Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Ngân Hàng Tmcp Tiên Phong

xuống rất đáng kể. Tuy trong các năm từ 2009 đến 2011 tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhưng so với mức cho phép vẫn thấp hơn rất nhiều.

Cụ thể:


Mức thực hiện của Tiên Phong

Bank

0,035%

0,2%

0,77%

0,056%

Mức cho phép

1%

2,3%

3%

2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong - 9

Nợ quá hạn phát sinh tăng vào năm 2011 là do thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Giám Đốc về việc tăng cường trích dự phòng rủi ro nên Ngân hàng đã chuyển 20 tỷ đồng sang nợ nhóm III để trích lập thêm 7.136 triệu VNĐ dự phòng rủi ro. Ngoài ra vì áp dụng Quyết định 127/2005/QĐ – NHNN theo đó các khoản nợ không đựơc hoàn trả đúng hạn đều coi là nợ quá hạn và được trích lập quỹ dự phòng rủi ro ngay khi quá hạn, do vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn các năm 2010, 2011 mới có sự gia tăng đột biến như vậy.

2.2.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Tiên Phong

2.2.2.1 Nhận biết rủi ro tín dụng

Ngân hàng đã thực hiện nhiều phương pháp giám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh của khách hàng và việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng nhằm phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro thực tiễn và những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Khâu quan trọng nhất trong quá trình xét duyệt cho vay là khâu thẩm định khách hàng. Công tác thẩm định giúp nhận biết những rủi ro có thể xảy ra khi cho vay. Quy trình thẩm định khách hàng bao gồm những bước như sau:

* Kiểm tra hồ sơ vay vốn

- Một bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng được coi là đầy đủ hợp lệ khi bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:

+ Giấy đề nghị vay vốn: nêu rõ mục đích vay, nhu cầu vốn vay, thời hạn vay, biện pháp bảo đảm tiền vay.

+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống

+ Các chứng từ có liên quan(xuất trình khi vay vốn)

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.

- Hồ sơ pháp lý bao gồm các tài liệu như: quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT, TGĐ, giấy phép hành nghề…

- Hồ sơ do ngân hàng lập bao gồm báo cáo thẩm định, tái thẩm định, biên bản họp HĐTD,các loại thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ quá hạn, sổ theo dõi cho vay – thu nợ.

- Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập gồm: hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, biên bản sau khi cho vay, biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng…

- Hồ sơ tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính…

- Hồ sơ về khoản vay trình bày về phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư…

Ngoài sự đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, các cán bộ tín dụng cần xem xét tính chân thực của các số liệu mà khách hàng cung cấp. Đồng thời xem xét sự hợp pháp của các tài liệu kể trên.

* Phân tích tình hình tài chính của khách hàng

Việc phân tích khách hàng dựa vào các tài liệu như các báo cáo tài chính, các thông tin tài chính và phi tài chính, các công ty hoạt động cùng ngành nghề với khách hàng…Tình hình tài chính của khách hàng được xem xét cụ thể qua các yếu tố sau đây:

- Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Đây là yếu tố mang tính then chốt trong việc phân tích tình hình tài chính của một khách hàng. Tiên Phong Bank sử dụng 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:

<1> Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

=>Hệ số phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn.

+ Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn

=>Hệ số càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng lớn

+ Hệ số thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền và các TS tương đương

tiền/ Nợ ngắn hạn

=>Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán nợ của khách hàng bằng tiền mặt.

<2> Nhóm chỉ tiêu hoạt động

+ Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân

+ Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu/ Các khoản phải thu bình quân

+ Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản

<3> Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ

+ Hệ số nợ = (Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu)/ Tổng tài sản

=>Hệ số này nhỏ hơn 0,5 là tốt nhất.

+ Hệ số khả năng trả lãi - Lợi tức trước thuế và lãi/ Chi phí trả lãi

=>Hệ số đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ

<4> Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

+ Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = Tổng lợi tức sau thuế/ Doanh thu thuần

+ Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = tổng lợi tức sau thuế/ tổng tài sản

+ Hệ số thu nhập trên vốn thuần = tổng lợi tức sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

- Các khoản mục tài sản

+ Ngân quỹ bao gồm: tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, các khoản phải thu. Trong đó ngân hàng phải chú ý tới các khoản phải thu để loại trừ những khoản bán chịu không thu được, hoặc khó thu.

+ Các chứng khoán có giá là các tài sản tài chính của doanh nghiệp. Nó làm

tăng nguồn thu cho doanh nghiệp và có thể đem bán khi cần thiết.

+ Hàng tồn kho: ngân hàng luôn quan tâm tới số lượng, chất lượng, bảo hiểm rủi ro với các hàng hoá trong kho do có rất nhiều khoản vay ngắn hạn với mục đích tăng dự trữ hàng hoá.

+ Tài sản cố định : ngân hàng xem xét đối với các khách hàng vay trung - dài hạn

- Các tài sản đảm bảo

+ Tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi thế chấp và không có tranh chấp.

+ Tài sản thế chấp phải có giá trị , có đủ căn cứ xác định giá trị tài sản đó theo quy định của Chính phủ, của NHNN.

+ Tài sản thế chấp, cầm cố phải có khả năng chuyển nhượng trên thị trường.

- Thẩm định tính khả thi của phương án vay vốn của khách hàng

#Đối với phương án vay vốn ngắn hạn Các cán bộ tín dụng phải đảm bảo

+ Tính hợp pháp về mục đích sử dụng vốn, tính hợp lệ, hiệu lực khả năng

thực hiện hợp đồng vay vốn của khách hàng và đối tác của họ.

+ Xác định nhu cầu vốn, nhu cầu xin vay của khách hàng và khả năng trả nợ đến hạn của họ.

# Đối với phương án vay vốn dài hạn

Các cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin về dự án, cán bộ thẩm định tiếp tục phân tích các yếu tố sau:

+ Phân tích tài chính dự án: mức cho vay, thời hạn và khả năng trả nọ.

+ Phân tích tính khả thi dự án: thị trường tiêu thụ hàng hoá, thị trường các yếu tố đầu vào…từ đó phân tích hiệu quả dự án.

+ Phân tích khả năng trả nợ của dự án. Từ đấy ngân hàng biết dự án có đảm bảo được trả đúng hạn, đủ gốc và lãi hay không…

Sau khi tiến hành khâu thẩm định khách hàng - một khâu có vai trò quan trọng nhất, ngân hàng sẽ xử dụng tới mô hình chấm điểm rủi ro nhằm đo lường mức độ rủi ro của khoản vay.

2.2.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Ngân hàng đã sử dụng phương pháp đo lường rủi ro tín dụng truyền thống qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Ngoài ra, ngân hàng còn thiết lập hệ thống xếp hang rủi ro tín dụng của

mình. Tuỳ theo đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đình, hay chủ trang trại mà cán bộ tín dụng sử dụng bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tín dụng.

Kết quả chấm điểm được ghi trên biểu mẫu “ Phiếu xếp hạng tín dụng ”.

Các chỉ tiêu phân loại ( Đối với khách hàng là doanh nghiệp ), căn cứ tình hình tài chính và kết quả SXKD, gồm có:

- Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận

+ Lợi nhuận dương, bằng hoặc cao hơn năm trước A

+ Lợi nhuận dương, thấp hơn năm trước B

+ Lợi nhuận âm: C

- Chỉ tiêu 2 : Tỷ suất tài trợ

Nguồn vốn chủ sở hữu * 100 Tỷ suất tài trợ = --------------------------------------

Tổng nguồn vốn

+ Tỷ suất tài trợ từ 8% trở lên: A

+ Tỷ suất tài trợ từ 3% -8%: B

+ Tỷ suất tài trợ nhỏ hơn 3 %: C

- Chỉ tiêu 3 : Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng Tổng giá trị TSLĐ và đầu tư ngắn hạn thanh toán nợ = ---------------------------------------------------------

ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 1 trở lên: A

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 0,5 tới 1: B

+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngăn hạn nhỏ hơn 0,5: C

- Chỉ tiêu 4 : Tỷ lệ nợ xấu

+ Có nợ thuộc nhóm 1,2: A

+ Có nợ thuộc nhóm 3,4: B

+ Có nợ thuộc nhóm 5: C

- Chỉ tiêu 5 : Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành

+ Doanh nghiệp không có vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành: A

+ Doanh nghiệp có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành nhưng chưa tới mức xử phạt hành chính: B

+ Doanh nghiệp bị xử phạt hành chính bị truy cứu trách nhiệm hình sự: C

Căn cứ kết quả phân loại cho từng chỉ tiêu trên, để phân loại cho từng khách hàng như sau: Khách hàng loại A: Tất cả chỉ tiêu đạt A

Khách hàng loại B: Không thuộc phân loại A và C. Khách hàng loại C: Có chỉ tiêu C.

Đây là phương pháp lượng hoá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quy trình đánh giá bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chínhvà phi tài chính của khách hàng tại thời điểm phân loại. Việc chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ ngân hàng cho vay trong việc :

+ Phân loại để chon lọc và phát triển ngân hàng.

+ Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, phí dịch vụ, biện pháp bảo đảm tiền vay.

+ Giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ, giúp ngân hàng lường trước được chất lượng khoản vay để có biện pháp xử lý kịp thời. Nâng cao năng lực quản lý của ngân hàng trong việc cho vay, thu nợ và xử lý rủi ro.

2.2.2.3 Ngăn ngừa rủi ro tín dụng

Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã nghiêm chỉnh thực hiện chủ chương “giảm dần nguồn tiền gửi của TCTD, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…” tích cực tìm các nguồn vốn từ các tổ chức khác để bù đắp. Xác định thị trường khách hàng của Ngân hàng mới ra đời trên địa bàn cạnh tranh gay gắt, Ngân hàng TMCP Tiên Phong luôn xây dựng định hướng cho công tác tín dụng là an toàn và hiệu quả, hết sức thận trọng khi cho vay, luôn nắm chắc tình hình kinh doanh của khách hàng, tư vấn, giúp đỡ cac đơn vị tháo gỡ khó khăn, đồng thời cương quyết và cứng rắn đối với các khách hàng có thái độ không đúng

trong quan hệ tín dụng. Thành lập tổ chuyên thu nợ và dừng cho đơn vị vay thêm khi có nguy cơ phát sinh nợ xấu. Đặc biệt coi trọng công tác quản lý và kiểm tra sau khi đơn vị giải ngân.

2.2.2.4 Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra

Nhận biết, đo lường, cùng ngăn ngừa rủi ro tín dụng giúp ngân hàng tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Và khi rủi ro xảy ra ngân hàng đã có những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất có thể.

Năm 2010 là năm mà kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và thách thức như hạn hán, bão lụt tàn phá, giá cả, lãi suất của thế giới và trong nước có nhiều biến động. Năm 2010 cũng là năm thứ 3 trong chặng đường phát triển của Ngân hàng Tiên Phong, là năm phấn đấu nâng hạng doanh nghiệp của Ngân hàng, đây là động lực quan trọng tác động đến mọi công tác chỉ đạo điều hành và điều động của Ngân hàng. Năm 2010 thực sự là năm khó khăn của công tác cho vay, đầu năm nguồn vốn không tăng nên không có vốn để cho vay, nhất là nguồn vốn ngoại tệ, tiến độ thi công các dự án cho vay trung và dài hạn bị chậm…Mặt khác trong năm 2009 đã phát sinh một số khoản nợ xấu của 1 số đơn vị lớn như: công ty TNHH Tự Cường 4 tỷ, công ty Điện tử công nghiệp 11 tỷ. Tuy nhiên Ngân hàng đã thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời. Ngân hàng đã thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro từ lợi nhuận sau thuế nhằm bù đắp các khoản tín dụng bị tổn thất. Đồng thời Ngân hàng tiếp tục làm việc trực tiếp với các đơn vị này tới khi họ hoàn thành việc trả nợ mà không cần phải sử dụng tới luật pháp. Mặt khác do Ngân hàng đã mua bảo hiểm tín dụng nên nếu các đơn vị này không thực hiện nghĩa vụ của mình thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm gánh đỡ bồi thường cho Ngân hàng. Với các biện pháp cụ thể và thiết thực tới 31/11/2010. Ngân hàng đã giải quyết thu nợ xong các khoản trên.

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG


2.3.1 Những kết quả đạt được

- Theo dõi tiến trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong qua các năm nhận thấy sự tăng trưởng ổn định với mức cao trên mọi lĩnh vực, đã hoàn thành vượt mức toàn diện tất cả các chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu đề ra. Từ năm 2008 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn Ngân hàng năm nào cũng vượt kế hoạch được giao. Đặc biệt năm 2011 là năm thắng lợi vượt bậc của Ngân hàng cả về tốc độ tăng trưởng, quy mô, cơ cấu nguồn vốn, thể hiện: tổng nguồn vốn đạt 7.953 tỷ VNĐ, tốc độ tăng trưởng 79%, vượt 5% kế hoạch được giao( kế hoạch đã điều chỉnh tăng).

- Mặc dù tình hình cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn ngày càng quyết liệt, nhưng Ngân hàng chủ động và tích cực thực hiện chỉ đạo của về công tác huy động vốn. Tổ chức thực hiện tốt các đợt phát hành tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ, đẩy mạnh công tác khuyến mãi quảng cáo, phát huy tối đa các mối quan hệ trong và ngoài ngành thu hút các khách hàng lớn gửi tiền và thanh toán.

- Ngân hàng còn tập trung nghiên cứu thẩm định một loạt các dự án đầu tư lớn, mở ra tiềm năng cải tạo cơ cấu dư nợ trong những năm tới. Kiên trì thực hiện sự chỉ đạo về lãi suất của Tổng Giám Đốc, triệt để tiết kiệm chi tiêu.

- Ngân hàng luôn đảm bảo an toàn hệ thống trên các lĩnh vực từ tào sản đến cán bộ, công tác tín dụng, công tác an toàn kho quỹ…Phát triển mạng lưới đi đôi với củng cố mạng lưới giao dịch.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ trung, năng động, sáng tạo là một thế mạnh của Ngân hàng. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, các sản phẩm dịch vụ đa dạng, và phong cách phục vụ khách hàng năng động, nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên Ngân hàng, hình ảnh “ Ngân hàng hoạt động vì sự thành đạt của khách hàng và ngân hàng ” đã dần chiếm được cảm tình của công chúng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2022