Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng ANZ Việt Nam - 11


quốc tế hàng xuất theo phương thức L/C là một giải pháp nước đôi, được đề cập tới trước tiên để vừa tăng doanh số thanh toán xuất khẩu bằng L/C, vừa là một nguồn thu hút ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.

- Nội dung: Ngân hàng ANZ Việt Nam cần đa dạng hóa các hoạt động nhằm thu hút ngoại tệ bằng việc huy động từ tiền gửi của dân cư trong nước và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh,các tổ chức phi chính phủ…

-Bên cạnh đó, ngoài hoạt động huy động ngoại tệ từ các cá nhân và tỏ chức trong nước, ngân hàng cũng có thể thu hút vốn ngoại tệ từ nước ngoài thông qua các hợp đồng vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng và Ngân hàng nước ngoài để đầu tư vào các dự án tại Việt Nam.

3.3.6 Đánh giá giải pháp

Để thực hiện tốt mục tiêu, định hướng đã đặt ra cho năm 2014 thì phải phối hợp thực hiện tốt các giải pháp.Nhưng không phải giải pháp nào cũng thực hiện ở cùng thời điểm và củng một khoàng thời gian như nhau.Có những giải pháp cần thực hiện ngay, có những giải pháp thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nhưng cũng có giải pháp thực hiện trong dài hạn và cũng có giải pháp đạt được hiểu quả khi phối hợp thực hiện cùng với nhau. Cụ thể:

Giải pháp tiên quyết: Đôi khi do những thiếu sót từ phía khách hàng khiến cho hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ chưa đạt được hiệu quả cao về chất lượng. Bên cạnh đó, khách hàng nếu không có nhiều kinh nghiệm còn nhiều rủi ro trên thị trường. Do đó, hiện nay các nhân viên phòng thanh toán quốc tế đang phải thực hiện nhiệm vụ kép công việc chuyên môn và phổ biến kiến thức căn bản về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C cho khách hàng chưa có nhiều kinh nghiệm. Và để tránh mất thời gian xử lý bộ hồ sơ thanh toán quốc tế cũng như làm giảm công suất của các nhân viên trong phòng thì việc thành lập bộ phận tư vấn khách hàng cho phòng thanh toán cần được triển khai trong thời gian sớm nhất. Việc tư vấn cho khách hàng không những thể hiện uy tín của ngân hàng, từ đó thu hút thêm khách hàng tiềm năng.


Giải pháp thực hiện trong ngắn hạn: Ngân hàng ANZ Việt Nam cần đa dạng hóa các hoạt động nhằm thu hút ngoại tệ bằng việc huy động tiền gửi từ dân cư trong nước và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vì các doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán. Và việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ là một giải pháp nước đôi, vừa tăng doanh số thanh toán xuất khẩu bằng L/C vừa là nguồn thu hút ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Giải pháp thực hiện trong dài hạn: Đưa vào sử dụng công nghệ tốt trong hoạt động của ngân hàng nói chung và trong hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng sẽ làm giảm chi phí, thời gian xử lý dữ liệu, tăng tốc độ giao dịch nhưng cần cả một khoảng thời gian dài để thực hiện. Ngân hàng cần chuẩn bị tốt về tiềm năng và tiềm lực để trang bị ứng dụng công nghệ này một cách phổ biến trên tất cả các chi nhánh. Đồng thời nâng cao trình độ áp dụng công nghệ cho các cán bộ phòng thanh toán quốc tế nói riêng và các phòng chức năng khác nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Giải pháp phối hợp thực hiện đồng bộ: Việc có được ngày càng nhiểu khách hàng thân thiết là rất quan trọng cho ngân hàng ANZ Việt Nam trong việc mở rộng thị phần thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng thanh toán L/C hàng xuất khẩu còn ít và giao dịch cầm chừng. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng công tác marketing thu hút khách hàng kết hợp với việc phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự trong thời gian tới là vô cùng cần thiết.

3.4 Một số kiến nghị

Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng ANZ Việt Nam - 11

3.4.1 Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước

- Việc tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động kinh tế đố ngoại là rất quan trọng, trong đó bao gồm cả hoạt động thanh toán quốc tế. Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản luật quy định hướng dẫn giao dịch thanh toán quốc tế theo phương thức L/C, trong đó quy định rò quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp tham gia mua bán trong hợp đồng ngoại thương cũng như của ngân hàng tham gia vào hợp đồng thanh toán quốc tế. Đồng thời, Nhà nước cần giảm các thủ tục hành chính trong hoạt động XNK một cách khoa học, làm thuận tiện cho hoạt động này. Nhà nước cũng cần phát triển Hiệp hội ngân


hàng Việt, giúp các ngân hàng Việt hòa nhập vào cộng đồng thế giới .

- Bên cạnh đó, nhà nước cần khuyến khích hoạt động XNK của các doanh nghiệp, từ đó nâng cao tần suất các hoạt động thanh toán XNK bằng phương thức L/C, bằng nhiều phương cách. Nhà nước cần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do đây là yếu tố liên quan tới khả năng thanh toán của các Ngân hàng, tác động tới dự trữ ngoại tệ của đất nước. Nhà nước cần đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu để làm cán cân thương mại quốc tế bớt thâm hụt.

- Thời kỳ mở cửa kinh tế của Việt Namra thế giới đang đem lai nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu. Nhà nước trong vai trò đẩy mạnh xuất khẩu cần có các biện pháp như: đầu tư vào các sản phẩm xuất khẩu mà Việt Nam có ưu thế nh ư gạo, cao su, thủy sản, cà phê… khuyến khích hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm cho xuất khẩu bằng giảm thuế, lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu với tỷ giá hối đoái có lợi cho người xuất khẩu.

- Nhà nước cần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài. Trong thời điểm hội nhập kinh tế, hoạt động đầu tư vào Việt đang diễn ra rất sôi động.Trong điều kiện đó, môi trường pháp lý thuận lợi mà nhà nước chịu trách nghiệm chính là vô cùng quan tọng để các hoạt động đầu tư được diễn ra hiệu quả hơn

3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Thanh toán quốc tế là hoạt động liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy mà các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó có hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý vĩ mô, trong đó có ngân hàng nhà nước. Ngân hàng nhà nước cần thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái có lợi cho các nhà xuất nhập khẩu , từ đó đẩy mạnh hoạt động XNK và hoạt động thanh toán XNK bằng phương thức L/C.

- Ngân hàng nhà nước cần phát triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng và đẩy mạnh hoạt động thị trường ngoại hối, nhằm giải quyết việc cung cấp, trao đổi ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau.

3.4.3 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu


-Thận trọng trong việc lựa chọn đối tác. Khách hàng cần nghiên cứu kỹ các đối tác tiềm năng của mình qua các thông tin đối tác qua các nguồn khác nhau như báo chí, internet, ngân hàng, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, qua phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.

- Tự các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và nghiệp vụ thanh toán quốc tế để có thể đảm bảo hiệu quả khi ký kết các hợp đồng ngoạithương và tự đánh giá được các dịch vụ ngân hàng mà mình đang sử dụng.

- Một số kinh nghiệm rút ra từ thự tế mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên thị trường Việt Nam cần lưu ý:

+ Đối với nhà nập khẩu để giảm bớt rủiro khi mở L/C cần giám sát hợp đồng, ghi rò ràng cụ thể trách nhiệm giao hàng cung cấp hàng của người bán, đặc biệt điềukhoản về hàng hoá, chủng loại, chất lượng, đơn giá phải ngắn gọn, rò ràng tránh để người bán cố tình hiểu sai.

+ Đối với nhà xuất khẩu khi nhận đựoc L/Ccầnpháthiệnkịp thời những chỗ mập mờ, điều khoản bất lợi khó thực hiện, những điều khoản khác với hợp đồng đề nghị sửa đổi ngay L/C. Khi lập chứng từ thanh toán L/C theo những mẫu sẵn khoa học, dễ theo dòi, tránh sai sót.

Trên đây là những giải pháp chung và những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán xuất nhập khẩu bằng thư tín dụng tại ngân hàng ANZ Việt Nam .



KẾT LUẬN




Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ trên toàn cầu hiện nay, ngành ngân hàng của Việt Nam không nằm ngoài tầm ảnh hưởng.Bất cứ ngân hàng nào không trang bị đủ nhân sự, công nghệ, dịch vụ.cần thiết sẽ không thể tồn tại được. Như trên đó phân tích, mặc dù ngân hàng ANZ Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng kể và là một ví dụ thành công của ngành công nghiệp ngân hàng Việt Nam; tuy nhiên ANZ vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục trong thời gian sắp tới.

Qua thời gian thực tập tại ngân hàng ANZ Việt Nam, tôi đã tiếp xúc với bộ máy nhân sự của ngân hàng và thực tiễn hoạt động của ngân hàng cũng như được cung cấp các thông tin trong nội bộ ngân hàng. Cùng với sự nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành và các thông tin bổ sung trên báo chí, internet, tôi xin đưa ra một vài ý kiến giúp đẩy mạnhhoạt động thanh toán quốc tế tại đây. Do thời gian có hạn và sự hiểu biết của cá nhân chưa được toàn diện nên em rất mong nhân được sự góp ý của các thầy cô để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Sách và giáo trình

1. PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Nguyễn Minh Kiều (2007). Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê.

2. GS. NSƯT. Đinh Xuân Trình (2006). Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

3. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2007). Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C, Nhà xuất bản Thống kê.

4. PGS. TS. Lê Văn Tề, Chủ biên. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Vò Thanh Thu (2005). Hỏi và đáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua phương thức tín dụng chừng từ, Nhà xuất bản Thống kê.

6. Đoàn Thị Hồng Vân (2005). Giáo trình Kỹ thuật ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê.

7. Ngân hàng ANZ Việt Nam (2009, 2010, 2011, 2012, 2013). Báo cáo thường niên, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo hoạt động thanh taon1 xuất nhập khẩu, Ngân hàng ANZ Việt Nam.

8. Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc (2005). Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

Báo và Tạp chí

9. Nguyễn Thùy Linh (2006). Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, (Số 10), trang 50 – 55.

10. Lư Kim Ngân (2005). Một số ý kiến góp phần hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, Tạp chí Ngân hàng, (Số 3), trang 44 – 45.

11.Hồng Phúc (2005). Doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm thanh toán quốc


tế, Báo Điện tử Vietnamnet, sồ 02/08/2005.

12. ThS. Đinh Thị Thu Hồng (2008). Tỷ giá – Nguồn gốc rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp, Tạp chí Phát triển Kinh tế (số 212).

Luận văn, luận án của các khóa trước

13.Nguyễn Đức Dũng (2010). Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C tại Hội sở ngân hàng thương mại Liên Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngân hàng, Thành Phố Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Thị Thanh Loan, Phương Thị Kim Phụng (2011). Nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ Kinh Tế, Trường Đại học Kinh tế, Thành Phố Hồ Chí Minh.

15. Nhóm sinh viên khoa Kinh tế thương mại (2010). Đề án lập kế hoạch PR – Phát triển mối quan hệ khách hàng Ngân hàng ANZ, Trường Đại học Hoa Sen, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Nguồn từ Internet

16. Ngân hàng ANZ Việt Nam. Trung tâm thông tin

http://www.anz.com/vietnam/vn/about-us/our-company/media-centre/

17. Trung Hiếu. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, 18/04/2014 http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Day-manh-hoat-dong-xuat-khau-hang-hoa/20144/10968.vgp

18. ThS. Trần Thị Thái Hằng. Quản lý rủi ro các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngoại thương http://donga.edu.vn/LinkClick.aspx?fileticket=H6%2BUT8ToJFg%3D&tabid

=438

19.http://luatminhkhue.vn/quan-tri/ty-gia-%E2%80%93-nguon-goc-rui-ro-tai-chinh-cho-cac-doanh-nghiep.aspx

PHỤ LỤC A: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT


Phiếu khảo sát: “Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ANZ VIỆT NAM”


Xin chào anh/ chị! Tôi tên là Phạm Thị Bích Ngọc, hiện đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu ‘‘Khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng ANZ Việt Nam’’. Kính mong anh/chị dành ít thời gian quý báu điền vào phiếu khảo sát này. Xin lưu ý, không có ý kiến nào là sai, tất cả ý kiến của anh/chị điều có giá trị đóng góp vào sự thành công của nghiên cứu. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của anh/chị.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Thông tin chung

1...Tên người trả lời: .........................................................................................

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Đang làm việc cho công ty, doanh nghiệp: ..................................................

............................................................................................................................

4. Xin cho biết loại hình kinh doanh của quý doanh nghiệp:

Sản xuất – Kinh doanh Thương mại – Dịch vụ

Xuất Nhập Khẩu Khác


Nội dung chính:

Anh/Chị vui lòng đọc kỹ từng phát biểu và đánh dấu X vào ô thể hiện đúng nhất ý kiến của anh/chị.

Câu 1: Anh/chị có tài khoản tại ngân hàng ANZ Việt Nam không?

Không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022