Biểu Đồ Diểu Diễn Tăng Trưởng Huy Động Và Cho Vay Của Các Nhtm Trên Địa Bàn Tphcm 7 Tháng Đầu Năm.


giữa tiền gửi huy động VND và USD. Trong dài hạn, sự dịch chuyển này có ý nghĩa quan trọng đối với giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, chuyển từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ. Nhưng trong ngắn hạn tiền gửi ngoại tệ giảm trong khi dư nợ ngoại tệ liên tục tăng sẽ tạo áp lực lên tỷ giá.

Tổng phương tiện thanh toán tính tới 30/8 tăng 9,16% so với chỉ tiêu 15-16% cả năm, do đó, tổng phương tiện thanh toán còn lại trong những tháng cuối năm có thể lên tới khoảng 300.000 tỉ đồng, bình quân có thể đưa ra 59.500 tỉ đồng mỗi tháng.



Biểu đồ 2 11 Biểu đồ diểu diễn tăng trưởng huy động và cho vay của các 1

Biểu đồ 2.11:Biểu đồ diểu diễn tăng trưởng huy động và cho vay của các NHTM trên địa bàn TPHCM 7 tháng đầu năm.


Việc huy động với lãi suất cao sẽ tăng chi phí huy động, giảm lợi nhuận. Mặt khác, để bù đắp các khoản chênh lệch lãi suất huy động các NHTM đã tăng lãi suất cho vay. Theo NHNN, trong tháng 10/2011, lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 17 – 19%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18 – 21%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20 – 25%/năm.

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện đang vay với lãi suất từ 18 – 21%. Mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay của các NHTM lên tới 4 – 7%, như vậy rủi ro cho vay vẫn tiếp tục gia tăng khi nợ xấu tiếp tục tăng cao và các NHTM


khó khăn về nguồn vốn có thể cấp tín dụng ra. Thực tế đến thời điểm này, tín dụng của hệ thống NHTM chỉ tăng 8,61% so với mức đầu năm, chưa bằng một nửa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà NHNN định hướng từ đầu năm.

Đỉnh điểm cho hoạt động huy động vốn bằng mọi cách là việc các NHTM tăng lãi suất huy động vàng và một loạt các ngoại tệ "ngoài USD". Hành động này được coi là khá khôn khéo vì tránh được trần lãi suất 14% cho VND và trần 2% cho USD. Nó cũng giúp cho các NHTM đa dạng được nguồn tiền huy động. Tuy nhiên, do mục đích chính là thanh khoản nên các NHTM sẽ khó tránh khỏi rủi ro về tỷ giá, vì hầu hết các NHTM nhỏ đều thiếu kinh nghiệm trong quản lý các tỷ giá ngoại tệ ngoài USD.

Theo NHNN, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng khá lớn khoảng 77% tổng dư nợ cho vay, trong khi vốn huy động của các NH chủ yếu là ngắn hạn nên có thể phát sinh rủi ro về thanh khoản. Rõ ràng là các NHTM đang bị thiếu nguồn vốn trung dài, hạn. Đây không phải là hiện tượng mới lạ bởi vì khi lạm phát tăng cao, đồng Việt Nam bị mất giá, đời sống người dân ngày càng khó khăn,… tâm lý gửi tiền kỳ hạn ngắn vẫn là lựa chọn ưu tiên vì khi cần rút ra dễ dàng hơn, được hưởng lãi suất cao.

Thị trường bất động sản tuy có khởi sắc nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, nhiều dự án không có vốn để thực hiện, một số doanh nghiệp bán tháo để thu hồi vốn, thanh toán lãi, gốc cho NH. Điều này khiến cho giá bất động sản rớt nghiêm trọng, đây cũng là thời điểm

tốt để người dân có thể mua đất đai, nhà cửa với giá rẻ. Chính vì thế cũng có một số lượng tiền gửi bị rút ra khỏi NH.

Trong những tháng đầu năm, giá vàng thế giới biến động mạnh và bất thường cộng với tập quán mua vàng của người dân đã đẩy giá vàng trong nước tăng nhanh, giá vàng liên tục thay đổi, người dân Việt Nam lại có thói quen cất trữ tiền mặt, vàng ở nhà nên việc mua, bán vàng để hưởng chênh lệch diễn ra khá nhiều, đẩy giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới. Việc triển khai quyết liệt các giải pháp của Chính Phủ nhằm ổn định giá vàng và thị trường vàng trong nước đã


góp phần đưa giá vàng trong nước bám sát với giá vàng thế giới; giới đầu cơ đã không còn khả năng thao túng thị trường; các ngân hàng đã bắt đầu mua được vàng từ thị trường trong nước để bù đắp lại lượng vàng đã bán ra, giảm bớt áp lực nhập khẩu vàng, tiết kiệm ngoại tệ, giảm bớt áp lực lên tỷ giá, giúp nguồn vốn huy động của các NHTM ổn định hơn.

Tỷ giá hối đoái cũng có nhiều biến động, nhất là tỷ giá USD/VND. Với việc nhập khẩu những hàng hóa từ nước ngoài, các doanh nghiệp cần phải thanh toán tiền hàng khi đến hạn nhưng do tỷ giá USD/VND ở thị trường chợ đen cao hơn nhiều so với giá niêm yết tại các NHTM nên lượng ngoại tệ mặt nằm ở ngoài NH rất cao. NH không có nguồn ngoại tệ để bán vì thế doanh nghiệp khó có thể mua ngoại tệ để thanh toán, buộc phải mua ở thị trường chợ đen. Điều này càng đẩy tỷ giá lên cao hơn. Tuy nhiên với việc ban hành Nghị Quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính Phủ đã làm giảm bớt hiện tương đầu cơ, tích trữ, tăng lượng ngoại tệ mặt tại các NHTM. Tính đến ngày 29/9/2011, tiền gửi ngoại tệ của TCTD tại NHNN tăng 45,1% so với cuối tháng 8/2011, tương đương với mức tăng thêm 586 triệu USD.

NHNN khẳng định luồng chu chuyển ngoại tệ của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, dự trữ ngoại hối nhà nước được củng cố và thanh khoản ngoại tệ của hệ thống NH được đảm bảo trong những tháng vừa qua là cơ sở quan trọng để ổn định tỷ giá USD/VND và lãi suất ngoại tệ trên thị trường trong nước trong những tháng còn lại của năm 2011.

Theo Chỉ thi ̣số 01/CT-NHNN ngày 1/3/2011 của NHNN, đến ngày 31/12/2011: tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất tối đa của các NHTM là 16% tổng dư nợ chính vì vậy đã tạo áp lực buộc các NHTM đang ra sức thu hồi các khoản cho vay liên quan đến lĩnh vực phi sản xuất.


2.5. Đánh giá kết quả hoạt động huy động vốn tại một số NHTM trên địa bàn TPHCM.‌

2.5.1. Những thuận lợi và thành quả đạt được:

Hiện nay, ngành tài chính ngân hàng cả nước nói chung và TPHCM nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, cũng có một số thuận lợi phải được kể đến như:

TPHCM là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.

TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nhiều dòng vốn ở nước ngoài ồ ạt đổ vào, nhiều công ty nước ngoài được thành lập tại TPHCM. Đây là khu vực phát triển kinh tế năng động, thu nhập của người dân khá cao so với các vùng khác nên có một số lượng lớn tiền được gửi vào NH.

TPHCM có trung tâm thanh toán điện tử liên ngân hàng được thực hiện thông qua NHNN, tốc độ xử lý dữ liệu cao, an toàn, nhanh chóng, chính xác.Thời gian hoạt động, thanh toán bù trù của NHNN CN TPHCM được nới rộng đến 16h30.

Số lượng các ngân hàng hiện nay khá nhiều, trên một con đường có khi có đến 5-6 ngân hàng khác nhau. Ngoài ra, số lượng máy ATM khoảng hơn 1.800 máy, rất thuận tiện cho các giao dịch qua thẻ ATM như: rút tiền, thanh toán tiền điện thoại, gửi tiết kiệm trên máy ATM mà không cần đến NH gửi tiền, …

Sự ổn định về mặt chính trị- xã hội có tác động rất lớn đến tâm lý, niềm tin của người gửi tiền. Một quốc gia có nền chính trị ổn định, người dân sẽ yên tâm sinh sống, làm việc sẽ tin tưởng và yên tâm gửi tiền của mình vào NH. Từ đó, giúp NH có thể thực hiện được tốt các chức năng của mình, cung ứng vốn phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế.

Sự thay đổi trong chính sách tài chính, tiền tệ và các quy định của Chính Phủ cũng ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008, Chính phủ đã sử dụng các công cụ tài chính một cách chủ động, linh


hoạt, có hiệu quả đã đưa VN vược qua khủng hoảng, nền kinh tế nước ta đang dần dần hồi phục.

Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay được các NHTM đầu tư rất thỏa đáng, máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại và mạng lưới chi nhánh rộng khắp, bề thế….đã tạo sự an tâm, tin tưởng của khách hàng.

Một tài sản vô hình cần phải nhắc đến đó chính là thương hiệu của NH được tạo dựng trong nhiều năm qua; NH có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, cởi mở, năng động, am hiểu về các sản phẩm dịch vụ sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Hiện nay, có nhiều ngân hàng tên tuổi và tạo được lòng tin đối với người dân cũng như các doanh nghiệp,TCKT như:Vietinbank,Vietcombank, Agribank, BIDV, ACB, DongAbank, Sacombank…

Những thành quả đạt được:

Nguồn vốn huy động của các NHTM đã gia tăng trong thời gian qua

Sau một quá trình hoạt động, đến nay quy mô vốn huy động của các NHTM tăng hơn trước rất nhiều. Số liệu huy động từ năm 2008 là 585.339,4 tỷ đồng thì đến 2010 đã lên đến 1.014.900 tỷ đồng.

Trước sức ép gia tăng nguồn vốn huy động, các NHTM đã chủ động tìm đầu ra với nhiều sản phẩm cho vay có hiệu quả, hấp dẫn khách hàng. Trước đây, các sản phẩm cho vay tín chấp chỉ phát triển ở các NH nước ngoài, một số NHTMCP lớn thì giờ đây, hầu hết các NH đều đẩy mạnh cho vay tín chấp dưới nhiều hình thức như: thấu chi qua thẻ ATM, cho vay mua ô tô, mua nhà để ở,…cho thấy tính tích cực trong hoạt động kinh doanh của các NH.Tuy có khó khăn, thách thức nhưng hệ thống NHTM trên địa bàn TPHCM đã có sự tăng trưởng tốt, đạt được những thành quả đáng khích lệ, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.


Bảng 2.7: Số liệu huy động vốn tại một số NHTM từ 2008 đến 2010.

Đơn vị tính : tỷ đồng



2008

2009

2010

Vietcombank

196.507

225.983

264.290

Vietinbank

174.905

220.591

339.699

BIDV

184.542

212.223

251.924

Á Châu

75.113

98.355

198.000

Sacombank

58.635

86.335

126.203


Techcombank

51.661

67.383

95.574

Đông Á

29.797

36.714

47.756

VIBank

23.958

34.210

59.564

SCB

34.606

48.902

54.439


Habubank

19.961

25.470

33.272

Trustbank

2.016

4.631

10.254

Đại Á Bank

-

5.266

6.080

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


“Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của các NHTM qua các năm”

Lợi nhuận của các NHTM trong vài năm qua tăng đột biến, luôn ở mức cao nhất trong nền kinh tế. Mặc dù nền kinh tế cả nước và thế giới đang gặp nhiều khó khăn và biến động sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng khối NH vẫn có mức luận nhuận cao, điển hình năm 2010, lợi nhuận trước thuế của VCB là 5.400 tỷ, Vietinbank là 4.598 tỷ, BIDV là 4.600 tỷ, Sacombank là 2.400 tỷ,...Ngay cả một số NH quy mô nhỏ như NH Quân đội, NH Hàng Hải, … cũng lời hàng trăm tỷ đồng .

Khả năng cạnh tranh của các NHTM ngày càng gia tăng

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn không chỉ các NHTM trong nước cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các NH nước ngoài. Tuy sức cạnh tranh còn yếu song các NH trong nước


vẫn có một số lợi thế nhất định như mạng lưới rộng khắp, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn về đến các huyện, xã.

Hiện tại các NHTM đều có các chi nhánh hoặc phòng giao dịch ở khắp các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hầu hết các NHTM đều hoạt động theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, các địa điểm đặt máy ATM, máy POS ngày càng nhiều. Tính đến cuối năm 2010, trên toàn quốc số lượng thẻ trong toàn hệ thống đạt 28.5 triệu với hơn 11000 máy ATM và 50000 POS.

Hệ thống thanh toán qua NH, thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã thu hút một lượng vốn lớn: người dân ngày càng có nhiều điều kiện để tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, việc mở các tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân và tổ chức kinh tế đã đem lại một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi với chi phí thấp cho NHTM hoạt động. Khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh toán của NH không ngừng được hoàn thiện làm cơ sở để các NHTM đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến qui trình, đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động NH đã giúp NHTM mở rộng các loại hình và phương thức cung cấp dịch vụ; cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng nâng cao.

Chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Dựa trên lãi suất cơ bản của NHNN các TCTD chủ động điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay nằm trong biên độ dao động cho phép,đảm bảo các qui định an toàn và hiệu quả trong kinh doanh NH, góp phần thực hiện tốt chính sách tài chính tiền tệ NHNN.

Chính sách quản lý ngoại hối từng bước được tự do hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính, của luật doanh nghiệp trong việc phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp; tạo ra sự thông thoáng hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại, giúp NHNN có điều kiện nghiên cứu, cơ chế chính sách theo mô hình NHTW hiện đại.

Chính sách tỷ giá bước đầu được điều chỉnh tương đối linh hoạt theo quan hệ cung cầu ngoại tệ, phản ảnh tương đối chính xác sức mua của VND, tương quan


giữa VND và các loại ngoại tệ của các nước có quan hệ thương mại, đầu tư với VIệt Nam.Việc điều chỉnh tỷ giá linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM và NHNN tăng mua ngoại tệ từ thị trường, đáp ứng phần lớn các nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, đảm bảo mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối của nhà nước.

2.5.2. Những khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến huy động vốn:

Bên cạnh những thành quả đạt được, các NHTM còn gặp phải những khó khăn, tồn tại sau đây:

Thói quen cất trữ vàng, ngoại tệ của người dân: môi trường văn hóa là các yếu tố quyết định đến thói quen và tập quán sinh hoạt. Ở các nước phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ NH đã phổ biến, nhưng ở các nước đang phát triển như Việt Nam, người dân từ xưa đã có thói quen giữ tiền, vàng, ngoại tệ … làm cho lượng vốn thu hút vào NH còn bị hạn chế.

Do số lượng ngân hàng hoạt động tại TPHCM khá nhiều nên tình trạng thiếu hụt nhân lực đang diễn ra, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, các NH nước ngoài thành lập tại TPHCM khá nhiều, khiến cho tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra. Nhiều lao động giỏi, có năng lực đã nhảy sang làm việc ở các NH nước ngoài. Các NHTM mới thành lập muốn thu hút được người lao động giỏi phải đưa ra mức lương hậu hĩnh, hấp dẫn, còn các NH muốn giữ người lại thì buộc phải tăng lương sao cho bằng hoặc cao hơn mức lương ở các NHTM mới thành lập đưa ra, điều này làm cho chi phí nhân lực bị đẩy lên cao.

Sự bất ổn của tình hình kinh tế xã hội: lạm phát cao, tình hình kinh tế đang u ám, doanh nghiệp khó tiếp cận với dòng vốn của ngân hàng. Trước tình hình này, Chính phủ buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, hậu quả là lãi suất thực âm, trần lãi suất huy động bị khống chế.

Việc thu hẹp tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất đến ngày 31/12/2011 xuống còn 16% đã khiến cho các NHTM đang ráo riết thu hồi nợ, ngưng cho vay trung, dài hạn, đặc biệt là cho vay liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Điều này càng làm cho các doanh nghiệp điêu đứng bởi vì thị trường bất động sản tuy có dấu hiệu hồi phục nhưng phát triển chưa bền vững, các dự án đang thi công không có vốn để thực hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2023