Lược Khảo Về Tài Liệu Nghiên Cứu‌


Đây là loại hình du lịch đang thu hút khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan và nghỉ ngơi.

Nhằm tạo cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch bền vững và quảng bá hình ảnh Vĩnh Long vượt qua giới hạn phạm vi ở trong nước, thời gian qua, các sản phẩm nổi trội của địa phương được phát triển hầu khắp. Tuy nhiên, những lợi thế trên trở thành bất lợi khi các địa phương đang dẫm chân lên nhau do chỉ khai thác những gì sẵn có từ thiên nhiên mà chưa đầu tư được những sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách: địa phương nào cũng lấy mô hình du lịch miệt vườn để khai thác (đi thuyền trên sông, thăm vườn trái cây, nghe đờn ca tài tử, đêm nghỉ tại nhà dân; các hoạt động này phát triển một cách thiếu kiểm soát, gây nhàm chán cho du khách.

Vĩnh Long còn là một tỉnh nghèo so với cả nước, cơ sở vật chất, hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, phát triển vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng hiện có và nhất là phát triển theo hướng bền vững vẫn còn là vấn đề thách thức. Từ những lý do trên, đã đặt ra vấn đề cần có định hướng, giải pháp cụ thể cho sự phát triển du lịch homestay trong thời gian tới của tỉnh Vĩnh Long. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình. Với đề tài này tác giả hy vọng sẽ có những đóng góp tích cực trong sự phát triển du lịch homestay nói riêng và ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung.

2. Lược khảo về tài liệu nghiên cứu‌

Việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu các đề tài trong và ngoài nước liên quan có ý nghĩa rất lớn về thực tiễn và làm tiền đề cho quá trình nghiên cứu và vận dụng vào đề tài “Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long”. Tìm hiểu, nắm bắt thông tin và học hỏi kinh nghiệm từ các vấn đề đã nghiên cứu giúp cho đề tài có hướng gắn với thực tiễn và mang tính khả thi.

2.1 Tình hình nghiên cứu thế giới‌

Tiêu chuẩn nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN, tiêu chuẩn này ban hành với mục tiêu xây dựng một tiêu chuẩn toàn diện về nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê mà có thể được các nước thành viên ASEAN áp dụng như được khuyến nghị trong Kế hoạch chiến lược của ASEAN (ATSP) 2011 - 2015 nhằm tạo


ra các trải nghiệm có chất lượng của khách tham quan bằng cách giới thiệu nguồn tài nguyên nông thôn của các nước thành viên theo cách hấp dẫn, an toàn. Việc hình thành tiêu chuẩn này sẽ tăng chất lượng dịch vụ, chất lượng trang thiết bị và nguồn nhân lực trong các chương trình nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN bằng cách đưa ra cách thức có tổ chức hướng tới trình độ quản lý ở mức chuyên nghiệp có tính tới nhu cầu, khả năng và sự đa dạng văn hóa của tất cả quốc gia thành viên ASEAN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Kevin Hannam (2009), “Homestay và phát triển cộng đồng bền vững”, Khoa Kinh doanh và Luật, Đại học Sunderland, Reg Vardy, St Peter Campus, Sunderland SR6 0DD, Vương quốc Anh. Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển mô hình du lịch Homestay ở tỉnh Chiang Mai, thuộc miền Bắc Thái Lan, là một ngôi làng nhỏ với môi trường trong lành vô cùng thuận lợi cho việc phát triển mô hình homestay. Tại đây người dân cùng nhau tình nguyện tham gia mô hình du lịch này. Bên cạnh đó, còn có một nhóm trẻ em nữ và thiếu niên trong làng được đào tạo bài bản để phục vụ nhu cầu du khách, nhóm nhạc truyền thống được hình thành và giao lưu xuyên suốt với du khách, dịch vụ massage bằng dược thảo. Kết quả cho thấy, bốn khía cạnh bao gồm: sự hiếu khách của chủ nhà, dịch vụ du lịch, giá trị gia tăng và quan hệ công chúng, được đánh giá với số điểm rất cao, trong khi 5 tiêu chuẩn còn lại như chỗ ở, các dịch vụ nuôi dưỡng, an toàn, văn hóa và quản lý chiếm số điểm cũng khá cao, còn riêng về môi trường và tài nguyên thì đạt số điểm trung bình.

Bandit Santikul và Manat Chaisawat (2009), “Sự phát triển của du lịch cộng đồng tại miền Đông của đảo Phuket, Thái Lan”: Đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động du lịch, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch phía đông của đảo Phuket, Thái Lan. Đề tài cũng đã đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở phía đông đảo Phuket, Thái Lan nhằm đề ra nhiều giải pháp phát triển du lịch khu vực một cách hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết những mục tiêu trên. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người dân địa phương đang sinh sống và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực phía đông đảo Phuket. Thông tin phục vụ

Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long - 3


cho phương pháp nghiên cứu định tính được thu thập bằng phỏng vấn chuyên sâu chuyên gia và nhà quản lý hoạt động du lịch của khu vực. Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định t, và kiểm định ANOVA để phân tích số liệu. Kết quả của đề tài chỉ rõ khu vực phía Đông đảo Phuket có nhiều tiềm năng để phát triển của du lịch cộng đồng, tác giả cũng đã đưa ra nhiều đề xuất liên quan đến hoạt động hỗ trợ người dân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời tổ chức nhiều chương trình huấn luyện, đào tạo để du lịch cộng đồng thật sự hiệu quả và góp phần phát triển du lịch khu vực bền vững.

Kan Set Aung và Sukwan Tirasatayapitak (2009), “Sự phát triển của du lịch cộng đồng ở Bagan, Myanmar”: Bên cạnh đánh giá thực trạng hoạt động du lịch có sự tham gia của người dân địa phương ở Bagan, Myanmar và đưa ra hướng phát triển hoạt động du lịch cộng đồng hiện tại ở địa phương, đề tài cũng đã phân tích và xác định động cơ tham gia hoạt động kinh doanh du lịch của cộng đồng tại địa phương nhằm phát triển du lịch cộng đồng phù hợp với Bagan, Myanmar. Nhóm tác giả đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cho những mục tiêu mà vấn đề nghiên cứu đã đặt ra. Tác giả đã thu thập thông tin bằng cách phỏng

vấn người dân ở Bagan đã và đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại địa phương, đồng thời phỏng vấn chuyên gia, những bộ phận chức năng thuộc chính phủ Myanmar ở Bagan, những nhà quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch ở Bagan. Tác giả cũng đã sử dụng thống kê mô tả, kiểm định ANOVA, và kiểm định t để phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho biết người dân địa phương thường tham gia những hoạt động nào của kinh doanh du lịch tại Bagan, và cũng đã nêu rõ những động cơ giúp người dân tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương. Dựa vào những kết quả này, nhóm tác giả đã có những đề xuất hữu ích cho chính phủ và những nhà quản lý hoạt động du lịch ở Bagan, Myanmar khai thác hiệu quả tiềm năng tham gia kinh doanh du lịch của người dân địa phương nhằm phát triển hiệu quả hơn nữa hoạt động du lịch của địa phương.

Kang Santran và Aree Tirasatayapitak (2008), “Sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Siem Reap, Campuchia”. Đề tài gồm


những mục tiêu chính như sau: (1) Phân tích tình hình tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor; (2) Phân tích những chính sách phát triển du lịch bền vững của chính phủ Campuchia trong thời gian vừa qua; (3) Phân tích ảnh hưởng của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Campuchia;

(4) Đề xuất giải pháp cho du lịch có sự tham gia của cộng đồng ở Angkor, Campuchia. Nghiên cứu đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết những mục tiêu trên. Mười cuộc phỏng vấn chuyên sâu và 380 bảng câu hỏi đã thu thập thông tin cần thiết cho đề tài. Các kỹ thuật phân tích của SPSS được sử dụng để phân tích số liệu sơ cấp đối với nghiên cứu định lượng. Kết quả phân tích cho thấy, trong thời gian qua hoạt động tham gia vào kinh doanh du lịch của cộng đồng ở Angkor, Campuchia là khác cao. Trong thời gian tới, chính phủ Campuchia nên khuyến khích cộng đồng tham gia nhiều hơn nữa ở tất cả các lĩnh vực của hoạt động du lịch. Bên cạnh đó chính phủ và các tổ chức quản lý du lịch nên có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển chung của địa phương. Ngoài ra, cần phải quan tâm đến nhận thức và trình độ của người dân địa phương nhằm phát huy tối đa nguồn lực sẵn có để phát triển du lịch Angkor, Siem Reap, Campuchia một cách hiệu quả và bền vững.

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước‌

Tài liệu hướng dẫn vận hành Du lịch lưu trú tại nhà dân, được Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, chương trình phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (dự án EU) là chương trình tăng cường năng lực ngành cho các bên liên quan trong ngành du lịch Việt Nam. Tài liệu được biên soạn nhằm nâng cao năng lực cho những người điều hành homestay ở các khu vực nông thôn xa xôi hẻo lánh ở Việt Nam nhằm tăng cường chuẩn điều hành homestay, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.

Tiêu chuẩn Việt Nam đánh giá Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (TCVN 7800:2009) tiêu chuẩn này được biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Tổng cục Du lịch Việt Nam và Tổng cục Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố áp dụng cho nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp


trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.

Một số đề tài luận văn thạc sĩ như:

Nguyễn Thị Quỳnh (2015) với đề tài “Phát triển du lịch homestay tỉnh Ninh Bình”, tác giả khẳng định du lịch homestay là loại hình còn khá mới mẻ với nước ta, loại hình du lịch phát triển dựa trên những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và đặc biệt là văn hóa bản địa, thông qua đó du lịch homestay góp phần chia sẽ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương. Du khách tham gia hoạt động du lịch homestay được cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân địa phương để thông qua đó tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa.

Phạm Thị Hồng Cúc (2008) với đề tài “Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại cù lao Bình Hòa Phước, tỉnh Vĩnh Long”. Tác giả đã tập trung tìm hiểu hiện trạng tham gia của cộng đồng vào trong các dịch vụ du lịch tại cù lao Bình Hòa Phước, đồng thời phân tích vai trò của cộng đồng đối với sự phát triển du lịch của cù lao nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch.

Nguyễn Diễm Phúc (2013), đề tài Bảo vệ Môi trường Du lịch cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long”. Tác giả đã khẳng định Cù lao An Bình có lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường du lịch ở đây chưa được cộng đồng địa phương quan tâm đúng mức vẫn còn nhiều vấn đề bất cập: cung cấp điện, nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của các hộ kinh doanh du lịch vào mùa cao điểm; việc xử lý chất thải tại các homestay và đơn vị kinh doanh vận chuyển du lịch đường thủy vẫn chưa mang tính hiệu quả lâu dài; vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo; công tác quản lý chưa chặt chẽ; biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

Nguyễn Quốc Nghi và ctv (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang”. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch


cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 135 hộ gia đình (80 hộ đã tham gia và 55 hộ chưa tham gia tổ chức du lịch cộng đồng) tại hai xã Mỹ Hòa Hưng (huyện Chợ Mới) và xã Châu Giang (Thị xã Tân Châu) tỉnh An Giang. Ứng dụng mô hình hồi quy binary logistic, nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân là trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô gia đình, thu nhập gia đình, vốn xã hội và nghề truyền thống. Trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân.

Nguyễn Quốc Nghi và Phan Văn Phùng (2010), “Giải pháp phát triển du lịch homestay tại cụm cù lao An Bình - Vĩnh Long”. Trong thời gian vừa qua, ngành du lịch Vĩnh Long đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đặc biệt là sự phát triển của loại hình du lịch ở nhà dân (Homestay) tại cụm cù lao An Bình đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân địa phương và làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh vì thế cần phải có những giải pháp thiết thực và mang tính cấp bách để phát huy tối đa hiệu quả của loại hình du lịch vừa mới vừa độc đáo này. Nhận định: Thông qua các tài liệu đã lược khảo cho thấy, mô hình du lịch homestay tại Việt Nam còn hạn chế, phát triển chưa hết tiềm năng vốn có. Để phát triển loại hình homestay cần nhiều yếu tố quan trọng như: mức độ sẵn lòng tham gia của cộng đồng tại địa phương, các yếu tố về văn hóa xã hội, lịch sử truyền thống, các dịch vụ tiện ích, yếu tố về tự nhiên… trong đó, yếu tố cộng đồng được xem là yếu tố rất quan trọng, vì cộng đồng là người góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên, giáo dục du khách, vai trò quyết định trong việc phát triển bền vững. Hiện nay, sự tham gia của cộng đồng còn rất hạn chế, có thể vì nhiều yếu tố như các đơn vị, công cụ hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng vào du lịch còn yếu kém (sự phát triển du lịch văn hóa trong 9 nhân tố của Paphangkorn Thaochalee và ctg, 2011), hiệu quả kinh tế của mô hình

du lịch homestay mang lại cho người dân tham gia (Trần Thị Kim Trang, 2009).

3. Mục tiêu nghiên cứu‌


3.1 Mục tiêu tổng quát‌

Thực trạng khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long, qua đó đề xuất giải pháp phù hợp cho việc khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.

3.2 Mục tiêu cụ thể‌

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch homestay. Thực trạng khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long.

Đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long.

4. Câu hỏi nghiên cứu‌

Tác động của sự phát triển du lịch homestay đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại Vĩnh Long như thế nào ?

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách du lịch đối với sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại ở Vĩnh Long ?

Các giải pháp nào phù hợp trong việc khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch và thu hút khách du lịch đến Vĩnh Long?

5. Phạm vi nghiên cứu‌

Không gian: Đề tài được thực hiện tại các homestay của thuộc huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. Trong đó chủ yếu tập trung tại cù lao An Bình là nơi có loại hình du lịch homestay phát triển ở Vĩnh Long.

Thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài là 8 tháng, từ tháng 01/2017 đến tháng 08/2017. Giới hạn thời gian về tác động của loại hình du lịch homestay được nghiên cứu từ khi loại hình du lịch này hình thành và phát triển tại 4 xã cù lao.

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng khai thác du lịch homestay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, thông qua các hộ dân tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch homestay tại cù lao An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.


Dữ liệu thứ cấp có được từ báo cáo, kế hoạch, các bài báo,.... thu thập trong giai đoạn 2012 - 2016.

Dữ liệu sơ cấp từ khảo sát 200 khách du lịch đang có mặt tại các homestay bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi đã được soạn thảo trước.

6. Phương pháp nghiên cứu‌

Luận văn đồng thời sử dụng hai phương pháp định tính và định lượng.

6.1. Phương pháp định tính‌

Thông qua tổng hợp, xử lý, đối chiếu, phân tích, so sánh số liệu thứ cấp thu thập trong khoảng (2012 - 2016) từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long; Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Vĩnh Long; Tổng cục Du lịch; Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới và một số nghiên cứu trước đó.

6.2. Phương pháp định lượng‌

Được thực hiện trên cơ sở phát phiếu điều tra khảo sát để thu thập thông tin từ khách du lịch có mặt tại các hộ kinh doanh du lịch homestay, thông qua phần mềm thống kê SPSS, sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm phân tích, đánh giá kết quả thống kê để xác định các yếu tố ảnh hưởng. Từ đó, đối chiếu với kết quả, nhận định, đánh giá của phương pháp định tính nhằm đề xuất các giải pháp khai thác homestay Vĩnh Long trong thời gian tới.

7. Ý nghĩa của đề tài‌

7.1 Về mặt khoa học‌

Đề tài nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý thuyết về du lịch homestay. Đề tài sử dụng làm tài liệu nghiên cứu phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

7.2 Về mặt thực tiễn‌

Đề tài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc hoạch định phát triển du lịch homestay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành du lịch ở các trường cao đẳng và đại học. Đề tài đề xuất các nhóm giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi cao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2022