây là điểm có liên kết với Công ty TNHH TM DV Du lịch Vĩnh Long và homestay Phương Thảo. Nơi đây đón khách thường xuyên kể cả mùa vắng khách do sự thân thiện, nhiệt tình của chủ nhà đã làm khách quay lại không chỉ 02 lần. Đặc biệt, chú Năm Thành còn có sổ ghi chép nhật ký đóng góp của khách cho đến hiện tại.

Ngọc Sang - Ngọc Phượng: Cách homestay Năm Thành gần 300m, với không gian mát, kết hợp vườn cây cho khách tham quan, lưu trú, đạp xe, cũng giống như Ba Lình - Bảy Trung, đây là 02 cơ sở của cùng một gia đình, tổng cộng 02 cơ sở có 12 phòng, đặc biệt đón khách lẻ.

Phương Thảo: được thành lập và đi vào hoạt động năm 2013 với số lượng là 9 phòng, chủ cơ sở là cô Châu Thị Phương Thảo là con gái lớn của chú Năm Thành điểm homestay Năm Thành và là giám đốc Công ty TNHH TM DV Du lịch Vĩnh Long. Xuất thân là hướng dẫn viên nên khi cô đưa vào hoạt động homestay, cô bày trí nhà cửa và khuôn viên nhìn thoáng mát, sạch sẽ, thích hợp cho đối tượng khách nghỉ dưỡng, cơ sở tọa lạc tại ấp An Thạnh, xã An Bình gần với điểm Ba Lình - Bảy Trung. Tuy là cơ sở hoạt động sau các cơ sở khác nhưng nhờ có nguồn khách từ công ty gia đình nên lượng khách đến đây luôn đông.

Thúy An: Đây là cơ sở duy nhất ở xã Đồng Phú, được hình thành từ năm 2014, với số lượng 19 phòng, nguồn khách chủ yếu từ Tây Ban Nha do bạn bè giới thiệu. Đây cũng là cơ sở duy nhất của cù lao có hồ bơi nhân tạo phục vụ nhu cầu của khách du lịch (đặc biệt là trẻ em), cách bố trí theo sở thích của khách du lịch như 10 phòng được xây dựng theo kiểu nhà hiện đại (bằng bê tông), 07 phòng dạng lợp lá và 02 phòng cạnh bờ sông theo kiểu nhà sàn lợp lá.


Út Thủy: là cơ sở con của Công ty cổ phần Du lịch Cửu Long, được hình thành vào năm 2016 với số lượng 15 phòng được xây dựng và bày trí theo kiểu nhà xưa nhưng có sự pha lẫn hiện đại. Cơ sở nối liền với điểm sinh thái An Bình chuyên phục vụ ăn uống, tham quan vườn trái cây đặc biệt ổi, mận, xoài, phục vụ đờn ca tài tử và câu cá giải trí.

Nhìn chung, homestay Vĩnh Long đang được nhiều đối tượng khách du lịch quan tâm tìm đến, không chỉ đơn giản là lưu trú qua đêm mà còn trải nghiệm đời sống sinh hoạt của người dân, nghỉ dưỡng, trao đổi học tập kinh nghiệm cũng như là giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng chạy theo kinh doanh phần nào ảnh hưởng đến chất lượng homestay tại Vĩnh Long như: xây dựng homestay đại trà, nhà “na ná” nhau, sản phẩm hỗ trợ cho khách lưu trú qua đêm “rập khuôn” tạo cảm giác nhàm chán cho khách du lịch. Tình trạng xuống cấp của một số cơ sở đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút khách. Nguồn khách du lịch có được từ 03 công ty lữ hành quốc tế tại Vĩnh Long như Công ty Cổ phần Du lịch Cửu Long, Công ty TNHH TM Du lịch Mekong Travel, Công ty TNHH TM DV Du lịch Vĩnh Long và một số công ty đến từ TP HCM. Ngoài nguồn khách có được từ các công ty lữ hành, một số homestay phải tự tìm kiếm nguồn khách lẽ tự đến, theo anh Hoàng Trọng Khoa - cơ sở Bảy Thời Homestay cho biết “phần lớn các công ty lữ hành tại TP HCM bán các khung chương trình, còn đến điểm homestay nào là do hướng dẫn viên tự chọn, nên điểm nào có thể đem lại lợi nhuận nhiều thì hướng dẫn viên sẽ thường xuyên chọn đến điểm đó, khiến cho những điểm khác ít được biết đến” đây cũng là một trong những hạn chế khiến cho sản phẩm của homestay bị trùng lắp, thiếu sự đa dạng gây nhàm chán cho khách du lịch. Đồng thời, tình trạng này ít nhiều dẫn đến sự mất khách của các homestay, hiện nay các cơ sở như Mai Quốc Nam, Ba Hùng, Bảy Thời hầu như chỉ hoạt động cầm chừng vì không có khách.

Giá từ 250.000 đồng đến 600.000 đồng/khách; giá trọn gói hoặc từng phần, tùy cơ sở homestay và sự lựa chọn dịch vụ của du khách (bao gồm: ngủ 01 đêm, 01 bửa ăn sáng, 01 bửa ăn tối, đưa đón đi thuyền trên sông, xe đạp, bơi xuồng, tham quan,


thưởng thức trái cây đặc sản, uống trà và xem biểu diễn đờn ca tài tử, (riêng biểu diễn Hát bội và múa bóng rổi, liện hệ đặt trước và thanh toán riêng)

Trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ: nguồn lực tại các homestay chủ yếu là lao động trong gia đình, là những nông dân với nghề chính làm vườn, có trình độ dưới đại học, ít nhiều ảnh hưởng đến việc khai thác và quản lý cơ sở của mình. Tuy nhiên hiện nay một số điểm nhận thức được việc nâng cao trình độ nên đã có thành viên tham gia các lớp liên thông đại học, cao đẳng để thực hiện tốt công tác quản lý homestay của gia đình như: Phương Thảo, Năm Thành, Bảy Thời, Ba Lình, Mười Hưởng, Út Trinh,... Ngoài ra, các cơ sở thường xuyên cử nhân viên, quản lý và cả chủ cơ sở tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ phục vụ khách du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch, các Trường cao đẳng, trung cấp tổ chức.

Tuyến liên kết: Thông thường các công ty du lịch lên chương trình và xây dựng tổ chức các tuyến du lịch dành cho homestay là Cái Bè - An Bình - Vĩnh Long và ngược lại là Vĩnh Long - An Bình - Cái Bè, đây được xem là tuyến liên kết chính tại đây. Tuy nhiên, không có sự liên kết thật sự giữa các homestay của các địa phương Vĩnh Long - Tiền Giang, điểm đến là Cái Bè hay Vĩnh Long chỉ dừng lại ở mức đón

- trả khách du lịch.

Tính đến thời điểm hiện tại, Vĩnh Long - Tiền Giang - Bến Tre - Long An - Trà Vinh là 05 tỉnh nằm trong cụm phía Đông ĐBSCL ký kết hợp tác phát triển du lịch và đã tổ chức các cuộc famtrip giữa các tỉnh để xây dựng chương trình du lịch chung cho 05 tỉnh. Tuy nhiên, chưa phát huy được sức mạnh của sự liên kết, chỉ dừng lại ở gốc độ liên kết để quảng bá điểm đến tại các sự kiện, hỗ trợ trong công tác quản lý nhà nước và xúc tiến quảng bá du lịch, chưa thực sự giải quyết được vấn đề liên kết trong sự phát triển homestay. Bản thân cù lao An Bình các homestay tính liên kết chưa cao, thiếu sự mới mẻ, dễ gây nhàm chán cho khách du lịch nhất là khách đến lần thứ 2, chỉ một vài cơ sở chủ động ký kết với nhau hỗ trợ khi đông khách như Bảy Thời - Ngọc Sang, Ngọc Sang - Thúy An.

Lượt khách du lịch và doanh thu:


Bảng 2.1: Lượt khách và doanh thu du lịch tỉnh Vĩnh Long‌

Đơn vị tính: lượt khách và tỷ đồng


Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng khách

900 000

940 000

950 000

960 000

1 116 0000

Quốc tế

200 000

192 000

200 000

205 000

215 000

Nội địa

700 000

748 000

750 000

755 000

945 000

Doanh thu

185

200

210

220

300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long - 9

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long năm 2016

Theo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khách đến Vĩnh Long thường tập trung ở thành phố Vĩnh Long và cù lao An Bình chiếm hơn 80% khách đến tham quan, trong đó khách lưu trú tại các homestay 90% đặc biệt là khách quốc tế. Năm 2012 Vĩnh Long đón 900.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 200.000 lượt, nội địa 700.000 lượt. Đến năm 2014, đón 950.000 lượt có tăng nhẹ 1% so với năm 2013, trong đó khách quốc tế 200.000 lượt và nội địa 750.000 lượt. Đến năm 2016, đón

1.160.000 lượt tăng 21% so với năm 2015, trong đó khách quốc tế đạt 215.000 lượt, khách nội địa 945.000 lượt.

Cơ cấu khách: Pháp (15%); Đức (9%); Úc (18%); Hà Lan (10%); Anh (08%);

Mỹ (2%); Nhật (4%); Malaysia (18%); Singapore (4%); Trung Quốc (10%); quốc

tịch khác (2%).

Qua số liệu thống kê trên cho thấy khách du lịch đến Vĩnh Long giai đoạn 2012

- 2016 có xu hướng tăng nhẹ từng năm. Mức tăng trưởng về du khách là khá thấp nhưng đây vẫn là dấu hiệu cho thấy du lịch Vĩnh Long có những bước phát triển tuy còn khá chậm. Đặc biệt trong năm 2016, với sự nổ lực của toàn ngành với hướng đi chung đã tạo sự khả quan về khách du lịch và doanh thu.


1200000

1000000

Quốc tế Nội địa

Tổng khách

Lượt khách

800000

600000

400000

200000

0

2012 2013 2014 2015 2016


Biểu 2.1: Tình hình khách đến du lịch Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2016‌

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long năm 2016

Đồng thời, theo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2012 tổng doanh thu từ du lịch là 185 tỷ đồng, đến năm 2014 đạt 210 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2013. Đến năm 2016, tổng doanh thu đạt 300 tỷ đồng tăng 36% so với năm 2015, đây là mức tăng doanh thu cao nhất trong những năm gần đây, cho thấy sự nỗ lực của ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long.


300

250

200

Doanh thu

(Tỷ đồng)

150

100

50

0

2012 2013 2014 2015 2016


Biểu 2.2: Tình hình doanh thu du lịch Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2016‌

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long năm 2016

Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ tình hình khách đến du lịch Vĩnh Long và doanh thu, cho thấy hiệu quả kinh doanh du lịch qua các năm đều tăng nhưng mức tăng còn hạn chế, tính ổn định chưa cao.

Ta có thể so sánh với tỉnh lân cận là tỉnh Bến Tre, tổng lượt khách, cả về khách nội địa và quốc tế của tỉnh Bến Tre qua giai đoạn 5 năm từ 2012 - 2016 luôn thấp hơn


tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên, doanh thu cao hơn Vĩnh Long, cụ thể trong năm 2016 với tổng lượt khách Vĩnh Long là 1.160.000 lượt với doanh thu 300 tỷ đồng, Bến Tre số khách là 1.153.075 lượt với doanh thu 860 tỷ đồng. Việc doanh thu du lịch cao hơn nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chính là do chi phí tham quan, mua sắm quà lưu niệm cũng như giá phòng kho khách lưu trú qua đêm của Bến Tre luôn cao hơn tại Vĩnh Long, các dịch vụ bỗ sung cho Bến Tre nhiều hơn.

So sánh với tỉnh Tiền Giang, ta thấy lượt khách và doanh thu du lịch của Tiền Giang luôn cao hơn so với các tỉnh trong khu vực là do Tiền Giang là cửa ngõ của khu vực ĐBSCL, chỉ cách TP HCM 70km, có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, có lợi thế phát triển du lịch sinh thái miệt vườn. Hiện có trên 50 đơn vị lữ hành tham gia kinh doanh du lịch, 24 khu và điểm du lịch sinh thái đang được khai thác hiệu quả theo hướng liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp du lịch, gần 650 phương tiện phục vụ du lịch, trong đó có 320 đò chèo, 234 cơ sở lưu trú, 28 nhà hàng. Vì vậy, Tiền Giang ngoài việc là cửa ngõ đón khách du lịch từ TPHCM còn có hệ thống cơ sở vật chất và sản phẩm bổ sung cho các hoạt động du lịch nhiều hơn so với các tỉnh trong khu vực. Ngược lại với tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh cả về lượng khách và doanh thu qua các năm đều thấp hơn Vĩnh Long, chính vì vậy có thể khẳng định thị hiếu khách du lịch đến Vĩnh Long và Bến Tre nhiều hơn so với Trà Vinh, lý do cơ bản Trà Vinh chủ yếu phát triển du lịch tâm linh, du lịch biển, khai thác nét văn hóa của dân tộc Khmer.

Sự liên kết giữa các homestay và quảng bá xúc tiến: Sự liên kết giữa các homestay hiện nay còn hạn chế, chỉ một vài cơ sở tự liên kết “miệng” với nhau, theo anh Hoàng Trọng Khoa là con rể của Cô Bảy Thời - Homestay Bảy Thời cho biết “trên cù lao chỉ có các homestay như Ngọc Sang - Ba Lình - Ba Hùng - Thúy An chủ động liên kết miệng với nhau để hỗ trợ về khách du lịch, về dịch vụ với tiêu chí cùng đông khách, cùng vắng khách”. Như đã nói trên, cù lao An Bình tập trung số lượng 19 cơ sở homestay, vậy mà chỉ có 04 cơ sở chủ động liên kết cùng nhau, cho thấy tính liên kết yếu.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí