Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch‌


2.1.1.4 Các điểm du lịch chủ yếu‌

Các điểm du lịch trên địa bàn 4 xã cù lao thuộc huyện Long Hồ đã hình thành và hoạt động từ rất lâu và đã được nhiều du khách biết đến. Các điểm du lịch đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ du khách. Du lịch Vinh Sang là điểm chủ yếu phục vụ khách nội địa tham quan, dã ngoại, du lịch cuối tuần và có thể làm điểm nhấn để nối tuyến du lịch liên tỉnh Vĩnh Long - Đồng Tháp. Một số Homestay đạt chuẩn như Ba Lình, Út Trinh, Ba Hùng, Mười Hưởng, ... nằm trên tuyến du lịch Vĩnh Long - Cái Bè. Đây là những điểm thu hút một lượng lớn du khách quốc tế và có thể làm điểm nhấn để nhân rộng phát triển mô hình Homestay trên địa bàn toàn tỉnh.

2.1.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch‌

Hệ thống cơ sở lưu trú: tính đến hết năm 2016, Vĩnh Long có 83 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó: 41 khách sạn (1 khách sạn hạng 3 sao, 5 khách sạn hạng 2 sao, 35 khách sạn hạng 1 sao); 17 nhà nghỉ du lịch và 25 homestay du lịch, toàn tỉnh với hơn 1200 phòng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, còn có trên 200 cơ sở lưu trú loại hình Nhà trọ cũng tham gia phục vụ khách du lịch.

Dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, thể thao:

Ăn uống: Ngoài các cơ sở ăn uống thuộc hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận hạng, còn có nhiều cơ sở ăn uống khác có thể tham gia vào phục vụ khách du lịch. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 10 nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch như: Nhà hàng Thiên Tân, Hương Sen, Ẩm Thực Phố, Sông Tiền, Trọng Đạt, .... Ngoài ra, còn có các quán ăn chay đều có thể tham gia phục vụ du khách có nhu cầu ăn kiêng trong chuyến đi.

Dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao: Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí bao gồm bể bơi, sân tennis, bóng đá mini, thể dục thẩm mỹ, võ thuật tập trung tại Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục Thể thao, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên; vũ trường, bar, câu lạc bộ bi-da, các cơ sở massage tập trung ở trung tâm thành phố Vĩnh Long. Các dịch vụ trên đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu của khách du lịch.


Phương tiện giao thông: Phương tiện đường đến với Vĩnh Long chủ yếu là đường bộ và đường thủy. Hiện tại, tham gia vận chuyển khách du lịch có trên 100 tàu thủy nội địa từ 9-50 chỗ ngồi; có 6 hãng xe ô tô chất lượng cao và nhiều hộ kinh doanh cũng tham gia vận chuyển khách du lịch;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Nhiều đại lý cung cấp vé máy bay trong nước và quốc tế, cùng với dịch vụ cung cấp vé tàu lửa, tàu thủy và ô tô vận chuyển Bắc Nam hoạt động trên dịa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho du khách có nhiều lựa chọn phương tiện vận chuyển cho chuyến đi.

Hoạt động lữ hành: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 20 doanh nghiệp hoạt động lữ hành, trong đó có 03 doanh nghiệp lữ hành quốc tế còn lại là doanh nghiệp lữ hành nội địa. Trong nội ô thành phố Vĩnh Long chiếm số lượng lớn đến 13 đơn vị kinh doanh lữ hành, còn lại thuộc các huyện, thị khác (Xem tại phụ lục số 1).

Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long - 7

2.1.1.6 Điểm tham quan du lịch‌

Có 25 điểm du lịch vườn vừa phục vụ ăn uống, tham quan và lưu trú qua đêm. Ngoài ra, còn có trên 10 điểm vườn trái cây tham gia phục vụ khách du lịch ăn uống và tham quan trong ngày. Các di tích và làng nghề cũng thu hút một lượng lớn khách tham quan (cả khách quốc tế và khách nội).

2.1.1.7 Các tiện nghi khác‌

Hệ thống thông tin liên lạc: dịch vụ bưu chính viễn thông được phát triển rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh; 100% xã, phường đều được phủ sóng điện thoại và có kết nối internet tạo thuận lợi cho việc liên lạc, trao đổi thông tin thông suốt, liên tục, mọi lúc, mọi nơi.

Dich vụ tài chính: Hầu hết, hệ thống ngân hàng trên toàn quốc đều có chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động tại Vĩnh Long (kể cả thanh toán quốc tế). Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ đã chấp nhận hanh toán qua thẻ tín dụng. Điều đó đã tạo thuận lợi cho khách trong việc thanh toán chi phí các dịch vụ.

Dịch vụ y tế: Hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển đều trên địa bàn toàn tỉnh (bao gồm nhà nước và tư nhân). Việc chăm sóc sức khỏe với dịch vụ y tế chất lượng cao cũng được đáp ứng theo yêu cầu của du lịch (thông qua dịch vụ y tế chất lượng cao tại TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh)


2.1.2. Lượt sử về du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long‌

Theo Ông Trần Minh Triết - Trưởng Phòng Quản lý Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long thì Du lịch homestay Vĩnh Long được bắt nguồn đầu tiên tại các xã cù lao An Bình thuộc huyện Long Hồ và cho đến nay vẫn giữ vị trí đi đầu trong sự phát triển du lịch homestay của tỉnh. Cù lao An Bình nằm giữa dòng sông Tiền, là phần đất đầu của dãy cù lao Minh, gồm 4 xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú, do người dân và khách du lịch quen gọi là cù lao An Bình (do giai đoạn đầu phát triển du lịch tập trung phần lớn diễn ra tại xã An Bình, dân số hiện nay của xã An Bình đông hơn so với các xã khác).

Xuất phát đầu tiên vào trước năm 1985 khi nhân dân ở 4 xã cù lao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và cây ăn trái, hệ thống giao thông chủ yếu bằng đường thủy. Thời gian này, giao thông đường bộ còn hạn chế và chưa có hệ thống lưới điện quốc gia rộng rãi trên toàn cù lao, giá cả nông sản khá bấp bênh nên thu nhập của người dân còn thấp. Năm 1982, các đoàn Liên Xô đưa cán bộ công nhân viên đi nghỉ đông tại Việt Nam, Công ty Du lịch Vietnamtourism tại TPHCM chọn Vĩnh Long làm điểm đến cho đoàn khách này. Những năm đầu tiên khai thác hoạt động du lịch miệt vườn Vĩnh Long chưa có đội tàu du lịch như ngày nay, mỗi lần đưa khách tham quan phải dùng đò dọc để chở khách từ Vĩnh Long đến tham quan các xã cù lao.

Trong giai đoạn 1985 - 1990 người dân địa phương nơi đây có sự cải thiện về thu nhập kinh tế với lý do chuyên canh cây ăn trái và được nhà nước đầu tư đê bao kết hợp với giao thông đường bộ nhưng giao thông chính vẫn là đường thủy và ngành du lịch bắt đầu phát triển loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương với lượng khách tham quan đến từ Công ty Du lịch Cửu Long do Saigontourist hướng dẫn đến. Có thể nói, trong buổi đầu phát triển du lịch thì du lịch miệt vườn là loại hình tỉnh muốn nhắm đến với thực tế về lợi thế cảnh quan sông nước pha lẫn với đời sống chân quê mộc mạc của người dân và vườn cây trái làm điểm tham quan cho khách du lịch. Trong giai đoạn này, toàn tỉnh Vĩnh Long chỉ có 3 chiếc đò nhỏ với sức chứa từ 6 đến 10 khách để vận chuyển khách du lịch tham quan các điểm du lịch miệt vườn tại các xã cù lao. Điểm du lịch miệt vườn đầu tiên có sự kết hợp giữa Công


ty Du lịch Cửu Long và nhà dân là vườn Ông Sáu Giáo hay với tên gọi thân thương mà những người họat động du lịch gọi là ông Sáu Quốc tế (ấp Bình Thuận, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ) khách đến vườn được ông hướng dẫn tham quan vườn cây trái, vườn bonsai và tổ chức ăn uống. Từ đấy, bắt đầu phát triển du lịch có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và chủ vườn để phục vụ khách du lịch.

Giai đoạn 1991 - 2000 với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm nên cù lao được khởi sắc nhất là về đường giao thông. Đường giao thông giữa trung tâm các xã, các ấp được đầu tư bằng đường đal, mạng lưới điện được kéo đến 4/4 xã, tình hình an ninh được đảm bảo tạo thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan. Ngành du lịch ngày càng phát triển, nhu cầu tham quan của con người ngày càng tăng cao, dẫn đến hình thành thêm một số điểm nhà vườn tổ chức hoạt động tham quan đáp ứng lượng khách đến Vĩnh Long ngày càng tăng. Từ việc tổ chức tham quan, ăn uống bắt đầu hình thành lưu trú tại nhà dân (homestay), nhà ông Hai Hoàng (ấp Phú An 2, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ) là điểm đầu tiên tổ chức cho khách lưu trú tại nhà. Đến cuối năm 2000, toàn cù lao có 15 điểm du lịch vườn, các cơ sở đầu tư nâng cấp, tăng thêm một số dịch vụ như đạp xe quanh đường làng, chèo thuyền trên sông rạch,

.... Từ việc tham gia vào hoạt động du lịch người dân trên các xã cù lao được tăng thêm thu nhập và ổn định cuộc sống hơn.

Giai đoạn 2001 đến nay được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo từ Tỉnh ủy đến địa phương, tập trung phát triển giao thông nông thôn tại các xã cù lao, xây dựng nhà máy nước phục vụ nước sạch cho nhân dân, môi trường, an ninh an toàn, phòng cháy chữa cháy được quan tâm và đảm bảo. Đến cuối năm 2008 toàn tỉnh có 22 điểm du lịch vườn, trong đó 15 điểm có hoạt động lưu trú và 01 trang trại du lịch với diện tích hơn 2,3 hecta (tên gọi ngày nay là Khu du lịch Vinh Sang), các hoạt động cho khách du lịch tham gia chủ yếu như: ngồi trên tàu ngắm cầu Mỹ Thuận, tham quan làng nuôi bè cá trên sông Cổ Chiên, câu cá sấu, cưỡi đà điểu, tát ao bắt cá, thưởng thức đờn ca tài tử, lưu trú nhà dân, tham quan làng nghề truyền thống và điểm vườn trái cây,....


Đến năm 2010 số lượng điểm du lịch vườn không thay đổi, tuy nhiên số điểm có hoạt động lưu trú được tăng lên 15 cơ sở và duy trì cho đến năm 2016 số lượng homestay cả tỉnh 25 cơ sở, riêng trên cù lao An Bình là 19 cơ sở với hơn 150 phòng cho khách lưu trú.

Trong những năm gần đây ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long với chủ trương xã hội hóa, tạo quyền lợi và cơ hội cho người tham gia hoạt động du lịch, nguồn tài chính của tỉnh hạn hẹp nên chưa thể đầu tư hoàn toàn để xây dựng các cơ sở du lịch, người dân tự đầu tư để đảm bảo duy trì hoạt động, ngoài việc nhân rộng mô hình lưu trú tại nhà dân, các hộ còn tham gia vào các hoạt động như hướng dẫn du lịch, phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng tàu thủy nội địa, điểm mua sắm hàng lưu niệm, làng nghề truyền thống (lò cốm kẹo, lò gạch, đan thảm lục bình, sản xuất mật ong nhãn,...)

2.2 Tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long‌

Do tỉnh Vĩnh Long phát triển du lịch homestay tập trung trên 4 xã cù lao An Bình, huyện Long Hồ với số lượng 19 cơ sở. Chính vì vậy, đề tài tập trung phân tích tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch homestay tại cù lao An Bình, làm cơ sở để phân tích đánh giá nhằm đưa giải pháp khai thác tốt hơn trong lĩnh vực homestay của tỉnh.

2.2.1 Tiềm năng phát triển du lịch homestay trên cù lao An Bình‌

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên‌

Vị trí địa lý: Cù lao An Bình thuộc huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long bao gồm 4 xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú. Tổng diện tích khoảng 6.000 hecta, dân số khoảng 52.000 người. Với vị trí nằm đối diện thành phố Vĩnh Long, cù lao An Bình nổi lên giữa một vùng sông nước mênh mông được bao quanh bởi con sông Tiền và sông Cổ Chiên tạo cho cù lao có một vị thế độc đáo và thu hút, chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa miệt vườn đặc sắc. Đây được xem là địa điểm tham quan du lịch vệ tinh quan trọng của du lịch tỉnh Vĩnh Long.



Hình 2.1: Vị trí địa lý của Cù lao An Bình‌

Nguồn: http://longho.vinhlong.gov.vn

Địa hình: Cù lao An Bình có địa hình điển hình của dạng đồng bằng bồi tụ phù sa sông mà người dân ở đây thường gọi là “cù lao sông” hay “cồn” là kết quả của sự bồi tụ phù sa ở rìa hoạt động của châu thổ và địa hình cồn cát duyên hải cao chừng 5m. Địa hình cao ở xung quanh, trũng ở giữa. Độ cao trung bình từ 0,8 - 1,2m, bề mặt địa hình bị chia cắt khá phức tạp do mạng lưới sông ngòi chằng chịt.

Khu vực nghiên cứu đều nằm trên vùng cao hơn so với toàn tỉnh và nằm trong miền trầm tích trẻ. Lớp mặt được bồi lắng phù sa mới từ sông Tiền và sông Cổ Chiên đến độ sâu khoảng 100m, xen kẻ với các lớp đất sét và cát nên đất có độ phì nhiêu cao rất thuận lợi phát triển nông nghiệp nhất là cây ăn trái, tạo ra cảnh quan miệt vườn trù phú thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn. [tr.37]

Khí hậu: Cù lao An Bình nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình 27,30C - 27,80C, biên độ nhiệt giữa ban ngày và ban đêm từ 70C - 80C. Độ ẩm không khí trong khu vực tương đối cao khoảng 81% - 85%.

Trong năm thể hiện rõ rệt 02 mùa: mùa mưa và nắng. Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 5 và kéo dài đến tháng 10 - 11 (lượng mưa trung bình 1.400 - 1.500mm/năm); mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng 5 của năm sau (giờ nắng bình quân trong năm khoảng 2.800 giờ/năm).


Theo chỉ tiêu đánh giá sinh học của các học giả Ấn Độ, khu vực An Bình có nền nhiệt độ cao nhưng biên độ dao động nhiệt độ trung bình theo năm, số giờ nắng trung bình trong ngày nhiều (7 - 8 giờ) và lượng mưa trung bình nên khí hậu rất thích nghi cho điều kiện sức khỏe và thuận lợi cho hoạt động du lịch. [tr. 37]

Nguồn nước: Giá trị thủy văn nổi bậc của Vĩnh Long là Tiền Giang và Hậu Giang là hai nhánh của sông Mêkông - một trong những con sông lớn nhất Đông Nam Á. Hai con sông này cung cấp nguồn nước dồi dào và phù sa màu mỡ cho toàn lãnh thổ Vĩnh Long. Cũng nhờ có hệ thống sông này, Vĩnh Long nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đều có điều kiện giao thông thuận tiện, cũng như tổ chức các tuyến du lịch sông nước với các tỉnh bạn trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và các nước trong khu vực Mêkông.

Chế độ thủy văn chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa nước lũ sông Tiền và sông Cổ Chiên ảnh hưởng đến khu vực cù lao An Bình, việc đi lại bằng đường bộ gặp nhiều khó khăn; vào mùa nước cạn (tháng 2 hoặc tháng 3) mực nước sông thấp nên các thuyền máy khó di chuyển tại các kênh rạch nhỏ. Vì vậy, các thuyền chở du khách không chủ động được thời gian, thời gian khách du lịch tham quan bị hạn chế. Vào mùa nắng nước sông lại trong, thích hợp cho việc khai thác dịch vụ tắm nước ngọt trên sông. Đây là một đặc điểm đáng lưu ý cho hoạt động du lịch trong khu vực. [tr.38]

2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn‌

Di tích lịch sử: Như đã trình bày ở trên Vĩnh Long là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa, với gần 700 di tích trong đó 11 di tích quốc gia và 43 di tích cấp tỉnh. Riêng tại huyện Long Hồ, tính đến tháng 12/2016 có 26 di tích bao gồm các hạng mục như: đình, chùa, miếu, nhà thờ, trong đó 01 di tích quốc gia Chùa Tiên Châu và 02 di tích cấp tỉnh Đình Hòa Ninh và Đình An Thành, cả 03 di tích này đều nằm trên địa phận của 02 xã Hòa Ninh và An Bình của cù lao An Bình. Việc trên cù lao An Bình tồn tại 03 di tích được xếp hạng tạo điều kiện phát triển du lịch, hiện nay các công ty lữ hành thường kết hợp cho khách tham gia chương trình du lịch có tham quan các di tích lịch sử nhằm tạo thêm các dịch vụ bỗ sung, đặc biệt các chương trình


có khách nghỉ đêm tại homestay. Công tác quản lý đối với các di tích trên địa bàn huyện Long Hồ và tỉnh Vĩnh Long do Ban Quản lý di tích tỉnh chịu trách nhiệm, đây là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được biết công tác tôn tạo, bảo tồn được thực hiện thường xuyên theo quy định của nhà nước.

Lễ hội truyền thống: Lễ hội truyền thống trên cù lao An Bình chủ yếu tập trung ở hai loại tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn giáo như: Lễ Kỳ Yên, Hạ điền, Thượng điền ở các đình làng. Các lễ Thượng ngươn, Vu lan, Hạ ngươn, lễ phật đản ở các chùa. Những ngày lễ ở chùa, nhân dân tập trung đến các chùa đông đúc nhất là Chùa Tiên Châu để tham quan, cầu an, cầu phúc cho gia đình. Đặc biệt, đây cũng là dịp để khách du lịch hòa nhập vào các lễ hội để trải nghiệm và cảm nhận về đời sống tín ngưỡng của cộng đồng trên cù lao An Bình.

Nhà cửa: Vĩnh Long nói chung và cù lao An Bình nói riêng là một trong những khu vực của Nam Bộ được gọi là “miệt vườn”, “miền sông nước với trái cây ngọt lành” với nhiều ngôi nhà xưa có kiến trúc đẹp được xây dựng từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX của một vài dòng học điền chủ lớn: họ Phạm, họ Nguyễn, họ Đồng, họ Lê… Nhà cửa ở Cù lao đều là nhà vườn, với các loại hình nhà truyền thống: nhà chữ Đinh, nhà chữ nhị, phổ biến nhất là kiểu nhà ba gian hai chái kết hợp với các kiến trúc Pháp đã tạo nên nét đặc trưng trong lòng khách du lịch.

Phần lớn các gia đình cư ngụ trên cù lao An Bình là các nhà Nho, công chức, giáo viên, hưu trí. Nếp sống của họ tạo nên con người chất phát, cần kiệm, dễ hòa hợp, hiếu khách. Trong nhà, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của người Việt là đậm nét nhất. Do đó, “một không gian thờ tự” là nơi hết sức trang trọng: chạm khắc thành một bảng được sơn son thếp vàng đặt trên một cái tran treo trên cao hoặc có nhà thì có 3 bao lam chạm trổ sơn son thếp vàng (hoặc cẩn xà cừ) với câu đối gắn trên thân cột…

Nghệ thuật: Nói đến nghệ thuật ca hát dân ca cổ truyền Nam Bộ là nói đến các loại hình nghệ thuật phổ biến như: đờn ca tài tử, cải lương, tuồng, lý,.... Và một kho tàng dân ca nhạc cổ phong phú. Có được kho tàng âm nhạc độc đáo như vậy cũng nhờ Nam Bộ có sự đa dạng và hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Vĩnh Long ngày

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí